Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007653799
 
Tin tức » Thơ - Văn Bạn Bè » Nguyễn Trọng Tạo Hôm nay là :
Hiện tượng " Phê bình cá mương" ? - Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trả lời PV Nhà báo & Công luận.
23.03.2009 06:32

Xem hình
Nhà thơ Nguyễn Trọng Tao - Ảnh Nguyễn Quốc Minh
--------- ***** ---------

Blog : ngay-dem.com thấy bài ""HIỆN TƯỢNG"PHÊ BÌNH CÁ MƯƠNG" " quá tuyệt , du dương sướng tai và phản ánh một sự thật về cái gọi là các nhà phê bình văn học ở Việt Nam thời gian qua và hiện nay. Hy vọng, quý vị ghé coi và tiếp tục góp ý "Thảo luận" .





Hiện tượng "Phê bình cá mương"? (*)

anh tren mang(Nguyễn Trọng Tạo trả lời PV Nhà báo & công luận)

PV:
Theo anh, vì sao chúng ta có ít các nhà phê bình văn học nghệ thuật thực sự có tầm hay có vai trò ảnh hưởng đến tác phẩm, đến thị hiếu của công chúng, phần nhiều chỉ là phê bình chung chung hoặc của các nhà không chuyên, phê ít và bình một ít trên báo?Hay là chuyện dân mình không thích nói thẳng nói thật?

Nguyễn Trọng Tạo:Phê bình không đơn thuần là khen hay chê, mà phải lý giải cho thuyết phục cái sự khen chê đó. Muốn thế, nhà phê bình phải có đủ tri thức để thấu hiểu bản chất văn học/nghệ thuật là gì. Không hiểu thơ là gì thì sự bình luận thơ sẽ trở thành "bình loạn". Cho nên nói nhà phê bình có tầm hay không có tầm phải truy từ căn nguyên tri thức của anh ta trước đã, sau đó mới xem đến cái tài phê bình của anh ta. Một nhà phê bình lớn bao giờ họ cũng chỉ ra cái căn cốt của tác phẩm mà họ tiếp cận, hơn thế nữa, họ có thể tiên đoán một cách khoa học về cả hướng đi của nó. Những nhà phê bình như thế ở ta thật hiếm như lá mùa thu. Bởi căn bệnh đãi bôi, căn bệnh dối trá, căn bệnh cơ hội, căn bệnh ngộ nhận... nó ăn sâu vào xương tuỷ mất rồi. Thế mới có cái phong trào khen khen chê chê trong phê bình như vậy đó. Nhưng cái điều quan trọng nhất là ta không học và không làm một cái gì đó cho đến nơi đến chốn. Vì vậy mới sinh ra cái kiểu lẩn trốn khi tranh luận. Cả vú lấp miệng em cũng là một cách lẩn trốn sự thật.

PV : Anh thấy thế nào trước đánh giá: Văn học nghệ thuật đi xuống-lỗi một phần của các nhà phê bình đã né tránh (cẩu thả) trước nhiều hiện tượng, sự việc.

Nguyễn Trọng Tạo : Văn học nghệ thuật bao giờ cũng cần người thưởng thức. Có thưởng thức thì nó mới tồn tại. Nhà phê bình chính là người thưởng thức cao cấp. Thiếu đối tượng thưởng thức cao cấp, thì nó hạn chế sự phát triển của VHNT, thậm chí nó mài mòn hứng thú của những kẻ sáng tạo. Thơ Mới (1932-1945) là một cuộc cách mạng ngôn ngữ, nhưng nếu không có nhà phê bình - thưởng thức Hoài Thanh, liệu nó có được đón nhận đến thế hay không? Văn học ta không phải đang đi xuống (so với tầm nào đã có?), nhưng nhìn nó có vẻ nhợt nhạt chẳng qua là vì phê bình trên công luận nhợt nhạt, nên dễ có cảm giác thế thôi. Ngồi đọc kỹ cái này hay cái kia, có lúc ta thấy nó cũng được đấy chứ.

PV : Đào tạo các nhà phê bình đang gặp nhiều khó khăn: kiến thức lý luận, học bài bản tại các nước phát triển không được phổ biến. Đào tạo trong nước hời hợt. Chủ yếu các "nhà phê bình" hiện nay trên báo chí lại là các nhà báo-kiến thức hay quá trình nghiên cứu không sâu nên phần nào đó đã góp phần tạo ra những bất ổn trên lĩnh vực phê bình. Theo anh, cần phải một đội ngũ được đào tạo từ các nước trên thế giới về VN, hay là điều gì khác để có thể thay đổi tình trạng này?

Nguyễn Trọng Tạo : Đào tạo nhà phê bình thì nhà trường chỉ làm được công việc hệ thống và chuyển tải kinh nghiệm VHNT. Điều tiếp theo là nhà phê bình tự "đào tạo" cho mình. Cái cuộc tự đào tạo này theo tôi, còn gian khổ và sâu xa hơn phần được đào tạo ở trường. Khi chúng ta nói "học thế giới", tức là chúng ta muốn có tri thức của thế giới. Nếu hiểu được tri thức VHNT thế giới, thì nhà phê bình đã trang bị được một phần căn bản rồi. Tôi thấy Tây hay Mỹ họ đã làm nghề là họ phải hướng tới tính chuyên nghiệp, đẳng cấp...

PV : Nhà phê bình_TS Nguyễn Thị Minh Thái đã nói: Đừng chê không có các nhà phê bình. Chưa có tác phẩm hay, đỉnh cao. Nếu có các nhà phê bình sẵn sàng vào cuộc và lúc đó sẽ thấy các nhà phê bình. Anh đồng ý hây có ý kiến khác?

Nguyễn Trọng Tạo : Không phê bình thì làm sao biết cái nào hay, cái nào đỉnh cao? Phải tìm thấy cái hay trong một rừng cái dở, cái tầm tầm. Thậm chí nếu không thấy cái gì cả thì phải kêu lên, phải rung chuông đánh thức u mê của bọn tác giả tác gia tác chế chứ. Còn khi đã thấy nó là đỉnh cao rồi mới lao vào thì có khác gì loại ăn theo nói leo nhan nhản hết đời này qua đời khác...

PV : Hoặc là, các nhà phê bình hiện đang đi chệch hướng, không bàn vào các khuynh hướng sáng tác, tìm tòi các tác phẩm mới mà xung vào nhiều cuộc tranh luận bên ngoài văn chương?

Nguyễn Trọng Tạo : Chệch hướng tức là không đi thẳng vào văn chương để tìm cái hay cái dở, mà lại chuyên khui chuyện ngoài văn chương, chuyện nhà văn kiếu hiếu kỳ vặt mọn, hoặc bắt bẻ vài lỗi chính tả kiểu "người dọn vườn". Vậy mà một số người viết kiểu đó cũng được gọi là "nhà phê bình văn học" thì quả là làm trò cười cho thiên hạ. Loại phê bình kiểu đó gần đây được gọi là "phê bình cá mương", thậm chí có người còn tự nhận là "phê bình dọn vệ sinh" !!!.  Hiện tượng này làm nhiễu loạn phê bình văn học, và làm nhiễu loạn thị hiếu văn chương không ít, đặc biệt là nó thường lôi cuốn những người có tính tò mò, cay cú, hợm đời hoặc hằn học, đố kỵ.  Loại phê bình này mỗi khi động đến học thuật bị tranh luận thì thường chơi trò đánh bùn sang ao, lẩn trốn ra ngoài văn chương chửi bới hoặc bóc mẽ lẫn nhau. Khi họ trốn khỏi mục đích của VHNT để thí mạng nhau bên ngoài văn chương, tức là họ đã từ bỏ văn hoá phê bình. Cái tính xấu của người Việt lúc đó như gen trội, và nó làm cho công chúng cũng xấu hổ lây. Như thế không chỉ thiệt cho các nhà phê bình, mà có khi còn làm cho văn chương nghệ thuật bị khinh rẻ...

PV : Với anh, anh có đánh giá cao những gương mặt nhà phê bình nào? Chúng ta có cây bút phê bình nào đủ sức hút cũng như uy tín và độ tin cậy với độc giả, giới nhà văn?

Nguyễn Trọng Tạo : Tôi đọc nhiều lần cuốn Tuỳ Viên Thi Thoạicủa Viên Mai, tôi thấy ông này thật là uyên thâm, điềm đạm, khúc chiết và lớn tâm. Có lúc tôi cứ ước ông này là người Việt Nam. Nhưng người Việt ta cũng lắm nhà phê bình mắt xanh đấy chứ. Hoài Thanh. Vũ Ngọc Phan. Thời chúng tôi cũng có những tên tuổi khá quen thuộc: Hoàng Ngọc Hiến, Lê Ngọc Trà, Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân, Đỗ lai Thuý,... Mấy chục năm qua tôi khá thích cuốn Ngôn Ngữ Thơ của Nguyễn Phan Cảnh và cuốn Giọng Điệu Thơ của Nguyễn Đăng Điệp... Văn Giá, Chu Văn Sơn, Phạm Xuân Nguyên... cũng là những cây bút phê bình nhanh nhạy!

PV : Trong bối cảnh văn chương hiện nay, theo anh, cần những đièu kiện gì để có thể tạo ra những nhà phê bình xuất sắc?

Nguyễn Trọng Tạo : (Cười)

PV: Cám ơn ông.

HẰNG NGA thực hiện (Bản đầy đủ)

(*) Đầu đề do NTT đặt.




Comments:

1-Ngô Minh xông đất bài trả lời phỏng vấn đây. Bác nói chỉnh chu rồi, nhưng cái đoạn PHÊ BÌNH CÁ MƯƠNG,PHÊ BÌNH DỌN VỆ SINH phải nói kỹ hơn mới hay. Chính bọn này đã làm thui chột văn học ở nước ta hiện nay. Họ lại leo lên đến Hội đồng lý luận Trung ương nữa đấy. Thế các CHIẾN DỊCH TÌM DIỆT để tâng công, lấy lộc liên tục xảy ra. Tởm lắm! Tởm lắm !

Viết bởi Ngô Minh 21 Mar 2009, 08:31

2-Cái thuật ngữ "phê bình cá mương" thật hay bác ạ.
Lâu nay, quả là phê bình VHNT của ta không làm tròn chức năng phát hiện tác phẩm hay và định hướng thẩm mỹ cho người đọc, người thưởng thức, mà chủ yếu chạy theo hai xu hướng thường thấy là lăng xê nhau hoặc hạ bệ, đấu đá nhau.

Riêng câu hỏi cuối cùng của PV, bác đã lảng tránh. Nếu em là bác, em sẽ trả lời: Muốn thế thì các nhà phê bình chuyển sang sáng tác, còn giới sáng tác chuyển sang lĩnh vực phê bình, hehe!

Viết bởinguyenhung21 Mar 2009, 08:43

3-( Phỏng vấn một nhà LLPB)

- Trước khi thành nhà phê bình ông làm gi ?
- Viết văn
- trước khi viết văn ?
- Làm thơ (chủ yếu là thơ lục bát)

Thế mới hay sáng tác
Khó thành danh hơn phê bình !

Viết bởitungbach21 Mar 2009, 10:27

4-Phê bình trong VHNT đòi hỏi không chỉ phải có kiến thức về nó mà phải có con mắt tinh đời và không ăn theo nói leo.

Viết bởi Thanh Cao 21 Mar 2009, 12:28

5- Kính anh Nguyễn Trọng Tạo!

Em đọc đi đọc lại bài trả lời của anh, thật hay và thấm thía. Cám ơn anh.

Viết bởivuthanhhoa21 Mar 2009, 20:30

6-"Đừng chê không có các nhà phê bình. Chưa có tác phẩm hay, đỉnh cao. Nếu có các nhà phê bình sẵn sàng vào cuộc và lúc đó sẽ thấy các nhà phê bình".
Nếu đúng đây là phát ngôn của một nhà phê bình văn học thì nền văn học nước nhà cần gì đến cách phê bình như thế.
Nếu câu nói trên là đúng thì đấy chỉ là cách phê bình minh họa. Như bác Tạo nói là phê bình ăn theo, nói leo - Phê bình ruồi. Chẳng ở đâu người ta cần thấy loại phê bình ruồi như thế.
Cám ơn Bác đã đưa bài này lên. Em ít hiểu về phê bình văn học nhưng đọc thấy ngứa ngứa nơi cổ nên lạm bàn vây có gì bác tha thứ cho em bé nhé.

Viết bởihoàng liêm21 Mar 2009, 20:57

7-Hiện tượng "Phê bình cá mương"? (*)
(Nguyễn Trọng Tạo trả lời PV Nhà báo & công luận).

Theo Ngày Đêm, bài phỏng vấn thật du dương sướng tai và nói lên một sự thật về các nhà " Phê bình cá mương" thời nay.

Các nhà phê bình VHNT ở Việt Nam giống như các bác sỹ kê đơn sẵn theo cửa hàng thuốc của cha mình.

Đầu năm 2000, ở Việt Nam sau một đêm ngủ dậy, chả cần thi cử các phó tiến sỹ thời "Tiến nhanh, tiến mạnh lên XHCN" bổng nhiên trở thành Tiến sỹ. Thật rõ oách ? Không ít phó GS Tiến sỹ nổi danh về đạo văn, đạo thơ …

Hỏi :Nhà phê bình_TS Nguyễn Thị Minh Thái đã nói: Đừng chê không có các nhà phê bình. Chưa có tác phẩm hay, đỉnh cao. Nếu có các nhà phê bình sẵn sàng vào cuộc và lúc đó sẽ thấy các nhà phê bình. Anh đồng ý hây có ý kiến khác?

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trả lời :Không phê bình thì làm sao biết cái nào hay, cái nào đỉnh cao? Phải tìm thấy cái hay trong một rừng cái dở, cái tầm tầm. Thậm chí nếu không thấy cái gì cả thì phải kêu lên, phải rung chuông đánh thức u mê của bọn tác giả tác gia tác chế chứ. Còn khi đã thấy nó là đỉnh cao rồi mới lao vào thì có khác gì loại ăn theo nói leo nhan nhản hết đời này qua đời khác...Cừoi vở đầu thôi

Viết bởiNguyễn Quốc Minh21 Mar 2009, 21:29

8- Thuật ngữ "phê bình cá mương" thật đắc địa anh Tạo ạ. Cá mương, ôi cái lũ cá ăn trơn mặc trắng, chuyên tớp tớp trên mặt nước... Vừa rồi cũng có "cá mương" đấy anh ạ! Dự báo: thuật ngữ này sẽ có đời sống lâu dài, ai dùng phải trả tác quyền cho anh. Ha ha...

Viết bởikhoavietnam21 Mar 2009, 23:02

9- Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa...

Viết bởi Nắng Phương Nam 22 Mar 2009, 10:50

10-Ngô Minh xông đất bài trả lời phỏng vấn đây. Bác nói chỉnh chu rồi, nhưng cái đoạn PHÊ BÌNH CÁ MƯƠNG,PHÊ BÌNH DỌN VỆ SINH phải nói kỹ hơn mới hay. Chính bọn này đã làm thui chột văn học ở nước ta hiện nay. Họ lại leo lên đến Hội đồng lý luận Trung ương nữa đấy. Thế là các CHIẾN DỊCH TÌM DIỆT để tâng công, lấy lộc liên tục xảy ra. Tởm lắm! Tởm lắm !

Viết bởi Ngô Minh 21 Mar 2009, 08:31

Tôi vừa đi Nghệ An ra. Hôm kia chạy từ HN vào Diễn Châu thăm bà cụ. Cả ngày hôm qua gặp gỡ 3 trường THPT Diễn Châu 2, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Bội Châu và xã Diễn Hồng với vòng xe hơn 100 km cùng với 2 cuộc tiệc nên khá mệt. Hôm nay đi theo đường HCM ra Hà Nội. Rất vui khi có những tiếng nói hưởng ứng của NM và các bạn về Hiện tượng "Phê bình các mương...".
Cám ơn nhé.

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 17:08

11- Cái thuật ngữ "phê bình cá mương" thật hay bác ạ.
Lâu nay, quả là phê bình VHNT của ta không làm tròn chức năng phát hiện tác phẩm hay và định hướng thẩm mỹ cho người đọc, người thưởng thức, mà chủ yếu chạy theo hai xu hướng thường thấy là lăng xê nhau hoặc hạ bệ, đấu đá nhau.

Riêng câu hỏi cuối cùng của PV, bác đã lảng tránh. Nếu em là bác, em sẽ trả lời: Muốn thế thì các nhà phê bình chuyển sang sáng tác, còn giới sáng tác chuyển sang lĩnh vực phê bình, hehe!

Viết bởi nguyenhung 21 Mar 2009, 08:43

Câu trả lời của Nguyên Hùng hay lắm. Nếu thế thì các nhà phê bình sẽ thành nhà văn hết... he he

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 17:10

12- ( Phỏng vấn một nhà LLPB)

- Trước khi thành nhà phê bình ông làm gi ?
- Viết văn
- trước khi viết văn ?
- Làm thơ (chủ yếu là thơ lục bát)

Thế mới hay sáng tác
Khó thành danh hơn phê bình !

Viết bởi tungbach 21 Mar 2009, 10:27

Ha ha. Ông Gamzatov cũng đa đúc kết chuyện các nhà văn vào học trường viết văn Gorki rùi: Năm thứ nhất 40 nhà văn, 5 nhà phê bình; năm cuối còn 5 nhà văn mà có đến 40 nhà phê bình!!!!

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 17:13

13- Phê bình trong VHNT đòi hỏi không chỉ phải có kiến thức về nó mà phải có con mắt tinh đời và không ăn theo nói leo.

Viết bởi Thanh Cao 21 Mar 2009, 12:28

Nhưng cũng có những con mắt rất nhạy khi nhìn vào chỗ tối để.... bới bèo ra bọ. Hi hi...

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 17:16

14- Em đọc đi đọc lại bài trả lời của anh, thật hay và thấm thía. Cám ơn anh.

Viết bởi vuthanhhoa 21 Mar 2009, 20:30

Vậy hả? Chúc em nhiều sáng tác mới nhé.

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 17:17

15- "Đừng chê không có các nhà phê bình. Chưa có tác phẩm hay, đỉnh cao. Nếu có các nhà phê bình sẵn sàng vào cuộc và lúc đó sẽ thấy các nhà phê bình".
Nếu đúng đây là phát ngôn của một nhà phê bình văn học thì nền văn học nước nhà cần gì đến cách phê bình như thế.
Nếu câu nói trên là đúng thì đấy chỉ là cách phê bình minh họa. Như bác Tạo nói là phê bình ăn theo, nói leo - Phê bình ruồi. Chẳng ở đâu người ta cần thấy loại phê bình ruồi như thế.
Cám ơn Bác đã đưa bài này lên. Em ít hiểu về phê bình văn học nhưng đọc thấy ngứa ngứa nơi cổ nên lạm bàn vây có gì bác tha thứ cho em bé nhé.

Viết bởi hoàng liêm 21 Mar 2009, 20:57

Ôi, cái từ "Phê bình ruồi" của HL thật bất ngờ. Đến cả bàn thờ ruồi cũng xông vào đen cả mâm xôi!!!

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 17:19

16- Theo Ngày Đêm, bài phỏng vấn thật du dương sướng tai và nói lên một sự thật về các nhà " Phê bình cá mương" thời nay.

Các nhà phê bình VHNT ở Việt Nam giống như các bác sỹ kê đơn sẵn theo cửa hàng thuốc của cha mình.

Viết bởi Nguyễn Quốc Minh 21 Mar 2009, 21:29

Ý kiến của Nguyễn Quốc Minh nói lên một sự thật về cái lối phê bình xu phụ, cơ hội và kiếm lợi thật đáng chê cười. Không nghe được bản nhạc bên Ngày Đêm nên chưa có ý kiến ý cò gì được. Thông cảm nhé.
Chúc vui vẻ.

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 17:23

17- Thuật ngữ "phê bình cá mương" thật đắc địa anh Tạo ạ. Cá mương, ôi cái lũ cá ăn trơn mặc trắng, chuyên tớp tớp trên mặt nước... Vừa rồi cũng có "cá mương" đấy anh ạ! Dự báo: thuật ngữ này sẽ có đời sống lâu dài, ai dùng phải trả tác quyền cho anh. Ha ha...

Viết bởi khoavietnam 21 Mar 2009, 23:02

Cám ơn khoavietnam. Nếu "phê bình cá mương" trở thành một thuật ngữ thì có lẽ Khoa là người đồng tình đầutieen, đúng không? Mà với loại cá mương đớp đớp ấy, thì còn biết nói gì hơn?
Chúc Khoa vui nhé.

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 17:26

18- Những bông hoa vẫn cứ nở đúng mùa...

Viết bởi Nắng Phương Nam 22 Mar 2009, 10:50

Cám ơn Nắng Phương Nam đã có một liên tưởng thú vị.

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 17:27

19 - Anh cần có một bài viết rõ ràng về chuyện phê bình cá mương này, viết manh mẽ, dẫn chứng đàng hoàng, chắc chắn đây sẽ là một bài viết rất ấn tượng về phhe bình năm nay
In trên báo văn nghệ chẳng hạn
Cám ơn anh đã gửi qua Email

Viết bởi vinhnq 22 Mar 2009, 23:16

20- Anh cần có một bài viết rõ ràng về chuyện phê bình cá mương này, viết manh mẽ, dẫn chứng đàng hoàng, chắc chắn đây sẽ là một bài viết rất ấn tượng về phhe bình năm nay
In trên báo văn nghệ chẳng hạn
Cám ơn anh đã gửi qua Email

Viết bởi vinhnq 22 Mar 2009, 23:16

Vinh ơi, anh còn bận nhiều việc quá. Nhưng có lẽ sẽ trở lại vấn đề này kỹ hơn, tới số luôn. Tính anh vẫn thẳng như thế.
Chúc em vui.

Viết bởi nguyentrongtao 22 Mar 2009, 23:53

21- mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên
nếu Đức Chúa Trời không muốn thì phê bình giỏi , hoặc đào tạo hay cũng không làm cho văn học VN đạt được đỉnh cao. và ngược lại.

Viết bởiwildcat4023 Mar 2009, 04:19

22- mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên
nếu Đức Chúa Trời không muốn thì phê bình giỏi , hoặc đào tạo hay cũng không làm cho văn học VN đạt được đỉnh cao. và ngược lại.

Viết bởi wildcat40 23 Mar 2009, 04:19

Chúc mừng bạn gia nhập Vnwweblogs. Ngôi nhà mới của bạn có những bài viết rất thú vị.
Ý bạn nói như ý Chúa, ý Thánh: "mưu sự tại nhân , thành sự tại thiên", nhưng cũng không phải vì thế mà con người chỉ ngồi chờ... trái sung của Trời.
Cám ơn và chúc bạn vui nhé.

Viết bởi nguyentrongtao 23 Mar 2009, 10:30

23- Loại phê bình kiểu đó gần đây được gọi là "phê bình cá mương", thậm chí có người còn tự nhận là "phê bình dọn vệ sinh" !!!. Hiện tượng này làm nhiễu loạn phê bình văn học, và làm nhiễu loạn thị hiếu văn chương không ít, đặc biệt là nó thường lôi cuốn những người có tính tò mò, cay cú, hợm đời hoặc hằn học, đố kỵ. Loại phê bình này mỗi khi động đến học thuật bị tranh luận thì thường chơi trò đánh bùn sang ao, lẩn trốn ra ngoài văn chương chửi bới hoặc bóc mẽ lẫn nhau. Khi họ trốn khỏi mục đích của VHNT để thí mạng nhau bên ngoài văn chương, tức là họ đã từ bỏ văn hoá phê bình. Cái tính xấu của người Việt lúc đó như gen trội, và nó làm cho công chúng cũng xấu hổ lây. Như thế không chỉ thiệt cho các nhà phê bình, mà có khi còn làm cho văn chương nghệ thuật bị khinh rẻ...

Tâm phục, khẩu phục nhận định trên của bác Tạo. Chúc Bác một tuần mới vui vẻ, làm việc hiệu quả

Viết bởi Nguyễn Lâm Cúc 23 Mar 2009, 11:10

24- Tâm phục, khẩu phục nhận định trên của bác Tạo. Chúc Bác một tuần mới vui vẻ, làm việc hiệu quả

Viết bởi Nguyễn Lâm Cúc 23 Mar 2009, 11:10

Nghe nói mấy tay "phê bình cá mương" cay lắm, đang chờ thời cơ để đớp... chứ đâu có tâm phục khẩu phục theo em.

Thấy hoa măng cụt nở bên nhà em, đẹp một vẻ đẹp buồn. Nhưng trái măng cụt thì ngon tuyệt.

Viết bởi nguyentrongtao 23 Mar 2009, 11:33

25- Có lần, tôi nghe một vị giáo sư tên tuổi phát biểu đại ý rằng: “Chúng ta có thương hiệu phê bình, nhưng dường như không có nhà phê bình”. Có nghĩa là vị giáo sư ấy đòi hỏi những nhà phê bình có tầm cỡ, có khả năng hướng dẫn, đắp bồi dư luận, chứ không phải theo đuôi dư luận.

+ Có thể lý giải đơn giản thế này. Nhà phê bình trên báo chí cứ hễ thấy cư dân mạng xôn xao chuyện gì là lập tức có bài phê bình ăn theo. Cứ như thể nếu cư dân mạng không xôn xao vì một tác phẩm, sự kiện văn học nào đấy thì nhà phê bình... chẳng có gì để viết cả (?).

Nếu anh là một nhà phê bình đúng nghĩa thì sẽ không bao giờ có chuyện đó. Tôi ví dụ nhà phê bình vĩ đại Bilinxky của Nga, ông là người đã hướng dư luận nên tìm đọc những tác phẩm kinh điển của Lép Tônxtôi, Đốtxtôiépxki… Và khi những nhà văn vĩ đại ấy viết “sa sút phong độ”, ông sẽ viết thư trao đổi với họ.

Mình không có những nhà phê bình đủ sức để làm những việc như Bilinxky đã làm cách đây gần hai thế kỷ. Phải hiểu, nhà phê bình phải tạo ra một uy tín lớn về văn học.

Ý kiến của Nhật Chiêu
http://vnca.cand.com.vn/News/PrintView.aspx?ID=52101

Viết bởi PT 23 Mar 2009, 12:06

26- Làm phê bình là phải đương đầu, phải dám nói và chịu trách nhiệm về điều mình nói. Trên trận địa phê bình bây giờ, chỉ thấy có các nhà báo “tả xung hữu đột”. Mà các nhà báo sinh ra đâu phải để làm công việc phê bình văn chương. Tôi đồng ý với một nhà văn, khi ông cho rằng, phê bình của chúng ta hiện nay có hai khuynh hướng rất rõ rệt. Đó là “trù dập” và “bốc thơm”. Phê bình lẫn với quảng cáo. Cả hai khuynh hướng này đều không lành mạnh và lương thiện. Các nhà phê bình "chính hiệu" đều lùi về phía sau, họ im lặng, hoặc làm nghề “quét vôi kẻ biển”, hay là tô tượng. Nghĩa là trang điểm cho những giá trị mà thực tế không cần son phấn thêm nữa, cũng đã đẹp và rất ổn định rồi. Đấy là những tác giả cổ điển, những người đã rất nổi tiếng. Còn dòng chảy cuồn cuộn của văn chương đương đại thì họ quay lưng.

Ý kiến của Trần Đăng Khoa
http://www.vannghequandoi.com.vn/lt-web-nha-vn/20--lt-web-nha-vn/3120.html?tmpl=component&print=1&page=

Viết bởi PT 23 Mar 2009, 12:08

27- Khi mình trăm tuổi, nhớ đốt cho mình con hình nhân một nhà phê bình để xuống âm ti trò chuyện, tranh luận cho vui

- Nguyễn Tuân
http://vietbao.vn/Van-hoa/Nha-phe-binh-co-viet-phe-binh/20740441/103/

Viết bởi PT 23 Mar 2009, 12:10

28- Điểm sách là một dạng tối giản của phê bình. Một bài điểm sách ít nhất cũng cho những ai chưa đọc tác phẩm biết cái thông tin cơ bản về cuốn sách: nó nói cái gì? Truyền đạt thông tin ấy một cách thật hấp dẫn, và nếu người viết lại là một tên tuổi phê bình có uy tín, thì hiển nhiên là cuốn sách sẽ được tìm đọc nhiều hơn.

Ý kiến của Hoài Nam
VietNamNet

Viết bởi PT 23 Mar 2009, 12:16

29- Cảm ơn anh NTT. Bài phỏng vấn không phải là mới nhưng lâu lâu cũng thấy hấp dẫn và băn khoăn. Hấp dẫn bởi cách lập luận có tình có lý và chỉ ra được con đường đến với công việc phê bình văn học nghệ thuật.Nhà phê bình VHNT không chỉ là người đủ tri thức để thấu hiểu bản chất văn học/nghệ thuật mà còn phải là người có tâm hồn trong sáng và tất nhiên phải là người có Tài. Băn khăn nhiều lý do, nhưng băn khăn nhất và nói đúng hơn là sợ nhất là hiện tượng nhà phê bình thì viết báo,nhà báo thì viết phê bình v.v...

Viết bởi Lê Xuân Hoan 23 Mar 2009, 17:14

30- Gửi nhạc sĩ Lê Xuân Hoan,

Đúng như LXH nói, tình hình hiện nay hầu hết các nhà phê bình có tên thì lùi lại để "nhìn mình", nên có "hiện tượng nhà phê bình thì viết báo, nhà báo thì viết phê bình". Đó là nỗi lo chung. Vì do không hiểu thẩu bản chất của VHNT nên đá gà đá vịt ngoài rìa. Vậy là phê bình VHNT thì xìu đi mà báo gà báo vịt thì cứ béo đến khả nghi ... H5N1.
Chúc LXH vui nhé.

Viết bởi nguyentrongtao 23 Mar 2009, 17:30

Nguyễn Quốc Minh (Theo Blog Nguyễn Trọng Tạo.)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/12/2024 - 31/12/2024
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ ĐÀN ÔNG 19-11
TIN THẾ GIỚI NGÀY 12-11-2024, ĐỀ XUẤT BÀ KAMALA DEVI HARRIS LÀM TỔNG THỐNG MỸ THAY CHO ÔNG ZOE BIDEN TRONG THỜI GIAN CÒN LẠI
CHÚC MỪNG PHỤ NỮ VIỆT NAM & TRÊN TOÀN THẾ GIỚI VUI KHỎE , GẶP NHIỀU MAY MẮN !
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 01-10-2024
CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI TUYỆT VỜI. NGÀY 24-09-2024 TẠI HỘI ĐỒNG LHQ, TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN VÀ TỔNG THỐNG UKRAINE VOLODYMYR ZELENSKY ĐÃ PHÁT BIỂU LÊN ÁN MẠNH MẼ THẾ LỰC ĐỘC TÀI KHỦNG BỐ XÂM LƯỢC ĐỨNG ĐẦU LÀ PUTIN ĐANG GÂY NHIỀU TAI HỌA CHO NHÂN LOẠI.
VNG Bị Trung Quốc Thâu Tóm: Nguy Cơ Dữ Liệu Zalo Người Dùng Việt Nam | Hiểu Rõ Hơn
Tin trên Google : Ngày Đêm 17/09/2024 - 30/11/2024
HIỂU VỀ ĐỒI MỒI, TÀN NHANG, NÁM DA, RỤNG TÓC & CÁCH PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
QUYỀN ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH. ĐÓ LÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC, KHÔNG PHẢI CỦA NGÀNH CÔNG AN

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Giáo dục một người đàn ông được một con người. Giáo dục một người đàn bà được một gia đình. Giáo dục một người thầy sẽ được cả một thế hệ.
R.TAGO.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm