Hành vi 718 tỷ đồng của 19 nhân viên ACB nhận "ủy thác" gửi vào Vietinbank bị bốc hơi là tội rửa tiền ?
26.09.2012 22:28
|
|
NĐ: Trong thông cáo ngày 19-9-2012, Ngân hảng cổ phần Á Châu (ACB) đã ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) để hưởng lãi suất cao. Quyết định sai trái này do ông Trần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQT ACB) và ông Lý Xuân Hải (nguyên TGĐ ACB đã bị khởi tố, bắt tạm giam). Dư luận đang bức xúc số tiền 718 tỷ đồng bốc hơi từ đâu ?
Hành vi 718 tỷ đồng của 19 nhân viên ACB nhận "ủy thác" gửi vào Vietinbank bị bốc hơi là tội rửa tiền ?
Theo khoản 1 điều 3 nghị định 74/2005/NĐ-CP của Chính phủ thì:
Rửa tiền là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách hợp pháp hoá tiền, tài sản do phạm tội mà có thông qua các hoạt động cụ thể sau đây:
a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào một giao dịch liên quan đến tiền, tài sản do phạm tội mà có; b) Thu nhận, chiếm giữ, chuyển dịch, chuyển đổi, chuyển nhượng, vận chuyển, sử dụng, vận chuyển qua biên giới tiền, tài sản do phạm tội mà có; c) Đầu tư vào một dự án, một công trình, góp vốn vào một doanh nghiệp hoặc tìm cách khác che đậy, nguỵ trang hoặc cản trở việc xác minh nguồn gốc, bản chất thật sự hoặc vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do phạm tội mà có.
Theo điều 9 của Nghị định 74 về mức giá trị mức giao dịch phải báo cáo theo quy định:
1. Một hoặc nhiều giao dịch trong một ngày do cá nhân hay tổ chức thực hiện bằng tiền mặt có tổng giá trị từ 200.000.000 đồng (hai trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Đối với giao dịch tiền gửi tiết kiệm thì mức tổng giá trị của một hay nhiều giao dịch bằng tiền mặt trong một ngày do cá nhân, tổ chức thực hiện là 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng) trở lên hoặc bằng ngoại tệ, bằng vàng có giá trị tương đương.
718 tỷ đồng là tội rửa tiền ?
Trong thông cáo ngày 19-9-2012, Ngân hảng cổ phần Á Châu (ACB) đã ủy thác 19 nhân viên ngân hàng nhận 718 tỷ đồng của ACB để gửi vào Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) để hưởng lãi suất cao. Quyết định sai trái này do ông Trần Xuân Giá (nguyên chủ tịch HĐQT ACB) và ông Lý Xuân Hải (nguyên TGĐ ACB đã bị khởi tố, bắt tạm giam).
Nguồn gốc 718 tỷ đồng từ đâu mà có sẽ sớm tìm ra. Nhưng 19 nhân viên tự nhiên không phải tiền của mình mà mang tới Vietinbank để gửi ( bình quân mỗi người gửi gần 38 tỷ đồng) là phạm tội hình sự rửa tiền. Vietinbank cũng là đồng phạm việc rửa tiền.
Hậu quả nghiêm trọng là sau đó số tiền này lại được chuyển vào tài khoản của đối tượng lừa đảo Huỳnh Thị Huyền Như (nguyên Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ -TP.HCM thuộc Ngân hàng Vietinbank).
Không thể lừa đảo nổi khi một khoản tiền lớn 718 tỷ đồng đã gửi vào Vietinbank, sau đó lại chui vào Tài khoản riêng của Huỳnh Thị Huyền Như mà Chủ tịch HĐQT Vietinbank không biết trong khi 19 nhân viên ACB lại gửi theo tư cách cá nhân 38 tỷ/500 triệu đồng.
Điều trớ trêu, số tiền 718 tỷ đồng khi đã rơi vào Tài khoản riêng của Huỳnh Thị Huyền Như đã bị bốc hơi, do chủ tài khoản này đã tung tác đầu tư vào địa ốc, thị trường tài chính tụt dốc .
ACB có bị mất 718 tỷ đồng hay không ?
Như vậy, ngay từ đầu, 19 nhân viên ACB gửi vào Vietinbank 718 tỷ đồng để hưởng lãi suất cao như thông báo của ACB, thì Vietinbank phải hoàn trả 100% kèm theo lãi cho ACB, còn việc sau đó chuyển sang TK riêng của Huỳnh Thị Huyền Như thì Vietinbank phải có trách nhiệm thu hồi từ Huỳnh Thị Huyền Như.
Rõ ràng, Vietinbank chính là nguyên nhân để bốc hơi khoản tiền 718 tỷ đồng, còn ACB không mất số tiền đó vì Vietinbank phải chịu trách nhiệm trả cho ACB khi 19 nhân viên ACB hết thời hạn thực hiện "Ủy thác".
Quả đúng như vậy, trách nhiệm hình sự dành cho chủ tịch HĐQT Vietinbank rất nặng nề.
Nguyễn Quốc Minh
VietinBank có 5 thạc sĩ dỏm khóa học (2006-2007) bằng MBA của Đại học ma IMPAC. |
|
[28.04.2012 19:45] NĐ: Sự đổ vở Vinashin chỉ là cái móng tay
nếu so với Quốc nạn do các quan chức dùng bằng dỏm gây ra. Sẽ ra sao,
khi các bậc "Cha mẹ" dùng bằng dỏm để mua bán chức vị, dương dương tự
đắc "Tấm gương" bế dắt con cháu lên nấc danh lợi làm cho trí tuệ dân tộc
Việt Nam đi dần tới bờ vực của sự ngu si, yếu kém, lạc hậu để cho cái
lưỡi bò của chủ nghĩa bành trướng dễ bề liếm láp. Mới chỉ tính một khóa học năm 2006-2007 thôi, riêng Vietin bank có 5 thạc sĩ dỏm. |
Ngân hàng ép nhân viên đòi nợ xấu . Ngân hàng còn dùng hai sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng. Quả bom Chỉ thị 02. |
|
[13.08.2012 02:52] NĐ: Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn
Trí Hiếu thì nhìn nhận việc họ bị giáng cấp là điều bình thường bởi
không ai khác, các lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với nợ xấu. Vị chuyên
gia từng có kinh nghiệm lâu năm làm ngân hàng tại Mỹ cho biết: "Ở các
nước, người có những hành động hoặc quá trình làm tín dụng để xảy ra nợ
xấu nhiều khó xin việc ở tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân là lịch sử
tác nghiệp của họ sẽ bị ghi lại và cảnh báo trên toàn hệ thống ngân
hàng". |
Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ? |
|
[11.07.2012 22:04] NĐ: Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn
sống thì nhả ra hay là chịu chết cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn
sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra
trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái
hắt xì hơi,...các giám đốc Chi nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là
buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là
một cái vuốt ve. |
Mua nợ xấu: Cứu ai và cứu vì cái gì ? |
|
[20.06.2012 05:29] NĐ:Nghịch lý của Chỉ thị 02 về quy định
"Trần lãi suất huy động" của Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình ngày
càng bộc lộ hậu họa vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Với giải pháp tình thế hành chính, thì ngay từ đầu phải "Quy định trần lãi suất cho vay" để từ từ tạo môi trường... |
Phó giám đốc Sở GD-ĐT Cà Mau ( đảng viên đảng cộng sản Việt Nam) thế chấp cả thẻ đảng. |
|
[29.12.2011 19:33] Sợ bà Thủy làm lớn chuyện, bà Liên viết cam
kết hứa sẽ trả lại khoản tiền 500 triệu đồng cho bà Thủy, rồi lấy con
dấu của Sở GD-ĐT tỉnh Cà Mau đóng vào bản cam kết. Ngày 24.4, bà Liên
mang thẻ đảng và giấy CMND đến thế chấp cho bà Thủy để làm tin về các
khoản nợ, trong đó có cả khoản nợ tiền hụi là 30 triệu đồng. Gần đây
nhất, ngày 20.12, bà Liên đến gặp bà Thủy và tiếp tục viết cam kết hứa
sẽ trả nợ. |
Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam: Lãi “khủng” có che được nợ xấu ? |
|
[04.08.2012 18:38] NĐ: Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngày càng
bộc lộ sự yếu kém trong điều hành, đưa ra những chỉ thị, những phát
ngôn vuốt đuôi các NHTM, làm cho không chỉ Nợ xấu của NHTM ngày một tăng
mà còn làm cho hàng loạt doanh nghiệp bị đổ vở, phá sản. "Hiện nay
tổng dư nợ tín dụng là 2,7 triệu tỷ đồng. Tổng số vốn điều lệ của hệ
thống NH chỉ 220.000 tỷ đồng. Trong khí đó trần tình của NHNN nợ xấu của
các TCTD là hơn 202.000 tỷ đồng. Thế thì nợ xấu đang ăn mòn vốn của
NHTM rồi". "Chính ngân hàng tạo ra "cục máu đông”- nợ xấu, tự mình làm
tắc huyết mạch của mình” - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành . |
ẢO
TƯỞNG TRONG VIỆC NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG VÀNG LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
CỦA NGHỊ ĐỊNH 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012, CÓ HIỆU LỰC 25-5-2012. [06.04.2012 21:59] Nghịch
lý về quy định độc quyền “Vàng miếng SJC” và Chỉ thị 02 về Trần lãi
suất huy động 14%/năm của ông Thống đốc Ngân hàng Nguyễn Văn Bình. [18.12.2011 02:14] Cấm kinh doanh vàng miếng là sự ngu xuẩn cực độ ? [08.03.2011 03:42]
Nguyễn Quốc Minh |