BẪY NỢ "VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG" Ở KHU VỰC MEKONG CỦA TRUNG CỘNG
17.12.2020 12:13
NĐ:Lào là nước ủng hộ mạnh mẽ BRI, bằng chứng là nước này đã thông qua dự án đường sắt Viêng Chăn – Boten bất chấp chi phí cao và các rủi ro tài chính liên quan. Mặc dù dự án đã tiến triển tốt nhưng đã có những lo ngại rằng Lào sẽ không thể trả được các khoản nợ của mình cho Trung Quốc. Vào đầu tháng 9 năm 2020, Lào được cho là đã nhượng lại cổ phần kiểm soát trong công ty lưới điện quốc gia EDLT cho Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam Trung Quốc. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Lào đang rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc. Ngân hàng Thế giới ước tính mức nợ của Lào sẽ tăng từ 59% GDP vào năm 2019 lên 68% vào năm 2020. Trong khi đó, cơ quan xếp hạng Moody’s cảnh báo về “khả năng vỡ nợ nghiêm trọng trong thời gian tới”, lưu ý rằng nghĩa vụ trả nợ của Lào trong năm 2020 là khoảng 1,2 tỷ đô la Mỹ, trong khi vào tháng 6 năm 2020, dự trữ ngoại hối của nước này chỉ ở mức 864 triệu đô la. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với cả Lào và Trung Quốc, vì nếu Lào vỡ nợ, tăng trưởng kinh tế và quyền tự chủ chính trị của nước này sẽ bị ảnh hưởng, trong khi một ví dụ khác về “ngoại giao bẫy nợ” sẽ càng làm giảm uy tín của Trung Quốc cũng như BRI.
HIỆN TRẠNG SÁNG KIẾN VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG Ở KHU VỰC MEKONG
Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) là một mỏ neo trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc kể từ năm 2013. Sáng kiến này thúc đẩy kết nối giữa các nền kinh tế châu Á, châu Âu và châu Phi bằng cách xây dựng các mạng lưới đường bộ, cầu, đường sắt, hải cảng, sân bay, năng lượng, đường ống và các dạng cơ sở hạ tầng khác, trong đó Trung Quốc được hình dung là trung tâm. Mặc dù BRI chủ yếu tập trung vào cơ sở hạ tầng vật chất nhưng nó cũng được thiết kế như một phương tiện để tăng cường kết nối về mặt chính sách, thương mại, tài chính và giao lưu nhân dân. Đến năm 2019, hơn 60 quốc gia đã tham gia BRI, và Trung Quốc được cho là đã đầu tư khoảng 127,7 tỷ đô la Mỹ vào các dự án khác nhau, biến BRI thành kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất trong lịch sử.
Khu vực hạ lưu sông Mekong, bao gồm các quốc gia Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, có nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng rất lớn do là các nền kinh tế đang phát triển nhanh của khu vực trong khi lại thiếu các cơ sở hạ tầng hiện đại. Do đó, BRI đã thu hút được sự quan tâm lớn từ các nước này. Về phần mình, Trung Quốc cũng coi khu vực này là một trong những mục tiêu chính của BRI do sự gần gũi về địa lý cũng như mong muốn của Trung Quốc trong việc cải thiện kết nối giữa các tỉnh phía Nam Trung Quốc và Đông Nam Á.
Mặc dù cả năm quốc gia đã chính thức ủng hộ BRI nhưng quan điểm thực tế của họ đối với sáng kiến này là khác nhau. Trong khi Lào và Campuchia nhiệt tình đón nhận các dự án BRI, Việt Nam lại tỏ ra thận trọng với Sáng kiến này. Trong khi đó, mặc dù Thái Lan và Myanmar đang triển khai một số dự án lớn của BRI, nhưng việc triển khai thực tế của chúng đã gặp phải những trở ngại và chậm trễ. Ngoài những cân nhắc mâu thuẫn nhau về kinh tế và chính trị xuất phát từ hoàn cảnh trong nước của mỗi quốc gia, các yếu tố bên ngoài – bao gồm tính toán địa chiến lược của Trung Quốc và sự cạnh tranh Mỹ – Trung ngày càng sâu sắc – đang khiến các quốc gia trong khu vực ngày càng khó cân bằng giữa việc thực hiện mong muốn phát triển cơ sở hạ tầng và duy trì quyền tự chủ chiến lược của mình.
Myanmar
Dự án BRI chính ở Myanmar là Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar (CMEC), bao gồm bốn hợp phần chính. Đầu tiên là tuyến đường sắt cao tốc chạy từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc qua Muse và Mandalay đến Kyaukpyu ở bang Rakhine. Tuyến đường sắt này sẽ được xây dựng dọc theo các đường ống dẫn khí và dầu đã được hoàn thành vào năm 2013 và 2017. Thứ hai là cảng nước sâu Kyaukpyu ở cực phía nam của tuyếnđường sắt, nằm trên Vịnh Bengal. Cùng với các tuyến đường sắt và đường ống, cảng này sẽ cho phép Trung Quốc tiếp cận trực tiếp với Ấn Độ Dương, qua đó giảm bớt sự phụ thuộc vào eo biển Malacca. Thứ ba là việc xây dựng một “thành phố mới” gần thủ đô cũ Yangon của Myanmar. Thứ tư là thành lập “Khu hợp tác kinh tế biên giới” trên biên giới song phương tại Muse ở miền bắc Myanmar và Ruili ở miền nam Trung Quốc.
Hai nước đã ký các thỏa thuận để chuẩn bị triển khai các dự án này trong chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Myanmar vào tháng 1 năm 2020. Tuy nhiên, các chi tiết như thu xếp tài chính và thủ tục đấu thầu vẫn bị bỏ ngỏ cho các cuộc đàm phán trong tương lai. Cần lưu ý rằng, vào tháng 8/2018, chính phủ của bà Aung San Suu Kyi đã đàm phán thành công với Trung Quốc để giảm quy mô dự án cảng Kyaukpyu từ 7 tỷ đô la Mỹ mà chính phủ quân sự trước đó đã đồng ý vào năm 2015 xuống còn 1,3 tỷ. Việc triển khai xây dựng CMEC quy mô lớn chưa được bắt đầu tại thời điểm tháng 9 năm 2020, mặc dù một số nghiên cứu khả thi về các dự án thành phần đã được tiến hành.
Tiến độ chậm chạp của CMEC và quyết định của Naypyidaw nhằm giảm quy mô cảng Kyaukpyu cho thấy Myanmar quan tâm đến các dự án BRI để cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy phát triển kinh tế nhưng họ cũng thận trọng để không trở nên quá phụ thuộc vào Trung Quốc. Quyết định của Myanmar vào năm 2011 đình chỉ việc xây đập Myitsone, một dự án trị giá 3,6 tỷ đô la do Tập đoàn Đầu tư Điện lực Trung Quốc đầu tư, cũng là một lời nhắc nhở về kết cục có thể xảy ra với các dự án BRI trong tương lai.
Thái Lan
Dự án BRI chính ở Thái Lan là tuyến đường sắt cao tốc dài 873 km nối Bangkok với Nong Khai trên biên giới với Lào, vốn sẽ tạo thành một phần của tuyến đường sắt Côn Minh – Singapore. Tuy nhiên, dự án này đã nhiều lần bị trì hoãn do hai bên không thống nhất được về các khía cạnh tài chính và kỹ thuật. Tuy nhiên, vào tháng 9 năm 2019, phó phát ngôn viên của Chính phủ Thái Lan cho biết rằng các kế hoạch thực hiện giai đoạn đầu tiên của dự án đang được tiến hành và một chặng dài 252 km từ Bangkok đến Nakhon Ratchasima sẽ bắt đầu vào năm 2023. Điều đáng ngạc nhiên là chính phủ Thái Lan đã quyết định tự đầu tư toàn bộ giai đoạn đầu với chi phí lên tới 5,8 tỷ đô la, có nghĩa là họ đã từ chối đề nghị tài trợ của Trung Quốc. Mặc dù công việc trên đoạn tuyến đầu tiên của dự án (3,5 km từ Klang Dong đến Pang Asok ) đã bắt đầu vào tháng 9 năm 2020, nhưng tình trạng của các đoạn còn lại cũng như sự tham gia của Trung Quốc vào dự án nói chung vẫn chưa rõ ràng.
Trung Quốc cũng đang đề xuất các dự án cơ sở hạ tầng lớn khác ở Thái Lan, chẳng hạn như xây dựng kênh đào Kra nối Biển Andaman và Vịnh Thái Lan, hoặc thành lập một đặc khu kinh tế xuyên biên giới (SEZ) và trung tâm hậu cần ở thành phố phía bắc Chiang Rai. Trong khi các bên liên quan của Thái Lan phản đối kế hoạch xâydựng SEZ ở Chiang Rai, triển vọng của dự án Kênh đào Kra cũng có vẻ mờ mịt sau khi chính phủ Thái Lan vào tháng 9 năm 2020 công khai tán thành việc xây dựng một tuyến đường cao tốc trên đất liền thay vì một con kênh. Nếu dự án kênh đào Kra cuối cùng bị huỷ bỏ thì điều này sẽ giáng một đòn lớn không chỉ vào BRI mà còn vào tham vọng chiến lược của Trung Quốc, vì con kênh từ lâu đã được kỳ vọng sẽ giúp các tàu buôn và tàu quân sự Trung Quốc không phải đi qua eo biển Malacca. Hiện tại, có vẻ như Chính phủ Thái Lan đang quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng Hành lang Kinh tế phía Đông (EEC), dự án sẽ dựa nhiều vào các khoản đầu tư tư nhân hơn là các khoản vay liên chính phủ trong khuôn khổ BRI. Mặc dù các công ty Trung Quốc đã bày tỏ quan tâm đầu tư vào EEC, nhưng việc họ có tham gia vào dự án lớn này không vẫn chưa được xác nhận rõ ràng.
Giống như Myanmar, Thái Lan có một cách tiếp cận khá thận trọng đối với BRI, chủ yếu là do các cân nhắc kinh tế. Dự án đường sắt cao tốc Bangkok-Nong Khai chậm tiến độ đã gây khó chịu đặc biệt cho Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu xét mối quan hệ khá thân thiện giữa hai chính phủ và số lượng lớn các tập đoàn Thái Lan có quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc, BRI có thể vẫn triển khai tích cực ở Thái Lan. Ví dụ, mặc dù việc thực hiện EEC sẽ do các nhà đầu tư tư nhân Thái Lan dẫn dắt nhưng khả năng cao là các nhà đầu tư này có thể chọn làm việc với ngân hàng, nhà cung cấp và nhà thầu Trung Quốc để thực hiện dự án này.
Lào
Dự án BRI quan trọng nhất ở Lào là tuyến đường sắt dài 411 km nối Viêng Chăn với thị trấn Boten ở biên giới phía Bắc với Trung Quốc. Việc xây dựng tuyến đường sắt, cũng sẽ là một phần của tuyến đường sắt Côn Minh – Singapore, có chi phí 5,9 tỷ đô la Mỹ – tức hơn 1/3 GDP của Lào. Gần như toàn bộ chi phí sẽ được trang trải bởi các khoản vay từ China Eximbank, một ngân hàng quốc doanh của Trung Quốc có nhiệm vụ thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm và dịch vụ của nước này. Dự án khởi công vào tháng 12/2016 và hiện đang trên đà hoàn thành để kịp khai trương tháng 12/2021.
Ngoài tuyến đường sắt trên, Trung Quốc cũng đã đầu tư vào một số dự án phát triển điện, đặc biệt là một loạt bảy đập thuỷ điện trên sông Nam Ou, một nhánh lớn của sông Mekong. Các con đập này, với tổng vốn đầu tư 2,733 tỷ đô la, đang được Power China phát triển thành hai giai đoạn. Giai đoạn I, bao gồm Nam Ou 2, Nam Ou 5 và Nam Ou 6, đã bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm 2016. Giai đoạn II, bao gồm Nam Ou 1, 3, 4 và 7, dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2020.
Lào là nước ủng hộ mạnh mẽ BRI, bằng chứng là nước này đã thông qua dự án đường sắt Viêng Chăn – Boten bất chấp chi phí cao và các rủi ro tài chính liên quan. Mặc dù dự án đã tiến triển tốt nhưng đã có những lo ngại rằng Lào sẽ không thể trả được các khoản nợ của mình cho Trung Quốc. Vào đầu tháng 9 năm 2020, Lào được cho là đã nhượng lại cổ phần kiểm soát trong công ty lưới điện quốc gia EDLT cho Công ty TNHH Lưới điện Phương Nam Trung Quốc. Điều này làm dấy lên lo ngại rằng Lào đang rơi vào “bẫy nợ” của Trung Quốc. Ngân hàng Thế giới ước tính mức nợ của Lào sẽ tăng từ 59% GDP vào năm 2019 lên 68% vào năm 2020. Trong khi đó, cơ quan xếp hạng Moody’s cảnh báo về “khả năng vỡ nợ nghiêm trọng trong thời gian tới”, lưu ý rằng nghĩa vụ trả nợ của Lào trong năm 2020 là khoảng 1,2 tỷ đô la Mỹ, trong khi vào tháng 6 năm 2020, dự trữ ngoại hối của nước này chỉ ở mức 864 triệu đô la. Đây là một dấu hiệu đáng lo ngại đối với cả Lào và Trung Quốc, vì nếu Lào vỡ nợ, tăng trưởng kinh tế và quyền tự chủ chính trị của nước này sẽ bị ảnh hưởng, trong khi một ví dụ khác về “ngoại giao bẫy nợ” sẽ càng làm giảm uy tín của Trung Quốc cũng như BRI.
Campuchia
Campuchia là một trong những đối tác BRI chính của Trung Quốc ở Đông Nam Á. Bộ trưởng Bộ Giao thông Công chính Campuchia Sun Chanthol tiết lộ vào đầu năm 2018 rằng “hơn 2.000 km đường bộ, bảy cây cầu lớn và một khu cảng container mới tại cảng tự trị Phnom Penh đã được xây dựng với sự hỗ trợ từ Trung Quốc”. Một số dự án cơ sở hạ tầng lớn bắt đầu trước khi BRI ra đời cũng đã được dán nhãn là dự án BRI, trong đó phải kể đến Đặc khu kinh tế Sihanoukville rộng 1.113 ha được thành lập năm 2008 với các khoản đầu tư của Trung Quốc trị giá 610 triệu đô la Mỹ.
Một số dự án đáng chú ý khác bao gồm đường cao tốc Phnom Penh – Sihanoukville dài 190 km do Công ty TNHH Xây dựng Giao thông Trung Quốc xây dựng với tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ đô la, sân bay Kandal do một tập đoàn địa phương xây dựng với 1,1 trong số 1,5 tỷ đô la vốn đầu tư được tài trợ bởi các khoản vay từ Trung Quốc, và Campuchia có kế hoạch phóng vệ tinh liên lạc đầu tiên của mình vào năm 2021 thông qua một dự án hợp tác giữa một tập đoàn địa phương và Tập đoàn Công nghiệp Trường Thành của Trung Quốc.
Dự án BRI đáng chú ý nhất ở Campuchia được cho là khu đầu tư Dara Sakor trị giá 3,8 tỷ đô la được kiểm soát bởi một công ty Trung Quốc có hợp đồng thuê đất 99 năm. Bao trọn 20% chiều dài đường bờ biển của Campuchia, dự án này xây dựng một sân bay quốc tế, một cảng nước sâu, các khu công nghiệp, khu nghỉ dưỡng sang trọng, nhà máy điện, nhà máy xử lý nước và cơ sở y tế. Tính đến tháng 9 năm 2020, việc xây dựng các dự án khác nhau trong khu vực vẫn đang được tiến hành, trong đó Khu nghỉ dưỡng Dara Sakor đã mở cửa đón khách du lịch. Dự án đã gây ra một số cuộc biểu tình phản đối bên trong Campuchia cũng như lo ngại về an ninh cho các quốc gia khác, đặc biệt là Hoa Kỳ. Các quan chức Mỹ nghi ngờ rằng các đường băng và cảng nước sâu ở Dara Sakor được dành để phục vụ mục đích quân sự của Trung Quốc. Vào tháng 9 năm 2020, Hoa Kỳ đã trừng phạt Tập đoàn Ưu Liên (UDG), nhà phát triển dự án, vì đã “chiếm giữ và phá dỡ đất của người Campuchia địa phương”. Cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc dường như là lý do chính đằng sau các lệnh trừng phạt này của Mỹ.
Campuchia ủng hộ mạnh mẽ BRI không chỉ vì các lợi ích kinh tế của mình mà còn vì Bắc Kinh đã hỗ trợ chính trị cho Thủ tướng Hun Sen trước những áp lực quốc tế chống lại chủ nghĩa chuyên chế và hồ sơ nhân quyền nghèo nàn của ông. Việc Campuchia quyết định phát triển các dự án BRI thông qua các công ty tư nhân thay vì các khoản vay liên chính phủ cũng có thể làm giảm nguy cơ rơi vào bẫy nợ. Tuy nhiên, việc tiếp nhận các khoản vay xây dựng cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc rốt cuộc có thể làm hạn chế quyền tự chủ chiến lược của Campuchia và dẫn đến sự phụ thuộc kinh tế của nước này vào Trung Quốc. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với UDG cũng cho thấy Campuchia có thể bị cuốn vào cuộc cạnh tranh chiến lược ngày càng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc nếu nước này cho phép các dự án BRI được sử dụng để thúc đẩy tham vọng quân sự của Trung Quốc trong khu vực.
Việt Nam
Trong số 5 quốc gia, Việt Nam thận trọng nhất trước BRI mặc dù nước này có nhu cầu đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng rất lớn. Việt Nam đã công khai ủng hộ BRI cũng như Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) do Trung Quốc đứng đầu, nhưng Hà Nội vẫn miễn cưỡng triển khai các dự án BRI. Tính đến tháng 9 năm 2020, chỉ có một khoản vay bổ sung 250 triệu đô la Mỹ được cấp trong năm 2017 cho tuyến metro Cát Linh – Hà Đông ở Hà Nội, vốn bắt đầu xây dựng vào tháng 10 năm 2011, được cả Việt Nam và Trung Quốc coi là một dự án BRI không chính thức. Đồng thời, Trung Quốc cũng đơn phương coi nhà máy nhiệt điện than Vĩnh Tân 1 có công suất 1.200 MW ở tỉnh Bình Thuận là một dự án trong khuôn khổ BRI. Nhà máy này được hoàn thành vào năm 2018 và 95% trong tổng số hơn 2 tỷ đô la vốn đầu tư được tài trợ bởi một liên danh các nhà đầu tư Trung Quốc.
Sự dè dặt của Việt Nam đối với BRI có thể được giải thích bởi ba yếu tố: Thứ nhất, Việt Nam đã có những kinh nghiệm tiêu cực đối với các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ, bao gồm xây dựng kém chất lượng, triểnkhai chậm trễ và đội chi phí. Một ví dụ điển hình là tuyến metro Cát Linh - Hà Đông, tới thời điểm tháng 9 năm 2020 vẫn chưa được đưa vào hoạt động sau nhiều lần trễ hẹn. Thứ hai, Việt Nam nhận thấy các điều khoản và điều kiện thương mại của các khoản vay Trung Quốc không hấp dẫn trong khi vẫn có thể tiếp cận các nguồn vốn khác cho các dự án cơ sở hạ tầng của mình, chẳng hạn như các khoản vay từ các đối tác ODA hoặc các chủ nợ đa phương, hay các khoản đầu tư tư nhân. Cuối cùng, Việt Nam lo ngại về tác động chiến lược của BRI trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông, vì việc chấp nhận các khoản vay của Trung Quốc sẽ làm suy yếu quyền tự chủ chiến lược của Việt Nam và khiến Hà Nội khó khăn hơn trong việc chống lại hành động cưỡng bức trên biển của Bắc Kinh.
Kinh nghiệm khác nhau, lựa chọn khác nhau
Hồ sơ BRI ở khu vực hạ lưu sông Mekong nêu trên cho thấy các quốc gia trong khu vực đã áp dụng các cách tiếp cận khác nhau đối với sáng kiến này dựa trên nhận thức của họ về các mối đe dọa và cơ hội mà BRI mang lại. Trong khi Lào và Campuchia nhìn thấy nhiều cơ hội hơn đe dọa, tranh chấp Biển Đông và kinh nghiệm riêngbiệt của Việt Nam trong việc chống lại các cuộc xâm lược lặp đi lặp lại của Trung Quốc trong suốt lịch sử khiến Hà Nội hết sức cảnh giác với BRI. Thái Lan và Myanmar nằm ở giữa, cởi mở hơn Việt Nam nhưng kém nhiệt tình hơn Lào và Campuchia trong việc xem xét các dự án BRI.
Những nhận thức như vậy sẽ tiếp tục biến chuyển trong tương lai tùy thuộc vào mức độ lợi ích mà các dự án BRI thực sự có thể mang lại cho các quốc gia trong khu vực và liệu các rủi ro kinh tế và chiến lược liên quan đến các dự án đó có trở thành hiện thực hay không. Khả năng duy trì BRI của Trung Quốc trong bối cảnh những thách thức kinh tế gia tăng và các kế hoạch của Mỹ và đồng minh nhằm làm mất uy tín BRI cũng sẽ rất quan trọng. Nếu Trung Quốc có thể tiếp tục thực hiện những lời hứa của mình trong khi Mỹ và đồng minh không đưa ra được các lựa chọn thay thế cho BRI, thì động lực hiện tại sẽ tiếp tục và Trung Quốc sẽ có một ưu thế vượt trội hơn về kinh tế và chiến lược trong khu vực. Nếu không, các quốc gia khu vực sẽ phải coi việc điều chỉnh cách tiếp cận BRI và duy trì cân bằng chiến lược giữa hai cường quốc là một vấn đề lợi ích cốt lõi của mình.
Lê Hồng Hiệp
SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN:
CON SỐ "O" ĐANG CHỜ ĐÓN DONALD TRUMP |
|
[20.01.2017 17:12] NĐ: Hiện nay cơ quan tình báo Mỹ đang làm rõ việc Donald Trump đã sử dụng tiền các tổ chức nước ngoài để tranh cử trong đó nhấn mạnh đến vai trò của Nga. Bà Hillary Clinton dù hơn hẳn gần ba triệu lá phiếu phổ thông với Donald Trump, nhưng rốt cuộc bà Hillary Clinton lại thua phiếu đại cử tri. Sự thắng cử của Donald Trump làm cho cả thế giới đầy kinh ngạc. Sự thất bại của bà Hillary Clinton làm cho người dân Mỹ và nhân loại yêu Hòa bình - Công lý - Nhân quyền - Dân chủ trên toàn thế giới bàng hoàng. |
ÔNG JOE BIDEN SẼ ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG HOA KỲ NGÀY 03-11-2020 - NHẬN ĐỊNH CỦA NGUYỄN QUỐC MINH (NGÀY ĐÊM) |
|
[25.10.2020 02:48] NĐ: Ở đời, không có ai hoàn hảo 100%. Ông Joe Biden cũng vậy, nhưng ở ông có bề dày dân cử làm phó Tổng thống Mỹ lâu năm. Ông Joe Biden đã bày tỏ chính sách cứng rắn với Trung Hoa lục địa, ủng hộ các nước khu vực Biển Đông, Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan. Còn Donald Trump trước khi ngồi ghế Tổng thống thì chưa qua một lần dân cử mà chỉ là nhà đầu cơ BĐS thừa hưởng tài sản từ người cha mà có, nhưng lại có ba đời vợ. Donald Trump thích hợp vơi những trò nhố nhăng, điên khùng nhưng lại ưa bắt tay làm bạn với Tập Cận Bình, Kim Jong Un, Putin,...và đã từng gợi ý cho đồng minh đề nghị để ông ta được giải thưởng Nobel Hòa bình. |
'ĐỪNG MƯỢN BÓNG MA THẾ LỰC THÙ ĐỊCH ĐỂ CÔNG KÍCH NGƯỜI GÓP Ý' |
|
[16.06.2020 04:21] NĐ: "Đừng vội quy kết họ là thế lực thù địch để đối phó. Vì như vậy là làm cho Đảng xa dân, đẩy dân về phía thế lực thù địch", ông Nghĩa nêu vấn đề. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, các cơ quan chức năng có trách nhiệm "tìm cho ra, cho đúng" thế lực thù địch để nghiêm trị, nhưng không được mượn "bóng ma" của vấn đề này để công kích những người góp ý, dù đó là dân thường, doanh nghiệp, trí thức hay đại biểu dân cử. Ông Nghĩa nói "trong hội trường Diên Hồng (tòa nhà Quốc hội) này, nếu có thế lực thù địch thì nó chỉ tồn tại trong suy nghĩ của những người quy chụp mà thôi, chứ không ở đâu cả". |
KIỆN TRUNG QUỐC VỀ COVID-19: TRIỂN VỌNG ĐẾN ĐÂU ? |
|
[27.05.2020 04:12] NĐ:Luật pháp Mỹ không cho phép khởi kiện một nước nào đó vì các quốc gia được hưởng quyền ‘miễn trừ quốc gia’ (sovereign immunity). Về vấn đề này, ông Alters cho biết bị đơn trong các vụ kiện là Đảng Cộng sản Trung Quốc và các thực thể trong Chính phủ Trung Quốc. “Đảng Cộng sản Trung Quốc là một đảng chính trị, không phải là một nhà nước có chủ quyền, do đó họ không được hưởng bất kỳ hình thức miễn trừ quốc gia nào,” ông giải thích và nói rằng cho dù Đảng Cộng sản nắm quyền kiểm soát đất nước Trung Quốc đi nữa thì họ vẫn không được xem như là một nhà nước để hưởng quyền miễn trừ. |
TỰ Ý ĐỨNG RA THÀNH LẬP HỘI, CÓ PHẠM LUẬT ? |
|
[05.06.2020 12:58] NĐ: Rục rịch bao thập kỷ nay, Quốc Hội Việt Nam vẫn chưa ban hành Luật Hội Đoàn & Luật Biểu Tình. Tự ý đứng ra thành lập hội, có phạm luật hay không đang trở thành nổi bức xúc trong XH Việt Nam. Bài phản biện dưới đây, phần nào lý giải việc bắt bớ hai nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy của Hội nhà báo độc lập Việt Nam là tùy tiện, là bất chấp pháp luật hiện hành. "Rõ ràng là chủ tịch Hội nhà báo độc lập Việt Nam không có các hành vi như quy định ở Điều 40 của Nghị định 45/2010/NĐ-CP”. Vị luật gia đề nghị không dẫn tên, đã có nhận xét như vậy; và có chia sẻ thêm rằng lâu nay nhà chức trách có những suy nghĩ thành lập hội một cách tự do và tự nguyện, không khác nào việc các cá nhân muốn liên kết và tập hợp lực lượng để tạo sức mạnh chính trị riêng, nhằm đi chệch hướng lãnh đạo của nhà nước, hay gây sức ép, thách thức quyền lực với chính quyền nhân dân."- Nguyễn Nam. |
THẦN DÂN VI HÀNH THIÊN ĐÌNH - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[17.05.2020 01:05] NĐ: ... Dân là gốc. Dân chịu. Trụi tóc. Trọc đầu. Ra đường. Dân thường cũng như sư cụ. Cảnh sát sờ đầu. Khen mũ bảo hiểm mua đâu mà quá tuyệt. Tuýt còi cho qua...
Cài thắt lưng quên khóa. Quần được đà tụt chân. Thần dân ké chuyên cơ. Về nhà như nằm mơ. Bà xã giang tay đón. Còn nữa phần thỉnh báo. Quẳng vào ngăn tủ thôi. Bà xã nở nụ cười. Thời xu chiêng lên giá. |
GIÁO SƯ TIẾN SỸ VE CHAI - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh |
|
[08.03.2018 16:37] NĐ:..."GS TS Ve Chai nhấn ga, bóp còi xin đường chạy tới quầy hàng GS Mắm tôm. Già Sỹ giơ cao chiếc I phone 10 còn mới tinh chạy tới đón xe, cười cười với chị vợ lắm mồm. Vừa ra khỏi xe, chị vợ lắm mồm được GS Sỹ ôm hôn chùn chụt: - GS TS Vợ Xe Ôm muôn năm ! Chúc mừng Tiến sỹ Xe ôm, mới có học hàm GS TS Xe Ôm. Như vậy hai vợ chồng được hưởng lương bổng kéo dài thêm 10 năm thì tha hồ kềm cặp, hướng dẫn cử nhân, thạc sỹ trở thành TS rồi lo mà chạy trở thành PGS, GS của cái nghề "Dối trá & lừa bịp" để dễ bề vơ vét tiền thuế của dân, nhưng không làm ra được một cái ốc vít,..." |
NHẰM HÒA GIẢI DÂN TỘC, HƠN LÚC NÀO HẾT VIỆT NAM CẦN ĐỔI TÊN CÁC ĐƯỜNG PHỐ THÀNH TÊN CÁC LOÀI HOA |
|
[01.12.2016 01:32] NĐ: Hơn lúc nào hết, đã đến lúc Việt Nam cần đổi tên các đường phố, tuyến đường thành tên các loài hoa. Sự đổi mới tư duy Văn hóa gắn tên các loài hoa tại các con đường, tuyến phố ở Việt Nam sẽ làm cho toàn dân trong nước cũng như đồng bào Việt kiều và du khách nước ngoài luôn thoải mái, không đố kỵ, mặc cảm mà lại tạo ra sự gắn kết nhờ hòa giải dân tộc mà phong trào đoàn kết yêu thương tôn trọng nhau hơn, có nhiều vườn hoa đẹp hơn để con người tự hào mình được sống trong môi trường lành mạnh. Đặc biệt, thế hệ tương lai luôn tự hào là người dân Việt Nam có quốc hoa Hoa Sen xứng đáng với tầm vóc mọi thời đại. |
NGẮM ĐÍT TRÂU - Thơ Nguyễn Quốc Minh |
|
[15.09.2016 18:48] NĐ: .... " Ngắm đít trâu cứ thế mãi mà đi Thảm họa Formosa thành đồ trang sức Đít đít trâu trở thành ma lực Chạy chức chạy quyền lừa bịp dưới trên." - thơ Nguyễn Quốc Minh |
LÀM TỔNG THỐNG MỸ LÀ BIẾT TRÂN TRỌNG CHỈ TRÍCH - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[25.05.2016 16:40] NĐ:..."Thạc sỹ Ve Chai thì nhún nhảy cười xòa : - Đợt này, em sẽ tới 24 Lê Văn Hưu Hà Nội, ngồi đúng cái ghế nhựa mà Barack Obam đã ngồi để ăn tô bún chả cho đỡ mỏi chân. Chị bán mắm tôm phụ họa: - Đừng tưởng bở ! Không phải cái ghế mà các quan chức Nhóm lợi ích tham nhũng thân Trung Cộng chạy chọt đâu. Cái ghế nhựa màu xanh đó, ông bà chủ Bún chả chắc cất kín rồi..." - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. |
QUY NHƠN FLC TUYỆT VỜI
NĐ: Với tư cách là một cổ đông nhỏ của Tập đoàn FLC, Ngày Đêm đã bay về thăm TP. Quy Nhơn và FLC Quy Nhơn. Thời gian không nhiều để được đến tận nơi các điểm du lịch nên thơ của miền biển cả đầy sóng vỗ, tình người bao la của vùng đất lành chim đậu. Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Quy Nhơn FLC tuyệt vời. Đây cũng là món quà nhỏ có thể có ý nghĩa không nhỏ gửi tặng đồng bào trong cả nước và trên toàn Thế giới biết thêm phần nào sự đổi mới giàu đẹp của Tp. Quy Nhơn trong đó có phần đóng góp xứng đáng của FLC.
MƯA CHIỀU MIỀN TRUNG - VUI VUI NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1-10 TẠI HỘI HƯU TRÍ TRỤ SỞ CHÍNH VIETINBANK |
|
[01.10.2018 17:16] NĐ: Sẽ có điều bất ngờ & ngạc nhiên khi Ngày Đêm trình diễn một "Tiết mục Văn nghệ đặc sắc có một không hai" chào mừng Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 1-10 tại Hội hưu trí Trụ sở chính Vietinbank. Tiếng cười hơn mười thang thuốc bổ, Ngày Đêm hy vọng được chia sẻ niềm vui tới quý vị gần xa món quà nhỏ Video Clip: VUI VUI NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1-10 gồm Văn nghệ đặc sắc -> Trao tặng quà -> Chụp ảnh lưu niệm -> Liên hoan tiệc mặn cụng ly chúc sức khỏe dồi dào & gặp nhiều may mắn ! |
HỘI HƯU TRÍ TRỤ SỞ CHÍNH VIETINBANK MỪNG XUÂN
NĐ: Sự tồn tại và phát triển luôn luôn được nhân lên bởi Niềm tin - Hy vọng - Tương lai vì một thế giới Hòa bình - Tự do - Nhân quyền - Dân chủ. Thế lực thù địch & phản động không ai khác là những kẻ bán nước hại dân, nói một đằng làm một nẻo, chạy chức chạy quyền, tham nhũng, độc tài, bắt bớ tù đày dân oan, vi phạm trắng trợn nhân quyền đã cam kết với LHQ, gây ra thảm họa Formosa khủng khiếp về môi trường biển ở các tỉnh miền Trung và bùn đỏ Bauxite Tây Nguyên.
DU LỊCH TÂY BẮC - CẢNH SẮC TUYỆT VỜI !
NĐ: Núi Rừng gọi ta - Miền Tây Bắc Việt Nam thật tuyệt vời. Núi cao chót vót nhìn xuống ruộng bậc thang muôn sắc màu của sự sống được con người lao động cần cù một nắng hai sương vẽ nên bức tranh thật kỳ diệu của thiên nhiên. Vâng, Sa Pa - Fan xi păng ta, nơi độ cao trên 3.000 m quanh năm mây mù, gió lộng, nay đã có cáp treo lên nữa lưng chừng núi, ta theo 900 bậc đi lên. Ta chinh phục độ cao và sung sướng reo lên : Núi Rừng Tây Bắc ơi ! Ta đã về đây.
NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIETINBANK - NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG
NĐ: Từ ngày thành lập, đến nay VietinBank đã 27 năm. Vượt qua nhiều gian truân, thử thách VietinBank đang ở tuổi trưởng thành và không ngừng phát triển trong đó có sự đống góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, nhân viên đã nghỉ hưu. Hàng năm, cứ đến ngày Quốc tế người cao tuổi 01-10, toàn hệ thống VietinBank tiến hành tổ chức trọng thể và chu đáo họp mặt thân mật cán bộ nhân viên nghỉ hưu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Đón chào Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 01-10-2015, đội ngũ hưu trí thuộc Trụ sở chính đã được VietinBank tổ chức trọng thể, chu đáo.
KỶ NIỆM 35 NĂM RỜI GHẾ SINH VIÊN CỦA CÁNH BẮC C14 TẠI HÀ NỘI - LÀO CAI
NĐ: Vâng ! Nhóm hội cánh bắc C-14 được mọi người tán thưởng dành cho Nguyễn Đăng Mộng đầy sức lan tỏa của sự nhiệt tình bạn bè và 2 cựu sinh viên nữa trong ban liên lạc tổ chức những ngày giao lưu gặp mặt thân mật giữa Cánh bắc C-14 Hà Nội gặp Cánh nam C-14 Sài Gòn. Vâng ! Thay cho lời chúc sức khỏe và gặp nhiều may mắn, Ngày Đêm xin gửi đến bạn bè gần xa một số hình ảnh cùng âm điệu tiếng nói, tiếng cười tràn đầy sức sống và niềm tin trên những nẻo đường của Quả đất đang quay quay.
KHI CÔNG LÝ MẶC QUẦN NHỎ LÊN BÌA - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh |
|
[18.11.2014 17:28] NĐ: "...Chị vợ phấn chấn cười toáng lên: - Danh hài Công Lý hôm qua lên bìa sách Bộ luật dân sự năm 2014 rồi. Trông ngộ lắm. Lại cởi truồng, mặc quần nhỏ pha lê. Lo chi thiếu tiền. Tiến Sỹ Xe Ôm nóng mặt tung chăn quên cả rét: - Việt Nam làm gì có công lý ? - Đúng . Luật sư Ngô Ngọc Trai đã khẳng định điều đó trên báo chí. Ở các nước Nhân quyền dân chủ, người ta thờ Thần Công Lý. Còn Bộ luật dân sự Việt Nam lại tôn hài Công Lý mặc quần Xilip lên bìa. Tiến Sỹ xe ôm khâm phục: - Danh hài Công Lý lên bìa sách nào cũng xứng tầm. Tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ. Em có thông tin từ Blog nào vậy ?" - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. |
TÌNH NON NƯỚC - Video Clip du ngoạn Miền Trung, thân tặng các đồng nghiệp ! |
|
[17.05.2014 04:52] Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Tình Non Nước, như là món quà nhỏ ghi lại dấu ấn không nhỏ tới đồng nghiệp trên những nẻo đường trong chuyến du ngoạn các tỉnh miền Trung. Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn ! |
ĐỒ SƠN BIỂN NHỚ - Video Clip thân tặng đồng nghiệp
NĐ: Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Đồ Sơn biển nhớ, thân tặng đồng nghiệp, như là món quà nhỏ ghi lại khoảnh khắc những hình ảnh đằm thắm tình cảm vui tươi ở Đồ Sơn Hải Phòng.Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !
TỐP "8-3" Ế CHỢ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[01.03.2011 05:10] * Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành. * Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. * Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay ! |
MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[08.07.2013 01:33] NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài, thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại. Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa... |
KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh |
|
[12.11.2013 01:38] NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm. |
ĐỔI NHÀ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh |
|
[20.03.2013 05:04] NĐ:" Chủ trương đổi nhà này thật là sáng suốt. Những người ở L5 nuôi lợn, gà, vịt, chó quen mùi hôi thối khỏi phải leo cầu thang cho mỏi cẳng. Còn các ông các bà " bự " ưa thoáng mát, ăn nhậu khỏi mùi khó chịu, lại được mở rộng tầm mắt chuyển lên ở tầng 5 thật là Oke !" - Đổi nhà - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh |
THI CHẤT XÁM - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[06.03.2013 23:29] NĐ:Trưởng phòng Thanh tra trúng giải thi "chất xám" AT=TA, thưởng 100 triệu đồng. Còn mỗi người có mặt hôm nay, nhận phong bì mỗi người môt triệu đồng. Nhằm nâng cao chất xám hơn nữa, cuộc họp hôm sau với câu hỏi đề thi là: ĐV + LĐ = TN. Ai trúng giải sẽ có thưởng cao hơn. |
PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG |
|
[22.11.2013 04:45] NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp... |
TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh. |
|
[12.10.2013 17:27] ...Ông Giáp là người lính Đánh cho Tàu, Liên Xô Được vinh danh là tướng Búa liềm đỏ sắc cờ.
Bao thanh niên chết trận Điện Biên máu chưa phai Thạch Hãn sông máu đỏ Biên giới gọi hồn ai ?
Ngày ra đi tướng Giáp Phú Thọ nổ đùng đùng Hoàng Sa, Trường Sa đó Trùng tang kéo tang trùng. |
|
Nguyễn Quốc Minh |