Lượt truy cập 
 Đang online 004
 Tổng số : 007528821
 
Tin tức » Kinh Doanh Hôm nay là :
QUÁ LỐ "GIA ĐÌNH TRỊ" VIETINBANK & ĐẠI ÁN HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ ?
27.12.2013 02:15

Xem hình
NĐ: Có nhiều câu hỏi liên quan đến số tiền gần 5.000 tỷ đồng đã đi đâu. Số tiền trả lãi vay không lớn đến như vậy. Theo đó, có nguy cơ mất trắng 3.300 tỷ đồng. Vietinbank tuyên bố không chịu trách nhiệm bồi hoàn các khoản lừa đảo của Huyền Như, nói rằng Huyền Như lừa đảo, dùng dấu giả. Vì vậy, Huyền Như chỉ mắc tội lừa đảo (án cao nhất là chung thân) chứ không phải là tham ô (án cao nhất là tử hình). Vì là vụ lừa đảo nên Vietinbank cho rằng mình vô can. Không ai khác, tất thảy cương vị lãnh đạo tại đại án này đều là Đảng viên ĐCS Việt Nam.

QUÁ LỐ "GIA ĐÌNH TRỊ"  VIETINBANK & ĐẠI ÁN HUỲNH THỊ HUYỀN NHƯ ?
Quá lố "Gia đình trị" Vietinbank

Trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam,
Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) vẫn là doanh nghiệp nhà nước. Những năm gần đây, dư luận xã hội luôn sốc nóng về hiện tượng "Gia đình trị" quá lố tại VietinBank.

1. Ông Phạm Huy Hùng, sinh 1954, bảo vệ luận án năm 1997 tại Trường Đại học Tài chính Kế toán với học vị Phó tiến sỹ. Đầu năm 2000, sau một đêm ngủ dậy, không hề thi cử mà nhà nước Việt Nam đồng loạt phong Phó tiến sỹ thời bao cấp thành Tiến sỹ của cơ chế kinh tế Thị trường. Ông Phạm Huy Hùng có học vị từ năm 2000 là Tiến sĩ Kinh tế.
Từ tháng 06 năm 2009 cho đến nay là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank). Hiện nay  Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng quản trị VietinBank, Đại biểu quốc hội khóa 13.

2. Bà Phạm Minh Khanh,
hiện đang giữ chức Phó tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Vietinbank là con gái cả của ông Phạm Huy Hùng, Chủ tịch HĐQT Vietinbank

3. Bà Phạm Vân Anh, con gái thứ 2 của Chủ tịch HĐQT Vietinbank, sinh năm 1989, hiện đang giữ chức vụ Phó Tổng GĐ Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank Capital) từ tháng 4/2013.

4. Ông Vũ Trung Thành, là con rễ của Chủ tịch HĐQT Phạm Huy Hùng, chồng ái nữ Phạm Minh Khanh, hiện nay được bổ nhiệm giám đốc chi nhánh Vietinbank TP. Hà Nội ngày 5/12/2013.

5.  Ông Nguyễn Như Dương, sinh năm 1984 là con rễ của Chủ tịch HĐQT Phạm Huy Hùng, chồng ái nữ Phạm Vân Anh, nguyên Phó giám đốc chi nhánh Vietinbank Hà Nội về làm Giám đốc chi nhánh Vietinbank Đống Đa để ông anh rễ cả  Vũ Trung Thành về làm giám đốc Vietinbank TP. Hà Nội.

6. Ông Phạm Huy Thông, sinh năm 1979 là cháu của Chủ tịch HĐQT Phạm Huy Hùng, Phó Tổng Giám đốc VietinBank . Ông Phạm Huy Thông được bầu bổ sung vào HĐQT
VietinBank ngày 13/4/2013.
                            26-12-1013
                         Ngày Đêm (TH)

 Đại án Huỳnh Thị Huyền Như của Vietinbank ?

Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như chiếm đoạt hơn 4.911 tỷ Việt Nam đồng xảy ra tại Vietinbank là vụ án lớn nhất trong lịch sử ngành Ngân hàng Việt Nam[1]. Đây là một trong những vụ án kinh tế lớn nhất tại Việt Nam trong lịch sử hiện đại, với 23 bị cáo. Nếu xét về số tiền thiệt hại, tuy không bằng Vụ án EPCO - Minh Phụng, nhưng mức độ thiệt hại thực tế thì lại là lớn nhất trừ trước đến nay (nguy cơ mất trắng 3.300 tỷ)[1]. Thời gian phạm tội kéo dài từ năm 2007 đến thời điểm khởi tố (tháng 9.2011). Tổng số tiền các đối tượng đã huy động trong vụ án này lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng[2].

Huỳnh Thị Huyền Như đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của 9 công ty, 4 ngân hàng, 3 cá nhân[3]. Các ngân hàng bị lừa là Ngân Hàng Công Thương (Vietinbank), Ngân hàng ACB, Ngân hàng Nam Việt và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPB)[4], Ngân hàng Quốc tế VIB chi nhánh TP.HCM 180 tỉ đồng[5].

Có con dấu giả, Như và đồng bọn đã trực tiếp dùng các hợp đồng giả và chữ ký giả huy động vốn từ các ngân hàng, doanh nghiệp, công ty chứng khoán để vay vốn với những lời mời hết sức hấp dẫn như: Ngoài lãi suất 14% theo quy định còn trả thêm ngoài hợp đồng 8 - 10%/năm. Nhiều doanh nghiệp đã theo nhau sập bẫy.

các doanh nghiệp đều tin là Như dùng hợp đồng thật, con dấu thật. Vì vậy, họ đã gửi tài liệu xin mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Công thương, chi nhánh TP HCM để Như mở hộ. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Như làm giả chữ ký chủ tài khoản ngay từ khi mở tài khoản. Tiền cho vay gửi vào tài khoản thanh toán của doanh nghiệp cho phép Như tự trích. Sau khi tất toán hợp đồng thì tự hủy; hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn được thế chấp vay vốn ở ngân hàng khác trừ Ngân hàng Công thương và chuyển tiền về những “địa chỉ” do Như sắp đặt.

Ngay sau khi nhận được tiền vay, Như chuyển tiền mặt và chuyển khoản trả sòng phẳng cho các cá nhân đã “tạo điều kiện” cho Như tại các ngân hàng, doanh nghiệp theo thỏa thuận. Vì vậy, trong một thời gian dài Như có uy tín rất lớn.

3 công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Công ty Hưng Yên bị Huỳnh Thị Huyền Như lừa với số tiền bị mất lên tới xấp xỉ 1.600 tỷ đồng.

Là Giám đốc Phòng Giao dịch của Ngân hàng Công thương, hiểu biết rõ về nghiệp vụ ngân hàng, sau khi Ngân hàng Công thương nhận hồ sơ mở tài khoản của khách hàng, Huyền Như đã lập hồ sơ mở tài khoản giả, chữ ký giả, dấu giả để đánh tráo hồ sơ mở tài khoản do khách hàng lập. Sau khi khách hàng chuyển tiền vào tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng Công thương, Huyền Như lập lệnh chi giả, lệnh chuyển tiền giả để chiếm đoạt tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng Công thương.[6]

Với thủ đoạn như vậy, Huyền Như đã làm giả 127 lệnh chi, chiếm đoạt 1.598 tỷ từ tài khoản tiền gửi của ba công ty Phúc Vinh, Thịnh Phát và Hưng yên, 50 tỷ đồng của hai cá nhân Nguyệt và Bé Năm[6]

Huyền Như đã dùng chữ ký giả, dấu giả lập các lệnh chi, chứng từ chuyển tiền, rút tiền chiếm đoạt tiền gửi tại Ngân hàng Công thương, chiếm đoạt 210 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty CP CK Saigonbank-Berjaya (SBBS), chiếm đoạt 550,35 tỷ từ tài khoản của Công ty Phương Đông và Công ty An Lộc.

Huyền Như còn tự ý lập 16 thẻ tiết kiệm với số tiền hơn 81 tỷ đứng tên khách hàng gửi tiền, làm giả 16 Lệnh chi, ký giả chữ ký của 9 chủ thẻ tiết kiệm này để rút tiền, chiếm đoạt.

Từ tháng 5-2010 đến 11-2011, ACB của Bầu Kiên ủy thác cho 19 nhân viên gửi tổng cộng gần 719 tỉ đồng vào VietinBank (Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM) với lãi suất từ 17,8% - 18,5%/năm song bị Huyền Như chiếm đoạt toàn bộ[3].

Huyền Như tự ý chuyển đi trên hệ thống máy tính, chiếm đoạt gần 125 tỷ đồng từ tài khoản của Công ty cổ phần bảo hiểm Toàn cầu.

Huyền Như còn huy động rất nhiều tiền của các môi giới, nhà đầu tư cổ phiếu OTC (thị trường cổ phiếu chưa niêm yết), bất động sản với lãi suất 5%/tháng để thực hiện các dịch vụ đáo nợ ngân hàng, nhưng thực chất để lừa đảo, quỵt nợ.[7]

Theo kết luận điều tra, Huyền Như tự ý giả chữ ký, lập 83 thẻ tiết kiệm do Ngân hàng Công thương phát hành trị giá 533,55 tỷ đồng đứng tên các khách hàng gửi tiền. trên cơ sở hợp đồng tiền ký gửi với Vietinbank, các nhân viên Ngân hàng ACB, ngân hàng Nam Việt đã chuyển tiền vào tài khoản của từng người mở tại Ngân hàng Công thương. Sau đó Huyền Như sử dụng trái phép các thẻ tiết kiệm này làm tài sản bảo đảm, lập hợp đồng vay tiền giả, ký giả chữ ký của chủ thẻ để vay 514,54 tỷ đồng tại 2 phòng giao dịch Điên Biên Phủ và Đinh Tiên Hoàng thuộc Ngân hàng Công thương TP.HCM[8].

Các cán bộ của Phòng giao dịch Ngân hàng Công thương đã vi phạm quy định về cho vay, đề xuất lãnh đạo duyệt cho vay, ký hợp đồng cho vay mà không có mặt của người vay hoặc người bảo lãnh tại Ngân hàng[8].

Sau khi biết bị Huyền Như lừa, Ngân hàng Công thương vẫn dùng số tiền từ thẻ tiết kiệm đã được cầm cố để thu hồi các khoản nợ đã cho vay sai mà không có sự đồng ý của chủ thẻ tiết kiệm.

Huyền Như chơi cổ phiếu với khối lượng rất lớn trên thị trường chứng khoán. Như là một trong những khách hàng VIP của nhiều công ty chứng khoán vì số vốn vài chục tỷ đồng và cũng có “danh” của chồng làm bảo chứng[9]. Sau một thời gian giao dịch, giao dịch rất lớn, Như trở thành khách hàng thân thiết của các CTCK và được hưởng những đặc quyền như tăng tỷ lệ sử dụng đòn bẩy và chậm thanh toán. Tính từ tháng 5-2010 đến nay, TTCK giảm nhiều hơn tăng, khó khăn ngày càng chồng chất, càng đánh lớn, càng lỗ nặng. Thua lỗ, cộng với áp lực trả lãi với lãi suất khủng Như lại càng say máu hơn nữa.

Bên cạnh đó từ đầu năm 2007, khi là cán bộ tín dụng VietinBank Chi nhánh TPHCM, Như đã vay hơn 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức, cá nhân để kinh doanh bất động sản tại TPHCM, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam và An Giang. Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, Như không có khả năng thanh toán[10]. Trong quá trình kinh doanh, do cần nguồn vốn nên Như đã vay nóng lãi suất cao của hàng chục cá nhân. Số tiền vay đến năm 2010 lên đến hàng trăm tỉ đồng, Như không có khả năng thanh toán[5]. Nguyễn Thị Phương Hoàng Trung cho Như vay tiền với lãi suất cao gấp 10,66 lần so với lãi suất cao nhất của Ngân hàng Nhà nước quy định, đã hưởng tiền lãi trên 660 tỉ đồng.

Để cần tiền chơi và tiền trả khoản thua lỗ, Huyền Như chiếm đoạt và lừa đảo các khách hàng của Vietinbank. Đây cũng là một vụ lừa đỏa theo Mô hình Ponzi (Ponzi game), tiền lừa của người sau để trả lãi cho các khoản vay trước, vì vậy số tiền cần huy động ngày càng tăng.

Một trong những lý do Huyền Như có khả năng huy động một lượng tiền lớn như vậy vì: Trong vòng 18 tháng, từ tháng 5-2010 đến tháng 11-2011 một số ngân hàng đã ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các ngân hàng khác với lãi suất cao hơn quy định. Theo cơ quan điều tra, ở ACB con số ủy thác là 36 ngàn tỷ đồng vào 29 ngân hàng khác.

Thời điểm đó chính sách thắt chặt tiền tệ bắt đầu guồng quay nhanh, mặt bằng lãi suất được nâng lên qua việc tăng dần trần lãi suất huy động. Những ngân hàng yếu kém ngay lập tức gặp vấn đề thanh khoản và khi kênh liên ngân hàng trục trặc do yêu cầu của người cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp (thường là vàng, ngoại tệ), huy động vốn từ dân cư, doanh nghiệp là con đường duy nhất để “chữa cháy” thanh khoản bấy giờ.

Trần lãi suất huy động đã bị xé rào trên diện rộng. Ngân hàng lách đủ kiểu để trả cho người gửi tiền mức lãi suất cao hơn trần. Trên các bảng niêm yết lãi suất tiết kiệm của ngân hàng và trong số tiền gửi của người dân, lãi suất là một đường thẳng băng đồng loạt 14%, nhưng thực tế người ta nhận được lãi suất tới 17-19%/năm, thậm chí 20%/năm nếu số tiền lên tới hàng tỉ đồng. Nhiều ngân hàng dư thừa vốn, trong khi các ngân hàng yếu kém rất cần vốn, mà Ngân hàng nhà nước lại áp đặt mức lãi xuất trần. Vì vậy, “kế sách” ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào ngân hàng khác xuất hiện.

Trong vụ vỡ nợ của Huỳnh Thị Huyền Như (Hà Nội), bà Như đã dùng các công ty “sân sau”... để ký hợp đồng uỷ thác đầu tư nhằm huy động vốn, sau đó lại chuyển toàn bộ số tiền về doanh nghiệp của bà Như (doanh nghiệp nhận vốn đầu tư). Với hình thức hợp đồng uỷ thác đầu tư và kẽ hở của các ngân hàng đã giúp bà Như huy động lên tới hàng ngàn tỉ đồng rồi chiếm đoạt. Hậu quả là các nhà đầu tư trót giao vốn uỷ thác đầu tư trắng tay[11].

Trong vụ án Huyền Như, ACB đã gửi vào chi nhánh Nhà Bè và chi nhánh TPHCM của Ngân hàng Công Thương 719 tỷ đồng, Ngân hàng Hàng Hải, qua các bước dích dắc, cũng gửi vào chi nhánh Vietinbank Nhà Bè 2.500 tỷ đồng, Ngân hàng Nam Việt gửi 1.500 tỷ đồng, Ngân hàng Tiên Phong (TienPhongBank) gửi 1.860 tỷ đồng[12].

Có nhiều câu hỏi liên quan đến số tiền gần 5 ngàn tỷ đã đi đâu. Số tiền trả lãi vay không lớn đến như vậy. Theo đó, có nguy cơ mất trắng 3.300 tỷ đồng[13]

Vietinbank tuyên bố không chịu trách nhiệm bồi hoàn các khoản lừa đảo của Huyền Như, nói rằng Huyền Như lừa đảo, dùng dấu giả. Vì vậy, Huyền Như chỉ mắc tội lừa đảo (án cao nhất là chung thân) chứ không phải là tham ô (án cao nhất là tử hình). Vì là vụ lừa đảo nên Vietinbank cho rằng mình vô can[13].

Các cá nhân bị khởi tố


-    Huỳnh Thị Huyền Như (SN 1978, thường trú ở phường 22, quận Bình Thạnh, TP HCM), nguyên Quyền trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ, Vietinbank, chi nhánh TP HCM bị khởi tố về 2 tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”. Huyền Như từng là thành viên Hội đồng quản trị Công ty cổ phần chứng khoán Phương Đông (ORS), là vợ của một Phó giám đốc chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam (Vietinbank).[14]
-    Võ Anh Tuấn (nguyên Phó giám đốc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè): chồng của Như, người đứng ngay sau Như cùng tội danh: “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”
-    Ngân hàng Vietinbank: ngoài Huyền Như còn có 22 bị can khác bị truy tố về các tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Cho vay lãi nặng; Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Trong đó có 13 bị can nguyên là trưởng, phó phòng, cán bộ, nhân viên phòng giao dịch Điện Biên Phủ và Phòng giao dịch Đinh Tiên Hoàng thuộc Vietinbank cùng Phòng giao dịch Võ Văn Tần thuộc Vietinbank chi nhánh Nhà Bè, TP HCM[15].
-    Ngân hàng ACB: 6 người gồm ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên), nguyên Phó chủ tịch Hội đồng Sáng lập Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); ông Trần Xuân Giá, nguyên Chủ tịch HĐQT ACB; các Phạm Trung Cang, Lê Vũ Kỳ và Trịnh Kim Quang, là nguyên các Phó chủ tịch HĐQT ACB; Lý Xuân Hải, nguyên Tổng giám đốc ACB, do có hành vi cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
-    Phạm Văn Chí (trú tại TP.HCM) bị đề nghị truy tố về hành vi “cho vay nặng lãi”. Chính người này đã cho Huyền Như vay nặng lãi, liên tục đòi nợ, là một trong các nguyên nhân dẫn tới Huyền Như đi lừa đảo.

Nguồn >>> Google - Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

NGUY CƠ CỰC KỲ NGUY HIỂM CHO VIỆT NAM TỪ TRUNG CỘNG:



TIN LIÊN QUAN:

CƠN CHẤN ĐỘNG SÓNG THẦN "ĐỘC QUYỀN VÀNG" XÉ NÁT CÁC NHTM VIỆT NAM

[26.12.2013 00:28]
NĐ: Nguyên nhân sâu xa của Việt Nam đang thụt lùi tuột dốc về Kinh tế - Xã hội so với các nước trong khu vực và Thế giới là do Hiến pháp không được thượng tôn vì Quốc Hội chỉ là độc đảng. Khi bản Hiến pháp sửa đổi 28-11-2013 chỉ là cụ thể hóa của Cương lĩnh ĐCSVN đã một lần nữa khẳng định: Thể chế Việt Nam tiếp tục tư duy nhiệm kỳ. Tai hại của Tư duy nhiệm kỳ là: "Của chùa" tranh thủ vơ vét, tham nhũng, còn tụt hậu đỗ bể Kinh tế - Chính trị - Văn hóa - Giáo dục - Nợ nần trút lên người sau, thế hệ con cháu gánh chịu.

Tai họa do việc không tuân thủ chức năng nhiệm vụ chính là quản lý tiền tệ và kim đá quý mà xô bồ đi kinh doanh vàng miếng để hưởng chênh lệch có vấn đề của Thống đốc Nguyễn Văn Bình ?

[26.11.2013 04:47]
NĐ: Nhóm lợi ích Ngân hàng gác bỏ nhiệm vụ chính là quản lý tiền tệ và Kim đá quý, mà chỉ chăm chăm đi kinh doanh độc quyền vàng miếng SJC nhằm hưởng chênh lệch, một sân một chợ mà các nước trên Thế giới đã bỏ từ lâu sau khi Hội nhập nền kinh tế thị trường hàng hóa.
Hậu quả tai hại phần lớn làm tang hoang nền kinh tế Việt Nam ngày càng khủng khiếp hơn mà Nhóm lợi ích Ngân hàng gây ra "Cục máu đông Nợ xấu","Độc quyền kinh doanh vàng miếng SJC", đứng đầu là Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước không ngừng lên tiếng cảnh báo.




KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[12.11.2013 01:38]
NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.

PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG 

[22.11.2013 04:45]
NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp...

TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

[12.10.2013 17:27]
...Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Bao thanh niên chết trận
Điện Biên máu chưa phai
Thạch Hãn sông máu đỏ
Biên giới gọi hồn ai ?

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.

<= Tướng Võ Nguyên Giáp lúc về hưu.

DƯƠNG CHÍ DŨNG ĐÃ BIẾN PHIÊN TÒA THÀNH BUỔI BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ XÓM PHƯỜNG - Phiếm luận của Nguyễn Quốc Minh.

NĐ: Tài bẩm sinh của Dương Chí Dũng một lần nữa được Nhóm đặc quyền đặc lợi khẳng định và tán thưởng vì đã biến phiên tòa thành buổi biểu diễn Văn nghệ xóm phường, còn người dân ai ai cũng ôm bụng phì cười. Nghe đâu, Kỷ lục Đạo thơ Yên Tử thì phong Dương Chí Dũng là sư phụ.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Khi yêu, người đàn ông vẫn chưa biết những gì cần biết. Sauk hi kết hôn, anh ta đã biết một nữa những gì cần biết. Và khi ly hôn, anh ta đã biết những gì khoong nên biết.
P.PICATSO.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm