Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007449451
 
Tin tức » Kinh Doanh Hôm nay là :
Tai họa do việc không tuân thủ chức năng nhiệm vụ chính là quản lý tiền tệ và kim đá quý mà xô bồ đi kinh doanh vàng miếng để hưởng chênh lệch có vấn đề của Thống đốc Nguyễn Văn Bình ?
26.11.2013 04:47

Xem hình
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành
NĐ: Nhóm lợi ích Ngân hàng gác bỏ nhiệm vụ chính là quản lý tiền tệ và Kim đá quý, mà chỉ chăm chăm đi kinh doanh độc quyền vàng miếng SJC nhằm hưởng chênh lệch, một sân một chợ mà các nước trên Thế giới đã bỏ từ lâu sau khi Hội nhập nền kinh tế thị trường hàng hóa.
Hậu quả tai hại phần lớn làm tang hoang nền kinh tế Việt Nam ngày càng khủng khiếp hơn mà Nhóm lợi ích Ngân hàng gây ra "Cục máu đông Nợ xấu","Độc quyền kinh doanh vàng miếng SJC", đứng đầu là Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã được các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước không ngừng lên tiếng cảnh báo.

 Ngân hàng Trung ương "quên" quyền năng lớn nhất

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, ở các nước, nhiệm vụ quan trọng nhất của NHTW là điều tiết lưu lượng tiền và quyền hạn lớn nhất là định đoạt lãi suất hợp lý để nền kinh tế phát triển ổn định. Thế nhưng, ở nước ta, quyền hạn lớn nhất này lại chưa được NHTW thực hiện.
Nếu nói, nhiệm vụ quan trọng nhất của NHTW là điều tiết lưu lượng tiền cho nền kinh tế, thì quyền hạn lớn nhất đi kèm của NHTW là gì, thưa ông ?
Quyền hạn lớn nhất của NHTW là được in, phát hành tiền và được định đoạt lãi suất thị trường thông qua xác lập lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn cho các NHTM.

NHTW các nước trên thế giới đều sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để điều hành lãi suất thị trường.

Đơn cử, trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua, khi hệ thống ngân hàng đóng băng, NHTW Nhật Bản muốn cho các DN vay với lãi suất 1-2%/năm, vì vậy đã áp dụng lãi suất tái cấp vốn cho các NHTM là 0,1% đến 0,5%/năm.

Các NHTM không cần huy động vốn trong dân mà có thể đến NHNN vay tái cấp vốn là có tiền cho DN vay. Còn người dân có tiền nhàn rỗi cũng chỉ được hưởng lãi suất tiết kiệm không quá 0,5%/năm.

Hay như tại Mỹ, để DN vay vốn với lãi suất 1% đến 2%, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cho vay tái cấp vốn với lãi suất 0,0%-0,1%. Người dân gửi tiết kiệm cũng chỉ được hưởng lãi suất 0,3-0,5%/năm tùy theo thời hạn gửi tiền .

Dĩ nhiên, không phải lĩnh vực nào cũng được tái chiết khấu, nói cách khác, chỉ những lĩnh vực cho vay sản xuất - kinh doanh mới được tái chiết khấu, tái cấp vốn. Còn những lĩnh vực khác, ví dụ như vay tiêu dùng qua thẻ sẽ không được tái cấp vốn, người vay vẫn phải chịu lãi suất trên 10%/năm.

Với công cụ lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu, bằng nguồn tiền vô hạn của mình, NHTW hoàn toàn có thể xác lập được mức lãi suất cho vay trên thị trường. Đáng tiếc, ở Việt Nam, NHTW chưa làm như vậy, dù Luật NHNN 2010 cho phép NHNN có quyền cho các NHTM vay tái cấp vốn, tái chiết khấu… và định đoạt các loại lãi suất.

Hiện các NHTM chủ yếu cho vay từ nguồn tiền huy động trong dân chứ không phải từ nguồn tiền chiết khấu hay tái cấp vốn của NHNN.
Nhưng nếu NHNN ồ ạt bơm vốn giá rẻ qua kênh tái chiết khấu, tái cấp vốn, liệu lạm phát có quay trở lại, thưa ông ?
Đây cũng chính là lo ngại của NHNN và Chính phủ. Nhưng đây là lo lắng không có cơ sở. Không có ai bắt NHTW tái cấp vốn ồ ạt. Đầu tiên, NHTW phải xác định với mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm, liều lượng tiền cần bao nhiêu là đủ, trên cơ sở đó để bơm tiền ra.

Tiếp đó, phải quản lý được dòng tiền, đảm bảo tiền đi vào sản xuất, kinh doanh chứ không phải các lĩnh vực đầu cơ. Chỉ tín dụng sản xuất kinh doanh mới được tái cấp vốn. Nếu kiểm soát được luồng tiền, bơm tiền đúng lưu lượng, sẽ không có khả năng gây lạm phát.

Ngoài ra, mỗi năm, NHNH đã khống chế tốc độ tăng trưởng tín dụng, vậy làm sao có thể gây lạm phát được? Vấn đề là phải kiểm soát luồng tiền giải ngân cho tốt.

Vấn đề khó khăn hiện nay là hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động không có quy củ. Nói cách khác, đó không phải là hệ thống ngân hàng mà là hệ thống cầm đồ, cho vay dựa vào tài sản thế chấp chứ không theo dự án. Nhiều ngân hàng giải ngân mà không biết dòng tiền được sử dụng vào mục đích gì. Trong khi đó, ở các nước tiên tiến, vốn giải ngân đến đâu ngân hàng giám sát đến đó, DN phải xuất trình hóa đơn, hợp đồng thì ngân hàng mới rót vốn. Chính vì hệ thống NHTM hoạt động không quy củ, không giám sát được dòng tiền nên NHNN cũng khó biết tiền đi đâu.
Chưa giám sát được dòng tiền có lẽ là lý do chính khiến NHNN chưa dám bơm tiền qua kênh tái cấp vốn ?
Chưa dám làm nhưng rồi sẽ phải làm, vừa làm vừa chỉnh đốn hệ thống. Nhưng để làm được, trước hết, NHTW phải biết rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình và phải xây dựng lộ trình triển khai.

Nếu không thực hiện được quyền hạn này, NHNN không phải là NHTW. Hơn nữa, trong Luật đã cho phép, nếu tôi là Thống đốc, tôi sẽ thực hiện ngày quyền hạn đó.

Nhưng thực tế, hình như quyền hạn này đã được NHNN thực hiện. Cụ thể, hai năm qua, NHNN đã liên tiếp hạ sâu trần lãi suất?

Nhớ lại thời kỳ năm 2008, lãi suất huy động được các NHTM đẩy lên 17-18%/năm, đẩy lãi suất cho vay lên trên 20%/năm, không DN nào chịu được. Ban đầu, NHNN phạt một số NHTM, sau đó yêu cầu NHTM cam kết đồng thuận nhưng vẫn không thể kiểm soát được. Vai trò của NHTW là xác lập lãi suất hợp lý cho nền kinh tế phát triển, nhưng vai trò của NHTW thời điểm đó ở đâu?

Từ năm 2012 đến nay, lãi suất huy động giảm mạnh, nhưng không hẳn do chính sách điều hành của NHNN, mà do lãi suất cao trước đây đã khiến nền kinh tế lụn bại, không ai còn dám vay nữa, khiến lãi suất tự nhiên phải giảm xuống.
Vậy trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay, để thực hiện chức năng là NHTW, theo ông, NHNN phải làm gì đối với vấn đề lãi suất ?
Hiện nay, mức lãi suất cho vay mà DN có thể chấp nhận là 9%/năm, vậy tại sao NHNN không « quyết » lãi suất cơ bản là 6%? Còn nếu muốn áp dụng mức lãi suất tối ưu cho nền kinh tế phát triển ổn định là 6% thì NHTW nên đưa lãi suất cơ bản xuống 4% và triệt để áp dụng Bộ luật Dân sự về xử phạt vi phạm trần lãi suất cho vay.
Nhưng nếu lãi suất huy động quá thấp, có xảy ra tình trạng người dân không gửi tiền, ngân hàng thiếu thanh khoản, không có tiền cho DN vay?
Đó là những lo lắng sách vở. Thứ nhất, như tôi đã nói, pháp luật cho phép NHTW quyền lực rất lớn là phát hành tiền, tức NHNN có trong tay nguồn tiền vô hạn, không sợ không huy động được vốn. Dĩ nhiên, không phải phát hành tiền bừa bãi mà NHTW phải điều tiết lưu lương tiền không để xảy ra tình trạng nền kinh tế bị "ngập vốn"; khi thị trường có dấu hiệu phát triển nóng, NHTW phải ngay lập tức sử dụng công cụ OMO để hút tiền về để chặn nguy cơ lạm phát.

Thứ hai, với người dân có tiền nhàn rỗi, không gửi tiền vào ngân hàng họ sẽ làm gì ? Nếu họ có thể đầu tư, sản xuất kinh doanh kiếm được lợi nhuận hơn 6%/năm thì ta nên khuyến khích. Còn nếu không, chẳng lẽ họ mang tiền về để cất trong hũ ? Hay mua vàng ? Nếu vậy thì người bán vàng làm gì với số tiền thu vào? Ho lại sẽ phải gửi vào ngân hàng. Thực tế ở nhiều nước, dù lãi suất huy động rất thấp, người dân vẫn mang tiền gửi vào ngân hàng.

Thứ ba, nếu nói rằng, áp dụng lãi suất huy động cao là để bảo vệ người gửi tiền, vậy nếu nền kinh tế « chết » vì lãi suất cao, DN phá sản, hàng triệu người lao động không có việc làm thì ai cứu?
Trên thực tế, việc bơm vốn rẻ ra cho thị trường chưa hẳn đã hiệu quả. Bài học về gói hỗ trợ lãi suất 4% năm 2009 là một ví dụ điển hình, thưa ông?
Đầu năm 2008, tốc độ tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là trên 30%, và tổng dư nợ (tương ứng với) gần 1,5 triệu nghìn tỷ đồng. Thế nhưng, hai gói hỗ trợ lãi suất 4% (Nhà nước trả giúp DN 4% lãi suất) đã đẩy ra thị trường gần 1 triệu nghìn tỷ đồng mà lại không quản được dòng tiền đi đâu.

Nhiều DN đủ điều kiện được vay hỗ trợ lãi suất đã cho DN khác vay lại để ăn chênh lệch lãi suất, những DN vay lại không đầu tư vào sản xuất kinh doanh mà « nướng » vào bất động sản, chứng khoán, khiến tín dụng tăng đột biến. Trong trường hợp này, chính sách tiền tệ đã tự dẫm vào chân mình.

Lẽ ra, trong trường hợp đó, nếu muốn DN được vay lãi suất 6%/năm, NHTW đưa ra lãi suất tái cấp vốn 3%- 4%, NHTM đến vay và cho DN vay lại (DN) với lãi suất 6%/năm. Với cách đó, ngân sách không những không phải trả 4% lãi suất cho các NHTM còn có thể thu được 3%-4%lãi suất từ các ngân NHTM. Tất nhiên, cùng với bơm vốn, phải giám sát được dòng tiền.
Thưa ông, trong điều kiện hiện nay, vấn đề lãi suất hiện không còn là nỗi bức xúc nữa, thay vào đó là nỗi lo tổng cầu đang sụt giảm nghiêm trọng. Giải pháp lãi suất thời điểm này liệu có phát huy hiệu quả?
Nói như vậy là không nhìn thấy bản chất vấn đề. Đúng, hiện nay tổng cầu sụt giảm, và giải pháp được nhà nước đề xuất hiện nay là tăng đầu tư công. Thế nhưng, hàng trăm ngàn tỷ đồng đầu tư công, sức lan tỏa sẽ được bao nhiêu?

Cái gốc của tăng tổng cầu là người lao động phải có việc làm, có thu nhập, tức DN phải hoạt động. Muốn vậy, phải tạo điều kiện tối đa về lãi suất, tín dụng để DN phục hồi và hoạt động hiệu quả.

Môi trường kinh doanh, chính sách tiền tệ tốt sẽ giúp DN sản xuất - kinh doanh tốt, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tăng tiêu dùng trên nhiều lĩnh vực, đưa đến tăng tổng cầu.

                                             Thùy Liên

Nguồn>>>Google - Vietstock

TIN MỚI:

*  Các chuyên gia kinh tế nói: Doanh nghiệp tiếp tục chết hàng loạt do NH gây ra
(Lưu ý: Trường hợp mở không nghe được thì bạn hãy sử dụng Vượt tường lửa là nghe bình thường)

Nghe bài này  

*Đội ngũ Nhân sỹ trí thức khởi xướng kiến nghị 72: Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi mà QH khóa 13 thông qua ngày 28-11-2013.

NĐ: "Chúng tôi đòi Quốc hội, Chính phủ và cơ quan lãnh đạo ĐCSVN tôn trọng các quyền tự nhiên của con người và quyền tự do dân chủ của công dân, trước hết là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí, quyền lập hội, quyền biểu tình, quyền bầu cử và ứng cử. Đặc biệt chúng tôi yêu cầu ngay từ bây giờ phải làm mọi việc cần thiết cho một cuộc bầu cử trung thực Quốc hội khóa XIV để Quốc hội thực sự đại diện cho dân, có năng lực và thực quyền đáp ứng được trách nhiệm của mình." - Tuyên bố về Hiến pháp sửa đổi.
* Nghi án Phan Thị Bích Hằng 'hối lộ' 400 triệu ? (Nguồn>>>Google - NĐT)

TIN LIÊN QUAN:

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình là chủ tịch HĐQT NHCSXH, phải chịu trách nhiệm việc chi cho "Cậu Thủy" 8 tỷ VND về tội lừa đảo hài cốt liệt sỹ ?

[28.10.2013 07:58]
NĐ: Ông Nguyễn văn Bình, thống đốc NHNN Việt Nam là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Ngân hàng CSXH đã "Hợp đồng" với cậu Thủy 75 triệu đồng/hài cốt. Trong một thời gian ngắn, NH này đã chi ra 8 tỷ đồng cho cậu Thủy để rước về toàn xương trâu, xương bò,...đánh lừa người dân thờ cúng, coi đó là "Hài cốt liệt sỹ" bằng phù phép của Nhóm lợi ích tham nhũng Ngân hàng cùng với Nhóm "Ngoại cảm" đầy ban vệ để lừa đảo.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình vẫn ngang ngược "Đấu thầu vàng" để không ngừng đục nước béo cò cho nhóm lợi ích bất chính

[29.03.2013 20:53]
NĐ:“Cách mà NHNN đang thực hiện với thị trường vàng miếng hiện nay Trung Quốc từng thử áp dụng nhưng rồi phải bỏ vì gây ra quá nhiều bất ổn. Giờ Trung Quốc họ đang quản lý thị trường vàng theo cơ chế thị trường còn của ta lại đang quản lý theo kiểu độc quyền. Trên thế giới, không có bất cứ một nước nào mà ngân hàng T.Ư lại nhúng tay trực tiếp vào kinh doanh vàng cả. Cũng không có một nước nào để tình trạng trên thị trường chỉ có một thương hiệu vàng duy nhất. Ở các nước bao giờ cũng có vài thương hiệu vàng của các ngân hàng và doanh nghiệp lớn cùng tồn tại”

Thị trường vàng Việt Nam: Nguy cấp ! Điều hành vàng: Thất bại !

[25.04.2013 02:39]
NĐ:“Theo tôi, Thanh tra Chính phủ cần xác minh cái lợi - hại của đấu thầu vàng. Rất mong qua đợt thanh tra này sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên sự biến động vô lý của thị trường vàng. Đấu thầu không giúp cải thiện thị trường vàng. Hãy trả lại vàng về đúng thị trường và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ chính đáng tham gia chế tác, kinh doanh tăng cung thực chất cho thị trường” - TS. Nguyễn Thị Hiền.
"Tôi mong thanh tra làm rõ các vấn đề như lượng vàng nhập vào Việt Nam là bao nhiêu? Vàng lậu đi vào bằng con đường nào. Có ai bao che, tiếp tay hay không? Về điều hành của NHNN, thanh tra cần làm rõ việc tổ chức đấu thầu vàng để làm gì? Tại sao lại gây ra tình hình độc quyền? Các chính sách pháp luật quản lý thị trường vàng có lợi cho ai? Có “lợi ích nhóm” trong này hay không? Tôi ví cứ điều hành vàng theo cách đấu thầu thì Bộ Xây dựng có thể đấu thầu xi măng, Bộ NN&PTNT thì đấu thầu gạo… hay sao?” - TS. Lê Đăng Doanh.

Nghị định 24 không phù hợp với thông lệ quốc tế, không phù hợp với điều kiện thị trường trong điều kiện hội nhập - PGS, TS Ngô Trí Long, trả lời báo chí.

[03.07.2013 19:07]
NĐ: "Sau hơn một năm thực hiện Nghị định 24, nghị định này đã bộc lộ một số bất cập...Nhà nước cần phải nắm được những bất cập của nghị định này, xem những gì còn tồn tại mà không đi vào cuộc sống và chưa ổn định, đòi hỏi phải sửa đổi cho phù hợp để làm sao quản lý thị trường vàng một cách hiệu quả và tốt nhất" - PGS.TS Ngô Trí Long.

SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CỦA ÔNG THỐNG ĐỐC NHNN NGUYỄN VĂN BÌNH

[24.06.2013 20:51]
NĐ:Gần đây, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cũng ngụy biện và mơ hồ lẫn lộn không kém gì ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, khi nêu ra vấn đề: "NHNN không độc quyền kinh doanh vàng. Nhà nước vẫn cho kinh doanh vàng, chỉ khác là điều kiện chặt chẽ hơn trước khi có Nghị định 24. Nhà nước chỉ độc quyền 2 cái. Thứ nhất là độc quyền xuất nhập khẩu vàng. Thứ hai là độc quyền thương hiệu vàng" (???). Hình như ông TS. Võ Trí Thành này, đang nằm ngủ cùng với giấc mơ : giá vàng thế giới tụt xuống Toilet.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình cùng với sự phá sản của hàng ngàn doanh nghiệp, cục máu đông Nợ xấu, rối loạn thị trường vàng do độc quyền vàng miếng SJC và buôn lậu vàng nở rộ.

[08.05.2013 22:51]
NĐ:"Tình hình quay quắt như thế vẫn còn kéo dài cho đến nay, khi báo chí trong nước một lần nữa gào thét về chuyện “doanh nghiệp chết như ngả rạ”, còn thống đốc Ngân hàng Nhà nước đang khuấy động chiến dịch “bình ổn thị trường vàng” với một thông điệp chưa từng có “Chênh lệch giá vàng là thuộc về đất nước, thuộc về nhân dân”, và Chính phủ lại đang tìm cách hướng ngoại để có thể tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP)." - Nhà báo Phạm Chí Dũng.

KIẾN NGHỊ CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI GỬI ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC HỦY BỎ QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỘC QUYỀN VÀNG MIẾNG DO VI PHẠM LUẬT PHÁP HIỆN HÀNH.

[07.05.2013 05:53]
NĐ: " Để đảm bảo môi trường kinh doanh minh bạch, chúng tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ Điều 91 Hiến pháp, tạm đình chỉ hiệu lực quy định Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP và yêu cầu Chính phủ hủy bỏ nội dung này, vì nội dung đó không phù hợp với Luật Ngân hàng 2010, Luật các Tổ chức tín dụng 2010, Luật Thương mại, Pháp lệnh ngoại hối 2005." - Luạt sư Trần Vũ Hải, hành nghề luật sư tại địa chỉ số 81 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội.



KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của nguyễn Quốc Minh

[12.11.2013 01:38]
NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.

TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

[12.10.2013 17:27]
...Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Bao thanh niên chết trận
Điện Biên máu chưa phai
Thạch Hãn sông máu đỏ
Biên giới gọi hồn ai ?

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.

<= Tướng Võ Nguyên Giáp lúc về hưu.


PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG

NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp...

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
BẮT GIAM PHẠM THÁI HÀ - PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, TRỢ LÝ CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM VƯƠNG ĐÌNH HUỆ ?
NHẰM HÒA GIẢI DÂN TỘC, HƠN LÚC NÀO HẾT VIỆT NAM CẦN ĐỔI TÊN CÁC ĐƯỜNG PHỐ THÀNH TÊN CÁC LOÀI HOA
“GIA ĐÌNH CHÍNH LÀ NƠI GIỔ TỔ, CÒN TẤT THẢY CÁC NƠI KHÁC CHỈ LÀ CHỔ VUI CHƠI MÀ THÔI” - NGUYỄN QUÔC MINH ( NGÀY ĐÊM)
HÁT CARAOKE "ĐẤT ĐÓNG BĂNG - ĐẤT LÀ ĐẤT, EM LÀ EM" - CA SỸ ĐƯỜNG XÓM TUYỆT VỜI !
MỪNG NHÂN LOẠI YÊU QUÝ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ĐÓN CHÀO NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÌ HÒA BÌNH-TỰ DO-NHÂN QUYỀN-DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/03/2024 - 31/05/2024
HÃY QUAY MẶT ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT - HÀI KỊCH 2024
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT
TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN TUYÊN BỐ : "PUTIN VÀ BỘ SẬU CÔN ĐỒ" ĐÃ GÂY RA CÁI CHẾT CỦA NAVALNY

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Người làm điều lành, tuy phúc chưa đến mà hoạ đã xa. Kẻ làm điều dữ tuy hoạ chưa đến mà phúc chẳng còn.
Trung Luận.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm