Hàng trăm thủy thủ của Vinashin & Vinalines vất vưởng ở nước ngoài kêu cứu
27.12.2012 17:34
|
Tàu chở khách Hoa Sen của Vinashinlines cũng đang mắc kẹt ở Chiết Giang, Trung Quốc do không có tiền sửa chữa. Ảnh Mỹ Gi |
NĐ: Không chỉ những con tàu ma khổng lồ của Vinashin & Vinalines đang biến thành rác biển, mà nay còn hàng trăm thủy thủ Việt Nam đang lênh đênh mắc kẹt tại các nước kêu cứu vì không tiền lương, tàu bị nợ không hoạt động đang bị đói rét cùng cực đe dọa đến mạng sống từng ngày. Lãnh đạo Vinashin & Vinalines cũng như Bộ sậu tham nhũng của Nhóm lợi ích trong Vụ án kinh tế Thế kỷ XXI tại Việt Nam phải trả lời ngay trước công luận và giải thoát gấp sự đày ải hàng trăm thủy thủ vô tội đang bị tra tấn vì đói rét.
Hàng trăm thủy thủ vất vưởng ở nước ngoài
Năm hết Tết đến, vẫn có cả trăm người đang mắc kẹt trên các con tàu của Vinashinlines trong cảnh không tiền, không thực phẩm, phải đương đầu với thời tiết, tật bệnh và mong sớm được về quê hương.
Đúng ngày Giáng sinh, các thủy thủ trên tàu New Phoenix - một trong 16 con tàu của Vinashinlines đã viết thư từ Đại Liên (Trung Quốc) gửi về cho công ty tại Việt Nam. Sau 3 tháng mắc kẹt tại thành phố này, các thuyền viên cho biết họ đã rơi vào cảnh cùng cực.
Thời tiết ở Đại Liên những ngày này rét cắt da cắt thịt, nhiệt độ về đêm xuống tới âm 15 độ C và còn tiếp tục giảm xuống. Thủy thủ cho biết tàu rơi vào cảnh không điện, không thực phẩm, thiếu nước ngọt vì toàn bộ nước trên tàu đã bị đóng băng. Để có nước sử dụng, họ phải đi đập từng cục băng rồi đun chảy.
Để có nước sinh hoạt, họ phải đun chảy từng cục băng trong cái rét âm 15 độ. Ảnh do các thuyền viên tàu New Phoenix gửi về.
Họ đang vô cùng chán chường vì phải sống trên một đống sắt giữa biển, chịu đựng cái rét "vô cùng khủng khiếp" và quá nhiều bệnh tật đã phát sinh. "Đến quyền lợi thiết thực nhất là tiền lương cũng đã 8 tháng nay không nhận được đồng nào", các thuyền viên cho biết. Cũng như trong những thư cầu cứu trước đó, thủy thủ đề nghị công ty bằng mọi biện pháp đưa họ về Việt Nam trước khi có điều gì đáng tiếc xảy ra.
Không chỉ riêng New Phoenix, hàng loạt bức thư "tố khổ" khác của thuyền viên làm việc trên tàu của Vinashinlines liên tục truyền về từ khắp nơi trên thế giới. Cũng trong dịp lễ Giáng sinh, 22 thủy thủ trên tàu Cái Lân 4 cho biết suốt từ cuối tháng 10 đến nay, họ đã phải cầm cự qua ngày bằng mỳ tôm và rau dại. Vì Vinashinlines nợ tiền dầu một đối tác ở Singapore, tàu Cái Lân 4 đã bị nhà chức trách Ấn Độ bắt giữ khi tàu vào cảng Kolkata từ 2 tháng trước. Không phải chịu cái rét "khủng khiếp" như thủy thủ tàu New Phoenix, nhưng tình cảnh trên tàu Cái Lân 4 cũng khó khăn chồng chất vì thiếu lương thực, nước ngọt. Dầu DO hết nên điện không có, khi đêm đến mọi thứ chìm vào tối tăm.
Trước đó, hồi tháng 11, 9 thủy thủ trên tàu Sea Eagle cũng đã gửi thư kêu cứu từ Chiết Giang, Trung Quốc. Không còn khả năng hoạt động, con tàu Sea Eagle nay chỉ như một đống sắt vụn giữa biển khơi. Không điện đóm, tiền ăn cũng lâu ngày không được cấp, các thuyền viên phải lên bờ hái rau dại, xuống nước mò cua bắt ốc ăn trong sự ngạc nhiên và thương hại của những người dân địa phương.
Thủy thủ cho biết do neo đậu quá lâu, tiền chi phí cảng và tiền sửa chữa đã vượt quá giá trị của tàu. Trong tình cảnh công ty Vinashinlines không có khả năng tài chính, 9 thuyền viên trên tàu đã gửi thư cho báo chí, mong muốn công ty được bán tàu để có tiền đưa họ sớm về quê hương.
Cũng mắc kẹt ở Chiết Giang, tàu Hoa Sen của Vinashinlines đang trong tình cảnh không hoạt động dù đây là một trong những con tàu "đẹp mã" nhất của công ty hiện nay. Suốt 4 tháng liền trên tàu không có điện. Nhiều người làm việc trên tàu 13 tháng thì 11 tháng bị nợ lương. Những lúc trên tàu không ai còn tiền mua thực phẩm, các thuyền viên cũng phải tự làm lồng bắt cua, cá để sống qua ngày.
Tàu chở khách Hoa Sen của Vinashinlines cũng đang mắc kẹt ở Chiết Giang, Trung Quốc do không có tiền sửa chữa. Ảnh Mỹ Giang.
Đáp lại những bức thư khẩn thiết này, vị Tân Tổng giám đốc của Công ty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (Vinashinlines), ông Nguyễn Quế Dương chỉ biết động viên thuyền trưởng và thuyền viên. Còn tình trạng Vinashinlines cũng không khá hơn gì. Trong thư gửi đến thuyền viên tàu New Phoenix, ông Nguyễn Quế Dương cho biết công ty "đang thực sự quá khó khăn nên không thể giải quyết hết được nhu cầu tối thiểu của tất cả các tàu".
Hiện Vinashinlines có 16 tàu mắc kẹt cả trong lẫn ngoài nước, trong đó chỉ 2 tàu hoạt động có thu nhưng nguồn thu rất hạn chế vì bị trừ các chi phí sữa chữa, khai thác. Trong tài khoản không còn đồng nào, công ty đang nợ nhà cung cấp Singapore tiền dầu của nhiều con tàu và không có khả năng thanh toán.
Nếu được cho phép, Vinashinlines sẽ bán tàu ngay tại nơi neo đậu vì đưa về Việt Nam còn tốn kém hơn. Hiện nay, chi phí duy trì 16 con tàu hầu như không có doanh thu này là 10 tỷ đồng mỗi tháng.
Biện pháp duy nhất Vinashinlines đang áp dụng là báo cáo và chờ đợi. Công ty cho biết đã báo cáo tình trạng các tàu với Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam và các bộ ban ngành liên quan. Công ty cũng đã gửi công văn cho Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đề nghị có biện pháp giúp đỡ bảo đảm an toàn cho thuyền viên trong trường hợp điều kiện sống, an toàn sức khỏe và tính mạng thuyền viên bị đe dọa buộc phải rời tàu.
Tình cảnh của các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam, trong đó có Vinahinlines được biết đến nhiều hơn sau cú ngã ngựa của hai người hùng một thời là Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines). Không chỉ ở nước ngoài, ngay cả trong nước cũng có tình trạng doanh nghiệp bỏ mặc tàu nằm bến, thậm chí trôi nổi ở các cảng mà không có tiền kéo về. Suy thoái kinh tế, đơn đặt hàng từ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước và thế giới ngày một ít là đòn giáng mạnh vào cảnh khốn cùng của các hãng hàng hải.
Một nguồn tin cho hay Chính phủ đang chỉ đạo rốt ráo để tìm giải pháp đưa các con tàu đang vất vưởng ở nước ngoài về.
Thanh BìnhNguồn >>> Vnexpress (Tin nhanh Việt Nam) TIN LIÊN QUAN:
Những con tàu "ma khổng lồ" của Vinashin đang biến thành rác biển |
|
[05.12.2012 03:05] NĐ: Nói một đằng làm một nẻo, tham nhũng
quá trời vẫn một mực cho mình trong sạch nhưng lại luôn đổ tội cho "thế
lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội" là
giọng lưỡi tráo trở lừa đảo đầy tinh vi xảo quyệt của Bộ sậu giặc Nội
xâm. Thế lực này đang ngồi trên pháp luật, tung hoành đổi trắng thay
đen, bắt tay với bọn bành trướng Trung Cộng, vi phạm nhân quyền, đàn áp
bắt bớ giam tù những người dân vô tội, phá hoại nền Kinh tế - Văn hóa -
Giáo dục - Xã hội Việt Nam. Hàng trăm ngàn tỷ đồng là máu thịt của Nhân
dân Việt Nam đã bị thế lực đen đổ vào Tập đoàn Vinashin nay đang trở
thành đống rác biển. |
Cần sớm loại bỏ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình để thay đổi tư duy về quản lý Tiền tệ & Thị trường vàng. |
|
[26.12.2012 20:22] NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn
Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã
đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi
ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm
vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động
vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế
thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò"
cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực
kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang
đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng
hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng. |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội |
|
[14.11.2012 19:20] NĐ:
"Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói
một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số
Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong
mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm vàng làm chức năng
thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và
độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo
ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích
làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do
sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế
thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc
Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng. |
Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám |
|
[18.10.2012 21:29] NĐ:
Đầu năm 2000, sau một đêm ngủ dậy, chả cần thi cử thế là hàng trăm ngàn
Phó tiên sĩ thời bao cấp - XHCN, được công nhận Tiến sĩ và từ đó số
lượng phong hàm PGS, GS cứ thế nhảy lên ào ào, còn luận án thì bỏ ngăn
kéo, nhường cho những phát minh của mấy bác Nông dân ít chữ. Tiến sĩ
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình gần đây được Quốc tế liệt vào yếu kém
nhất trong 10 thống đốc Ngân hàng Thế giơi. Còn GS.TS Hoàng Quang Thuận
đạo văn lại được "Thánh hóa" nhảy múa đề xuất lên tận Thủy Điển nhận
giải NoBel văn học... |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác
NĐ:" Khi Thống đốc Nguyễn Văn
Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành
chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt
với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến
cấm huy động vàng... Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm
nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng
và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề
chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt
quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường
hậu quả rất lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô,
Ủy ban Kinh tế Quốc hội
Hàng loạt Ngân hàng từ chối mua vàng SJC bao bì cũ. Vàng SJC bao bì mới cũng còn phải “xem xét”.
NĐ:"Chủ trương
sai trái độc quyền vàng miếng SJC của ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
xuyên qua Nghị định 24 đã làm cho thị trường Tiền tệ, thị trường vàng
miếng rối loạn ngày một trầm trọng. Ông Nguyễn Văn Bình đã biến NHNN là
cơ quan làm chức năng phát hành tiền tệ và quản lý trong đó có vàng là
thứ hàng hóa đặc biệt như tiền, thành ra là cơ quan kinh doanh. Chất
lượng và uy tín trong kinh doanh quyết định sự tồn tại của một thương
hiệu chứ không phải sự áp đặt, duy ý chí. Sự đi ngược lại nền kinh tế
hàng hóa dẫn đến phá sản "Thương hiệu SJC" là không tránh khỏi. Trách
nhiệm hình sự đang dồn vào ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình - một trong
mười thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012 đã được Quốc tế xếp hạng." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.
Sự suy sụp do hảo huyền độc quyền vàng miếng SJC là không tránh khỏi |
|
[25.10.2012 21:43] NĐ:
Chính chủ trương tại hại của độc quyền vàng miếng SJC đã góp phần làm
rối loạn nền kinh tế , gây thất thu nặng cho Ngân sách nhà nước và làm
thất thiệt vô cùng lớn cho người dân. Niềm tin dành cho vàng miếng SJC
đã và đang cạn kiệt trong lòng Nhân dân dẫn đến sự sụp đỗ thương hiệu
SJC là không tránh khỏi . Và là cơ hội để các thương hiệu vàng miếng
khác vững vàng đi lên trong kinh doanh theo quy luật cạnh tranh khách
quan vốn có của nền kinh tế thị trường hàng hóa. |
Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ? |
|
[11.07.2012 22:04] NĐ:
Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn sống thì nhả ra hay là chịu chết
cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu
bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng
giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái hắt xì hơi,...các giám đốc Chi
nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ
ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là một cái vuốt ve. |
ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu |
|
[31.10.2012 20:06] NĐ:
Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng. Ngoài nguyên nhân chính của nợ
xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn
hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất
trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ
đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua
thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả
người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng |
Ai gây ra thị trường vàng rối ren ? |
|
[28.10.2012 05:17] NĐ:
Nếu quản lý tốt, có chính sách hay, người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng,
họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có
thể phát triển một thị trường vàng cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài
khoản, “vàng giấy” (người dân mua vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay
vào đó là giấy chứng nhận sở hữu vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu
quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn
chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp pháp của người dân, đó là được sở hữu
vàng. |
Quốc Hội vẫn khẳng định Nghị quyết: "bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá thế giới"
NĐ: Liên quan tới thị
trường vàng, vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm vì nhiều tháng
qua giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, Quốc hội
tiếp tục yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý và ổn định thị trường
vàng, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Như
vậy, những gì mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã làm và phát ngôn
trong phiên chất vấn đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội.
Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ? |
|
[11.07.2012 22:04] NĐ:
Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn sống thì nhả ra hay là chịu chết
cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu
bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng
giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái hắt xì hơi,...các giám đốc Chi
nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ
ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là một cái vuốt ve. |
ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu |
|
[31.10.2012 20:06] NĐ:
Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng. Ngoài nguyên nhân chính của nợ
xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn
hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất
trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ
đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua
thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả
người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng |
Ai gây ra thị trường vàng rối ren ? |
|
[28.10.2012 05:17] NĐ:
Nếu quản lý tốt, có chính sách hay, người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng,
họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có
thể phát triển một thị trường vàng cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài
khoản, “vàng giấy” (người dân mua vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay
vào đó là giấy chứng nhận sở hữu vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu
quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn
chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp pháp của người dân, đó là được sở hữu
vàng. |
Dường như hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động không nhằm phục vụ sản xuất
|
NĐ: Chính
phủ nước nào cũng mắc nợ nước ngoài. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam nợ
nước ngoài lớn gấp 2,5 lần của Nga, trong khi dân số Nga đông gấp 2,5
lần dân số Việt Nam. Hiện nay, không ít con tàu ma của vinashin đang
thối rửa dập dờn trên biển. Tiến sĩ Vũ Quang Việt, người từng là Vụ
trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc nói "tổng
số nợ công của Việt Nam tính theo chuẩn quốc tế ở mức khoảng 129 tỷ đô
la Mỹ, bằng 106% GDP năm 2011, vốn đạt gần 122 tỷ đô la.", "Có thể nói
dường như hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động không nhằm phục vụ sản
xuất."
|
Cái tủ lạnh CCCP - Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[06.11.2008 23:46] .....Cái
tủ lạnh . CCCP ( Xê Xê Xê Pê). Xây xước . Lau lau . Mừng mừng . Tủi tủi
. Từ giã Hà Nội . Về quê . Xình xịch tàu hoả . Vượt qua núi trọc . Rừng
cháy . Trơ gốc . Qua những cánh đồng . Mấy thế kỷ nay . Người nông dân .
Tự hào chổng mông . Đít cao hơn trời . Cuốc bàn . Cấy lúa . Gặt hái .
Cắt rạ . Nhặt khoai lang . Nhưng , gạo xuất khẩu . Nhì , ba thế giới ...
CÁI TỦ LẠNH CCCP
(Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh) |
Hai cô đồng nát - Truyện Clíp của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[07.11.2008 13:13] Đắn
đo . Suy tính . Phủ quyết đói nghèo . Hai cô cộng lại . Vừa tròn sáu
mươi . Chạy ngược . Chạy xuôi . Mua gom . Báo cũ . Trở thành đồng nát .
Hai cô chỉ cười . Bốn cặp má tươi . Bù cho đi học . Cổ cao ba ngấn .
Giây vàng mười lủng lẳng . Trời mưa . Trời nắng . Bốn cặp gót hồng . Bốn
quả đào tươi . Bốn môi roi rói . Hai mông tròn tròn . Luôn vui chào hỏi
... ---------- Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh |
“MA CHIẾN HỮU” CỦA MẠC NGÔN LÀ XUYÊN TẠC, CHỐNG VIỆT NAM - tác giả: VŨ XUÂN TỬU. |
|
[17.10.2012 05:13] NĐ:
"Ma chiến hữu là một tác phẩm đáng lên án như vậy, tại sao Việt Nam lại
cho dịch và phát hành rộng rãi. Trong khi đó, những tác phẩm trong nước
thì quản lý tới mức hà khắc. Theo tôi được biết, hàng năm, Trung Quốc
vẫn tổ chức kỷ niệm rầm rộ cuộc chiến kia, nhưng phía Việt Nam lặng
ngắt. Nếu bắt buộc phải đề cập, thì phải nói chệch đi là cuộc chiến
tranh bảo vệ tổ quốc! Thậm chí, biểu tình phản đối Trung Quốc trắng trợn
xâm phạm biển đảo, cũng bị coi là phản động và đàn áp. Có điều gì đã
xảy ra ở Thành Đô khiến Việt Nam sợ hãi làm vậy, hay cũng bị “ma chiến
hữu” bắt mất hồn ?" |
Giải thưởng Nobel Văn học 2012 trao nhầm người ? |
|
[12.10.2012 06:12] NĐ:
Ông Mạc Ngôn tên thật là Quản Mô Nghiệp, là phó chủ tịch Hiệp hội các
nhà văn Trung Quốc và là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung
Cộng). Ông Quản Mô Nghiệp, người từng được các giải thưởng như Mao Thuẫn của Trung Quốc và đề cử giải Man Asian 2007. Ông
Quản Mô Nghiệp là người tán dương Mao Trạch Đông, ủng hộ Đặng Tiểu
Bình tấn công Việt Nam và cổ vũ cho chủ nghĩa bành trướng của Đảng cộng
sản Trung Quốc xâm lược các nước láng giềng và Biển Đông trong đó có
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, ông Quản Mô Nghiệp là sáng
tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc. Ủy ban Giải thưởng Nobel đã loan báo: "Giải
Nobel Văn học năm 2012 được trao tặng nhà văn Mạc Ngôn, với văn phong
kết hợp chủ nghĩa hiện thực ảo với văn học dân gian, lịch sử và đương
đại." |
|
Nguyễn Quốc Minh |