Chất vấn Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Binh về “lợi ích nhóm”
11.11.2012 02:44
|
Thống đốc Nguyễn Văn Bình bị chất vấn tại Quốc Hội |
NĐ: Trong năm 2012, "Cục máu đông Nợ xấu" do các NHTM gây ra là nguyên nhân chính băng hoại nền kinh tế Việt Nam, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới. Đặc biệt, Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa. Muốn có cú huých để phát triển nền kinh tế và khôi phục uy tín trong quan hệ thương mại với Quốc tế, đã đến lúc Quốc Hội phải tiệt trừ những kẻ đứng đầu Nhóm lợi ích Ngân hàng, Giao thông Vận tải,... nói một đằng lam một nẻo gây nguy kiệt Quốc gia Việt Nam.
Chất vấn Thống đốc ngân hàng về “lợi ích nhóm”
Là thành viên Chính phủ nhận được nhiều nhất câu hỏi chất vấn bằng văn bản tại kỳ họp này, Thống đốc Nguyễn Văn Bình sẽ phải giải trình vấn đề xử lý nợ xấu, việc doanh nghiệp (DN) khó khăn trong tiếp cận vốn vay, lý do độc quyền vàng miếng SJC..., cho đến trách nhiệm cá nhân người đứng đầu khi có nhiều tội phạm hình sự trong lĩnh vực ngân hàng (NH).
T rong số các câu hỏi, có ĐB chất vấn Thống đốc về phương án xử lý khoản tiền trên 90.000 tỉ đồng do ngân sách nhà nước nợ DN; trách nhiệm của NHNN trong việc ban hành văn bản quản lý để hạn chế nợ xấu của NH thương mại; việc bảo lãnh Chính phủ về nợ xấu; vấn đề DN vay vốn NH có tài sản thế chấp nhưng không xử lý được tài sản đó, phát sinh nợ xấu mới. Một số ĐB khác yêu cầu cho biết căn cứ để phân loại và "bơm" tiền cho các NH thời gian qua; thực trạng cho vay chéo trong hệ thống NH; vì sao tỷ lệ huy động tiền gửi tăng, nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay thấp ?
Thống đốc Nguyễn Văn Bình - Ảnh: Ngọc Thắng
Đáng chú ý, ĐBQH chất vấn Thống đốc “quyết định lấy thương hiệu vàng SJC làm thương hiệu độc quyền" có trái với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường hay không; nguyên nhân giá vàng miếng SJC cao hơn vàng miếng thương hiệu khác và giá vàng theo thương hiệu mà không theo chất lượng gây khó khăn cho người dân khi mua bán và các giải pháp ổn định thị trường vàng trong nước; ý định đánh thuế tài sản cá nhân của dân được cất giữ bằng vàng...
Tội phạm NH tăng, trách nhiệm Thống đốc đến đâu ?
Một số ĐBQH còn chất vấn Thống đốc về tình trạng thâu tóm trong hệ thống NH gia tăng: “Tội phạm hình sự trong lĩnh vực NH, gồm cán bộ NH và ngoài NH liên quan tới vốn tín dụng, việc thâu tóm trong hệ thống NH trong thời gian qua tăng đáng kể thì trách nhiệm và các giải pháp của Thống đốc trong thời gian tới thế nào?”.
Cũng đòi hỏi làm rõ trách nhiệm của Thống đốc “trong quản lý nhà nước để xảy ra tham nhũng trong hệ thống NH, trong việc thâu tóm đã xảy ra”, có ĐB đề nghị Thống đốc báo cáo thêm về tình hình phòng chống tham nhũng và tội phạm trong lĩnh vực này.
Đặc biệt, có ĐB chất vấn Thống đốc về “kết quả thanh tra chuyên ngành ở NHNN về chấp hành pháp luật, về tình hình vi phạm pháp luật ngân hàng"; “lợi ích nhóm chi phối các chủ trương, chính sách, biện pháp của NHNN như thế nào”. Có ĐB đề nghị Thống đốc giải trình về việc trong khi nợ xấu nhiều, nhưng lương của ngành NH, nhất là lương, thu nhập của lãnh đạo từ trưởng phòng trở lên quá cao (giám đốc ngân hàng chi nhánh ở tỉnh có thể gần 70 triệu đồng/tháng).
Các câu hỏi còn lại tập trung vào biện pháp giải quyết vốn vay, hỗ trợ lãi suất nhằm chia sẻ khó khăn với DN; vấn đề kiểm soát nhằm chống hiện tượng vượt trần lãi suất huy động của các NH; biện pháp xử lý tiêu cực trong ngành NH...
6 ngành đầu bảng về tỷ lệ nợ xấu
Trong văn bản trả lời chất vấn ĐB về thực trạng nợ xấu và cơ cấu nợ theo các nhóm tổ chức tín dụng, theo ngành kinh tế, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết tính đến 30.6, nợ xấu theo các tổ chức tín dụng báo cáo là 119.139 tỉ đồng, chiếm 4,49% tổng dư nợ tín dụng. Còn theo kết quả thanh tra, giám sát của NHNN, nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến cuối tháng 6.2012 chiếm khoảng 8,8% tổng dư nợ tín dụng.
Trong số đó, nợ xấu của nhóm NH thương mại nhà nước chiếm 44,26% tổng nợ xấu của toàn hệ thống; nhóm NH TMCP chiếm 35,3%; nợ xấu của nhóm NH nước ngoài, chi nhánh NH nước ngoài và NH liên doanh chiếm 5,2%; số còn lại của nhóm công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, các quỹ tín dụng nhân dân.
Về cơ cấu nợ xấu, Thống đốc cho biết tính đến cuối tháng 6 chỉ riêng 6 ngành kinh tế số nợ xấu đã lên tới 96.000 tỉ đồng, chiếm đến 80,49% tổng số nợ xấu của toàn nền kinh tế. Đứng đầu là công nghiệp chế biến, chế tạo với tỷ lệ nợ xấu 22,5% tổng nợ xấu của toàn hệ thống; kinh doanh bất động sản và hoạt động dịch vụ chiếm 19,25%; bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô xe máy và xe có động cơ chiếm 18,52%; vận tải, kho bãi chiếm 11%; nợ xấu của xây dựng chiếm 9,5%.
Theo Thống đốc Bình, NHNN đang xây dựng đề án thành lập công ty quản lý tài sản để xử lý nợ xấu một cách tập trung với quy mô lớn, trong đó tập trung xử lý nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản để trình Chính phủ, Bộ Chính trị quyết định.
Nguyệt Minh
Nguồn >>>ThanhNien.Online
TIN LIÊN QUAN:
Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ? |
|
[11.07.2012 22:04] NĐ: Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn
sống thì nhả ra hay là chịu chết cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn
sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra
trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái
hắt xì hơi,...các giám đốc Chi nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là
buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là
một cái vuốt ve. |
ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu |
|
[31.10.2012 20:06] NĐ: Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng.
Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh
cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế
chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng
định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao
bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là
nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi
chục tỷ đồng |
Ai gây ra thị trường vàng rối ren ? |
|
[28.10.2012 05:17] NĐ: Nếu quản lý tốt, có chính sách hay,
người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng, họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm
ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có thể phát triển một thị trường vàng
cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài khoản, “vàng giấy” (người dân mua
vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay vào đó là giấy chứng nhận sở hữu
vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản
thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp
pháp của người dân, đó là được sở hữu vàng. |
ẢO
TƯỞNG TRONG VIỆC NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG VÀNG LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
CỦA NGHỊ ĐỊNH 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012, CÓ HIỆU LỰC 25-5-2012. |
|
[06.04.2012 21:59] NĐ:Việc nghiêm cấm các tiệm vàng không đủ
điều kiện kinh doanh vàng miếng và cấm "Sử dụng vàng làm phương tiện
thanh toán" không chỉ là ảo tưởng mà còn thúc ép buộc người dân mua bán
và thanh toán “Chui”. Sự thiệt thòi của người dân Việt Nam đang sử dụng
vàng miếng là không nhỏ trong khi đó lợi ích nhóm Ngân hàng là vô cùng
lớn, còn Ngân sách thất thu về các khoản thuế từ lĩnh vực kinh doanh
vàng là cực kỳ lớn và sự tiêu cực xã hội sẽ gia tăng . Cái giá của sự đi
ngược nền kinh tế thị trường gây hậu họa cho xã hội Việt Nam là không
hề nhỏ. |
Sự suy sụp do hảo huyền độc quyền vàng miếng SJC là không tránh khỏi |
|
[25.10.2012 21:43] NĐ: Chính chủ trương tại hại của độc quyền
vàng miếng SJC đã góp phần làm rối loạn nền kinh tế , gây thất thu nặng
cho Ngân sách nhà nước và làm thất thiệt vô cùng lớn cho người dân.
Niềm tin dành cho vàng miếng SJC đã và đang cạn kiệt trong lòng Nhân dân
dẫn đến sự sụp đỗ thương hiệu SJC là không tránh khỏi . Và là cơ hội để
các thương hiệu vàng miếng khác vững vàng đi lên trong kinh doanh theo
quy luật cạnh tranh khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường hàng
hóa. |
Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám |
|
[18.10.2012 21:29] NĐ: Đầu năm 2000, sau một đêm ngủ dậy, chả
cần thi cử thế là hàng trăm ngàn Phó tiên sĩ thời bao cấp - XHCN, được
công nhận Tiến sĩ và từ đó số lượng phong hàm PGS, GS cứ thế nhảy lên ào
ào, còn luận án thì bỏ ngăn kéo, nhường cho những phát minh của mấy bác
Nông dân ít chữ. Tiến sĩ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình gần đây được
Quốc tế liệt vào yếu kém nhất trong 10 thống đốc Ngân hàng Thế giơi. Còn
GS.TS Hoàng Quang Thuận đạo văn lại được "Thánh hóa" nhảy múa đề xuất
lên tận Thủy Điển nhận giải NoBel văn học... |
TS.Lê
Xuân Nghĩa lú lẫn đáng ngờ, phát ngôn tầm bậy khi nói về "Lộ trình"
đúng hướng trong "Cuộc chiến" châm dứt vàng hóa, Đôla hóa. |
|
[07.11.2012 18:38] NĐ: Trong năm 2012, Quốc tế đã xếp Thống đốc
NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế
giới. Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi
suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng
phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa
của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền
kinh tế thị trường hàng hóa. Sự phụ họa của TS. Lê Xuân Nghĩa trong bài
"Tiến tới chấm dứt gửi và cho vay ngoại tệ" trên báo Đầu tư là một sự lú
lẫn đáng ngờ. |
Nợ xấu và Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ? |
|
[31.10.2012 21:39] NĐ: "Trong lúc nợ xấu thực sự của Việt Nam
còn đang tranh cãi thì có thể nghĩ rằng, Thống đốc Bình đang mắc món “nợ
xấu” khác thuộc phạm trù nguy hiểm ở cả ba nhóm: Nhóm 3: dưới chuẩn về
hiểu biết; Nhóm 4: khiến người ta có quyền nghi ngờ về trình độ cầm cân
nẩy mực cho nền kinh tế và; Nhóm 5: khả năng mất vốn đã bỏ ra cho cái
ghế." - Hiệu Minh |
Ngân hàng ép nhân viên đòi nợ xấu . Ngân hàng còn dùng hai sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng. Quả bom Chỉ thị 02. |
|
[13.08.2012 02:52] NĐ: Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn
Trí Hiếu thì nhìn nhận việc họ bị giáng cấp là điều bình thường bởi
không ai khác, các lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với nợ xấu. Vị chuyên
gia từng có kinh nghiệm lâu năm làm ngân hàng tại Mỹ cho biết: "Ở các
nước, người có những hành động hoặc quá trình làm tín dụng để xảy ra nợ
xấu nhiều khó xin việc ở tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân là lịch sử
tác nghiệp của họ sẽ bị ghi lại và cảnh báo trên toàn hệ thống ngân
hàng". |
Thống
đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phải chịu trách nhiệm hình sự về các thương
hiệu Vàng miếng bị làm giả, nhái và rối loạn thị trường vàng ?
NĐ:Đó là cẩu hỏi và cũng là câu trả lời của
người dân Việt Nam hiện nay. Năm tổ chức được NH Nhà nước cấp phép sản
xuất vàng miếng trước đây là NH ACB, Công ty vàng NH Phương Nam, Công ty
vàng NH Sacombank, Công ty vàng NH Nông nghiệp, Công ty PNJ đã chủ động
bàn giao khuôn đúc cho NH Nhà nước TP.HCM niêm phong quản lý do họ
không được sản xuất vàng miếng nữa. Sự minh bạch này đồng nghĩa với việc
dồn trách nhiệm pháp luật cho ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, đang
đi ngược nền kinh tế thị trường hàng hóa là nguyên nhân làm rối loạn
thị trường vàng miếng, để xảy ra tình trạng vàng miếng giả, nhái ngày
một tràn lan gây thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Quốc Minh |