Nợ xấu và Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ?
31.10.2012 21:39
|
Ông Nguyễn Văn Bình nhậm chức thống đốc NHNN (3-8-2011) |
NĐ: "Trong lúc nợ xấu thực sự của Việt Nam còn đang tranh cãi thì có thể nghĩ rằng, Thống đốc Bình đang mắc món “nợ xấu” khác thuộc phạm trù nguy hiểm ở cả ba nhóm: Nhóm 3: dưới chuẩn về hiểu biết; Nhóm 4: khiến người ta có quyền nghi ngờ về trình độ cầm cân nẩy mực cho nền kinh tế và; Nhóm 5: khả năng mất vốn đã bỏ ra cho cái ghế." - Hiệu Minh
Anh Bình và nợ xấu
Nói đến nợ thì dân thường ai chả hiểu, nợ xấu là nợ không trả được, hoặc đến kỳ thanh toán phải khất lần. Cho vay mà không đòi được thì gọi là nợ khó đòi hay xấu nhất là không đòi được nợ.
Thế mà Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình lại tỏ ra không hiểu nợ xấu và cách tính khi nói rằng, trên thế giới cũng như Việt Nam, hiện chưa có một bộ tiêu chí nào được coi là thống nhất để tính toán nợ xấu.
Anh còn cố an ủi người nghe bằng nhận xét “Diễn biến nợ xấu từ đầu năm 2012 đến nay rất thống nhất với diễn biến của nền kinh tế, tăng mạnh đầu năm, kể từ tháng 6 thì tăng chậm hẳn lại.” Cứ như nợ xấu chậm lại cuối năm là phát hiện mang tính đột phá của NHNN.
Tôi nghe mãi mà không hiểu Thống đốc định nói gì và cứ nghĩ mình tối kiến. Tuy nhiên, anh Thanh, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, giúp tôi hiểu về nợ xấu, bằng hai ví dụ đơn giản.
Một khu đất giá 200 tỷ, người ta nâng lên 800 tỷ đến 1 nghìn tỷ, rồi định giá bán 600 tỷ, đến bây giờ bán chưa được 100 tỷ, mất đứt 500 tỷ, đó là nợ xấu.
Dự án Xi măng Cẩm Phả do Vinaconex làm chủ đầu tư, vốn đầu tư 6.089 tỷ đồng với công suất mục tiêu 2,3 triệu tấn/năm, nhưng sau 3 năm hoạt động, lỗ tới 1.259 tỷ, đó là nợ xấu.
Không phải anh Bình không hiểu bài toán vỡ lòng này. Anh còn biết rõ hơn cả anh Thanh. Bới trong NHNN của anh Bình đã có thông tư hẳn hoi về định nghĩa thế nào là nợ xấu.
Quyết định 493/2005/QĐ-Ngân hàng Nhà nước ngày 22/4/2005 định nghĩa tóm tắt như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn).”
Cụ thể nhóm 3 trở xuống gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày, đồng thời tại Điều 7 của Quyết định nói trên cũng quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy, nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây là định nghĩa Việt Nam.
Còn theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc “Về cơ bản một khoản nợ được coi là nợ xấu khi (i) quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; (ii) hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thoả thuận; (iii) hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”.
Như vậy cũng như Việt Nam ta, nợ xấu cũng được xác định dựa trên 2 yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Đây là định nghĩa được quốc tế thừa nhận rộng rãi.
So sánh hai định nghĩa chả thấy gì khác nhau. Nhưng nợ xấu của VN do bên NHNN đưa ra thấp hơn với các tổ chức Quốc tế do cách tính đặc thù rất Việt Nam chăng?
Thôi thì Tây có chuẩn “thấp”, không thèm “chấp”. Nhưng ngay Việt Nam mình “đóng cửa bảo nhau” cũng có những con số khác nhau.
Hồi tháng 7, Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Hữu Nghĩa nói tại cuộc họp báo rằng “Tính đến 31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng (khoảng 9,69 tỷ đôla), chiếm 8,6% tổng dư nợ”.
Vào ngày 7/7, chính NHNN đưa ra con số nợ xấu 117.000 tỷ dựa vào báo cáo của các tổ chức tín dụng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ, bằng một nửa so với bên Thanh tra đưa ra.
Chả lẽ một định nghĩa mà có tới mấy cách tính về nợ xấu. Có ai đó nói rằng, chỉ cần thạo mấy phép tính cộng trừ nhân chia là có thể lên làm lãnh đạo. Nhưng tôi bắt đầu nghi ngờ, liệu điều đó có đúng với trường hợp Thống đốc hay không ?
Trong lúc nợ xấu thực sự của Việt Nam còn đang tranh cãi thì có thể nghĩ rằng, Thống đốc Bình đang mắc món “nợ xấu” khác thuộc phạm trù nguy hiểm ở cả ba nhóm:
Nhóm 3: dưới chuẩn về hiểu biết;
Nhóm 4: khiến người ta có quyền nghi ngờ về trình độ cầm cân nẩy mực cho nền kinh tế và; Nhóm 5: khả năng mất vốn đã bỏ ra cho cái ghế.
Mời các cụ bàn về nợ xấu và anh Bình. Có gì sai sót, xin được lượng thứ. Dân IT chỉ viết được đến thế.
Nhờ anh NCB và các cao nhân về kinh tế, ngân hàng giúp một tay để bà con hiểu về nợ xấu, cách tính và quan trọng nhất là giải pháp thế nào.
Xin cảm ơn.
Hiệu Minh 31-10-2012
Nguồn >>> Hiệu Minh blog
TIN LIÊN QUAN:
ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu |
|
[31.10.2012 20:06] NĐ: Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng.
Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh
cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế
chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng
định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao
bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là
nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi
chục tỷ đồng |
Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn tư duy "Nhiệm kỳ" làm thước đo giải quyết Nợ xấu ? |
|
[21.08.2012 18:37] NĐ:"Những gì mà ông Thống đốc Nguyễn Văn
Bình trả lời chất vấn qua buổi truyền hình trực tiếp cả buổi chiều ngày
21-8-2012 đúng là lảng phí thời gian, làm thất vọng cử tri và các nhà
đầu tư Chứng khoán khi nợ xấu đang là gánh nặng làm băng hoại nền kinh
tế , chủ yếu do NH gây ra chưa biết bao giờ dừng." - Nguyễn Quốc Minh. |
Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám |
|
[18.10.2012 21:29] NĐ: Đầu năm 2000, sau một đêm ngủ dậy, chả
cần thi cử thế là hàng trăm ngàn Phó tiên sĩ thời bao cấp - XHCN, được
công nhận Tiến sĩ và từ đó số lượng phong hàm PGS, GS cứ thế nhảy lên ào
ào, còn luận án thì bỏ ngăn kéo, nhường cho những phát minh của mấy bác
Nông dân ít chữ. Tiến sĩ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình gần đây được
Quốc tế liệt vào yếu kém nhất trong 10 thống đốc Ngân hàng Thế giơi. Còn
GS.TS Hoàng Quang Thuận đạo văn lại được "Thánh hóa" nhảy múa đề xuất
lên tận Thủy Điển nhận giải NoBel văn học... |
Sự suy sụp do hảo huyền độc quyền vàng miếng SJC là không tránh khỏi |
|
[25.10.2012 21:43] NĐ: Chính chủ trương tại hại của độc quyền
vàng miếng SJC đã góp phần làm rối loạn nền kinh tế , gây thất thu nặng
cho Ngân sách nhà nước và làm thất thiệt vô cùng lớn cho người dân.
Niềm tin dành cho vàng miếng SJC đã và đang cạn kiệt trong lòng Nhân dân
dẫn đến sự sụp đỗ thương hiệu SJC là không tránh khỏi . Và là cơ hội để
các thương hiệu vàng miếng khác vững vàng đi lên trong kinh doanh theo
quy luật cạnh tranh khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường hàng
hóa. |
Ngân hàng ép nhân viên đòi nợ xấu . Ngân hàng còn dùng hai sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng. Quả bom Chỉ thị 02. |
|
[13.08.2012 02:52] NĐ: Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn
Trí Hiếu thì nhìn nhận việc họ bị giáng cấp là điều bình thường bởi
không ai khác, các lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với nợ xấu. Vị chuyên
gia từng có kinh nghiệm lâu năm làm ngân hàng tại Mỹ cho biết: "Ở các
nước, người có những hành động hoặc quá trình làm tín dụng để xảy ra nợ
xấu nhiều khó xin việc ở tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân là lịch sử
tác nghiệp của họ sẽ bị ghi lại và cảnh báo trên toàn hệ thống ngân
hàng". |
Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam: Lãi “khủng” có che được nợ xấu ? |
|
[04.08.2012 18:38] NĐ: Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngày càng
bộc lộ sự yếu kém trong điều hành, đưa ra những chỉ thị, những phát
ngôn vuốt đuôi các NHTM, làm cho không chỉ Nợ xấu của NHTM ngày một tăng
mà còn làm cho hàng loạt doanh nghiệp bị đổ vở, phá sản. "Hiện nay
tổng dư nợ tín dụng là 2,7 triệu tỷ đồng. Tổng số vốn điều lệ của hệ
thống NH chỉ 220.000 tỷ đồng. Trong khí đó trần tình của NHNN nợ xấu của
các TCTD là hơn 202.000 tỷ đồng. Thế thì nợ xấu đang ăn mòn vốn của
NHTM rồi". "Chính ngân hàng tạo ra "cục máu đông”- nợ xấu, tự mình làm
tắc huyết mạch của mình” - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành . |
Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ? |
|
[11.07.2012 22:04] NĐ: Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn
sống thì nhả ra hay là chịu chết cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn
sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra
trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái
hắt xì hơi,...các giám đốc Chi nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là
buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là
một cái vuốt ve. |
Ai gây ra thị trường vàng rối ren ?
NĐ: Nếu quản lý tốt, có chính sách hay,
người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng, họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm
ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có thể phát triển một thị trường vàng
cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài khoản, “vàng giấy” (người dân mua
vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay vào đó là giấy chứng nhận sở hữu
vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản
thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp
pháp của người dân, đó là được sở hữu vàng.
Kẻ chịu trách nhiệm về nợ xấu và độc quyền vàng miếng SJC ? |
|
[08.10.2012 02:48] NĐ: "Căn bệnh Nợ xấu Ngân hàng đã di căn
phát tán và thị trường Vàng miếng độc quyền SJC đã làm băng hoại nền
kinh tế Việt Nam gây ra những tổn thất nặng nề cho hàng trăm ngàn doanh
nghiệp bị phá sản, dừng hoạt động, Ngân sách nhà nước bị thất thu cực
lớn, còn người dân thiệt hại vô cùng trong hoang mang khi mua bán, cất
trử và gửi vàng. |
Nguyễn Quốc Minh |