Ngân hàng ép nhân viên đòi nợ xấu . Ngân hàng còn dùng hai sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng. Quả bom Chỉ thị 02.
13.08.2012 02:52
|
|
NĐ: Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu thì nhìn nhận việc họ bị giáng cấp là điều bình thường bởi không ai khác, các lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với nợ xấu. Vị chuyên gia từng có kinh nghiệm lâu năm làm ngân hàng tại Mỹ cho biết: "Ở các nước, người có những hành động hoặc quá trình làm tín dụng để xảy ra nợ xấu nhiều khó xin việc ở tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân là lịch sử tác nghiệp của họ sẽ bị ghi lại và cảnh báo trên toàn hệ thống ngân hàng".
Ngân hàng ráo riết đòi nợ
Chuyên viên tín dụng bị tạm giữ 30% lương, giám đốc -phó giám đốc chi nhánh bị điều đi đòi nợ là những cách ngân hàng sốt sắng xử lý các khoản nợ đang có nguy cơ xấu hơn.
> Chờ chất vất Thống đốc về nợ xấu > Ngân hàng càng lớn càng nhiều nợ xấu
Chia sẻ với VnExpress.net, phó phòng tín dụng của một ngân hàng cổ phần quy mô lớn ở Hà Nội cho biết, các tháng gần đây nhân viên trong phòng bị giữ 30% lương vì để nhiều nợ xấu tồn đọng. Vị này lý giải: "Ngân hàng không trừ lương mà chỉ tạm giữ để anh em quyết tâm thu hồi nợ, giảm mức NPL (nợ xấu nhóm 3-5) xuống".
Trong khi đó, nhân viên tín dụng của một ngân hàng cổ phần quy mô vừa nhưng được tăng trưởng tín dụng nhóm một (tối đa 17% một năm) cho biết mấy tháng nay liên tục bị cắt lương kinh doanh vì chưa biết cách nào xử lý nợ xấu. "Dạo này tôi chỉ được nhận lương cơ bản 3 triệu đồng. Thậm chí tôi còn bị cảnh báo nếu không thu hồi được nợ sẽ bị kiện ra tòa", nam chuyên viên tín dụng này than thở.
Không riêng gì khối cổ phần, một ngân hàng lớn niêm yết trên sàn chứng khoán thường xuyên đứng đầu nhóm lợi nhuận cao của hệ thống cũng áp dụng phương án này để "thúc" nhân viên thu đòi nợ.
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thừa nhận, với việc nợ xấu gia tăng chóng mặt - đặc biệt là trong 6 tháng đầu năm 2012 - chuyện các nhà băng cấp tập lo chống đỡ bằng nhiều biện pháp là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, không nhiều lãnh đạo ủng hộ cách "găm" tiền lương của nhân viên để thúc ép như vậy bởi họ cho rằng cách làm này có thể gây phản cảm và thậm chí sẽ chuốc vào nhiều rủi ro bởi bản thân các chuyên viên tín dụng là những người khá thông minh và tinh quái.
Ngân hàng Á Châu (ACB) không chọn cách ép nhân viên đi đòi nợ như vậy. Nhưng trao đổi với VnExpress.net, Phó tổng giám đốc Nguyễn Thanh Toại: "Tại ACB, các chuyên viên tín dụng nếu làm sai quy tắc và để có nhiều nợ xấu sẽ bị giáng cấp theo quy trình, thậm chí có thể khởi tố nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự", lãnh đạo nhà băng này cho biết.
Đại gia ngân hàng sụt lãi, vọt nợ xấu
Nếu như doanh nghiệp "kẹt" để nợ quá hạn lâu sẽ bị "nhảy nhóm" thì các chuyên viên tín dụng cũng bị "nhảy bộ phận", giáng chức bất cứ lúc nào. Theo đó, nếu nợ xấu nhiều, nhân viên phòng tín dụng sẽ bị thuyên chuyển sang phòng thu hồi nợ. Thế nên, Tú Anh, nhân viên phòng tín dụng một ngân hàng cổ phần cho biết: "Chưa bao giờ bộ phận thu hồi nợ ở các ngân hàng lại phình to như bây giờ. Người của phòng tín dụng cứ lũ lượt bị chuyển sang phòng thu hồi nợ".
Chẳng riêng chuyên viên tín dụng, nhiều giám đốc - phó giám đốc các chi nhánh, phòng giao dịch cũng bị xử lý mạnh tay. Cuối năm ngoái, giám đốc một chi nhánh ngân hàng cổ phần tại Hà Nội cũng bị cắt chức. Theo đó, lãnh đạo nhà băng yêu cầu vị này chỉ cần làm một việc duy nhất là thu hồi nợ, việc điều hành và quản lý chi nhánh sẽ giao cho người khác.
Mới đây nhất, một ngân hàng cổ phần từng liên tục nhận các giải thưởng quốc tế về chăm sóc khách hàng cũng phải ra quyết định xử lý hàng chục giám đốc, phó giám đốc chi nhánh cũng vì nợ xấu. "Riêng khu vực I, khoảng chục giám đốc - phó tổng giám đốc bị giáng chức, đang từ giám đốc lương mười mấy triệu xuống làm chuyên viên thu hồi nợ lương chỉ vài triệu đồng", một nguồn tin từ ngân hàng này thông tin cho VnExpress.net.
Chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu thì nhìn nhận việc họ bị giáng cấp là điều bình thường bởi không ai khác, các lãnh đạo phải chịu trách nhiệm với nợ xấu. Vị chuyên gia từng có kinh nghiệm lâu năm làm ngân hàng tại Mỹ cho biết: "Ở các nước, người có những hành động hoặc quá trình làm tín dụng để xảy ra nợ xấu nhiều khó xin việc ở tổ chức tín dụng khác. Nguyên nhân là lịch sử tác nghiệp của họ sẽ bị ghi lại và cảnh báo trên toàn hệ thống ngân hàng".
Trong khi đó, ở Việt Nam, chuyện lỏng lẻo trong việc ghi lại "tiền án, tiền sự" của các nhân viên tín dụng đã khiến họ làm liều và không sợ. "Nhiều người cứ nghĩ mình sẽ không ở một tổ chức tín dụng nào lâu cả nên không có gì phải sợ. Họ có thể di chuyển từ ngân hàng này sang nhà băng khác một cách dễ dàng", ông Hiếu lý giải.
Trên thị trường, hiện mới có Vietinbank tỏ ra "mạnh tay" trong việc xử lý cán bộ liên quan đến nợ xấu. Cuối năm 2011, đầu năm 2012, Chủ tịch Phạm Huy Hùng đã ra quyết định cách chức một loạt lãnh đạo tại chi nhánh Đông Anh (Hà Nội) vì cho vay quá tay, để lại nợ xấu nhiều. Chưa dừng ở đó, gần đây nhất, Vietinbank tiếp tục sa thải nguyên cả ban lãnh đạo một chi nhánh ngân hàng ở Bến Tre (gồm 15 người). Mặc dù theo thông tin ông Phạm Huy Hùng trao đổi với VnExpress, con số nợ xấu liên quan chỉ vài chục tỷ đồng và vẫn trong diện "có thể thu hồi được".
Thanh Thanh LanNguồn >> Vnexpress (Tin nhanh Việt nam)
“Ngân hàng còn dùng hai sổ sách, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng”
TS. Phạm Đỗ Chí: "Do vướng trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, buộc các ngân hàng phải lách bằng cách đưa ra hai sổ sách"
“Rủi ro tiềm ẩn lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại là vấn đề sổ sách thiếu minh bạch. Họ báo cáo với Ngân hàng Nhà nước một sổ, còn làm cho mình một sổ riêng. Đây là vấn đề báo động trong hệ thống ngân hàng về quản trị rủi ro”, chuyên gia tài chính độc lập, TS. Phạm Đỗ Chí nhìn nhận.
Gần đây khái niệm quản trị rủi ro được đề cập rất nhiều, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang diễn ra khủng hoảng. Định nghĩa của ông về quản trị rủi ro thông qua các số liệu về nợ xấu ngân hàng?
Việt Nam hiện có nhiều nguồn thông tin về nợ xấu. Nguồn thông tin chính thức nhất là số liệu do Ngân hàng Nhà nước công bố dựa trên việc tổng hợp số liệu báo cáo của từng tổ chức tín dụng. Con số này vào 7/7/2012 là 4,47%, tương đương 117.000 tỷ đồng.
Con số thứ hai từ Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo trước Quốc hội là 10%. Sau đó là con số 8,6% từ chính Thanh tra Ngân hàng Nhà nước dựa vào tính toán lại các con số do các tổ chức tín dụng báo cáo hoặc số liệu thông qua các đợt thanh tra.
Gần đây nhất, Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia có đưa ra một số bài nghiên cứu qui mô và khá chính xác về các vấn đề kinh tế tài chính ngắn hạn như lạm phát, đình đốn sản xuất, tình trạng các ngân hàng, công ty chứng khoán và bảo hiểm…Số nợ xấu của Ủy ban Giám sát (11,8%) có vẻ chính xác hơn và cao hơn số của Ngân hàng Nhà nước nhiều.
Ngoài ra, còn chưa kể đến những con số của các tổ chức nước ngoài. Điển hình của nguồn thông tin này là tỷ lệ nợ xấu do Fitch công bố. Về cơ bản Fitch sử dụng số liệu tài chính của tổ chức tín dụng Việt Nam nhưng phân loại nợ theo chuẩn mực kế toán quốc tế thay vì chuẩn mực kế toán Việt Nam. Số liệu Fitch đưa ra thường gấp 3 lần con số chính thức của Ngân hàng Nhà nước (trên 13%).
Dư nợ cho vay bất động sản cũng có các số liệu khác nhau. Đó là do cách phân loại con số dư nợ bất động sản thấp nhất khớp với việc các ngân hàng báo cáo dư nợ cho vay bất động sản theo lĩnh vực cho vay các hoạt động cho vay tài sản, và do vậy chỉ bao gồm cho vay đối với các công ty bất động sản và không bao gồm cho vay cá nhân.
Ngay cả con số lớn hơn cũng không tính hết các khoản cho vay bất động sản vì có nhiều khoản cho vay thực chất là dùng để đầu tư bất động sản nhưng được phân loại vào các lĩnh vực khác. Còn nếu tính các khoản cho vay được bảo đảm bằng bất động sản thì con số này sẽ lên trên 50% tổng dư nợ tín dụng.
Theo đánh giá của ông, thực trạng quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay đang ở mức nào? Đâu là những khiếm khuyết cơ bản?
Rủi ro tiềm ẩn lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện tại là vấn đề sổ sách thiếu minh bạch. Họ báo cáo với Ngân hàng Nhà nước một sổ, còn làm cho mình một sổ riêng. Đây là vấn đề báo động trong hệ thống ngân hàng về quản trị rủi ro.
Thực tế, quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng Việt Nam rất yếu kém, lãi suất được trả riêng cho nhóm khách hàng. Do hệ thống hai lãi suất huy động; lãi suất 14% xuống 12%, rồi hiện nay là 9% là chính thức, nhưng lãi suất thoả thuận trả thêm cho một số nhóm khách hàng thực sự cao hơn.
Không những thế, nhiều ngân hàng còn áp dụng hình thức cho vay ngầm để tránh giới hạn về tín dụng vào tháng 6 và cuối năm 2011. Ngoài ra, đảo nợ khá thông dụng ở một số ngân hàng Việt Nam. Khi tiền lãi không trả được của một số khách hàng lớn được thay bằng một “dòng nợ mới” trong sổ sách của cả hai bên. Điều này có thể tìm thấy dễ dàng qua báo cáo của vài công ty vay nợ lớn. Đây là điều hết sức rủi ro khi bùng nổ vì các lợi nhuận “khủng” có được trên sổ sách chưa chắc đã là lợi nhuận thực.
Chính vì vậy mà nợ xấu cũng không báo cáo đúng, vì phải báo cáo theo sổ sách đã công bố với Ngân hàng Nhà nước. Và cũng vì thế, báo cáo về thực trạng nợ xấu của ngành ngân hàng có nhiều con số như đã nói trên.
Là một chuyên gia tài chính độc lập, có trên 10 năm theo dõi sát thị trường kinh tế, tài chính của Việt Nam, nhưng tôi hiện cũng ở trong tình trạng mông lung trước những con số này, không biết con số nào đúng con số nào sai.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam dưới con mắt các nhà đầu tư, chuyên gia phân tích nước ngoài như một mớ bòng bong. Tôi không thể làm phân tích được vì không đủ dữ kiện và thông tin chính xác. Nguy hiểm hơn nữa là tình trạng có thể xảy đến của các nhà hoạch định hay làm chính sách không dữ kiện. Phải chăng các chính sách “giật cục” về kinh tế tài chính trong các năm gần đây đã bắt nguồn từ sự thiếu dữ kiện đó?
Thêm vào đó, tình trạng tài chính không minh bạch còn dễ dẫn đến các rủi ro đạo đức của hệ thống ngân hàng hay hệ luỵ vỡ nợ, mất khả năng chi trả như trường hợp “siêu lừa” Lê Thị Huyền Như năm ngoái và Công ty Chứng khoán SME mới đây. Với tình trạng hai sổ sách trong hệ thống ngân hàng như hiện nay, nợ xấu sẽ không bao giờ dừng.
Do vướng trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, buộc các ngân hàng phải lách bằng cách đưa ra hai sổ sách. Tái cấu trúc ngân hàng mà không áp đặt một hệ thống kiểm soát rủi ro, vì không biết chính xác nợ xấu bao nhiêu, hạn mức tín dụng bao nhiêu, thì làm sao thực hiện được. Nếu ngân hàng cố tình khai không đúng con số thì làm sao kiểm soát rủi ro được.
Để quản trị rủi ro hiệu quả, giải pháp quan trọng nhất là gì, thưa ông?
Theo tôi, giải pháp là chúng ta nên tái lập ngay cơ chế thị trường, thả nổi lãi suất. Ngân hàng Nhà nước đã trì hoãn việc này quá lâu!
Có như vậy, các ngân hàng không cần phải bằng cách này hay cách khác để né tránh vượt rào lãi suất, sổ sách lúc đó chỉ là 1, Ngân hàng Nhà nước dễ dàng kiểm tra “sức khoẻ” từng ngân hàng để có biện pháp đúng đắn, kịp thời.
Mặt khác, phải cải tổ tạo dựng hệ thống thông tin minh bạch, bắt buộc các ngân hàng phải xây dựng hệ thống quản trị rủi ro chặt chẽ dựa trên thông tin đó.
Tú Uyên Nguồn >> VneconomyTIN LIÊN QUAN: Quả bom Chỉ thị 02
Ngày 18-12-2011, Nguyễn Quốc Minh chuyên viên cao cấp Ngân hàng đã báo động về sự nghịch lý của Chỉ thị 02 Quy định tầm bậy trần lãi suất huy động, đi ngược nền kinh tê Thị trường, mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình không hề tiếp thu. Bởi vậy, quả bom "Chỉ thị 02" đã nổ và sức tàn phá nền kinh tế Việt Nam do quả bom này gây ra là vô cùng lớn. Quả bom này tiếp tục ào ạt đổ xuống hệ thống Ngân hàng trong năm 2012-2015 và không loại trừ mấy "ông cụ lớn" sụp đổ.
13-8-2012
Ngày Đêm
Nhiều ngân hàng thương mại Việt Nam: Lãi “khủng” có che được nợ xấu ? |
|
[04.08.2012 18:38] NĐ: Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngày càng
bộc lộ sự yếu kém trong điều hành, đưa ra những chỉ thị, những phát
ngôn vuốt đuôi các NHTM, làm cho không chỉ Nợ xấu của NHTM ngày một tăng
mà còn làm cho hàng loạt doanh nghiệp bị đổ vở, phá sản. "Hiện nay
tổng dư nợ tín dụng là 2,7 triệu tỷ đồng. Tổng số vốn điều lệ của hệ
thống NH chỉ 220.000 tỷ đồng. Trong khí đó trần tình của NHNN nợ xấu của
các TCTD là hơn 202.000 tỷ đồng. Thế thì nợ xấu đang ăn mòn vốn của
NHTM rồi". "Chính ngân hàng tạo ra "cục máu đông”- nợ xấu, tự mình làm
tắc huyết mạch của mình” - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành . |
Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ? |
|
[11.07.2012 22:04] NĐ: Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn
sống thì nhả ra hay là chịu chết cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn
sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra
trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái
hắt xì hơi,...các giám đốc Chi nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là
buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là
một cái vuốt ve. |
VietinBank xử lý kỷ luật một loạt cán bộ, nhân viên ở chi nhánh Bến Tre |
|
[28.07.2012 20:01] NĐ: Báo cáo kết quả kinh doanh quý II/2012
của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) : Tăng trưởng Tín
dụng: âm 3,11% so với đầu năm; Lợi nhuận thuần quý II/2012 so với quý
I/2011: âm 69,44%. Nợ xấu tăng từ 1,82% lên 2,45%. Nợ nghi ngờ trong
quý II tăng từ 200 tỷ lên 1.912 tỷ đồng. Nợ có khả năng mất vốn tăng từ
912 tỷ lên 2.254 tỷ đồng. Như vậy, tổng nợ nhóm 4 và nhóm 5 của quý
II/2012 tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với cuối quý I/2012. |
ẢO
TƯỞNG TRONG VIỆC NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG VÀNG LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
CỦA NGHỊ ĐỊNH 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012, CÓ HIỆU LỰC 25-5-2012. |
|
[06.04.2012 21:59] NĐ:Việc nghiêm cấm các tiệm vàng không đủ
điều kiện kinh doanh vàng miếng và cấm "Sử dụng vàng làm phương tiện
thanh toán" không chỉ là ảo tưởng mà còn thúc ép buộc người dân mua bán
và thanh toán “Chui”. Sự thiệt thòi của người dân Việt Nam đang sử dụng
vàng miếng là không nhỏ trong khi đó lợi ích nhóm Ngân hàng là vô cùng
lớn, còn Ngân sách thất thu về các khoản thuế từ lĩnh vực kinh doanh
vàng là cực kỳ lớn và sự tiêu cực xã hội sẽ gia tăng . Cái giá của sự đi
ngược nền kinh tế thị trường gây hậu họa cho xã hội Việt Nam là không
hề nhỏ. |
Cấm kinh doanh vàng miếng là sự ngu xuẩn cực độ ? |
|
[08.03.2011 03:42] ...Chủ trương ngu xuẩn cấm kinh doanh vàng
miếng sẽ tạo ra “Đục nước – béo cò” cho một nhóm lợi ích đang mong chờ
Ngân hàng nhà nước ban hành là vớ bẩm dồn vào độc quyền, còn nền kinh tế
thị trường hàng hóa đang bị ghìm bởi một chủ trương mu mơ về lý luận
cũng như thực tiển về kinh tế thị trường |
Thống đốc Nguyễn Văn Bình vẫn tư duy "Nhiệm kỳ" làm thước đo giải quyết Nợ xấu ? |
|
[21.08.2012 18:37] NĐ:"Những gì mà ông Thống đốc Nguyễn Văn
Bình trả lời chất vấn qua buổi truyền hình trực tiếp cả buổi chiều ngày
21-8-2012 đúng là lảng phí thời gian, làm thất vọng cử tri và các nhà
đầu tư Chứng khoán khi nợ xấu đang là gánh nặng làm băng hoại nền kinh
tế , chủ yếu do NH gây ra chưa biết bao giờ dừng." - Nguyễn Quốc Minh. |
TIN NÓNG: * Thạch dừa làm từ... phân bón: độc hại cỡ nào ?*. Viện Khổng tử không được dạy ở Mỹ ? *. Video Clip: Dân quỳ gối van xin, cán bộ Trung cộng vẫn cười khẩy (VTC)*. Trung cộng chấn động tin về kẻ sát nhân ăn thịt gần 20 người (AFAMYLY)
*Cảnh báo độc hại của mỳ ăn liền của Trung cộng. Hải hùng Cà phê Đểu
NĐ: Mỳ ăn liền có mùi hấp dẫn & có chất
phẩm màu cũng như chất chống thiu đó là thủ phạm gây nguy hại cho sức
khỏe con người. Hoa quả, sữa, thuốc bổ làm từ thai nhi, dầu ăn chưng lọc
từ cống rãnh rác rưỡi, cà phê được chế biến từ hóa chất,... của Trung
cộng đang tràn lan ở Việt Nam.
7 điều kị sau khi ăn trứng. Muốn bị ung thư thì hãy uống Cà fe quán hàng. |
|
[22.05.2012 21:50] NĐ: Sức khỏe là vốn quý báu của muôn nhà. Ăn
trứng là bổ dưỡng, nhưng sau khi ăn trứng xong chớ vội vàng xài ngay 7
thứ dưới đây lại gây hại cho cơ thể. Chết thật ! Với các quán Cà fe
mọc ra nhan nhản khắp mọi ngõ ngách lại dùng hóa chất, trách chi người
Việt Nam bị ung thư ngày một tăng. Chỉ một chút đầu tăm hóa chất được
sản xuất từ nước ngoài sẽ làm cho ly Cà fe thơm lừng, đang là mối đe dọa
cho người Việt Nam đi tới căn bệnh ung thư để cho cái lưỡi bò 9 khúc
của đảng cộng sản Trung Quốc dễ bề thôn tính Biển Đông, xâm lược Việt
Nam. |
|
Nguyễn Quốc Minh |