Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ?
11.07.2012 22:04
|
Nấc thang danh vọng |
NĐ: Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn sống thì nhả ra hay là chịu chết cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái hắt xì hơi,...các giám đốc Chi nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là một cái vuốt ve.
Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ?
Công ty Mua bán Nợ xấu đã biến thành tro bụi
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ đã tuyên bố trước báo chí là Ngân hàng Nhà nước không dùng tiền mặt để mua bán Nợ xấu, với thâm hụt Ngân sách dự toán ở mức 4,8 GDP, tương đương 140.200 tỷ đồng thì Chính phủ không thể sử dụng Ngân sách trong việc mua bán Nợ xấu.
Các Ngân hàng huy động cho vay theo Chỉ thị 02 của Thống đốc với lãi suất trần thấp, trong khi để các Ngân hàng thương mại vung tay cho vay lãi suất thỏa thuận cao để có thu nhập khủng thì nay hậu họa làm cho trên 180.000 doanh nghiệp bị phá sản và nghừng hoạt động, dẫn đến mấy tháng đầu năm 2012 tín dụng bị âm, không thu được lãi, nợ xấu tăng cao hơn.
Chỉ thị 02 đã trở thành "Dây cương" mà người không biết cưỡi ngựa sử dụng, lại được trường đua cổ vũ, cố cho vẫy đuôi chạy thục mạng . Cổ xe của nền kinh tế Việt Nam, sẽ đổ vở cực kỳ lớn khi mà con ngựa Ngân hàng đang kéo chạy thục mạng bởi do người không biết cưỡi ngựa điều khiển, theo quán tính với gia tốc không nhỏ.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nói tại cuộc họp báo ngày 12/7/2012: “Tính đến 31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng (khoảng 9,69 tỷ đôla), chiếm 8,6% tổng dư nợ”. Như vậy, số nợ xấu gần gấp đôi con số thống đốc Nguyễn Văn Bình thông báo ngày 7/7/2012.
Nợ xấu trên 202.000 tỷ đồng hiện nay là trách nhiệm hoàn toàn do các Ngân hàng thương mại gây ra. Vấn đề thành lập Công ty mua bán Nợ xấu mà Thống đốc NH Nguyễn Văn Bình đề xuất đã bị các chuyên gia kinh tế và công luận lên án. Và đến nay, đề xuất ảo tưởng của Thống đốc Nguyễn Văn Bình thành lập Công ty Mua bán Nợ xấu đã biến thành tro bụi.
Bởi vậy, muốn hay không muốn, thì nay các Ngân hàng Thương mại Việt Nam phải thông qua việc tăng trích lập quỷ dự phòng trong những năm tới đây và sử dụng nguồn vốn để tự giải quyết Nợ xấu mà thôi.
Giải quyết cục máu đông Nợ xấu hiện tại
Chỉ thị 02 của ông nguyễn Văn Bình là một nghịch lý đã tạo ra môi trường kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại xấu đi một cách thảm hại, nhưng cũng tạo ra nguồn thu nhập khủng cho các Ngân hàng thương mại trước năm 2011.
Chủ tịch HĐQT, các nhân viên ngân hàng thương mại hỷ hả nhảy múa trong thu nhập khủng này. Trách nhiệm từng cá nhân gây ra núi Nợ xấu đó thì các Ngân hàng thương mại phải tiến hành phân định rõ ràng. Trước hết phải tóm cổ Chủ tịch HĐQT, ra soát, kê biên tài sản nhà lầu biệt thự, tài khoản bí mật ở nước ngoài. Tổng số Nợ xấu tiến hành bổ đầu từ trên xuống theo trọng trách một cách minh bạch, công khai.
Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn sống thì nhả ra hay là chịu chết cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái hắt xì hơi,...các giám đốc Chi nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là một cái vuốt ve.
Các Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh, trước pháp luật nó cũng phải được bình đẳng như các doanh nghiệp khác.
Tất nhiên, khi đã vạch rõ sai phạm để xảy ra Nợ xấu không thể đỗ lỗi cho cấp trên thế này thế nọ mà căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp và các nguyên tắc Tín dụng, Hội đông thẩm định cho vay đã được đội ngũ Ngân hàng thương mại xác định trước khi vào cái ghế được ngồi.
Nợ xấu đến 31/3/2012 trên 10 tỷ USD là của các Ngân hàng thương mại. Nợ xấu không phải là tiền thuế của Nhân dân. Nợ xấu đang là cục máu đông to hay nhỏ là do mức độ vô nguyên tắc khi cho vay, không loại trừ người được vay phải trích tỷ lệ vài tỷ một món vay cho cán bộ Ngân hàng chia nhau. Do đó, Chủ tịch HĐQT nào,...nhân viên nào có liều mình nhảy xuống giếng không chịu xì tiền cứu Nợ xấu nhở có bị chết thì vẫn bị thu hồi tài sản để cứu Ngân hàng. Nhiều khi lấy độc trị độc trở thành phương thuốc cứu người lại là thượng sách.
Trách nhiệm tự cứu mình với cục máu đông đang đe dọa sự tồn vong của một số Ngân hàng thương mại, hoàn toàn phụ thuộc vào sự khẩn trương của các Ngân hàng thương mại khi chưa quá muộn.
11-7-2012 Nguyễn Quốc Minh TIN LIÊN QUAN:
Mua nợ xấu: Cứu ai và cứu vì cái gì ? |
|
[20.06.2012 05:29] NĐ:Nghịch lý của Chỉ thị 02 về quy định
"Trần lãi suất huy động" của Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Bình ngày
càng bộc lộ hậu họa vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam. Với giải
pháp tình thế hành chính, thì ngay từ đầu phải "Quy định trần lãi suất
cho vay" để từ từ tạo môi trường kinh doanh tốt hơn, thì ông Nguyễn Văn
Bình lại làm ngược đời |
ẢO
TƯỞNG TRONG VIỆC NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG VÀNG LÀM PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN
CỦA NGHỊ ĐỊNH 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012, CÓ HIỆU LỰC 25-5-2012. |
|
[06.04.2012 21:59] NĐ:Việc nghiêm cấm các tiệm vàng không đủ
điều kiện kinh doanh vàng miếng và cấm "Sử dụng vàng làm phương tiện
thanh toán" không chỉ là ảo tưởng mà còn thúc ép buộc người dân mua bán
và thanh toán “Chui”. Sự thiệt thòi của người dân Việt Nam đang sử dụng
vàng miếng là không nhỏ trong khi đó lợi ích nhóm Ngân hàng là vô cùng
lớn, còn Ngân sách thất thu về các khoản thuế từ lĩnh vực kinh doanh
vàng là cực kỳ lớn và sự tiêu cực xã hội sẽ gia tăng . Cái giá của sự đi
ngược nền kinh tế thị trường gây hậu họa cho xã hội Việt Nam là không
hề nhỏ. |
"Nguồn
gốc nợ xấu từ các ngân hàng thương mại mà ra thì các ngân hàng phải tự
mình giải quyết " - chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khẳng định.
NĐ: Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc
thành lập công ty mua bán nợ xấu mà Quốc hội đang đề cập đến. Không việc
gì nhà nước phải lập ra công ty đó. Nhiều lắm thì Nhà nước đứng ra với
vai trò “bà đỡ” cho một công ty mua bán nợ do tư nhân đầu tư. Bởi lẽ, đã
là nợ xấu thì mua với giá nào là hợp lý, không thể mua “cam thối” bằng
giá của “cam tốt” được.
Nguyễn Quốc Minh |