Lượt truy cập 
 Đang online 006
 Tổng số : 007529072
 
Tin tức » Kinh Doanh Hôm nay là :
Nhóm lợi ích - hàm những con cá mập không bao giờ hết đói ?
25.06.2010 19:26

Xem hình
Danh - Lợi đang được các thế lực MAFIA Việt Nam khai thác triệt để. Kinh doanh "Chính trị" là siêu lợi nhuận mà thể chế Việt Nam đang thực thi. Chính thể chế hiện nay ở Việt Nam đã tạo ra Nhóm lợi ích - hàm những con cá mập không bao giờ hết đói.



Phát ngôn & Hành động: Hàm cá mập và lời cầu xin của nhân dân

Tác giả: Trực Ngôn

Trực Ngôn ghi nhận những tín hiệu vui trong một tuần không thiếu chuyện cả đáng lo và đáng cười.

Nhóm lợi ích - hàm những con cá mập không bao giờ hết đói

TS. Hoàng Ngọc Giao - phó viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển, trong cuộc trả lời phỏng vấn với Tuổi Trẻ cho rằng các nhóm lợi ích luôn tìm cách tác động lên quá trình hoạch định và ban hành chính sách để có lợi cho họ. Các nhóm này thường tác động vào những chính sách, quyết sách cụ thể như xây dựng thủy điện, việc di dời trung tâm hành chính...

Ông đưa ra một ví dụ nhỏ về việc cách đây vài năm, dư luận phản đối việc một doanh nghiệp được làm dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng ở đồi Vọng Cảnh (Thừa Thiên - Huế). HĐND tỉnh họp cũng phản đối nhưng đến lúc bỏ phiếu thì 95% đồng ý với dự án, đấy chính là biểu hiện có sự tác động của nhóm lợi ích.

Ông Giao chỉ ra rằng, trong mọi xã hội, các nhóm lợi ích tồn tại rất tự nhiên. Nó hình thành trên cơ sở đồng lợi ích, đồng mối quan tâm.

Vấn đề là hiện nay, do VN chưa có những luật này nên sự tác động của các nhóm lợi ích đến việc hoạch định chính sách dựa trên sự thân quen. Chỉ những nhóm nào mạnh về quyền mới có thể tác động đến chính sách, còn những nhóm yếu thế trong xã hội thì không tiếp cận được.



Dự án khu nghỉ dưỡng ở đồi Vọng Cảnh - ví dụ điển hình về tác động chính sách của lợi ích nhóm. Ảnh: VNN .( Chú thích NĐ : Dự án Đồi Vọng Cảnh ở Tp. Huế bị bãi bỏ sau khi đã được Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ khởi kiện ra tòa)

Tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao đã dùng ngôn ngữ chuyên môn để nói về nhóm lợi ích nghe có vẻ "lịch sự" nhưng bản chất nguy hiểm của nhóm lợi ích nếu không có khuôn khổ pháp lý kiểm soát thì ông đã chỉ ra rất rõ trong bài trả lời phỏng vấn của mình.

Còn trong cách nhìn đơn giản nhưng cụ thể của người dân thì những nhóm lợi ích này là những người làm mọi cách có lợi cho họ còn lợi ích của người dân hay của đất nước thì mặc xác nhân dân, mặc xác đất nước.

Nói như thế có phải là cực đoan không? Xin thưa các ông, bà hay dùng chữ "cực đoan" hay "nhạy cảm" để che đậy những việc làm không vì lợi ích chung khi bị dư luận lên án rằng: các ông, các bà nên xem lại "sự lịch sự vô cảm" của mình trước lợi ích của nhân dân, của đất nước bị xâm phạm.

Một điểm quan trọng mà người dân nhận thấy là có những người không ở trong nhóm lợi ích mà lại có lợi rất nhiều. Những người đó tiếp tay cho các nhóm lợi ích xâm hại đến lợi ích của quốc gia. Đó là những người có vị trí mà nhóm lợi ích tìm cách để tiếp cận rồi "tấn công" để thực hiện được ý đồ của nhóm. Những người có vị trí đó không phải không hiểu được mục đích "tiếp cận" và "tấn công" của nhóm lợi ích mà trái lại hiểu rất rõ. Nhưng cuối cùng họ vẫn đưa ra những quyết định có lợi cho nhóm lợi ích cho dù có thể nó chẳng mang lại lợi ích gì cho địa phương mình, ngành mình hoặc đất nước mình.

Chính lợi ích cá nhân quá lớn của những người có vị trí ở cấp nào đó đã trở thành môi trường sống "ngon lành" của các nhóm lợi ích. Những nhóm lợi ích này không bao giờ thấy như thế nào là đủ. Họ như những hàm cá mật không bao giờ hết đói. Họ tìm cách "ngốn" hết công trình này đến dự án kia. Và những nhóm lợi ích này càng ngày càng lộ rõ chân dung của họ.

Không chỉ TS. Hoàng Ngọc Giao mà rất nhiều người có ý thức, có trách nhiệm đối với đất nước thấy được sự nguy hiểm đối với lợi ích của nhân dân và của đất nước từ những nhóm lợi ích này. Người ta không thể xóa được các nhóm lợi ích đó. Nó tồn tại không theo một thể thức sống nhất định nào đó. Nó tồn tại một cách rất tinh vi và đầy tính hợp pháp. Gọi là nhóm nhưng nó không ở dưới bất cứ một hình thức nào cố định. Nó có thể hiển hiện biến ảo từ một quán cà phê đến một văn phòng uy nghi.

Làm thế nào để chống lại sự nguy hiểm của các nhóm đó? Một trong những biện pháp chống lại những cái "vòi bạch tuộc" của các nhóm lợi ích là sự dân chủ hóa trong việc quyết định các chính sách lớn của tỉnh, thành phố và của đất nước như chúng ta đã dân chủ hóa luận bàn về một số dự án siêu khổng lồ vừa qua.

Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Ân không có tội

Chuyện ông Nguyễn Ngọc Ân có bằng tiến sỹ ở Mỹ mà không biết tiếng Anh đã trở thành câu chuyện bi hài trong xã hội Việt Nam. Cách đây không lâu, nhà phê bình Nguyễn Hoà đã từng lên tiếng thách đố một người nói rằng ông ấy nhận bằng tiến sỹ ở Pháp hãy cho xem cái bằng tiến sỹ của ông ấy nó xanh nó đỏ như thế nào. Nhưng không biết vì lý do gì ông tiến sỹ kia im lặng.

Lại nhớ đến một chiến lược của Hà Nội được vạch ra để tiến sỹ hoá toàn phần cán bộ ở cấp nào đó của thành phố. Chiến lược đó có hơi hài hước nhưng cũng chưa phải là điều "chết người". Cái "chết người" là chiến lược đó sẽ bi hài hoá chuyện tiến sỹ. Khi có yêu cầu đó thì các cán bộ Hà Nội sẽ tìm mọi cách để có bằng tiến sỹ. Và với mọi cách để có bằng tiến sỹ thì đương nhiên xã hội chúng ta sẽ phải chấp nhận không ít những tiến sỹ có bằng mà chẳng có kiến thức chuyên môn ra hồn mà ta thường gọi là tiến sỹ rởm.



Một mẫu bằng giả được rao bán trên mạng Internet. Ảnh: VNN

Có một thời đã lâu rồi, những người có chức danh Phó Tiến sỹ thường được viết tắt là PTS, được xã hội diễu bằng cái tên "Phun thuốc sâu". Tri thức lúc nào và thời nào cũng được kính trọng nhưng những kẻ mượn tri thức để thăng tiến và lợi dụng cho lợi ích cá nhân mình thì là những kẻ có tội. Bởi những bằng cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ rởm sẽ chỉ là một lớp nước sơn che giấu cái "cột gỗ mục" của tri thức và nhân cách xã hội bên trong mà thôi. Nó làm cho  xã hội không nhìn thấy một căn bệnh chết người đang ủ bên trong cơ thể xã hội. Đó là căn bệnh dốt nát và dối trá.

Có những người có vị trí đáng trọng trong xã hội, nhưng bỗng một ngày họ trưng ra bằng tiến sỹ này tiến sỹ nọ thì xã hội bật cười chua chát. Bởi xã hội biết rằng đó chỉ là những cái bằng tiến sỹ trống rỗng mà người ta dễ dàng có được như có một tờ rơi về một quán cơm chay mới mở hoặc về một cửa hàng kinh doanh mới khai trương. Nhưng xét đi xét lại, những người có những tấm bằng tiến sỹ hỡi ơi đâu phải là những người "chủ mưu" sản sinh ra loại tiến sỹ mà chúng ta đang phái gánh như gánh đá đi trên núi.

Trên thế giới có một loại sách có tên là Who's Who mà ở Việt Nam người ta thường gọi là Sách danh nhân thế giới. Thế rồi, vào một ngày "xấu trời" có những người Việt Nam đã khai trong bản tiểu sử của mình in trên sách, trên báo là "có tên trong Sách danh nhân thế giới". Những người Việt Nam này có người là nhà văn, có người là Tổng biên tập một tờ báo, có người là tiến sỹ...

Những người có tên trong sách này hãnh diện lắm. Nhưng than ôi, ở trong nước họ chỉ là những nhà văn, nhà báo trung trung bình cho dù làm Tổng biên tập và là những tiến sỹ nhưng "vô danh tiểu tốt". Họ có biết đâu rằng cứ nộp hai hoặc ba trăm đôla là được lọt vào Sách danh nhân thế giới và trở thành một thứ danh nhân háo danh và bi hài.

Nhưng xã hội đã nhiều lúc tạo ra cho cái sự hám danh, hám lợi của họ "thăng hoa". Thế là họ chẳng biết mô tê gì cả cứ lao vào như những kẻ thiêu thân. Vì có bằng thạc sỹ, tiến sỹ, giáo sư... thì mới được cất nhắc, đề bạt chức này chức nọ. Thế là họ phải tìm mọi cách dễ dàng nhất để có những tấm bằng theo yêu cầu đó. Nếu không có những tấm bằng đó thì họ sẽ trở thành những kẻ thua thiệt. Vì vậy, cơ chế đã thúc đẩy một cách gián tiếp sinh ra "bằng thật kiến thức giả".

Bây giờ, nếu chúng ta tiến hành kiểm tra thực học của các ông, bà có bằng tiến sỹ thì chúng ta chắc sẽ vô cùng chua chát về sự thật của những tấm bằng đó. Tôi đã chứng kiến một số người có đến 5 hoặc 6 tấm bằng các loại nhưng chưa bao giờ thấy họ làm được việc gì cho ra hồn. Ví như tấm bằng tiến sỹ của ông Nguyễn Ngọc Ân. Ông lấy bằng tiến sỹ từ một trường đại học mù mờ của nước Mỹ. Ông chỉ tham dự lớp học tổng cộng có 2 tuần, không biết tiếng Anh mà có ngay cái bằng ấy. Có người sang Nga hơn một tháng về cũng có bằng tiến sỹ.

Ở Phú Thọ có khoảng 10 người có bằng tiến sỹ kiểu như ông Ân. Đấy là những người mà chúng ta biết được một cách công khai. Rồi những tiến sỹ ấy sẽ được cơ cấu vào các vị trí quan trọng của tỉnh, rồi từ tỉnh lên trung ương. Cứ như thế thì chúng ta biết chuyện gì sẽ đến.

Lời cầu xin của nhân dân

Báo Lao Động ra ngày 24/6 trong chuyên mục Sự kiện & Bình luận có bài Kê khai tài sản của Đan Tâm nói đến ông Trần Thanh Tiến, Tổng Giám đốc, đại diện cho 51% cổ phần Nhà nước tại Công ty cổ phần du lịch Tiền Giang có con trai đang học năm thứ hai đại học đứng tên sở hữu 7 lô đất với hơn 10.000m2 mà kê khai tài sản riêng của ông lại thuộc loại "không có vấn đề".

Ô hô, một chàng trai đang học năm thứ hai đại học mà sở hữu từng đó đất đai thì quả là kinh hoàng. Nhưng như thế cũng chưa phải là nhất. Có cháu mới 5 tuổi cũng sở hữu cả một biệt thự giá khoảng đôi triệu đôla cơ. Nếu chúng ta càng kê khai, chúng ta càng thấy những tỉ phú tuổi teen xuất hiện ở Việt Nam. Mà giàu có là có gien đấy ạ. Vì các cô cậu tỉ phú bất động sản đều là con em cán bộ Nhà nước chứ có đứa nào là con nông dân đâu.



Chuyện dài về kê khai tài sản. Ảnh: bee.net.vn

Câu chuyện về kê khai tài sản cán bộ đã được nói đến nhiều lần. Lúc đầu, người dân thực sự vui mừng vì nghĩ rằng: cuộc cách mạng chống tham nhũng và làm trong sạch đạo đức cán bộ đã bắt đầu. Và việc kê khai tài sản là một cách làm sẽ mang lại nhiều hiệu quả. Bởi tài sản không phải là một lời nói cứ giữ trong bụng không nói ra thì chẳng ai biết. Tài sản đang nằm trong tài khoản và bất động sản. Nếu thực sự chúng ta muốn làm thì chúng ta sẽ làm được.

Nhưng cho đến bây giờ thì người dân nhận ra rằng: chuyện kê khai tài sản hình như là chuyện đùa. Chuyện đùa mà làm người dân cứ tưởng thật. Thế là mọi xúc động, mọi tin tưởng, mọi đợi chờ của nhân dân trở nên... tẽn tò. Cũng như một số tỉnh thành ông Chủ tịch là trưởng ban chống tham nhũng thì sẽ chống ai bây giờ. Cũng như thủ trưởng cơ quan và là chủ tài khoản lại là trưởng ban chống tham nhũng thì chỉ có chống tham nhũng ở bên... Tây mà thôi.

Chính vì chứng kiến việc kê khai tài sản lâu nay nó hài hước quá, cho nên nhân dân có một lời cầu xin là: xin các vị đừng đùa nhân dân nữa. Thôi thì các vị có bao nhiêu tài khoản trong nước ngoài nước, bao nhiêu nhà cửa, bao nhiêu đất đai và vân vân thứ thì các vị cứ dùng như các vị đã dùng lâu nay, chứ đừng kê khai như ở Tiền Giang nữa. Làm như thế, nhân dân thấy tủi thân lắm. Nhân dân biết thân phận của mình rồi. Bai..bai...

Hoan hô Đại hội Hội Nhà văn thành phố Hồ Chí Minh

Nhà văn Trần Nhã Thụy, phóng viên Báo Tuổi Trẻ có một bài viết vô cùng thú vị về Đại hội Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Chỉ là một đại hội của một tổ chức nghề nghiệp mà lâu nay họ đã đánh mất quá nhiều sự kính trọng của bạn đọc nhưng nó lại mang một thông điệp đáng suy ngẫm cho xã hội và sự phát triển thực sự của đất nước.



Tân chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM Lê Quang Trang (phải) trao hoa cho
 nhà văn Lê Văn Thảo - nguyên chủ tịch Hội. Ảnh: TT


Bản thông điệp này có hai ý:

Ý thứ nhất: Nhà văn Trần Nhã Thụy viết: con số tham dự đại hội chỉ non một nửa danh sách hội viên (Hội Nhà văn TP.HCM hiện có 355 hội viên). Kiên nhẫn ngồi nghe đọc tham luận (hầu hết của những người cao tuổi) cũng thấy chung chung, nhạt nhòa kỷ niệm đời văn, ước mơ sáng tạo, khuyên nhủ chân thành...

Đoạn văn có 55 từ thôi nhưng lột tả một sự thật là: cái việc đại hội với các nhà văn đâu là chuyện hứng thú. Thế mà không ít người quan trọng hóa quá. Có những nhà văn "thổn thức" suốt đêm khi biết tin Đại hội nhà văn VN sẽ tổ chức đại hội toàn thể. Ôi, chẳng lẽ nhà văn mà phải xúc động khôn nguôi khi đi dự đại hội ư? Trong lúc đó, biết bao điều trong cuộc sống cần nhà văn xúc động thì chẳng mấy khi thấy. Tôi cam đoan 99% nhà văn thổn thức và xúc động chỉ vì được đi dự đại hội thì tác phẩm của họ chẳng mấy ai biết tới.

Trong đoạn văn này, chúng ta thấy hiện lên sự thật nội dung nhạt nhẽo của cái gọi là đại hội nhà văn chung chung. Trời ơi lại bắt tay rất chặt, lại "đọc của ông nhiều quá, hay quá bây giờ mới gặp", lại thì thầm "tôi bỏ phiếu cho ông vào BCH, còn đứa nào xứng đáng hơn ông nào" hoặc "Cha này có vấn đề đấy, đừng bỏ phiếu cho nó"...

Ý thứ hai: Đó là về nhân sự. Một danh sách BCH Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh mới toanh. Đấy là thành công rất đáng suy ngẫm. Một người miền Bắc mới vào thành phố sinh sống đôi ba năm đã trở thành Chủ tịch Hội. Những người còn khá trẻ vào BCH. Hầu hết những người do BCH đề cử đều... rớt. Đó là một đại hội thực sự dân chủ. Nó cho thấy những trò bầu bán mang tính "mặt trận" đã bị tẩy chay vì bầu bán như thế hỏi có tác dụng gì. Chúng ta sẽ thấy mệt mỏi vô cùng khi BCH khóa I cũng mấy ông này, khóa II lại mấy ông này, khóa III cũng mấy ông này mà thôi...

Đại hội nhà văn VN đang đến. Nhưng từ một tháng nay đã tiến hành các tiểu đại hội triền miên. Thế là hàng trăm nhà văn từ các tỉnh thành nô nức tàu xe đến dự, rồi khách sạn, rồi nhà hàng, rồi quà tặng... Ôi, tiền của của nhân dân, nhà nước chứ có ông bà nhà văn nào bỏ tiền túi đi đại hội đâu. Chẳng lẽ đại hội của một tổ chức nghề nghiệp mà phải tốn phí, cầu kỳ cho việc bắt tay, bắt chân và xướng lên toàn những lời hoa mỹ thế  ư?

Có một nhà văn già lắc đầu nói: "Giá đừng đại hội cơ sở nhiều quá như thế thì chi phí cho một đại hội cơ sở cũng thừa tiền xây mấy cây cầu qua sông Pôkô để những đứa trẻ khỏi phải đu dây đi học thì nhân văn biết bao".

Cám ơn Đại hội Hội nhà văn thành phố Hồ Chí Minh. Họ đã cho chúng ta thấy một cuộc cách mạng thực sự./.

TIN LIÊN QUAN :

“Biết là bằng giả mà vẫn làm thì đáng sợ!”

TS luật Cù Huy Hà Vũ, từ khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến yêu cầu xóa bỏ điều 4 Hiến pháp .




Việt Nam vẫn thuộc nhóm kém minh bạch nhất



  Văn hóa phong bì ở Việt nam

Theo tổ chức minh bạch quốc tế, liên tục trong 3 năm, từ năm 2007- 2009, bậc xếp hạng chỉ số minh bạch của Việt Nam đã tăng được 3 bậc (từ  thứ hạng 123 lên 120 trong số 180 quốc gia) - dù có tiến bộ  nhưng vẫn thuộc nhóm kém minh bạch nhất.

Phó Giáo sư - Tiến sỹ Phan Xuân Sơn, người có nhiều  công trình nghiên cứu khoa học về tham nhũng nhận định: Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến nghiêm trọng và phức tạp; tình trạng nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức đang gây bức xúc trong xã hội. Công tác phòng chống tham nhũng chưa đạt được mục tiêu ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng. “Tổ chức minh bạch thế giới đưa ra chỉ số cảm nhận tham nhũng ở Việt Nam năm 2001 là 2,5 và đến nay 2009 là 2,7. Như vậy trong vòng 10 năm, chúng ta tiến bộ được 0,2 - tức là một năm chúng ta tiến bộ được 0,02. Từ 2,7 tiến lên được điểm 10 - chỉ số minh bạch cao của thế giới hiện nay, chúng ta phải mất khoảng 500 năm - như vậy là rất chậm” - PGS - TS Phan Xuân Sơn, Phó Viện trưởng, Viện Chính trị học - Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia HCM nhận định.


                                                    Ngọc Hà

Nguồn : VTV.vn

Nguyễn Quốc Minh (Theo tuanvietnam.net)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Kiên nhẫn làm tròn nhiệm vụ và im lặng là câu trả lời tốt nhất cho mọi lời vu khống.
G.OASINHTON.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm