Tác phẩm “Bên Thắng Cuộc” của nhà báo Huy Đức là hiện tượng của phát hành sách Việt ngữ tại Mỹ. Cuốn sách đã thu hút rất lớn người đọc, đặc biệt trong nước, những người quan tâm đến cuộc chiến tranh VN và tình hình đất nước sau cuộc chiến.
Giáo sư Trần Hữu Dũng từ đại học Wright thuộc tiểu bang Ohio Hoa Kỳ, gọi đây là cuốn sách “cầm lên không thể đặt xuống” và “cuốn sách viết về lịch sử hay nhất sau năm 1975″.
Tôi không cho đây là cuốn sử ký mà là cuốn sách tổng hợp công phu các sự kiện lịch sử, được sắp xếp, đan chéo hợp lý, bằng kỹ năng của một nhà báo chuyên nghiệp, có tài. Nhờ những quan hệ đặc biệt với các nhà lãnh đạo cao cấp của ĐCSVN, hiện đã chết, cũng như còn sống, và với những nhân chứng của hai bên cuộc chiến, Huy Đức mang đến cho độc giả nhiều sự kiện mới từ một xã hội bị bịt miệng và những thông tin liên quan đến các nhà lãnh đạo thượng tầng của ĐCSVN được xem như bí mật quốc gia. Sự khéo léo đưa ra những câu chuyện sinh động có thật để chứng minh cho các sự kiện là một trong những ưu thế mà cuốn sách làm tăng thêm sự tò mò của độc giả.
Với công sức thu thập tư liệu trong 20 năm và miệt mài làm việc trong 3 năm, phong cách thể hiện công bằng, điềm tĩnh mạch lạc và trong sáng, tác giả Huy Đức đã cung cấp cho bạn đọc một kho tư liệu lịch sử khổng lồ, có giá trị để để đời cho nhiều thế hệ và kho tàng tư liệu văn hoá-lịch sử của Việt Nam. Thế nhưng tôi thực sự băn khoăn, không biết nhà báo Huy Đức (hiện đang tu nghiệp tại Mỹ) khi trở về nước sẽ phải chịu hệ lụy như thế nào trước nhà cầm quyền CSVN.
[03.11.2008 14:36] SÁU CÂY CHUỐI HỘT, tên truyện bình dị. Nhưng
tại sao không là chuối hương, chuối mật, mà lại là chuối hột? Chuối hột
chát, và hột của nó đắng, như sự đắng chát mà câu chuyện mang chứa
trong lòng nó. Truyện này viết bằng thi pháp của THƠ. Các dấu chấm
ngắt câu dường như vô cớ đối với văn xuôi, mà nó như là cách ngắt nhịp
(xuống dòng) của thơ. Mỗi đoạn văn khởi ra chỉ bằng một câu điệp lại,
khiến nó làm cho mỗi đoạn văn giống một khổ thơ. Nhưng mỗi đoạn lại mở
ra một cảnh ngộ mới, những nhân vật mới. Từ chi tiết: “Ba người lính
miền Bắc . Ba người lính miền Nam” đến “Ba người ước ao đi học Liên xô .
Ba người mong muốn du học Mỹ”, ta thấy đây là những người lính của hai
phía trong cuộc chiến, và họ đều tử trận. Cái chết của họ đã khiến đất
chiến trường mọc lên sáu cây chuối hột để chở che họ. Và sáu cây chuối
hột không gì giám động tới, kể cả người lẫn chim chuột. Đến nỗi, sáu cây
già quá chết đi thì sáu cây chuối hột khác lại mọc lên.
[06.11.2008 23:46] .....Cái tủ lạnh . CCCP ( Xê Xê Xê Pê). Xây
xước . Lau lau . Mừng mừng . Tủi tủi . Từ giã Hà Nội . Về quê . Xình
xịch tàu hoả . Vượt qua núi trọc . Rừng cháy . Trơ gốc . Qua những cánh
đồng . Mấy thế kỷ nay . Người nông dân . Tự hào chổng mông . Đít cao hơn
trời . Cuốc bàn . Cấy lúa . Gặt hái . Cắt rạ . Nhặt khoai lang . Nhưng ,
gạo xuất khẩu . Nhì , ba thế giới ...
[15.12.2012 18:43] NĐ:“Bây giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ
người ta nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời,
lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch
nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm
thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi chừng sẽ có tình trạng “chạy”
phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà được ông tốt phiếu nhiều, ông
xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận động” theo kiểu móc ngoặc với
nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.
[21.12.2012 02:20] NĐ: Ông Brad Adams, Giám đốc đặc trách Châu Á
của Human Rights Watch, tổ chức quản lý giải thưởng thường niên
Hellman/Hammett nói: “Điều mà chúng ta thấy là Việt Nam rõ rệt đã nhắm
tấn công gia đình họ Huỳnh. Trong nhiều năm qua, gia đình này đã lên
tiếng ủng hộ cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, và họ đã phải chịu
đựng vì đã phát biểu ý kiến. Cố gắng mới nhất để ngăn chặn, không cho
cậu con trai của ông Tuấn du hành sang Hoa Kỳ về cơ bản, là thêm một
hành động vi phạm nhân quyền phụ trội. Chính quyền Việt Nam đã vi phạm
quyền tự do ngôn luận, giờ đây họ lại vi phạm cả quyền tự do đi lại.”
[10.12.2012 18:04] NĐ: Ông Huỳnh Tấn Mẫm nói với BBC: "Nếu như
mà Đảng và Nhà nước tuyên bố chống thì đó cũng chỉ là Đảng và Nhà nước
thôi, còn nhân dân phải được quyền nói lên tiếng nói của người ta chứ.
Vậy thì tại sao nhà cầm quyền Việt Nam không cho biểu tình mà lại coi
chuyện đó là của Đảng và Nhà nước, mà không phải là chuyện của dân?
Tiếng nói đó là góp phần ủng hộ cho đấu tranh của dân tộc, thì không có
lý do gì ngăn cản cả."
[02.09.2012 19:32] NĐ: Vì doanh lợi mà các nhà hàng bất chấp
pháp luật, sử dụng hóa chất độc hại của Trung Cộng gây ung thư, phá hủy
ADN nằm trong âm mưu tiêu diệt dần Dân tộc Việt Nam của thế lực bành
trướng. Hiện nay, các nhà hàng ăn uống không có giấy phép kinh doanh,
kiểm tra vệ sinh thực phẩm đang tràn lan ở các đô thị Việt Nam. Trước
khi các ngành chức năng vào cuộc, thì mỗi người dân hãy nói không với
các nhà hàng này để tự cứu lấy mình và người thân.
[17.10.2012 05:13] NĐ: "Ma chiến hữu là một tác phẩm đáng lên
án như vậy, tại sao Việt Nam lại cho dịch và phát hành rộng rãi. Trong
khi đó, những tác phẩm trong nước thì quản lý tới mức hà khắc. Theo tôi
được biết, hàng năm, Trung Quốc vẫn tổ chức kỷ niệm rầm rộ cuộc chiến
kia, nhưng phía Việt Nam lặng ngắt. Nếu bắt buộc phải đề cập, thì phải
nói chệch đi là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc! Thậm chí, biểu tình
phản đối Trung Quốc trắng trợn xâm phạm biển đảo, cũng bị coi là phản
động và đàn áp. Có điều gì đã xảy ra ở Thành Đô khiến Việt Nam sợ hãi
làm vậy, hay cũng bị “ma chiến hữu” bắt mất hồn ?"
[12.10.2012 06:12] NĐ: Ông Mạc Ngôn tên thật là Quản Mô Nghiệp,
là phó chủ tịch Hiệp hội các nhà văn Trung Quốc và là đảng viên đảng
Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng). Ông Quản Mô Nghiệp, người từng được các giải thưởng như Mao Thuẫn của Trung Quốc và đề cử giải Man Asian 2007. Ông
Quản Mô Nghiệp là người tán dương Mao Trạch Đông, ủng hộ Đặng Tiểu
Bình tấn công Việt Nam và cổ vũ cho chủ nghĩa bành trướng của Đảng cộng
sản Trung Quốc xâm lược các nước láng giềng và Biển Đông trong đó có
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, ông Quản Mô Nghiệp là sáng
tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc. Ủy ban Giải thưởng Nobel đã loan báo: "Giải
Nobel Văn học năm 2012 được trao tặng nhà văn Mạc Ngôn, với văn phong
kết hợp chủ nghĩa hiện thực ảo với văn học dân gian, lịch sử và đương
đại."