TIẾNG HÁT TỪ BỤC GIẢNG YÊU THƯƠNG - sáng tác và thể hiện: Nhạc sỹ Thu Hường
16.06.2013 22:32
NĐ: Ngày Đêm trân trọng giới thiệu nhạc phẩm mới của Nhạc sỹ Trần Thu Hường. Hy vọng, các thầy giáo, cô giáo là bậc không thể thiếu bụi phấn của trường đời làm cha mẹ lao tâm khổ lực giành cho học trò những gì mà tương lai đáp lại. Nhân ngày "Ngày của cha", dòng nhạc - lời ca của Nhạc sỹ Thu Hường "Tiếng hát từ bục giảng yêu thương" sẽ lan tỏa nơi nơi.
TIẾNG HÁT TỪ BỤC GIẢNG YÊU THƯƠNG sáng tác và thể hiện: Thu Hường
NĐ: Trong bài diễn văn hàng tuần vào ngày
thứ Bảy, Tổng thống Obama bày tỏ lòng tôn kính đối với Ngày của Cha tại
Mỹ bằng cách nói rằng công việc quan trọng nhất của nhiều người đàn ông
Mỹ “là một người cha.”
[30.05.2013 03:18] NĐ: Sau một thời gian dài bị thế lực Đen tối
đánh sập, ngày 30-5-2013, Blog Ba Sàm có thông báo địa chỉ nhà mới :
www.basam.info
Ngaỳ Đêm trân trọng giới thiệu mấy vần thơ của
Nguyễn Quốc Minh khi nhận được tin vui đó. Hy vọng, làng Blog Việt Nam
không ngừng có những ngôi nhà đẹp như Ba Sàm.
[10.01.2009 03:11] Thơ cười của Nguyễn Quốc Minh. Mời quý vị cùng cười và cộng tác các bài thơ cười với : http://ngay-dem.com. Gửi qua Email : qm.ngaydem@yahoo.com
Ghềnh Ráng Quy Nhơn
Chênh vênh Ghềnh Ráng trăng treo Chơi vơi vách đá dưới đèo Cù Mông Bãi tắm Hoàng Hậu đá chồng Sóng biển cởi nốt giải hồng mang đi Gió mơ rung nhẹ cành si Hàn Mặc Tử đến thầm thì bên trăng Ghềnh Ráng cánh võng ai nâng Nằm nghe biển hát mênh mang cõi lòng Hàng cau đang tuổi trổ bông Lá trầu chưa hái đã nồng hương say Chớp mắt trôi dạt tháng ngày Quy Nhơn – Ghềnh Ráng đong đầy yêu thương.
Tháng 5/2011
Nguyễn Quốc Minh
****************************
Nhà thơ Hàn Mặc Tửtên
thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22-09-1912 tại làng Lệ Mỹ, thị xã
Đồng Hới (nay là phường Đồng Mỹ, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).
Năm
15 tuổi đã làm thơ và bắt đầu nổi tiếng trên thi đàn, Hàn Mặc Tử đã họa
lại thơ của Mộng Châu. Lúc họa thơ, ký là Minh Duệ Thị, sau đổi là
Phong Trần, rồi đổi là Lệ Thanh (Lệ là chữ đầu của sinh quán làng Lệ Mỹ -
Đồng Hới, còn Thanh là chữ đầu của chánh quán Thanh Tân - Phong Điền -
Huế). Sau đó lại đổi là Hàn Mạc Tử và cuối cùng mới lấy hiệu là Hàn Mặc
Tử.
Từ năm 1934, Hàn Mặc Tử làm báo ở Sài Gòn. Năm 1936,
Hàn Mặc Tử cho xuất bản tập ’’Gái quê’’ lừng danh và đây cũng chính là
lúc anh phát hiện mình bị bệnh hủi. Một ’’fan’’ nữ mới 22 tuổi tên là
Mai Đình do quá hâm mộ thi sĩ đã bỏ hết nhà cửa tự nguyện vào Quy Nhơn
chăm sóc cho Hàn Mặc Tử. Hàn Mặc Tử chết ở nhà thương Quy Hoà vào ngày
11-11-1940, khi ấy anh mới 28 tuổi. Gềnh Ráng Quy Nhơn là nơi vĩnh hằng
cuả nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Cát trắng Nhơn Hội
Cát trắng cuốn theo gió Mặn chát sóng lượn bay Nhơn Hội mùa nắng nóng Dạ tràng nép gốc cây.
Cát trắng tràn đường nhựa Trải khăn trắng vấn vương Rặng phi lao xơ xác Bụi cát phủ người thương.
Quy Nhơn qua Nhơn Hội Chiếc cầu vẫy biển khơi Cả một miền cát trắng Ngóng mong ngày đổi đời.
Miền gió quẩn Nhơn Hội Bụi cát trắng xoáy tròn Xa xa màu khăn trắng Gần gần chuông hoàng hôn.