Hoàng Trung Hải giúp Trung Cộng chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam. Sai lầm nghiêm trọng của Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh
13.12.2012 20:46
NĐ: Vũng Áng (Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) là khu vực nước sâu nằm ở cửa phía Nam vịnh Bắc Bộ. Từ đây, có thể khống chế tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng cũng như giao thông đường biển với toàn miền Bắc, tiếp cận thuận lợi các mục tiêu phòng thủ chiến lược trên Biển Đông như đảo Cồn Cỏ, Hòn Mê, Hòn Khói … Vị trí này nằm ở chân núi Hoành Sơn dọc Quốc lộ 1, vị trí yết hầu của cả nước, có thể chia cắt giao thông Bắc – Nam.

Vị trí yết hầu Vũng Áng mà Trung Cộng chiếm giữ thông qua dự án trái phép, sai luật
Hoàng Trung Hải giúp Trung Quốc chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam
Bản chất của vấn đề mà ai cũng nhận ra ở đây là: với mưu sâu kế hiểm, Trung Quốc chỉ cần bỏ ra rất ít tiền mua quan chức chóp bu Việt Nam và đã làm chủ ngay được một vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng hạng nhất của nước ta.
Vũng Áng (Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) là khu vực nước sâu nằm ở cửa phía Nam vịnh Bắc Bộ. Từ đây, có thể khống chế tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng cũng như giao thông đường biển với toàn miền Bắc, tiếp cận thuận lợi các mục tiêu phòng thủ chiến lược trên Biển Đông như đảo Cồn Cỏ, Hòn Mê, Hòn Khói … Vị trí này nằm ở chân núi Hoành Sơn dọc Quốc lộ 1, vị trí yết hầu của cả nước, có thể chia cắt giao thông Bắc – Nam.
Năm 2007, “tập đoàn” Formosa quốc tịch Đài Loan (hiện đã sang nhượng toàn bộ cổ phần cho Trung Quốc) tiếp cận các quan đầu tỉnh của Hà Tĩnh nhằm thôn tính vị trí đắc địa này phục vụ mưu đồ chiến lược lâu dài. Họ vẽ ra 1 dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài lên đến 23 tỉ USD, cộng với khoản lót tay hậu hĩ nhằm làm mờ mắt các quan to.
Ngày 16/1/2008, UBND tỉnh Hà Tĩnh gửi Tờ trình 102/UBND-CN2 lên Thủ tướng Chính phủ xin Chính phủ cho phép Hà Tĩnh thực hiện dự án khủng này. Trong khi “nhà đầu tư” chưa thực hiện các thủ tục theo Luật Đầu tư để có tư cách pháp nhân thì ông Phó Thủ tướng gốc Tàu Hoàng Trung Hải đã nhanh chóng được Thủ tướng phân công ký thay cả Chính phủ và Thủ tướng cho phép Hà Tĩnh thực hiện dự án trên (Công văn 323/Ttg-QHQT ngày 4/3/2008). Lưu ý là chỉ trong vòng 1 tháng rưỡi từ 16/1 đến 4/3/2008 (trừ thời gian nghỉ Tết gần nửa tháng), các Bộ, Ban Ngành chức năng của Việt Nam đã nhanh nhảu hoàn tất mọi đánh giá, báo cáo khả thi, kể cả đánh giá môi trường, đánh giá an ninh quốc phòng, thẩm định dự án để “phụ họa” thuyết phục Thủ tướng đồng ý cho phép Hà Tĩnh thực hiện ngay dự án trên. Tư cách pháp nhân của “nhà đầu tư” cũng được các cơ quan trung ương và địa phương thần tốc hoàn thiện “giúp”. Nhiều thủ tục pháp lý của “nhà đầu tư” còn chưa thực hiện sau khi Hoàng Trung Hải ký quyết định phê duyệt “dự án đầu tư”.
Cần nói rõ rằng quyết định do Hoàng Trung Hải ký, mọi văn bản thẩm định của các Bộ, Ngành liên quan “phụ họa” cho dự án này là hoàn toàn trái pháp luật và làm khống vì đều được ký khi “nhà đầu tư” chưa có tư cách pháp nhân.
Có được sự bảo kê nói trên, Võ Kim Cự (Chủ tịchUỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh) đã hào phóng ra quyết định cấp ngay 33km2 đất chiến lược an ninh quốc phòng khu vực cảng Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho “tập đoàn” Formosa thuê trong 70 năm. Ngay lập tức, hàng chục nghìn công nhân Trung Quốc được “nhà đầu tư” đưa ùn ùn sang Vũng Áng. Chúng sinh con đẻ cái, chúng kết hôn với con gái địa phương và làm nhà làm cửa, định cư ngay tại chỗ. Nhiều ”khu dân cư” Trung Quốc mọc lên nhan nhản quanh Vũng Áng. Oái ăm thay, chính chỗ này, 33.000 dân Hà Tĩnh chính gốc lại bị đẩy đi dưới cái tên “tái định cư” để đến nơi xa xôi và khó khăn hơn nhiều lập nghiệp từ đầu. Chính quyền Trung ương và địa phương còn ra nhiều chính sách trái pháp luật khác nhằm ưu đãi về thuế, về chính sách nhập khẩu hàng hóa cho “nhà đầu tư” để họ gần như hưởng tự do tuyệt đối trên mảnh đất mà nay đã thành Vương quốc Vũng Áng của riêng họ.
Sau khi chính quyền đã dành hàng nghìn tỉ đồng ngân sách để làm hạ tầng phục vụ “nhà đầu tư”, chi cho di dân tái định cư, gần 5 năm đã trôi qua, người dân địa phương chưa thấy tỉ đô la nào được “nhà đầu tư” rót vào Vũng Áng, cũng chưa thấy “nhà đầu tư” giải quyết công ăn việc làm gì cho dân địa phương. Các hạng mục chính về đầu tư đều chưa được triển khai. Điều ai cũng nhận ra là “nhà đầu tư”, nay toàn bộ đã thuộc về Trung Quốc, ngang nhiên chiếm được hẳn 1 khu vực cảng nước sâu chiến lược trọng yếu của Việt Nam, chiếm được 33km2 ở khu vực yết hầu của nước ta. Bên trong và xung quanh khu vực này, hiện có hàng chục nghìn người Trung Quốc định cư với nhiều “khu dân cư” mọc lên rất náo nhiệt. Điều dễ nhận ra nữa là hơn 33.000 dân địa phương sinh sống tại đây từ bao đời đã bị chính quyền tỉnh Hà Tĩnh dùng công an cưỡng bức đi chỗ khác xa xôi, hẻo lánh, khó khăn hơn nhiều.
Bản chất của vấn đề mà ai cũng nhận ra ở đây là: với mưu sâu kế hiểm, Trung Quốc chỉ cần bỏ ra rất ít tiền mua quan chức chóp bu Việt Nam và đã làm chủ ngay được một vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng hạng nhất của nước ta.
Nguồn >>> CNTCông văn 323/TTg-QHQT v/v đầu tư xây dựng Nhà máy luyện thép và Cảng nước sâu tại Hà Tĩnh của Hoang Trung Hải ký thay TT Chính Phủ: Sai lầm nghiêm trọng của Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh
Ngày 04 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 323/TTg-QHQT về việc đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh.
Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng hướng dẫn nhà đầu tư lập dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổ chức thẩm định Dự án và hồ sơ theo quy định hiện hành của Luật đầu tư, trình Thủ tướng xem xét, quyết định...
Dự án 16 tỉ USD đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa Đài Loan - Trung Quốc đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Vấn đề quan trọng là Giấy chứng nhận đầu tư do Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng cấp ngày 12 tháng 6 năm 2008 với thời hạn hoạt động 70 năm và ngày 1 tháng 10 năm 2010 Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng tiến hành bàn giao 33 km2 diện tích trong Khu Kinh tế Vũng Áng cho Dự án Formosa trên cơ sở pháp lí nào thì công luận chưa được biết.
Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng trên trang http://www.kktvungang-hatinh.gov.vn ngày 4-3-2008 đăng bài “Thủ tướng Chính phủ chấp thuận Chủ trương cho Tập đoàn Formosa (Đài Loan) đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh” có nội dung: “Ngày 04 tháng 3 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ có Công văn số 323/TTg-QHQT về việc đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập Dự án đầu tư nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh. Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Hà Tĩnh chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng hướng dẫn nhà đầu tư lập dự án đầu tư và hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư, tổ chức thẩm định Dự án và hồ sơ theo quy định hiện hành của Luật đầu tư, trình Thủ tướng xem xét, quyết định... Hiện nay, Tập đoàn Formosa đang khẩn trương thực hiện các thủ tục như: Thành lập Văn phòng đại diện; Lập Báo cáo đánh gía tác động môi trường (DTM); Thoả thuận địa điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch...để sớm trình Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư”.
Đọc bài báo tôi cứ trăn trở có phải Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng đã căn cứ Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ có nội dung đồng ý chủ trương cho Tập đoàn công nghiệp nặng Formosa - Đài Loan lập dự án đầu tư, không cần trình Thủ tướng xem xét, quyết định như chỉ đạo tại Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 04 tháng 3 năm 2008 mà tự mình cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Formosa thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện với diện tích sử dụng 33 km2 (gấp 1,2 lần diện tích Ma Cao - Trung Quốc), thời hạn hoạt động 70 năm hay không ?
Với bài này tôi chỉ nêu những căn cứ pháp lí để cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và thời gian hoạt động của dự án.
Thứ nhất, về căn cứ pháp lí để cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư nước ngoài.
Điều 37 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư về Dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó có "Các dự án đầu tư không phân biệt nguồn vốn, quy mô đầu tư trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; Chế biến khoáng sản; Luyện kim". Theo đó, Dự án đầu tư xây dựng nhà máy liên hợp luyện thép và cảng nước sâu Sơn Dương tại Khu Kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh của Tập đoàn Formosa cũng phải điều chỉnh theo quy định này.
Như vậy, với Dự án Formosa bắt buộc phải có Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Nếu không có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mà Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Formosa - Đài Loan là vi phạm quy định tại Điều 39 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ: ...Ban Quản lí... khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đầu tư... đối với các dự án... đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư.
Thứ hai, về thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài.
Thời hạn hoạt động của dự án đầu tư nước ngoài được quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư: "Thời hạn hoạt động của dự án có vốn đầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động của dự án và không quá 50 năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đối với dự án nhưng không quá 70 năm", do đó thời hạn hoạt động 70 năm của Dự án Formosa nhất thiết phải do Chính phủ quyết định.
Nếu không có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, không có quyết định của Chính phủ về thời hạn hoạt động 70 năm của Dự án Formosa mà Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng căn cứ Công văn số 323/TTg-QHQT ngày 04 tháng 3 năm 2008 cuả Thủ tướng Chính phủ để làm căn cứ pháp lí cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Formosa - Đài Loan hoạt động 70 năm là vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đầu tư.
Có hay không có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Formosa ? Có hay không có Quyết định của Chính phủ về thời hạn hoạt động 70 năm của Dự án Formosa ? Dư luận xã hội đòi hỏi cần nhanh chóng làm rõ để kịp thời có biện pháp ngăn chặn và xử lí những hệ lụy từ việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư trái pháp luật, vi phạm pháp luật về đầu tư dẫn đến những vi phạm pháp luật về đất đai, nhằm hạn chế ở mức thấp nhất những hậu quả tất yếu về kinh tế - xã hội, an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ cuả nước tan
Luật sư Nguyễn Đình Xuân Trưởng Văn phòng Luật sư Dân Nguyện thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội.
Nguồn >>> nguoicaotuoi.org.vnTIN LIÊN QUAN: * TIÊN LÃNG HẢI PHÒNG VÀ KỲ ANH HÀ TĨNH, AI VI PHẠM HƠN AI ?-Văn phòng Luật sư vì Dân
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội |
|
[14.11.2012 19:20] NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn
Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã
đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi
ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm
vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động
vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế
thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò"
cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực
kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang
đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng
hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác
NĐ:" Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm
chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng
có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người
dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy
động vàng... Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên
sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó
thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn
nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu
đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất
lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh
tế Quốc hội
Hàng loạt Ngân hàng từ chối mua vàng SJC bao bì cũ. Vàng SJC bao bì mới cũng còn phải “xem xét”.
NĐ:"Chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng
SJC của ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình xuyên qua Nghị định 24 đã
làm cho thị trường Tiền tệ, thị trường vàng miếng rối loạn ngày một trầm
trọng. Ông Nguyễn Văn Bình đã biến NHNN là cơ quan làm chức năng phát
hành tiền tệ và quản lý trong đó có vàng là thứ hàng hóa đặc biệt như
tiền, thành ra là cơ quan kinh doanh. Chất lượng và uy tín trong kinh
doanh quyết định sự tồn tại của một thương hiệu chứ không phải sự áp
đặt, duy ý chí. Sự đi ngược lại nền kinh tế hàng hóa dẫn đến phá sản
"Thương hiệu SJC" là không tránh khỏi. Trách nhiệm hình sự đang dồn vào
ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình - một trong mười thống đốc kém nhất Thế
giới năm 2012 đã được Quốc tế xếp hạng." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên
cao cấp Ngân hàng.
Biến tướng của Dịch vụ giữ hộ vàng miếng của các NHTM sau ngày 25-11-2012 |
|
[03.12.2012 03:59] NĐ:"Đẩy mạnh dịch vụ nhận giữ hộ vàng, kim
đá quý, giấy tờ có giá,...đúng theo quy định mà luật pháp ban hành sẽ là
nguồn doanh thu không nhỏ của các NHTM. Tuy vậy, sự rối loạn thị
trường vàng hiện nay ngày càng trầm trọng do chủ trương độc quyền vàng
miếng SJC, đi ngược nền kinh tế thị trường của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn
Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội , biến tướng khó lường, thì
khách hàng nên cảnh giác và có quyết định sáng suốt khi "Nhìn mặt, gửi
vàng" tránh thất thiệt không đáng có." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên
cao cấp ngân hàng. |
Việt Nam nhiều tiến sĩ nhất ASEAN, nhưng lại ít chất xám |
|
[18.10.2012 21:29] NĐ: Đầu năm 2000, sau một đêm ngủ dậy, chả
cần thi cử thế là hàng trăm ngàn Phó tiên sĩ thời bao cấp - XHCN, được
công nhận Tiến sĩ và từ đó số lượng phong hàm PGS, GS cứ thế nhảy lên ào
ào, còn luận án thì bỏ ngăn kéo, nhường cho những phát minh của mấy bác
Nông dân ít chữ. Tiến sĩ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình gần đây được
Quốc tế liệt vào yếu kém nhất trong 10 thống đốc Ngân hàng Thế giơi. Còn
GS.TS Hoàng Quang Thuận đạo văn lại được "Thánh hóa" nhảy múa đề xuất
lên tận Thủy Điển nhận giải NoBel văn học... |
Cái tủ lạnh CCCP - Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[06.11.2008 23:46] .....Cái tủ lạnh . CCCP ( Xê Xê Xê Pê). Xây
xước . Lau lau . Mừng mừng . Tủi tủi . Từ giã Hà Nội . Về quê . Xình
xịch tàu hoả . Vượt qua núi trọc . Rừng cháy . Trơ gốc . Qua những cánh
đồng . Mấy thế kỷ nay . Người nông dân . Tự hào chổng mông . Đít cao hơn
trời . Cuốc bàn . Cấy lúa . Gặt hái . Cắt rạ . Nhặt khoai lang . Nhưng ,
gạo xuất khẩu . Nhì , ba thế giới ...
CÁI TỦ LẠNH CCCP
(Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh) |
Hai cô đồng nát - Truyện Clíp của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[07.11.2008 13:13] Đắn đo . Suy tính . Phủ quyết đói nghèo .
Hai cô cộng lại . Vừa tròn sáu mươi . Chạy ngược . Chạy xuôi . Mua gom .
Báo cũ . Trở thành đồng nát . Hai cô chỉ cười . Bốn cặp má tươi . Bù
cho đi học . Cổ cao ba ngấn . Giây vàng mười lủng lẳng . Trời mưa . Trời
nắng . Bốn cặp gót hồng . Bốn quả đào tươi . Bốn môi roi rói . Hai mông
tròn tròn . Luôn vui chào hỏi ... ---------- Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh |
Sự suy sụp do hảo huyền độc quyền vàng miếng SJC là không tránh khỏi |
|
[25.10.2012 21:43] NĐ: Chính chủ trương tại hại của độc quyền
vàng miếng SJC đã góp phần làm rối loạn nền kinh tế , gây thất thu nặng
cho Ngân sách nhà nước và làm thất thiệt vô cùng lớn cho người dân.
Niềm tin dành cho vàng miếng SJC đã và đang cạn kiệt trong lòng Nhân dân
dẫn đến sự sụp đỗ thương hiệu SJC là không tránh khỏi . Và là cơ hội để
các thương hiệu vàng miếng khác vững vàng đi lên trong kinh doanh theo
quy luật cạnh tranh khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường hàng
hóa. |
Tóm cổ Chủ tịch HĐQT hoàn tiền, để giải quyệt Nợ xấu của Ngân hàng là thượng sách ? |
|
[11.07.2012 22:04] NĐ: Ăn nhiều quá, bội thực rồi, nay muốn
sống thì nhả ra hay là chịu chết cả đàn. Ngân hàng thương mại nào muốn
sống và tồn tại thì hãy cứu Nợ xấu bằng cách mỗi Chủ tịch HĐQT bỏ ra
trăm tỷ chỉ là cái móng tay, Tổng giám đốc bỏ ra chục tỷ cũng chỉ là cái
hắt xì hơi,...các giám đốc Chi nhánh bỏ ra vài trăm triệu cũng chỉ là
buổi nhậu, còn nhân viên xoàng bỏ ra cứu Nợ xấu vài chục triệu chỉ là
một cái vuốt ve. |
ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu |
|
[31.10.2012 20:06] NĐ: Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng.
Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh
cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế
chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng
định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao
bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là
nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi
chục tỷ đồng |
Ai gây ra thị trường vàng rối ren ? |
|
[28.10.2012 05:17] NĐ: Nếu quản lý tốt, có chính sách hay,
người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng, họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm
ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có thể phát triển một thị trường vàng
cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài khoản, “vàng giấy” (người dân mua
vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay vào đó là giấy chứng nhận sở hữu
vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản
thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp
pháp của người dân, đó là được sở hữu vàng. |
Quốc Hội vẫn khẳng định Nghị quyết: "bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá thế giới"
NĐ: Liên quan tới thị trường vàng, vấn đề
đang được dư luận hết sức quan tâm vì nhiều tháng qua giá trong nước đắt
hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, Quốc hội tiếp tục yêu cầu khắc
phục bất cập trong quản lý và ổn định thị trường vàng, nhằm bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Như vậy, những gì
mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã làm và phát ngôn trong phiên chất
vấn đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội.
Dường như hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động không nhằm phục vụ sản xuất
NĐ: Chính phủ nước nào cũng mắc nợ nước
ngoài. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam nợ nước ngoài lớn gấp 2,5 lần của
Nga, trong khi dân số Nga đông gấp 2,5 lần dân số Việt Nam. Hiện nay,
không ít con tàu ma của vinashin đang thối rửa dập dờn trên biển. Tiến
sĩ Vũ Quang Việt, người từng là Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc
Cục Thống kê Liên Hợp Quốc nói "tổng số nợ công của Việt Nam tính theo
chuẩn quốc tế ở mức khoảng 129 tỷ đô la Mỹ, bằng 106% GDP năm 2011, vốn
đạt gần 122 tỷ đô la.", "Có thể nói dường như hệ thống ngân hàng Việt
Nam hoạt động không nhằm phục vụ sản xuất."
Kinh tởm các món ăn độc hại gây ung thư tại các nhà hàng ăn uống ở Việt Nam |
|
[02.09.2012 19:32] NĐ: Vì doanh lợi mà các nhà hàng bất chấp
pháp luật, sử dụng hóa chất độc hại của Trung Cộng gây ung thư, phá hủy
ADN nằm trong âm mưu tiêu diệt dần Dân tộc Việt Nam của thế lực bành
trướng. Hiện nay, các nhà hàng ăn uống không có giấy phép kinh doanh,
kiểm tra vệ sinh thực phẩm đang tràn lan ở các đô thị Việt Nam. Trước
khi các ngành chức năng vào cuộc, thì mỗi người dân hãy nói không với
các nhà hàng này để tự cứu lấy mình và người thân. |
“MA CHIẾN HỮU” CỦA MẠC NGÔN LÀ XUYÊN TẠC, CHỐNG VIỆT NAM - tác giả: VŨ XUÂN TỬU. |
|
[17.10.2012 05:13] NĐ: "Ma chiến hữu là một tác phẩm đáng lên
án như vậy, tại sao Việt Nam lại cho dịch và phát hành rộng rãi. Trong
khi đó, những tác phẩm trong nước thì quản lý tới mức hà khắc. Theo tôi
được biết, hàng năm, Trung Quốc vẫn tổ chức kỷ niệm rầm rộ cuộc chiến
kia, nhưng phía Việt Nam lặng ngắt. Nếu bắt buộc phải đề cập, thì phải
nói chệch đi là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc! Thậm chí, biểu tình
phản đối Trung Quốc trắng trợn xâm phạm biển đảo, cũng bị coi là phản
động và đàn áp. Có điều gì đã xảy ra ở Thành Đô khiến Việt Nam sợ hãi
làm vậy, hay cũng bị “ma chiến hữu” bắt mất hồn ?" |
Giải thưởng Nobel Văn học 2012 trao nhầm người ? |
|
[12.10.2012 06:12] NĐ: Ông Mạc Ngôn tên thật là Quản Mô Nghiệp,
là phó chủ tịch Hiệp hội các nhà văn Trung Quốc và là đảng viên đảng
Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng). Ông Quản Mô Nghiệp, người từng được các giải thưởng như Mao Thuẫn của Trung Quốc và đề cử giải Man Asian 2007. Ông
Quản Mô Nghiệp là người tán dương Mao Trạch Đông, ủng hộ Đặng Tiểu
Bình tấn công Việt Nam và cổ vũ cho chủ nghĩa bành trướng của Đảng cộng
sản Trung Quốc xâm lược các nước láng giềng và Biển Đông trong đó có
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, ông Quản Mô Nghiệp là sáng
tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc. Ủy ban Giải thưởng Nobel đã loan báo: "Giải
Nobel Văn học năm 2012 được trao tặng nhà văn Mạc Ngôn, với văn phong
kết hợp chủ nghĩa hiện thực ảo với văn học dân gian, lịch sử và đương
đại." |
|
Nguyễn Quốc Minh |