Lượt truy cập 
 Đang online 002
 Tổng số : 007449476
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng (Bộ Công Thương) - Cố đấm ăn xôi dự án Bauxite Tây Nguyên .
29.10.2010 05:01

Xem hình
Ông Nguyễn Mạnh Quân, cố đấm ăn xôi dự án Bauxite Tây Nguyên
Theo dỏi đối thoại và giải đáp thắc mắc của độc giả VnExpress, đại diện Bộ Công Thương, Tập đoàn Than & Khoáng sản Việt Nam và các chuyên gia cùng chia sẻ quan điểm thì nổi cộm sự trả lời qua quýt vòng vo cái kiểu cố đấm ăn xôi của ông Nguyễn Mạnh Quân.
Dưới đây đăng trích một phần cuộc đối thoại...>>>


 

Đối thoại trực tuyến về dự án Bauxite Tây Nguyên tại VnExpress chiều 28-10-2010.
Tham gia chương trình có ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp Nặng (Bộ Công Thương); ông Nguyễn Thanh Liêm - Trưởng ban Nhôm Titan (Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam); bà Phạm Chi Lan - Chuyên gia Kinh tế và ông Nguyễn Văn Ban - Chuyên gia, nguyên Trưởng ban Dự án nhôm (Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam - cũ).


- Bà Phạm Chi Lan: Tôi chỉ muốn góp thêm với Bộ Công Thương một ý thế này. Từ nãy đến giờ chúng ta đã nói khá nhiều về việc thực hiện dự án theo tiêu chuẩn Việt Nam. Nhưng cũng nên nhớ rằng, nước ta vẫn còn phát triển ở trình độ thấp. Khi gia nhập ASEAN, WTO, nhiều tiêu chuẩn còn không đạt và đang phải xây dựng những bộ tiêu chuẩn mới. Chính vì vậy, tôi kiến nghị nên nâng tầm tiêu chuẩn khi thực hiện dự án này cũng như những dự án sau này. Tôi tin khi thực hiện dự án tại Hungary cách đây mấy chục năm, người ta cũng đã tin rằng không thể có sự cố xảy ra. Hơn nữa, tốc độ và cường độ biến đổi khí hậu hiện nay luôn vượt qua mọi tốc độ dự báo. Vì vậy không nên cứ khăng khăng đi theo một bộ tiêu chuẩn đã cũ. Các tiêu chuẩn an toàn của dự án được thiết kế cho 30 năm. Nhưng ai đảm bảo chuyện gì sẽ xảy ra vào năm thứ 31. Thực tế đã có không biết bao nhiêu chuyện xảy ra mà người chịu trách nhiệm biện bạch rằng mình đã làm đúng theo quy định, theo tiêu chuẩn. Do đó tôi cho rằng phải rà soát lại, đặt mục tiêu an toàn lên mức tối đa.

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Cảm ơn chị Chi Lan. Chúng tôi hoàn toàn tiếp thu ý kiến này, rất hợp lý.

- Đào đất chỉ lấy 30% đến 40% bô xít, còn loại bỏ tất cả kim loại khác (theo UB KH-CN- MT Quốc hội), các ông có thấy lãng phí không ? (Võ Thị Dung Thùy, Thuydungvo96@yahoo.Com)

- Ông Nguyễn Thanh Liêm: Theo tính chất quặng của Tây nguyên thì cứ khai thác 2,3-2,5 tấn quặng nguyên khai, sau khi tuyển rửa sẽ thu hồi được 1 tấn tinh quặng bauxit. Phần thải ra chủ yếu là đất sét chứ không phải là các kim loại như bạn nghĩ.

- Tôi muốn hỏi những ảnh hưởng cụ thể mà chất thải do khai thác bô xít gây ra cho môi trường và đời sống người dân? (Ngô Minh Quang, Minhquang_xd@)

- Ông Nguyễn Thanh Liêm: Về cơ bản chúng tôi đã nghiên cứu và phân tích đầy đủ những tác động môi trường của việc khai thác, tuyển quặng bô xít và sản xuất alumina trong báo cáo DTM, cùng với những giải pháp bảo vệ môi trường kèm theo (đã được Bộ TN&MT phê duyệt).
Những tác động môi trường trong khai thác và tuyển quặng bô xít gồm:
- Sử dụng đất rừng, thay đổi cảnh quan
- Ô nhiễm bụi, nước mặt, nước ngầm
- Ô nhiễm tiếng ồn
- Tác động đến đa dạng sinh học
Những tác động môi trường của nhà máy alumina:
- Ô nhiễm bụi
- Ô nhiễm nước (nước thải công nghiệp, sinh hoạt)
- Ô nhiễm tiếng ồn
- Chất thải độc hại (bùn đỏ) và những tác động của nó đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
Ngoài ra chúng tôi cũng đánh giá mức độ rủi ro của những tác động không lường trước để có các giải pháp dự phòng, đặc biệt đối với hồ bùn đỏ và ô nhiễm nước ngầm

- Tôi ủng hộ ý kiến cho rằng đây là siêu dự án cấp quốc gia. Tại sao một dự án lớn như vậy mà không đưa ra Quốc hội xem xét, và tại sao lại không có cuộc khảo cứu về tác hại tới môi trường với sự tham gia của các nhà khoa học một cách sâu rộng nhất? (Giang Nguyen, Nguyentruonggiang.Cdt@)

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Vấn đề này đã được đề cập và đưa ra tại kỳ họp Quốc hội năm 2009. Tuy xét theo tiêu chí của Quốc hội thì dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ không thuộc dự án quan trọng quốc gia, nhưng dự án có tính nhạy cảm về xã hội và môi trường, vì vậy xã hội và Quốc hội đặc biệt quan tâm. Với sự chỉ đạo sát sao và cụ thể của Đảng và Chính phủ, sự tham gia rộng rãi của các Bộ, ngành địa phương, sự thẩm định kỹ càng và thận trọng về môi trường, sự giám sát chặt chẽ của các cấp, theo tôi về thực chất dự án bô xít Tây Nguyên đã và đang được chúng ta thực hiện và giám sát như “ siêu dự án cấp quốc gia".

Việc khảo cứu về tác hại của môi trường là khâu bắt buộc của dự án; kết quả khảo cứu về tác động môi trường của dự án, giải pháp giảm thiểu tác động môi trường được đề cập trong các Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Tân Rai và Nhân Cơ đã được Bộ Tài nguyen Môi trường phê duyệt.

- Thứ trưởng Lê Dương Quang từng phát biểu là dự án bô xít có thừa kế kết quả nghiên cứu ở nhiều quốc gia. Nhưng thực tế dự án chỉ sử dụng máy móc thiết bị Trung Quốc và do chính người Trung Quốc thi công từ đầu đến cuối. Tại sao vậy? (Đinh Trung Kiên, 50 tuổi, TP HCM)

- Ông Nguyễn Thanh Liêm: Đây là 1 lĩnh vực mới, cả nước ta đi từ con số 0. Khi triển khai chúng tôi đã đấu thầu và tiến hành theo đúng quy định từ khâu hồ sơ đến các giai đoạn. Sau khi công bố trên thông tin địa chúng, có 7 nhà thầu nộp hồ sơ. Nhà thầu ABB, Chalieco, Liên doanh CYMG, liên doanh JGC- TECHNNIP, liên danh NFC- CNTIC, nhà thầu MACHANON CONTRUCTION, nhà thầu MCC Overseas. Sau khi xem xét nhiều nhà thầu, chúng tôi thấy nhà thầu xây dựng, bán các thiết bị. Sau khi xem xét, chúng tôi thấy có 4 nhà thầu. Sau khi đấu giai đoạn 1, thì một nhà thầu rút lui. Cuối cùng còn lại 3 nhà thầu Trung Quốc. Sau khi chúng tôi đánh giá, chỉ còn lại mỗi nhà thầu Chaloco. Chúng tôi mong muốn có nhiều nhà thầu nổi tiếng nhưng họ yêu cầu chuyển giao công nghệ chứ không thực hiện theo gói thầu EPC.

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi xin bổ sung ngắn gọn ý kiến của anh Liêm. Bản chất vấn đề việc chỉ sử dụng máy móc Trung Quốc đơn giản là do Trung Quốc trúng thầu. Hơn nữa, khi đi nghiên cứu thị trường, chúng tôi sử dụng kết quả nghiên cứu của một công ty nước ngoài, kết hợp đi tham quan nhiều nước khác. Việc tham quan thì có thể đi nhiều nước, nhưng việc chọn nhà thầu thì chúng ta chỉ chọn một thôi, và chúng ta chọn nhà thầu phù hợp.

- Ông Nguyễn Văn Ban: Nhà máy Tân Rai do Trung Quốc xây dựng thì sử dụng thiết bị của nước ngoài là bao nhiêu và là những thiết bị gì? Cách đây chừng hơn 1 tháng tôi thăm một nhà máy Trung Quốc vận hành xây dựng ở Hoa Ngân (cách biên giới Việt Nam 150 km) thì toàn bộ những thiết bị quan trọng trong nhà máy là của các nước phát triển sản xuất.

- Bà Phạm Chi Lan: Chúng ta đã có một loạt thực tế nhãn tiền về những dự án mà Trung Quốc trúng thầu, nhất là những dự án nhaà máy điện. Bào chí và dư luận từng phản ánh hầu hết các dự án mà họ trúng thầu đều chậm so với cam kết và chưa thực sự đảm bảo về chất lượng. Tôi được biết chính TKV cũng từng gặp tình trạng này với nhà thầu Trung Quốc. Trong quá trình đấu thầu nhà thầu Trung Quốc thường bỏ giá thấp để trúng sau đó thực hiện thì chi phí bị đội lên nhiều.

- Xin được hỏi ông Nguyễn Mạnh Quân về việc hồ bùn đỏ ở Tây Nguyên chịu được động đất đến 9 độ richter có thật ko? Việc động đất thảm khốc ở chile, trung quốc khoảng 7 đến 7,5 độ richter mà đã gây ra những thảm họa vô cùng. Điều này làm ông suy nghĩ gì nhất là cộng với trình độ và phong cách làm rút ruột dự án ở VN? (Hoang Tu, Trailo_hathanh@yahoo.Com)

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Hồ bùn đỏ Tây Nguyên được thiết kế với hệ số an toàn cao, chịu được động đất cấp 7, mặc dù theo tiêu chuẩn XDVN 375:2006 về việc thiết kế công trình chịu động đất, yêu cầu thiết kế công trình tại khu vực huyện Bảo Lâm và Đăk RLấp (là địa điểm xây dựng hồ bùn đỏ) theo cấp động đất là cấp 5. Vừa qua Bộ Tài nguyên Môi trường yêu cầu chủ đầu tư phải thiết kế theo cấp động đất 9 để nâng cao độ an toàn lên mức gần như tuyệt đối, chủ đầu tư đã kiểm tra và điều chỉnh. Với độ dự phòng cao như vậy, tôi tin tưởng sự an toàn của hồ đập.

Về vấn đề “trình độ và cách làm rút ruột” theo tôi, với trình độ và kinh nghiệm của nhà thầu CHALIECO (đã làm nhiều công trình tương tự, có độ phức tạp và quy mô lớn hơn); với sự giám sát của nhiều cấp: Tư vấn quản lý dự án (có chuyên gia Australia tham gia), Tổ giám sát môi trường, Bộ TNMT, Ban chỉ đạo các dự án bôxit; với tính nghiêm trọng của dự án và áp lực trách nhiệm, tôi tin rằng sẽ không thể xảy ra tình trạng trên.

- Thưa ông Quân, ông có bình luận gì về việc Trung Quốc mới đây đã ngừng hoạt động khai thác bô xít tại nước họ do gây ô nhiễm nặng nề? (Thanh Thao Bui, Westernausperth@)

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi xin khẳng định thông tin trên không đúng. Năm 2009, Trung Quốc sản xuất 26 triệu tấn alumina, nhập khẩu 4 triệu tấn; năm 2010 dự kiến sản xuất 27 triệu tấn alumina, nhập khẩu 5 triệu tấn và kế hoạch này không thay đổi. Tôi được biết, đến nay, nước bạn không có chủ trương ngừng hoạt động khai thác bauxite.

- Trong khi khai thác bauxite ở Tây Nguyên có rất nhiều công nhân và kỹ sư Trung Quốc sang làm việc và họ sẽ lấy vợ sinh con và định cư ở đó thì Bộ Công Thương giải quyết vấn đề này thế nào? (Vuvanhue778, Vuvanhue778@vnn.Vn)

- Ông Nguyễn Thanh Liêm: Dự án Tân Rai đã triển khai được hơn 2 năm. Theo báo cáo của địa phương, chưa xảy ra trường hợp nào ở khu vực dự án có người Trung Quốc lấy vợ Việt Nam. Trường hợp bạn nêu cũng có thể xảy ra trong tương lai nhưng các trường hợp người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam vẫn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Việt Nam.

- Dự án này có vị trí quan trọng trong an ninh quốc phòng, nếu chiến tranh xảy ra, không loại trừ khả năng kẻ địch có thể khủng bố phá vỡ đập và bể chứa để hủy hoại đất nước ta. Vậy chúng ta đã lường tới giả thiết này chưa và đã có sẵn phương án đề phòng khủng bố chưa? Hạn chế và khắc phục thế nào (Nguyễn Mạnh Quân, 47 tuổi, Hà Nội)

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Nếu có chuyện gì xảy ra, hậu quả của nó cũng tương tự như là động đất. Chính vì vậy, tôi đã có chỉ đạo đối với chủ đầu tư đánh giá hậu quả của nó. Tất nhiên chúng ta phải có sự đề phòng.

- Thưa ông Nguyễn Mạnh Quân, trong khi Quốc hội và người dân Việt Nam còn đang mang nhiều lo lắng về dự án bauxite tại Tây Nguyên và đang kiến nghị dừng dự án thì TKV và Bộ Công Thương lại thúc tiến độ dự án. Phải chăng, TKV và Bộ Công Thương muốn đẩy dự án bauxite vào tình huống không thể dừng? (Pham Viet Bac, Bph@jaccar.Net)


Ông Nguyễn Mạnh Quân, cố đấm ăn xôi dự án Bauxite Tây Nguyên.

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Điều này không có gì mâu thuẫn cả. Kiểm tra giám sát đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Có người nói bảo rằng cố tình xây dựng để đặt sự việc vào đã rồi, thực ra không phải. Nếu dự án xây xong mà không an toàn thì cũng phải dừng lại.

- Bà Phạm Chi Lan: Tôi cho rằng nếu thực sự cầu thị, đặc biệt là sau chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương nên cho dừng dự án lại để rà soát các vấn đề, chứ không nên nói rằng sẽ đang tiếp tục đẩy nhanh dự án. Nói như vậy, người ta có quyền hiểu là cơ quan chức năng và chủ đầu tư đang cố tình đẩy nhanh dự án để thành chuyện đã rồi, không sửa được nữa.

- Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi cho là tư vấn nước ngoài là tốt nhưng họ đâu có tính được khí hậu Việt Nam có đột biến. Ta quyết được việc lựa chọn phương pháp thải nào nên thấy nguy hiểm ở thải ướt thì tránh nó đi. Họ thẩm định là cái hồ đó sẽ không vỡ thì được nhưng về khí hậu thì không thẩm định được

- Bà Phạm Chi Lan: Tôi cũng tán thành ý kiến anh Ban và cũng muốn nói rằng các ý kiến của nhân sĩ đưa ra rất hợp lý, họ mong muốn thành lập một hội đồng thẩm định độc lập để những người có tâm huyết công tâm tham gia chứ không đẩy hết trách nhiệm về Bộ Công Thương. Tất nhiên khi Bộ Công Thương lựa chọn đã rất tin tưởng vào họ nhưng còn những người khác ban ngành khác nữa. Tôi cho rằng thuê nước ngoài có những cái mạo hiểm vì họ không hiểu hế điều kiện của VN. Không phải cái gì nước ngoài cũng giỏi hơn chúng ta. Chúng ta đã có nhiều ví dụ, nhiều dự án cụ thể sử dụng chuyên gia, nhà thầu nước ngoài đã không đem đến kết quả như mong muốn. Có phải cái gì yếu tố nước ngoài cũng tốt đâu. Ai mà biết sau khi cầu khánh thành sau 2 giờ một trận mưa đã xảy ra sự cố. Bao nhiêu lần chúng ta nói trận mưa lịch sử, trận lụt lịch sử, trận bão lịch sử, bao nhiêu cái lịch sử chúng ta gánh chịu mà có dự báo nào đưa ra đúng đâu. Điều kiện khí hậu Việt Nam rất khác mà không phải các tổ chức nước ngoài hiểu hết được. Nên chăng cần trưng cầu các ý kiến và kêu gọi sự đóng góp của nhiều người có trách nhiệm tham gia. Chúng tôi góp ý cũng chỉ mong muốn mọi điều tốt đẹp hơn để sau này con cháu chúng ta không phải gánh chịu những hậu quả, rủi ro...

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Kiểm tra giám sát đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ. Có người nói bảo rằng cố tình xây dựng để đặt sự việc vào đã rồi, thực ra không phải. Nếu dự án xây xong mà không an toàn thì cũng phải dừng lại.

- Xin hỏi ông Nguyễn Mạnh Quân, Ông nghĩ gì về ý kiến để dành cho con cháu, Boxit chưa khai thác thì vẫn còn đó, sau này các thế hệ sau có đủ công nghệ kĩ thuật sẽ làm tốt hơn? (Nguyễn Huy Hoàng)

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi cũng muốn đặt vấn đề tại sao ta phải để dành tài nguyên bô xít khi Tây Nguyên đã và đang là địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, đồng bào dân tộc Tây Nguyên còn nghèo, nếu chỉ trông chờ vào nông nghiệp thì khó thoát nghèo trong khi Tây Nguyên có lợi thế về bô xít, chúng ta đã có đủ điều kiện để khai thác nguồn tài nguyên này một cách có hiệu quả và đảm bảo an toàn môi trường. Trong khi đó, thế giới đã thực hiện việc khai thác, chế biến bauxite hàng trăm năm nay, chúng ta có đủ điều kiện và khả năng để tiếp thu công nghệ-kỹ thuật của thế giới, đã có thời gian chuẩn bị khá lâu, kỹ lưỡng và có bước đi thận trọng. Vì vậy, việc phát triển ngành công nghiệp bauxite-nhôm tại Tây Nguyên bây giờ (tuy đã muộn) không chỉ vì hiệu quả KTXH mà còn là trách nhiệm của chúng ta đối với đồng bào Tây Nguyên.

- Nước Mỹ có trữ lượng dầu mỏ rất lớn, nhưng họ vẫn mang USD mua dầu từ OPEC về sử dụng, để dành tài nguyên cho đời sau... Và như ông Đặng Hùng Võ đã nói "Hãy để con cháu chúng ta đủ tài, đủ lực gánh vác trọng trách này (khai thác bô xit với công nghệ sạch). Đề nghị các vị cho biết quan điểm của mình? (Trần Cương)

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Chúng ta không thể phủ nhận một điều là trình độ khoa học công nghệ, tiềm năng kinh tế của VN và Mỹ có sự khác biệt lớn. Mỹ là quốc gia số 1 thế giới về kinh tế, VN vẫn còn là nước nghèo. Việc khai thác lợi thế về khoáng sản bauxite ở khu vực Tây Nguyên để phát triển KTXH Tây Nguyên là nhu cầu cấp thiết và thực tế; chủ trương này đã được Đảng và Chính phủ thông qua.

Chúng ta đã có thời gian khá dài chuẩn bị cho dự án Tân Rai (10 năm), đã nghiên cứu khảo sát nhiều đợt ở nước ngoài, một số đối tác nước ngoài- các nhà sản xuất nhôm lớn của thế giới mong muốn hợp tác với chúng ta, dự án được sự chỉ đạo sát sao của Đảng, Chính phủ, được sự ủng hộ của Chính quyền và đồng bào dân tộc Tây Nguyên, được thẩm tra kỹ lưỡng về hiệu quả kinh tế và độ an toàn của hồ bùn đỏ; đến nay chúng ta đã đủ tự tin và đủ điều kiện để thực hiện và gánh vác trọng trách này. Chúng tôi ý thức rằng sẽ là thiếu trách nhiệm với đồng bào Tây Nguyên nếu không dũng cảm, quyết đoán tận dụng cơ hội để triển khai dự án đảm bảo hiệu quả KTXH và an toàn môi trường, góp phần giúp Tây Nguyên nhanh thoát nghèo; nhưng cũng sẽ có tội lớn với đất nước nếu không đảm bảo hiệu quả kinh tế và môi trường. Đây là áp lực rất lớn lên chủ đầu tư cũng như những tổ chức, cá nhân đang tham gia vào việc phát triển ngành CN bauxite-nhôm. Tôi mong muốn nhận được sự sẻ chia và đồng cảm của xã hội về vấn đề này. Trong sản xuất kinh doanh, thắng lợi chỉ đến với những người biệt chớp thời cơ, quyết đoán, dũng cảm nhưng phải có sự tự tin, có cơ sở khoa học tin cậy.

- Xin được hỏi cô lan ạ. Là một chuyên gia kinh tế cô có thể so sánh những cái đưọc và mất lớn nhất của dự án không ạ (Nguyen Thanh Trung, 38 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội)

- Bà Phạm Chi Lan: Tôi lo nhiều vấn đề. Trong quá trình chuẩn bị cho dự án, mục tiêu cao nhất của chủ dự án là cố gắng thuyết phục cao nhất để được thực hiện. Và họ cũng đưa ra nhiều phương án, tính toán hiệu quả kinh tế và mọi rủi ro có thể xảy ra. Tất nhiên trong quá trình thực hiện không chủ đầu tư nào lại muốn rủi ro, không thành công cả. Nhưng thực tế hiện nay, không phải cái gì chúng ta tính toán đều đúng, cái gì ta thực hiện đều suốn sẻ. Có rất nhiều dự án chúng ta đã tính toán kỹ chi phí vẫn đội lên và tính toán kỹ rủi ro vẫn xảy ra.

Tôi cho rằng, thời điểm khai thác hiện nay đã thực sự phù hợp chưa, cần phải tính toán vì chúng ta chỉ tận dụng được một hợp chất nhôm còn nhiều chất nữa chưa sử dụng ngay được và phải đem đi chôn...

Một vấn đề nữa tôi băn khoăn đó là đời sống người dân bị ảnh hưởng. Phải chăng đời sống dân tây nguyên chỉ đi lên chỉ giàu lên khi có dự án bô xít hay nói cách khác chỉ có bô xít đời sống mới khá hơn. Chưa kể các yếu tố khác như bão lũ miền Trung, bùn đỏ... có thể xảy ra. Do vậy, cần phải tính toán và cần thêm rất nhiều tiền thêm vào, nhiều chi phí phát sinh. Dự án có nghìn năm thì vẫn phải tính toán. Ở đây, tôi muốn nói đến tính thời điểm khai thác dự án.

Chúng ta đã có bài học về khai thác tài nguyên. Ví dụ là Dung Quất, ngay khi thực hiện đã phải đi ký kết với rất nhiều nước để đặt vấn đề nhập khẩu. Và có thể đến năm 2015, chúng ta sẽ phải nhập dầu thô. Thêm nghịch lý nữa, chúng ta mua điện từ Trung Quốc, trong khi họ mua than của mình và chúng ta sẽ phải nhập khẩu than từ năm 2012 tới.

Rõ ràng điều kiện khoa học của chúng ta chưa đạt được điều này để tận dụng chế biến để khai thác sử dụng trong nước. Trước đây điều kiện khó khăn, chúng ta khai thác và xuất khẩu dầu để có tiền. Còn hiện nay đất nước chúng ta hiện không nghèo đến mức phải đào bô xít lên bán. Hãy để dành tài nguyên này để cho thế hệ con cháu. Tôi tin vào tài năng của thế hệ tiếp theo, họ sẽ biết sử dụng tài nguyên vào nhiều việc khác và khai thác, chế biến sử dụng có hiệu quả hơn.

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi rất hiểu và chia sẻ băn khoăn của chị Lan về hiệu quả kinh tế dự án. Chị chưa được tiếp cận chi tiết báo cáo thẩm định, chúng tôi cũng chưa có điều kiện cấp cho chị, do đó việc băn khoăn là dễ hiểu. Về thời điểm khai thác, cái này chị băn khoăn cũng dễ hiểu. Riêng tôi lại có băn khoăn. Tây Nguyên nhiều năm nay là địa bàn khó khăn về kinh tế xã hội, đồng bào đã và đang nghèo, nhiều năm nay ta đã phát huy tiềm năng lớn của Tây Nguyên, nhưng vẫn chưa thoát nghèo. Trong khi thiên nhiên lại phú cho ta tài nguyên bô xít thuộc loại nhiều nhất trên thế giới. Thế giới người ta khai thác hàng trăm năm, bản thân ta chuẩn bị 10 năm, ta còn thành lập cả hội đồng thẩm định, sắp tới lại tái thẩm định.

Là người trong cuộc, tiếp xúc với dự án hơn 7 năm rồi, tôi thấy tự tin với dự án này, thấy rằng mình đủ điều kiện để thực hiện. Tại sao ta không làm? Cá nhân cho rằng làm bây giờ là hơi muộn. Ta phải làm vì trách nhiệm với đồng bào Tây Nguyên, tất nhiên phải làm hiệu quả, đảm bảo môi trường. Nếu bảo dừng dự án thì chúng tôi ăn ngon ngủ yên, nhưng rất trăn trở với nguồn tài nguyên lớn như thế mà không được khai thác. Để bây giờ mới làm tôi cho là quá muộn.

- Bà Phạm Chi Lan: Tôi lại muốn lưu ý thế này. Không phải là do chưa khai thác bô xít mà đời sống nhân dân Tây Nguyên chưa được cải thiện. Chỉ đơn cử một chuyện thế này. Năm 2002, đầu tư nông nghiệp chiếm 13,8% tổng đầu tư toàn xã hội thì đến năm 2008, con số này chỉ còn có 6,4%. Như vậy đâu phải chúng ta đã cố gắng hết sức mà đời sống bà con không lên. Chỉ là chúng ta làm chưa đến nơi đến chốn mà thôi. Ngay tại diễn đàn Quốc hội những ngày gần đây, người ta cũng thấy đại biểu các địa phương khai thác mỏ phản ánh: chỉ có doanh nghiệp giàu, đời sống người dân có được hưởng lợi mấy đâu.

- Thưa các nhân sĩ, tại sao các vị lại cho rằng các dự án bô xít không thể làm giàu cho đất nước, trong khi dự án này sẽ đem đến công ăn việc làm cho biết bao người Tây Nguyên lâu nay phải đổ xô về thành phố kiếm kế sinh nhai. Chẳng lẽ thế giới rủi ro thì chúng ta không làm nữa sao, sao chúng ta không rút từ sai lầm của họ để lấy những bài học cho riêng chúng ta? Đợi người ta làm rồi thì mình mới làm biết bao giờ khá nổi? (Lan Anh, 35 tuổi, Hà Nội)

- Bà Phạm Chi Lan: Tôi phát biểu với tư cách cá nhân, và tôi ký tên cũng với tư cách cá nhân, tôi không đại diện cho ai cả. Như tôi đã nói rất nhiều lần, làm giàu cho Tây Nguyên và tốt cho đời sống bà con nơi đây là điều tôi luôn khao khát. Tôi từng nhiều lần rơi nước mắt khi chứng kiến cảnh sống của bà con. Trên thực tế, chúng ta đã làm rất nhiều để mong cải thiện đời sống của họ nhưng đời sống của họ vẫn chưa đạt được những gì chúng ta mong muốn nên chúng ta cần làm tiếp và bằng nhiều cách hỗ trợ hiệu quả hơn.

Liên quan đến dự án này, tôi luôn băn khoăn câu hỏi, có phải khai thác bô xít đời sống của họ hay không. Và khi triển khai dự án, công ăn việc làm của họ thể nào. Bởi, các khâu triển khai đã do chủ đầu tư Trung Quốc thực hiện và họ thường đưa nhân công của họ vào làm vậy bà con ở đó có thể có cơ hội việc làm không.

Rất nhiều trường hợp triển khai dự án lấy đất của bà con và hứa hẹn về đời sống công ăn việc làm của họ ổn định nhưng sau khi hoàn tất dự án, bà con mất đất và họ mất luôn phương tiện sản xuất.

Về dự án bô xít, tôi cũng mong đất nước chúng ta có điều kiện để làm được. Và tôi mong, thời điểm dự án được triển khai phải hiệu quả kinh tế đảm bảo được đời sống văn hóa môi trường, đời sống của bà con được đảm bảo theo đúng hướng bền vững. Chứ không phải chúng ta cứ thực hiện rồi ngờ vực về tính hiệu quả hay chưa chắc các yếu tố về môi trường, văn hóa được đảm bảo.

Cách đây 30 năm, chúng ta vừa thoát khỏi chiến tranh, còn nghèo khó, chúng ta đã nghe lời khuyên của nhiều nước như Nga, Hungary, chúng ta đã từ chối làm dự án bô xít. Bây giờ đời sống khá hơn, điều kiện kinh tế tốt hơn vậy mà chúng ta vẫn làm? Tôi cho rằng vẫn tiếp tục cân nhắc và xét trên mọi khả năng có thể nhất để tránh rủi ro.

- Ông Nguyễn Văn Ban: Tôi đã nhiều năm trong ngành khai thác khoáng sản, đặc biệt là dự án nhôm. Phải nói rằng, đây là một tài nguyên lớn của đất nước mình. Tài nguyên ấy ta cần sử dụng để làm giàu cho đất nước. Sử dụng như thế nào thì ta phải tính đến. Mấy dự án của TKV còn nhiều điều phải băn khoăn. Các anh có nói ta làm sau nhiều nước nhưng có rất nhiều điều chúng ta làm sau nhưng không học và làm trái với người ta. Như vận tải xa như thế mà chọn vận tải bằng ô tô là một ví dụ. Khi tôi làm việc với chuyên gia người Pháp về việc chuyển dự án từ 300.000 lên 600.000 tấn thì ông ấy nói chưa thấy có dự án nào quy mô như vậy trên thế giới mà vận tải bằng ôtô.

Hiệu quả kinh tế thì còn nhiều băn khoăn lắm. Con số đưa ra biến động không biết đâu mà lường. Anh Liêm nói là tin vào con số của chủ đầu tư thì tôi không bàn nữa nhưng nó vẫn còn rủi ro. Nhưng tôi vẫn phải nói là phải tìm phương án tốt nhất. Tân Rai xây rồi thì không nói nhưng Nhân Cơ thì nên chuyển ra bờ biển và tăng công suất lên 1,2 triệu tấn để phù hợp với quy mô của thế giới. Tôi nghĩ là họ cần không phải bùn đỏ nó nằm ở trên đấy mà là đời sống của người dân phải nâng lên. Nếu không chúng ta phát triển nhưng mà lại không đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới thì rất đáng tiếc.

- Xin hỏi ông Quân, nếu xảy ra sự cố ảnh hưởng đến môi trường, trong khi lợi nhuận không là bao, ai sẽ chịu trách nhiệm vì đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế và môi trường? (Trần Trọng Hùng)

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Nếu xảy ra sự cố về môi trường; tôi nghĩ trách nhiệm về kinh tế và môi trường sẽ được xác định trên cơ sở điều tra về nguyên nhân, sự liên đới trách nhiệm của các cá nhân, cũng như tổ chức lien quan và cơ quan điều tra có thẩm quyền sẽ là người thụ lý và thực hiện công việc trên theo quy định hiện hành.

- Xin các vị trả lời thẳng câu hỏi sau đây: Nếu có sự cố vỡ hồ chứa bùn đỏ thì các vị sẽ xử lý như thế nào? Tôi đã thấy một câu hỏi phía trên hỏi như vậy, nhưng các vị trả lời còn vòng vo và chưa nếu được biện pháp giải quyết (Nguyễn Thanh Tùng, 24 tuổi, 81/36 Hồ Văn Huê, Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh)

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tất nhiên cũng không ai mong muốn thảm họa xảy ra. Chính văn bản ngày 22/10 vừa rồi, Chính phủ đã yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo đưa ra giải pháp phòng chống, kể cả nghĩ đến phương án xấu nhất. Đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai về mặt trách nhiệm. Khi xảy ra sự cố, các cơ quan điều tra chắc chắn sẽ phải vào cuộc điều tra và xử lý giải quyết hậu quả.

- Tại sao không thể ngưng dự án khi có quá nhiều ý kiến phản đối? Nếu chúng ta ngưng dự án thì sẽ được gì, mất gì? (Hoàng Văn Thư, 33 tuổi, Bắc Kạn)

- Ông Nguyễn Mạnh Quân: Tôi trân trọng, chia sẻ và hiểu được sự lo lắng cũng như các ý kiến phản đối của xã hội. Đúng là nên và phải ngưng dự án nếu chưa an tâm về hiệu quả kinh tế-xã hội và đặc biệt là an toàn môi trường; nhưng nếu dự án khả thi về kinh tế-an toàn về môi trường thì vẫn nên tiếp tục. Là người trong cuộc, có thời gian dài tìm hiểu, nghiên cứu và tham gia chỉ đạo các dự án bauxite Tây Nguyên, tham gia các Hội đồng thẩm định hiệu quả kinh tế cũng như thiết kế hồ bùn đỏ. Trên cơ sở kết quả thẩm định, các biện pháp bổ sung đang thực hiện, tôi đánh giá và tự tin dự án khả thi về kinh tế; an toàn về môi trường. Sự cố Hungary là sự cảnh báo nghiêm trọng; vấn đề quan trọng là biết rút kimh nghiệm kịp thời từ từ sự cố trên để làm tốt hơn, an toàn hơn.

Nguồn : http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/10/3BA223AB/Page_5.asp.

                                 
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Dự án Bauxite Tây Nguyên là cực kỳ phản động chống phá Việt Nam ?

[22.10.2010 04:07]
Nhóm lợi ích kinh tế từ chổ cho nước ngoài chủ yếu là Trung Quốc thuê 50 năm rừng đầu nguồn, khai thác quặng bừa bãi, xuất khẩu lậu than đá tại Quảng Ninh gây cạn kiệt nguồn than hiện nay và hiện đang triển khai dự án hết sức" phản động" tàn phá môi trường là không tránh khỏi trên nóc nhà Đông Dương.
Bởi vậy,Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hàng loạt nhân sỹ, trí thức, các nhà khoa học, các trang mạng, trang Blog trong và ngoài nước lên án đòi ngừng và chấm dứt vĩnh viễn khai thác Bauxite Tây Nguyên.
Ngày Đêm giới thiệu bài viết của tác giả Anh Phương trên trang mạng TuanVietNam.net


Trưng cầu dân ý trên trang mạng Dân Trí về dự án : Bauxite Tây Nguyên ?

[26.10.2010 05:00]
Dự án Bauxite Tây Nguyên ở Việt Nam đang được trang mạng Dân trí trưng cầu biểu quyết toàn dân. Với tinh thần yêu nước và vì tương lai của dân tộc Việt Nam, quý vị hãy nhấp chuột phản đối, hay đồng tình..




16 chữ vàng là thật hay giả ? - Tiếng nói của Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

"...Từ khi đề ra 16 chữ, Việt Nam thực hiện rất nghiêm chỉnh, đôi khi còn nhân nhượng quá mức.Còn phía Trung Quốc thì sao? 16 chữ do Trung Quốc chủ động nêu ra có nội dung thật không, trong tư tưởng có thật như thế không ?"- Nguyễn Trọng Vĩnh.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
BẮT GIAM PHẠM THÁI HÀ - PHÓ CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI, TRỢ LÝ CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VIỆT NAM VƯƠNG ĐÌNH HUỆ ?
NHẰM HÒA GIẢI DÂN TỘC, HƠN LÚC NÀO HẾT VIỆT NAM CẦN ĐỔI TÊN CÁC ĐƯỜNG PHỐ THÀNH TÊN CÁC LOÀI HOA
“GIA ĐÌNH CHÍNH LÀ NƠI GIỔ TỔ, CÒN TẤT THẢY CÁC NƠI KHÁC CHỈ LÀ CHỔ VUI CHƠI MÀ THÔI” - NGUYỄN QUÔC MINH ( NGÀY ĐÊM)
HÁT CARAOKE "ĐẤT ĐÓNG BĂNG - ĐẤT LÀ ĐẤT, EM LÀ EM" - CA SỸ ĐƯỜNG XÓM TUYỆT VỜI !
MỪNG NHÂN LOẠI YÊU QUÝ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ĐÓN CHÀO NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÌ HÒA BÌNH-TỰ DO-NHÂN QUYỀN-DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/03/2024 - 31/05/2024
HÃY QUAY MẶT ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT - HÀI KỊCH 2024
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT
TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN TUYÊN BỐ : "PUTIN VÀ BỘ SẬU CÔN ĐỒ" ĐÃ GÂY RA CÁI CHẾT CỦA NAVALNY

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Người không tạo được niềm tin nơi đồng loại thì không đứng vững được ở đời.
Khổng Tử.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm