Tượng “Tần Thủy Hoàng” và phim “Tần Thủy Hoàng” trong dịp lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ?
21.09.2010 04:37
..."Thôi . Bức tượng “Tần Thủy Hoàng” tại vườn hoa Chí Linh Hà Nội,do ngu xuẩn mà dựng lên, sớm dở bỏ là an dân nhất. Còn bộ phim " Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” để khỏi hổ danh cho thế hệ tương lai, tránh được phần nào sự lai căng văn hóa Tàu thì cho đó là thứ “Vàng mã” hóa lửa đi cho nhẹ gánh" - Nhà báo,nhà thơ Nguyễn Quốc Minh.>>>
Tượng “Tần Thủy Hoàng” và phim “Tần Thủy Hoàng” trong dịp lễ 1000 năm Thăng Long – Hà Nội ? om sòm 5 cổng chào là một, thì om sòm về bức tượng đồng khổng lồ được gọi là tượng "Vua Lý Thái Tổ" & bộ phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long" là tỷ tỷ, dai dẳng trong cộng đồng người Việt. Hủy bỏ tượng "Tần Thủy Hoàng" và bộ phim "Tần Thủy Hoàng" là tiếng nói của dân tộc Việt Nam .
Phát ngôn của nhà điêu khắc trẻ tác phẩm "Vua Lý Thái Tổ".>>" Chúng tôi không có tài liệu vật thể nào về khuôn mặt, trang phục của Lý Thái Tổ. Việc sáng tác chủ yếu mang tính ước lệ" - Vi Thị Hoa. Tuy vậy, hình hài tưởng tượng y chang vua Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc được Vi Thị Hoa thiết kế đã sớm được khởi công. Chưa đầy 2 tháng, tượng “Tần Thủy Hoàng” ra đời đứng tại Hà Nội.7h30 sáng ngày 17/8/2004, tại vường hoa Chí Linh,>> UBND thành phố Hà Nội đã khởi công xây dựng tượng đài Lý Thái Tổ. Chưa đầy 2 tháng, sáng 7/10/2004,UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức >> Lễ khánh thành tượng đài Lý Thái Tổ . Bức tượng đồng được đúc liền khối lớn nhất Việt Nam (nặng 14 tấn, cao 3,3 m) đặt tại vườn hoa Chí Linh. Các nhà nghiên cứu lịch sử cho rằng, đó là tượng của một người Tàu, đội mũ riềm che là mũ vua Tần Thủy Hoàng của Trung Quốc . Vua Lý Thái Tổ không đội mũ như vua Tần Thủy Hoàng. Thật trớ trêu và buồn cười khi một bức tượng bằng đồng khổng lồ có dung mạo và đội mũ riềm che như vua Tần Thủy Hoàng Trung Quốc đứng nhìn ra Hồ Hoàn Kiếm lại cho đó là tượng vua Lý Thái Tổ. Bức tượng này nên sớm dở bỏ làm bức tượng vua Lý Thái Tổ đúng với dung mạo, bản sắc người dân Việt Nam. Phim " Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” ?Do Công ty Truyền thông Trường Thành, ông Trịnh Văn Sơn (Giám đốc công ty) là người chấp bút kịch bản và cố vấn là nhà biên kịch Trung Quốc, Kha Chương Hòa thực hiện tại trường quay Hoành Điếm (Trung Quốc). Phục trang của phim do GS-TS Đoàn Thị Tình (Trung tâm Bảo tồn phát huy nghệ thuật dân tộc) thiết kế. Bộ phim 19 tập, thời lượng dài 900 phút. Bộ phim " Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” là sự hợp tác giữa công ty cổ phần Trường Thành, đài truyền hình Asean trung Quốc và đài truyền hình Viêt Nam VTV( CV số 3055BVHTTDL-DA ngày 14/9/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). >>Hội đồng trung ương thẩm định phim truyện và lãnh đạo Cục Điện ảnh đề nghị: “Vì đa số các cảnh quay được thực hiện tại Trung Quốc, nên có thể dễ gây cho người xem có cảm nhận đây là một bộ phim truyền hình của Trung Quốc, một số chi tiết và lịch sử cần được tái hiện làm đúng với lịch sử để tránh phim mang dáng dấp dã sử của Trung Quốc như giám định kịch bản đã nêu. Đề nghị chỉnh sửa và xử lý : 1. Cắt một số cảnh quay quá quen thuộc của Trung Quốc dễ gây sự hiểu nhầm cho khán giả như cảnh vua đi lại ở cầu dích dắc trên mặt hồ, một số đại cảnh có đông diễn viên là người Trung Quốc, trang phục Trung Quốc, sửa lại một số lời thoại mang dáng dấp của phim dã sử Trung Quốc cùng một số lời thoại hiện đại. 2. Bỏ bớt lời thoại của Lý Công Uẩn nói với vua Lê Hoàn về việc nhà Chu 800 năm hưng thịnh để lặp lại, cảnh đứng trước núi cao lại khen đây là thành Đại La. 3. Một số vấn đề liên quan đến lịch sử cần sửa lại (phần này đã được góp ý trong văn bản giám định kịch bản là cần phải bám vào chính sử để thể hiện), như việc Lê Hoàn lên ngôi và cuộc kháng chiến chống quân Tống, sự kiện Lê Hoàn đánh Tống được ghi trong sử như một trong những trang oai hùng tại sông Bạch Đằng, Tây Kết nhưng trong phim lại đưa ra một địa danh không có thực là Chu Tước như vậy là sai với lịch sử. Câu nói Lê Hoàn ra lệnh cho quân sĩ ai đánh thì chém đầu, cẩm nang của sư Vạn Hạnh không cần đánh sau 21 ngày quân giặc tự động rút lui sẽ gây ra suy diễn, việc lập Quốc sư cho Vạn Hạnh, câu nói về con Lý Công Uẩn sau này đi thi sẽ đỗ Trạng Nguyên không hợp vì thời đó chưa có Trạng Nguyên. 4. Chỉnh sửa lại phần kết, để làm sao thể hiện được đây là nhu cầu phát triển của nước Đại Cồ Việt cần có một kinh đô xứng tầm mà Lý Công Uẩn sáng suốt nhận ra, chứ không phải là bắt chước Trung Quốc”. Thay cho lời kết luận.Giới nghiên cứu lịch sử ở Việt Nam đã có nhiều phê phán phim “ Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long”,>> nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân ở Huế nói : " Nếu Trung Quốc bỏ tiền ra làm một phim về Lý Công Uẩn như vậy, mà chiếu ở Trung Quốc thôi, tôi mà biết được, người Việt Nam mà biết được, thì cũng đã phê phán rồi. Huống thay, đây lại là một phim do người Việt Nam thuê Trung Quốc làm, để chiếu vào dịp 1000 năm Thăng Long. Ở Việt Nam, chưa bao giờ có một lễ lớn như vậy cả, mà phim chính được chiếu lại là phim do Trung Quốc làm, thì đó là một sự xúc phạm tự ái dân tộc, tự tôn dân tộc. Một phim bình thường trong hoàn cảnh bình thường còn không thể chấp nhận được, huống chi đây là vào dịp 1000 năm Thăng Long". >>Không chỉ các nhà khoa học, ngay cả người dân Hà Nội cũng tỏ ý chưa hài lòng. Trong cuộc trưng bày 6 mẫu tượng đài nói trên (vào các ngày 15-22/9/2003), bác Nguyễn Văn Ngọc, phố Lãn Ông nói: "Tôi không rành lắm về chuyên môn, nhưng tượng vua nước Nam nhìn lại giống... Tần Thủy Hoàng". Còn chị Nguyễn Ngọc Hà, sinh viên ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội cho rằng, gương mặt Lý Thái Tổ trong các tượng đài đều quá già. "Theo sách sử, khi rời đô về Thăng Long Lý Thái Tổ mới 36 tuổi nhưng gương mặt vua Lý trong tượng như ngoài 60". Thôi . Bức tượng “Tần Thủy Hoàng” tại vườn hoa Chí Linh Hà Nội do ngu xuẩn mà dựng lên, sớm dở bỏ là an dân nhất. Còn bộ phim " Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long” để khỏi hổ danh cho thế hệ tương lai, tránh được phần nào sự lai căng văn hóa Tàu thì cho đó là thứ “Vàng mã” hóa lửa đi cho nhẹ gánh .
21/9/2010.
Nguyễn Quốc Minh
Mời quý vị xem một số bức ảnh minh họa cho bài viết trên :
Dung mạo và mũ riềm vua Tần Thủy Hoàng Trung Quốc .
Tượng đồng "Lý Thái Tổ" ở vườn hoa Chí Linh Hà Nội y chang Tần Thủy Hoàng.
Lế khởi công xây dựng tượng vua "Lý Thái Tổ" tại Hà Nội.
Khánh thành tượng đài Lý Thái Tổ tại vườn hoa Chí Linh Hà Nội
Đạo diễn và quay phim Trung Quốc đang tác nghiệp tại trường quay Trung Quốc bộ phim "" Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long”
Diễn viên Tiến Lộc trong vai vua Lý Công Uẩn với trang phục vua Tần thủy Hoàng trong phim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long"
Lý Công Uẩn trong trang phục Tần Thủy Hoàng trong phiim "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long"
Tượng "Lý Thái Tổ" y chang Tần Thủy Hoàng, cao30cm rộng 12cm nặng 3kg được rao bán gần 2 triệu, trên trang mạng : mynghevietnam.com
Bộ phim " Lý Công Uẩn - Đường tới thành
Thăng Long” là sự hợp tác giữa công ty cổ phần Trường Thành, đài truyền
hình Asean trung Quốc và đài truyền hình Viêt Nam VTV (CV số
3055BVHTTDL-DA ngày 14/9/2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch).
Một sự khác lạ trong buổi diễu binh tại Quảng trường Ba Đình kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. |
|
[10.10.2010 03:19] Trăm nghe không bằng được thấy. Trong buổi diễu binh ở Quảng trường Ba Đình sáng 10-10-2010 mừng Thăng Long 1000 năm. Một sự khác lạ là Quốc kỳ Việt Nam bị các quan chức cho treo dưới bụng máy bay trực thăng . Còn
cờ Đảng cộng sản Việt Nam thì lại được các quan chức trang bị cho khối
Hồng kỳ diễu binh đi hàng đầu, cờ Quốc kỳ đi hàng thứ hai. Đó là sự lăng nhục đối với Quốc kỳ mà mỗi người dân ai cũng ý thức được. <<<<<<<<< Nhà báo - Nhà thơ Nguyễn Quốc Minh >>>>>>>> |
ĐI TẮT ĐÓN ĐẦU TRONG XU THẾ THỜI ĐẠI SAU KẾT THÚC THẾ CHIẾN II ?
NĐ: Đồng minh với Mỹ là đồng nghĩa đi tắt
đón đầu với sự bảo toàn lãnh thổ trên cơ sở sức mạnh của xu thế thời đại
là Tự do - Nhân quyền - Dân chủ. Tự do-Nhân quyền-Dân chủ đã được công
bố trong bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền của
LHQ mà Việt Nam đã ký kết. Tiếc rằng, vì không muốn từ bỏ độc đảng toàn
trị của nhóm lợi ích thân Trung Cộng đang làm cho Việt Nam là
nước...không chịu phát triển, thụt lùi với các nước Đông Nam Á.
ĐÒI
HỎI CẤP BÁCH CỦA 20 VỊ TƯỚNG,... VỀ BÍ MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ 1990 GIỮA
ĐẢNG CS TRUNG QUỐC (TRUNG CỘNG) - ĐẢNG CS VIỆT NAM (VIỆT CỘNG) |
|
[06.09.2014 23:12] NĐ: "Tân Hoa xã và Hoàn cầu Thời báo
của Trung Quốc đã công bố nội dung thỏa thuận giữa hai bên, trong đó
trích dẫn: “Việt Nam mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị
thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho
Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây... Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề
nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng
sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập
đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. Chúng tôi không biết thật giả thế
nào, yêu cầu Chủ tịch và Thủ tướng cho chúng tôi và nhân dân biết rõ
thỏa thuận tại Hội nghị Thành Đô năm 1990" - Kiến nghị. |
ĐÀO TẠO BÁC SỸ KIỂU NÀY BẰNG GIẾT DÂN |
|
[21.09.2014 21:02] NĐ: Học viên dốt đặc lại được cử tuyển học
Bác sỹ, thì nay Việt Nam là nước "Nhất" thế giới về ngành Y có đội ngũ
"lương y kiêm từ mậu" cái kiểu "Trồng người" xuống hố địa ngục xếp hàng
mà đi. Trách chi, những đoàn bác sỹ này nọ mổ hàm ếch thành hàm hố, đi
khám từ thiện để bán "Dược phẩm thông đồng", mổ ruột thừa thì cắt thận,
tiêm phòng ngừa Vacxin cho trẻ lại tiêm thuốc mê cho chết luôn...Với
1.000 bác sỹ kiểu này đang được ngành Y của Bộ Y tế thuộc Đảng cộng sản
Việt Nam khẩn trương đào tạo, bung ra thì nơi nơi người dân chỉ có rắn
độc lôi xuống hố cả nút. |
Thư của công dân gửi Chủ tịch nước, về tổ chức Đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Việt Nam ngày 25-9-2010
Kính gửi: Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
Tôi là công dân Nguyễn Xuân Tụ, tiến sĩ Sinh học, bút danh Hà Sĩ Phu, 71 tuổi, thường trú tại 4E Bùi Thị Xuân, Đà Lạt, Lâm Đồng, trân trọng gửi đến Chủ tịch một ý kiến ngắn liên quan đến việc tổ chức Đại lễ “1000 năm Thăng Long-Hà nội”.Kỷ niệm 1000 năm ngày ra đời và phát triển thủ đô Thăng long-Hà nội là một sự kiện có ý nghĩa rất thiêng liêng trong suốt chặng đường dài xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ta, việc kỷ niệm long trọng là một chủ trương rất đúng.Tuy vậy, Đại lễ này tiến hành trong tình hình đất nước ta đang đứng trước những cơ hội và thách thức phức tạp: cả về xây dựng cũng như bảo vệ đất nước đều có hai mặt, mặt thành tựu đáng vui mừng và mặt yếu kém đáng lo âu. Mọi mặt đều có sự phân hóa theo hai đầu trái ngược.Trong dịp diễn ra Lễ hội, không người Việt Nam yêu nước nào lại có thể mải vui mà quên tình trạng đất nước mình vẫn còn bị xếp hạng là một nước nghèo, số đông dân chúng vẫn còn phải kiếm sống rất chật vật, số đông vẫn chưa được hưởng quyền dân chủ để làm chủ đất nước.Mối đe dọa bị xâm lấn và đồng hóa của nước láng giềng phương Bắc từ lịch sử 1000 năm đang hiện về rõ hơn lúc nào hết, và sự tự vệ, tự cường chủ quan của ta hiện nay nhiều mặt tỏ ra thua kém tổ tiên oai hùng thuở trước, trong khi điều kiện khách quan của thế giới hiện nay đã thuận lợi hơn trước rất nhiều. Mọi hiện tượng đã phơi bày trên báo chí khắp nơi, trong và ngoài nước, thiết tưởng không cần nhắc lại dài dòng.Trong bối cảnh như vậy, tôi muốn bày tỏ 3 điều lo lắng cũng là ba đề nghị như sau:1. Không thể khai mạc đại lễ vào ngày 1-10-2010. Ngày ấy không phải ngày vua Lý Công Uẩn thảo Chiếu dời đô, không phải ngày khởi sự dời đô (động thổ), nhưng lại là ngày Quốc khánh Trung Hoa!Đã thế ngày kết thúc là 10 tháng 10 lại trúng Quốc khánh của Trung hoa dân quốc tại Đài Bắc! Một nhà nước biết tự trọng phải tránh sự trùng hợp ấy, nhất là trong tình trạng tranh chấp Việt Trung hiện nay. Đọc diễn văn trịnh trọng vào những ngày ấy khác nào lăng nhục từng người dân Việt, tránh sao khỏi miệng thế mỉa mai về thân phận của kẻ chư hầu? Riêng điều này sẽ làm cho Lễ kỷ niệm không nêu cao được truyền thống anh hùng chống ngoại xâm đáng tự hào của dân tộc, khiến kẻ thù phải kiêng nể, mà sẽ gây tác dụng ngược rất nguy hiểm.2. Loại bỏ những hình thức hội hè, tuyên truyền quá tốn kém. Báo chí đã nêu chi phí Đại lễ khoảng 4,5 tỉ Mỹ kim, tức gần 1 phần 10 ngân sách quốc gia. Cần phải giảm bớt. Nhà nghèo không cứ phải khoe sang mới gây phấn khởi, trái lại sẽ là vết nhục trước cảnh bao nhiêu trường học còn đổ nát, học sinh phải đu dây qua sông đến trường, bệnh nhân không có giường nằm, bao nhiêu bé gái phải bán mình khắp năm châu làm nô lệ...3. Không chiếu cuốn phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” trong đợt kỷ niệm 1000 năm này, vì cuốn phim chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, mắc những sai lầm ngay từ gốc, sẽ gây phản cảm rất bất lợi trong dân chúng, có hại cho việc bồi dưỡng lòng yêu nước và giữ gìn văn hóa dân tộc.Thưa Chủ tịch, kỷ niệm 1000 năm xây dựng Thủ đô văn hiến và bất khuất là một việc lớn lao vô cùng thiêng liêng, động đến tâm khảm của mỗi con dân nước Việt, mỗi thành công hay sai sót đều khắc sâu dấu ấn vào lịch sử. Với tâm sự ấy tôi viết thư này (cá nhân tôi cũng được thành người Hà Nội từ năm 1949), nhờ báo chí chuyển đến Chủ tịch nước, mong được ông lưu ý. Công hay tội của thế hệ chúng ta sẽ được khắc vào bia đá, mà người khắc sẽ là muôn đời hậu thế, không phải chúng ta.
Kính chúc Chủ tịch sức khoẻ.
Xin gửi Chủ tịch lời trân trọng và thống thiết của một công dân.
Kính thư
Nguyễn Xuân Tụ, Ts. Sinh học (Hà Sỹ Phu)
TIN LIÊN QUAN :
PHẢN ĐỘNG LÀ GÌ ? AI MỚI THỰC SỰ LÀ KẺ PHẢN ĐỘNG |
|
[04.05.2015 06:52] NĐ : Vâng ! Tệ hại của chế độ độc đảng toàn
trị thì ai cũng thấy rõ.Khi Quốc Hội chỉ có một đảng, thực chất bản Hiến
pháp là của một nhóm lợi ích chuyên dối trá lừa bịp nhân dân để tranh
dành ghế tham nhũng làm giàu cá nhân. Chỉ khi nào Quốc Hội đa đảng thực
thi Tam quyền phân lập thì mới có sự cạnh tranh lành mạnh, mới soạn thảo
bản Hiến pháp vì lợi ích Tổ quốc. Và khi đó người lãnh đạo mới thực sự
soi vào Hiến pháp để tự mình thấy rõ sai lầm rồi từ chức nhằm bảo vệ uy
tín cho đảng đó, nếu không người dân sẽ tẩy chay không bỏ phiếu, trong
trường hợp vi phạm nặng thì bị Nhân dân trừng trị đúng Hiến pháp. Bởi
vậy ở các nước Tự do - Nhân quyền - Dân chủ bản Hiến pháp luôn luôn được
thượng tôn và phát huy tối đa nhân tài vật lực để xây dựng một xã hội
thực sự dân giàu nước mạnh dân chủ văn minh. |
CẢN TRỞ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CÓ THỂ BỊ TÙ 7 NĂM |
|
[01.04.2015 21:01] NĐ: Cụ thể, người nào cản trở công dân thực
hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền
biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân, bị phạt cải tạo
không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội
có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, thì
có thể bị phạt tù đến 7 năm. |
VIỆT NAM CẦN CÂN NHẮC ĐỒNG MINH VỚI MỸ
NĐ: Gần đây, trong một trao đổi với Tọa đàm
Trực tuyến của BBC về quan hệ Việt - Mỹ, một nhà nghiên cứu từ Đại học
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Tiến sỹ Lê Hồng Hiệp nêu quan điểm cho rằng có
thể sẽ có sự dịch chuyển trong cán cân đối ngoại của lãnh đạo cao cấp
Bộ Chính trị Việt Nam trong quan hệ tay ba Việt - Mỹ - Trung mà theo đó
lãnh đạo Việt Nam có thể 'nghiêng nhiều hơn' về phía Mỹ.Bình luận về
quan điểm này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Phản biện
Chính sách Độc lập (IDS - đã tự giải thể), nói: "Còn phải đặt rất nhiều
câu hỏi ở sự phỏng đoán đây. Bởi vì đấu tranh giữa các thế lực trong
nội bộ Đảng, rồi bản thân sự phức tạp của hoạt động chính trị của Việt
Nam nó khó cho người ta có thể hiểu cặn kẽ những động lực đằng sau như
thế nào"
KHÁT VỌNG ĐOÀN TỤ LẠI NỔI NHẠC THIỀU TRUNG QUỐC ??? |
|
[28.07.2015 21:51] NĐ: “Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình
nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ 27/7/2015 tại
Hà Nội. Chương trình này càng thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng
loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự
xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột
nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình
trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được
tiết lộ. Ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca
ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc.
Bài hát này do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng
tác vào tháng 9/1950 lại là nhạc thiều mở màn cho chương trình "Khát
vọng đoàn tụ".... |
KHI CHÂN DUNG THẦN LỰC ĐÃ DUYỆT - Chuyện vui thật mà như đủa của Nguyễn Quốc Minh. |
|
[30.04.2015 21:23] NĐ : "Tiến sỹ Xe ôm thảng thốt : - Trời ạ
! Cứ theo văn hóa thằng Tàu. Trách chi ngày đầu tháng, ngày rằm cái
mùi vàng mã chết tiệt này nồng nặc khắp nơi, ngạt thở là phải. Ông già Sỹ nói to như hét vào tai: -
Dân đốt một, quan chức đốt mười. Quan chức còn mua vàng mã cả xe ô tô
đem ra nghĩa trang liệt sỹ giả, đốt khói tro mịt mù để quay phim chụp
ảnh tuyên truyền tâm linh thì đã làm sao ? Chị vợ lắm mồm hưởng ứng : -
Già Sỹ muôn năm. Khu chung cư chuồng cọp muôn năm. Để em vái mấy vái
thông quan thần linh rồi đốt mấy bị vàng mã này lấy may." - Chuyện vui
thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh. |
TAI NẠN THẢM KHỐC VÌ MỘT NẢI CHUỐI - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.
NĐ : "Nhờ vậy, tin đồn Phùng tướng quân bị
ám sát đi vào bóng đêm, còn tin tức phái đoàn đi Mỹ của Tổng bí thư thì
"Sương tan đầu ngõ". Già Sỹ thuận tay vỗ mạnh vào mông chị vợ lắm mồm : - Hôm qua 16 tháng 7 phó thủ tướng Đại Hán Trương Cao Lệ sang thăm thì đã làm sao ? Anh hàng thùng bổng kêu toáng lên: - Thôi rồi. Chết rồi. Kìa, nải chuối tuột nóc tủ thờ mất thôi. Ngay
tức thì bốn người nhảy cẩng lên như đu giây, cùng tám cánh tay vươn tới
nóc tủ bàn thờ trong tiếng vang vang của loa phường, loa xã báo tin
trên tầng 5 của khu chung cư chuồng cọp vừa xảy ra vụ tai nạn thảm khốc
vì một...nải chuối." - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.
|
Nguyễn Quốc Minh |