Lượt truy cập 
 Đang online 004
 Tổng số : 007529160
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Ấn Đền Trần là ấn rởm giả cổ xuất xứ từ Trung Quốc ?
12.06.2010 21:53

Xem hình
Cục ấn rởm này đã được làm Lễ khai ấn long trọng ở đền Trần tại Hưng Hà Thái Bình lúc 23h ngày 26/02/2010 .
Thì ra cái ấn đền Trần ở Hưng Hà Thái bình mà bấy lâu nay không ít quan chức nườm nượp chen chúc thức suốt xếp hàng cả đêm để chầu chực "Xin" bản ấn in để cầu vận may thăng quan, tiến chức lại là cái ấn rởm giả cổ xuất xứ từ Trung Quốc.
Kỷ nghệ giả cổ của Trung Quốc hiện nay bày bán khắp nơi. Nhưng nghệ thuật để bán được nó với cái giá đắt như đồ cổ thật, lại từ một thứ như bỏ đi dưới gầm tủ ông Nguyễn Văn Thái - một nhà sưu tầm và nghiên cứu cổ vật ở Hà Nội , được ông Phạm Minh Trọng - Phó Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà "vận động" ông Trần Độ ( người mua lại cái ấn giả cổ vứt dưới gầm tủ ông Nguyễn văn Thái) "cung tiến" cái ấn đó cho khu di tích đền Trần để làm trò hề cho thiên hạ cười.
He he he ...! Khen ai, khen ai đã kết cái đèn Cù. Đèn Cù tít là cái vòng quay...Nhỡ dại mà còn ôm ấp cái bản giấy in "ấn đền Trần" thì đèn Cù ơi hãy đốt đi cho.Tít mù ơi lại vong quay. Khen ai ... >>>>>>>


Ấn đền Trần ở Hưng Hà, Thái Bình khắc những chữ gì ? Nghĩa là gì ? Gốc gác từ đâu ?
Gần đây, việc khai ấn đầu năm ở các miếu đền có xu hướng xuất hiện ngày một nhiều, đi kèm với hiện tượng đó có không ít chuyện bất cập. Trong không khí đầu xuân năm nay, ngoài đền Trần ở Nam Định, tại đền Trần ở Hưng Hà tỉnh Thái Bình cũng có lễ khai ấn. Lễ khai ấn tại đền Trần Hưng Hà bắt đầu vào ngày 13 tháng Giêng, được tổ chức khá quy mô, với sự tham dự của nhiều chức sắc từ trung ương đến địa phương và hàng vạn người dân(1). Đồng thời trong dịp khai ấn này đã có hàng vạn bản ấn được đóng, phát / bán cho nhân dân. Đối với lễ khai ấn ở ngôi đền này, sự bất cập thể hiện ngay ra ở chính quả ấn được đóng.

Về nguồn gốc quả ấn

Ấn đền Trần ở Hưng Hà, Thái Bình vốn là ấn do tư nhân cung tiến. Theo thông tin từ các báo chí, quả ấn trên có nguồn gốc từ ông Trần Độ - một nghệ nhân gốm ở Bát Tràng. Ông Phạm Minh Trọng - Phó chủ tịch UBND huyện Hưng Hà cho phóng viên tờ Văn hóa biết “chính ông là người đã tiếp xúc với ông Trần Độ… để vận động ông này cung tiến chiếc ấn cho khu di tích đền Trần”. Khi được phóng viên hỏi về gốc gác quả ấn, ông Độ cho biết ông được nhượng lại từ ông Nguyễn Văn Thái - một nhà sưu tầm và nghiên cứu cổ vật ở Hà Nội. Ông Độ thuật: nhân khi ông đến nhà ông Thái “thấy một món đồ được ông Thái để dưới gầm tủ. Hỏi cái gì, ông Thái trả lời rằng đó là chiếc ấn của vua Trần. Cả bà vợ ông Thái cũng nói như chồng”. “Ấn của vua Trần” mà ông Thái lại để ở “gầm tủ”, xem ra gia cư của ông Thái có vẻ hơi chật chội, hoặc giả ông cũng vốn không cho quả ấn kia là quý như ông nói. Về lai lịch quả ấn, ông Thái cho biết: “Tôi có nó đã hơn chục năm rồi. Lúc ấy nghe tin ở Hòa Bình đào được một cái chum cổ, tôi lên ngay, mua cả chum mang về. Đập chum ra, thấy bên trong có đất, một ít tiền cổ và chiếc ấn này”. Theo lời của ông Thái thì ta có thể suy ra, cái “chum cổ” này phần miệng có vẻ nhỏ hơn các chum mà ta vẫn thường thấy, cho nên cả người bán chum và ông Thái đều không biết trong chum có vật gì. Không biết trong chum có vật gì nhưng ông Thái vẫn mua, ông mua chum cổ về để đập, sau khi đập chum ra, ông có được “ấn của vua Trần”. Nếu đúng thế thì quả nhiên ông Thái có cái nhạy cảm của người sành đồ cổ!

Khi phóng viên đặt câu hỏi: “… Ông có thể cho biết ông đã mua được chiếc chum đó ở địa phương nào ở Hòa Bình, và người bán cho ông tên gì không?”. Ông Thái đáp rằng: “Thú thật là tôi không nhớ nữa. Tôi chỉ biết ở Hòa Bình, gốm Lý, gốm Trần rất nhiều…”.

Photobucket

(Ấn đền Trần ở Hưng Hà,Thái Bình, trông có vẻ cổ, rồng mang phong cách thời Hán. Ảnh: Thiên Hỏa).

Như vậy, có thể thấy, nguồn gốc quả ấn đền Trần tại Hưng Hà – Thái Bình hiện vẫn còn nhiều điểm bất minh. Điều có thể coi là rất lạ là dù chưa qua giám định của chuyên gia về ấn chương, lễ khai ấn vẫn được tiến hành, quả ấn đã được đem in và phát tán rộng rãi cho nhân dân.

Về nội dung quả ấn

Trên mặt ấn đền Trần tại Hưng Hà khắc bốn chữ. Theo thông tin trên báo chí, trong buổi làm việc tại Sở Văn hóa thể thao du lịch và Bảo tàng tỉnh Thái Bình ngày mồng 7 tháng 4, phóng viên “có hỏi nhiều cán bộ có trách nhiệm về nghĩa của những chữ này thì ai cũng lắc đầu không dám khẳng định bất cứ nội dung nào được nêu ra”(?!).

Ông Vũ Đức Thơm - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình - cho rằng đó là bốn chữ “Thiên nhân hộ quốc”. Ông cho “Hai chữ ‘thiên nhân’ dễ nhận ra”, còn hai chữ “hộ quốc” là do ông “đoán vậy”.

Ông Thơm cũng đã thông qua một cán bộ ở Bộ Công an, “nhờ GS Vũ Khiêu đọc giúp, và GS trả lời rằng đó là bốn chữ ‘Quốc vương thiên nhân’.

Ông Phạm Minh Trọng – người vận động ông Trần Độ cung tiến quả ấn - thì thừa nhận rằng ông “không biết chính xác nội dung bốn chữ đó”, ông chỉ được nghe người ta nói lại nội dung bốn chữ đó nhưng ông cũng không dám chắc nó có nghĩa gì!.

Phóng viên đã nhờ cụ Nguyễn Tiến Đoàn, nhà nghiên cứu văn hóa, người rất giỏi chữ Hán xem giúp, cụ phủ nhận cả hai cách đọc “Thiên nhân hộ quốc” và “Quốc vương thiên nhân”, khẳng định đó là “kiểu chữ triện”, “chữ trong lòng ấn lại khắc ngược, muốn đọc nó, phải nhìn chiều trái phía sau tấm lụa đóng ấn”. Theo cụ: “Nhìn chiều trái đằng sau, thì bốn chữ ấy là ‘Chu thị Thượng nguyên’, còn nhìn chiều phải, nó là ‘Thượng nguyên Chu thị’, có nghĩa là ‘Tiết Thượng nguyên nhà họ Chu’, vậy thôi”. Khi được hỏi “Phải chăng đây là ấn riêng của nhà họ Chu nào đó?”, cụ cho rằng “Điều này còn phải nghiên cứu thêm”, nhưng theo cụ, đây “khó có thể là ấn của vua được”.

Photobucket

Bốn chữ Hán trên ấn đền Trần ở Hưng Hà. Ảnh: Thiên Hỏa

Như vậy, chỉ với bốn chữ trên quả ấn đền Trần tại Hưng Hà, hiện ít nhất đã có 03 cách đọc khác nhau (cụ Nguyễn Tiến Đoàn đọc theo hai cách song thực ra vẫn là một cách vì chỉ khác nhau ở chỗ đọc phải hay đọc trái mà thôi). Vấn đề được mọi người quan tâm là rốt cục bốn chữ khắc trên ấn đền Trần Hưng Hà là những chữ gì? tại sao lại khắc những chữ đó? Nội dung của nó có phù hợp với đền Trần không? Những câu hỏi ấy đến nay chưa được làm sáng tỏ.

Chữ trên ấn đền Trần ở Hưng Hà, Thái Bình : Nội dung và xuất xứ

Xem kỹ chữ viết trên quả ấn đền Trần tại Hưng Hà – Thái Bình, có thể dễ dàng khẳng định quả ấn được khắc bốn chữ, đó là thể chữ triện, vốn thông dụng từ thời Chiến quốc cho đến thời Tần, về sau thường xuất hiện trên trán bia (triện ngạch), hoặc khắc trên ấn chương.

Bốn chữ này khắc nổi (dương văn), và đúng như cụ Nguyễn Tiến Đoàn đã khẳng định, chúng đã bị “khắc ngược” (vì bốn chữ này được khắc xuôi trên ấn, nhưng khi đóng ấn, chúng sẽ thành ngược. Trong khi khắc ấn, người ta phải khắc ngược chữ, khi đóng ấn chữ mới thành xuôi. Cho nên khắc xuôi chữ trên ấn, khi đóng, sẽ thành ra “khắc ngược”).

Trong ba cách đọc:

1. “Thiên nhân hộ quốc” (của ông Vũ Đức Thơm - Giám đốc Bảo tàng tỉnh Thái Bình)

2. “Quốc vương thiên nhân” (được nghe là của GS Vũ Khiêu)

3. “Thượng nguyên Chu thị” (của cụ Nguyễn Tiến Đoàn - đọc theo chiều phải)

không quá khó để khẳng định cách đọc của ông Vũ Đức Thơm và của GS Vũ Khiêu đều hoàn toàn sai. Cách đọc của cụ Nguyễn Tiến Đoàn là chuẩn xác.

Đây là bốn chữ “Thượng nguyên Chu thị” theo lối chữ tiểu triện (tiêu chuẩn), và bốn chữ với nội dung tương tự trên ấn đền Trần ở Hưng Hà:
       
 Photobucket                    
   
Bốn chữ “Thượng nguyên Chu thị”         
theo lối tiểu triện.

  Photobucket

 Bốn chữ “Thượng nguyên Chu thị” trên ấn đền Trần ở Hưng Hà, Thái Bình. Ảnh: mạng internet.

Tuy đọc đúng bốn chữ khắc trên quả ấn, song cách cụ Nguyễn Tiến Đoàn dịch “Thượng nguyên Chu thị” là “Tiết Thượng nguyên nhà họ Chu” tuy đã khá dễ hiểu song thực ra cũng chưa hoàn toàn thuyết phục. Cứ coi các chữ ở đây dùng với nghĩa thông dụng nhất (“Chu thị” là “Họ Chu”, “Thượng nguyên” là “tiết Thượng nguyên”), thì theo cú pháp Hán văn, cần dịch là “Họ Chu [của] tiết Thượng nguyên”. Tuy nhiên, dẫu dịch như vậy thì bốn chữ này vẫn tối nghĩa và trái với logic thông thường. Bỏ qua nhiều yếu tố bất cập khác của quả ấn, riêng xét nội dung bốn chữ được khắc trên ấn, dẫu hiểu cách gì đi chăng nữa thì chúng cũng không có nghĩa nào phù hợp với di tích thờ các vị vua sáng tôi hiền thời nhà Trần cả.

Tối nghĩa như vậy sao mấy chữ này lại được khắc vào ấn? Mục đích của việc khắc ấn trong trường hợp này là như thế nào? Gốc gác bốn chữ kia từ đâu mà ra? Rốt cục ý nghĩa đích thực của nó là gì?

So với việc đọc, dịch nội dung quả ấn dựa vào chữ nghĩa, thì việc đi tìm lời đáp cho mấy câu hỏi này mới thực sự phức tạp; và khi đã làm sáng tỏ, thì sẽ có khả năng hiểu ra chính xác nội dung bốn chữ khắc trên ấn.

Trong nghề làm con dấu (ấn chương), thợ khắc thường lấy mẫu chữ trên ấn chương của các danh gia thời trước (hoặc các chữ mẫu nói chung), khắc xuôi chiều lên con dấu. Với cách khắc như vậy, thay vì để biết nội dung con dấu, người đọc/xem cần phải nhìn bản đã đóng ra giấy, trong trường hợp này, người đọc/xem có thể coi trực tiếp trên quả ấn. Kiểu khắc này chủ yếu để trang trí, trưng bày, vì nếu đem đóng thì chữ sẽ bị ngược. Ấn “Thượng nguyên Chu thị” của đền Trần Hưng Hà có thể là một ấn mẫu kiểu đó. Điều này là đúng nếu ta “khám” ra bốn chữ trên ấn đền Trần Hưng Hà lấy mẫu từ đâu, của ai, thời nào?

Xem tác phẩm ấn chương của danh gia triện khắc các đời để lại, kết quả cho thấy quả ấn đền Trần ở Hưng Hà lấy mẫu từ chiếc ấn khắc bốn chữ tương tự do Từ Tam Canh, một nghệ thuật gia nổi tiếng về thư pháp và triện khắc cuối thời nhà Thanh ở Trung Quốc sáng tác. Muốn kiểm chứng, ta có thể xem các sách tập hợp tác phẩm của Từ Tam Canh, chẳng hạn sách Từ Tam Canh ấn phổ, do Thượng Hải thư tịch xuất bản năm 1993. Trong sách này, ấn “Thượng nguyên Chu thị” ở trang 99. Hoặc xem Tăng bổ Từ Tam Canh ấn phổ, bản in ảnh ấn của Vũ Hán cổ tịch thư điếm năm 1990. Trong sách này, ấn “Thượng nguyên Chu thị” ở trang 20.

Photobucket
   
     Bìa sách Từ Tam Canh ấn phổ  

Photobucket

  Ấn “Thượng nguyên Chu thị”, tr. 99 trong sách Từ Tam Canh ấn phổ - Ấn thứ 3 từ trên xuống, phía tay trái bạn đọc.

Photobucket

Ấn “Thượng nguyên Chu thị”, tr. 20, trong sách Tăng bổ Từ Tam Canh ấn phổ - Ấn phía bên trái bạn đọc.

Từ Tam Canh (1826-1890), tên tự là Tân Cốc và Sân Quách, hiệu là Toàn Lôi, Tỉnh Lôi, Kim Lôi đạo nhân, v.v. người ở Đại Cần, Chương Trấn, Thượng Ngu (thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). “Thượng nguyên Chu thị” là ấn chương do Từ Tam Canh khắc theo yêu cầu của một người họ Chu tại huyện Thượng Nguyên đương thời (huyện Thượng Nguyên có từ thời Đường, sau nhiều lần thay đổi, đến năm 1912 sáp nhập vào huyện Giang Ninh, nay thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc). Do vậy, bốn chữ “Thượng nguyên Chu thị” (viết đúng chính tả là “Thượng Nguyên Chu thị”), có nghĩa là: “[Ấn chương] của [người] họ Chu ở huyện Thượng Nguyên”.

Photobucket
   
Bản in ấn “Thượng Nguyên Chu thị” do Từ Tam Canh cuối thời Thanh khắc cho vị họ Chu ở huyện Thượng Nguyên – Trung Quốc. 

Photobucket 

 Ảnh bốn chữ “Thượng Nguyên Chu thị” trên ấn đền Trần ở Hưng Hà, Thái Bình.

Từ Tam Canh sinh năm 1826, mất năm 1890, như vậy thì quả ấn đó đến nay mới chỉ có niên đại chưa đến hai trăm năm. Ấn do Từ Tam Canh khắc cho người cùng tỉnh, theo bản in, vốn là ấn tên riêng (danh chương), chữ khắc chìm (âm văn), khi in thì đường nét chữ hiện màu trắng (cho nên còn gọi là “bạch văn ấn”). Ấn đền Trần ở Hưng Hà khắc nổi (dương văn), khắc bị ngược. Còn con rồng trang trí trên ấn mang phong cách thời Hán, là vì Từ Tam Canh khi làm ấn thường phỏng theo phong cách ấn chương thời Tần - Hán, nên hậu nhân khi mô phỏng ấn chương của ông cũng cố gắng học theo. Từ đó mà suy, ấn đền Trần ở Hưng Hà chỉ là một phiên bản "ông chằng bà chuộc" phỏng theo một cái danh chương cá nhân của một người họ Chu ở huyện Thượng Nguyên, Trung Quốc không hơn không kém, hoặc may hơn một chút, có thể là sản phẩm mỹ nghệ, ấn trưng bày, ấn mẫu của một cửa hàng khắc ấn nào đó ở Trung Quốc. Ấy vậy mà nó có thể chạy sang Việt Nam, chui vào một chiếc chum chôn dưới lòng đất của tỉnh Hòa Bình, rồi lại nghiễm nhiên bước vào đền thiêng thờ các vị vua sáng tôi hiền thời nhà Trần. Liệu còn có việc gì lạ kỳ hơn thế hay không?

Họ Chu trên ấn đền Trần tại Hưng Hà,Thái Bình : ông là ai?

Như đã trình bày ở trên, “Thượng Nguyên Chu thị” tại đền Trần ở Hưng Hà, tỉnh Thái Bình chỉ là “ấn nhái”, một thứ hàng mỹ nghệ làm phỏng theo bản ấn “Thượng Nguyên Chu thị” của Từ Tam Canh người cuối thời Thanh ở Trung Quốc.

Photobucket
   
Bản in từ ấn “Thượng Nguyên Chu thị” của Từ Tam Canh.
 
Photobucket

 Bốn chữ “Thượng Nguyên Chu thị” trên ấn đền Trần ở Hưng Hà.

Ấn “Thượng Nguyên Chu thị” là danh chương cá nhân của một người họ Chu ở huyện Thượng Nguyên. Vậy người họ Chu này là ai?

Xem xét các mẫu ấn chương mà Từ Tam Canh để lại, kết quả cho thấy ngoài ấn “Thượng Nguyên Chu thị”, Từ Tam Canh còn khắc một số ấn khác liên quan đến huyện Thượng Nguyên, như ấn “Thượng Nguyên Chu Tại Văn Nhật Lợi”.

Photobucket

Bản in ấn “Thượng Nguyên Chu Tại Văn Nhật Lợi” do Từ Tam Canh khắc.

Theo lôgic thông thường trong cách khắc chữ trên ấn chương, bảy chữ: “Thượng Nguyên Chu Tại Văn Nhật Lợi” có nghĩa là: quả ấn của Chu Tại Văn Nhật Lợi ở huyện Thượng Nguyên. Trong đó, Nhật Lợi có thể là tên tự hoặc tên hiệu của Chu Tại Văn.

Ngoài ra, Từ Tam Canh còn khắc một quả ấn với ba chữ “Chu Tại Văn”.

Photobucket

Bản in ấn “Chu Tại Văn” do Từ Tam Canh khắc.

Chu Tại Văn trên ấn này hiển nhiên là Chu Tại Văn người ở huyện Thượng Nguyên được khắc tên trong ấn “Thượng Nguyên Chu Tại Văn Nhật Lợi”. Theo đó mà suy thì “Họ Chu ở huyện Thượng Nguyên” trên ấn “Thượng Nguyên Chu thị” do Từ Tam Canh khắc và trên bản “ấn nhái” khắc ngược tại đền Trần ở Hưng Hà tỉnh Thái Bình, có thể chính là Chu Tại Văn. Chính vì vậy, trong các sách Từ Tam Canh ấn phổ và Tăng bổ Từ Tam Canh ấn phổ, ba bản ấn: “Thượng Nguyên Chu thị”, “Thượng Nguyên Chu Tại Văn Nhật Lợi” và “Chu Tại Văn” được xếp kế tiếp nhau. Về Chu Tại Văn, hiện ta chỉ biết ông ta người huyện Thượng Nguyên, tên tự, hoặc hiệu là Nhật Lợi.

Đem ấn chương “nhái”, mô phỏng theo bản ấn do Từ Tam Canh người cuối thời Thanh khắc cho Chu Tại Văn ở huyện Thượng Nguyên, Trung Quốc (bị khắc ngược) về đóng ở đền thờ các bậc vua sáng tôi hiền nhà Trần, phát tán cho hàng vạn dân, tự “nhận vơ” là ấn cổ, ấn quý, “ấn vua Trần”,… việc làm u tối, hồ đồ và tắc trách như vậy phải chăng không chỉ là sự hạn chế về nhận thức mà còn liên quan đến nhiều vấn đề khác nữa? Thử hỏi những người dân đã đến đền Trần ở Hưng Hà tỉnh Thái Bình xin ấn với biết bao ước muốn giờ đây sẽ nghĩ gì, cảm thấy thế nào khi biết rằng bản ấn mà họ đã xin, mua được thực chất chỉ là bản ấn được in ra từ một quả ấn rởm, khắc ngược... chứ hoàn toàn không phải là “ấn vua Trần” ?

                   Trường Phong Phạm thị

Bài liên quan :

Sự thật ấn Đền Trần ở Thái Bình - Tiền Phong Online

Chú thích:
(1) Xem thêm hình ảnh về buổi lễ này tại: http://www.baomoi.com/Info/Khai-an-den-Tran-Hung-Ha/137/3912195.epihttp://thaibinhtv.vn/ (trang mạng của Đài phát thanh và truyền hình tỉnh Thái Bình).

Bài liên quan : 
01. Buồn cho văn hóa lễ hội đền Trần   
02.
 Hàng nghìn người đội mưa lễ Tết nguyên tiêu tại Hà Nội ?    
03. Giẫm đạp, ngất xỉu tại lễ xin ấn đền Trần ? 
04. Sao phải bỏ lễ khai ấn đền Trần?
05. Có không tục “khai ấn đền Trần”?

TIN NÓNG VĂN HÓA VỚ VẪN KHAI ẤN RỎM ĐỀN TRẦN 2016:
 
* Du khách ùn ùn về đền Trần trước giờ khai Ấn
* Kinh hoàng giẫm đạp, cướp lộc sau giờ Khai ấn đền Trần ( Có các quan lớn đến sắp hàng... )
* Lễ khai ấn đền Trần: Trèo cả lên ban thờ để cướp lộc 
* Cướp kiếm, giật hoa quả trên bàn thờ lễ khai ấn đền Trần
*"Cái bang" vẫn lởn vởn ở hội khai ấn đền Trần

TIN NÓNG LUẬT SƯ KÊU CỨU:
* LUẬT SƯ VÕ AN ĐÔN - NGƯỜI BẢO VỆ CHO GIA ĐÌNH BỊ HẠI NGÔ THANH KIỀU, KÊU CỨU VÀ TỐ CÁO HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA ÔNG TRƯỞNG BAN NỘI CHÍNH TỈNH ỦY PHÚ YÊN. 

NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIETINBANK - NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

NĐ: Từ ngày thành lập, đến nay VietinBank đã 27 năm. Vượt qua nhiều gian truân, thử thách VietinBank đang ở tuổi trưởng thành và không ngừng phát triển trong đó có sự đống góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, nhân viên đã nghỉ hưu. Hàng năm, cứ đến ngày Quốc tế người cao tuổi 01-10, toàn hệ thống VietinBank tiến hành tổ chức trọng thể và chu đáo họp mặt thân mật cán bộ nhân viên nghỉ hưu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Đón chào Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 01-10-2015, đội ngũ hưu trí thuộc Trụ sở chính đã được VietinBank tổ chức trọng thể, chu đáo.

KỶ NIỆM 35 NĂM RỜI GHẾ SINH VIÊN CỦA CÁNH BẮC C14 TẠI HÀ NỘI - LÀO CAI

NĐ: Vâng ! Nhóm hội cánh bắc C-14 được mọi người tán thưởng dành cho Nguyễn Đăng Mộng đầy sức lan tỏa của sự nhiệt tình bạn bè và 2 cựu sinh viên nữa trong ban liên lạc tổ chức những ngày giao lưu gặp mặt thân mật giữa Cánh bắc C-14 Hà Nội gặp Cánh nam C-14 Sài Gòn.
Vâng ! Thay cho lời chúc sức khỏe và gặp nhiều may mắn, Ngày Đêm xin gửi đến bạn bè gần xa một số hình ảnh cùng âm điệu tiếng nói, tiếng cười tràn đầy sức sống và niềm tin trên những nẻo đường của Quả đất đang quay quay.

KHI CÔNG LÝ MẶC QUẦN NHỎ LÊN BÌA - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

NĐ: "...Chị vợ phấn chấn cười toáng lên:
- Danh hài Công Lý hôm qua lên bìa sách Bộ luật dân sự năm 2014 rồi. Trông ngộ lắm. Lại cởi truồng, mặc quần nhỏ pha lê. Lo chi thiếu tiền.
Tiến Sỹ Xe Ôm nóng mặt tung chăn quên cả rét:
- Việt Nam làm gì có công lý ?
- Đúng . Luật sư Ngô Ngọc Trai đã khẳng định điều đó trên báo chí. Ở các nước Nhân quyền dân chủ, người ta thờ Thần Công Lý. Còn Bộ luật dân sự Việt Nam lại tôn hài Công Lý mặc quần Xilip lên bìa.
Tiến Sỹ xe ôm khâm phục:
- Danh hài Công Lý lên bìa sách nào cũng xứng tầm. Tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ. Em có thông tin từ Blog nào vậy ?" - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.


Ba Sàm - thơ Nguyễn Quốc Minh 

[30.05.2013 03:18]
NĐ: Sau một thời gian dài bị thế lực Đen tối đánh sập, ngày 30-5-2013, Blog Ba Sàm có thông báo địa chỉ nhà mới : www.basam.info
Ngaỳ Đêm trân trọng giới thiệu mấy vần thơ của Nguyễn Quốc Minh khi nhận được tin vui đó. Hy vọng, làng Blog Việt Nam không ngừng có những ngôi nhà đẹp như Ba Sàm.
Khen thay:

"Nhà Ba Sàm rộng cửa
Thiết kế đẹp như xưa
Dân hiền lành yêu nước
Như trời hạn gặp mưa." - thơ Nguyễn Quốc Minh

CÁNH THƯ HÒA BÌNH TIẾP NỐI TIẾNG NÓI VÌ NHÂN QUYỀN DÂN CHỦ CỦA BA SÀM

[10.09.2014 18:08]
NĐ : "Sau khi blog Ba Sàm và một số mailbox cá nhân của tôi bị hack, trên Internet bắt đầu xuất hiện những thông tin mang tính bịa đặt, nhằm gây nhiễu dư luận, cũng vì vậy, qua thư ngỏ này, tôi xin khẳng định, tôi không liên quan tới bất kỳ tổ chức, đảng phái nào.
Tôi cũng không hề nhận tiền của bất cứ cá nhân, tổ chức nào để làm blog Ba Sàm dù trong suốt thời gian qua, ngày nào tôi cũng phải dành khoảng thời gian không nhỏ cho blog Ba Sàm." - Nhà báo tự do Đinh Ngọc Thu

TÌNH NON NƯỚC - Video Clip du ngoạn Miền Trung, thân tặng các đồng nghiệp !

[17.05.2014 04:52]
Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Tình Non Nước, như là món quà nhỏ ghi lại dấu ấn không nhỏ tới đồng nghiệp trên những nẻo đường trong chuyến du ngoạn các tỉnh miền Trung. Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !

ĐỒ SƠN BIỂN NHỚ - Video Clip thân tặng đồng nghiệp

NĐ: Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video
Clip: Đồ Sơn biển nhớ, thân tặng đồng
 nghiệp, như là món quà nhỏ ghi lại
khoảnh khắc những hình ảnh đằm
 thắm tình cảm vui tươi ở Đồ Sơn
 Hải Phòng. Vì đưa lên mạng để
 chế độ phân giải thấp, dễ
truy cập, nhưng hình ảnh sẽ không hài lòng lắm.
Đồng nghiệp nào muốn xem độ phân giải cao
, độ nét tốt để xem Tivi thì hãy Email tới
qm.ngaydem@yahoo.com
Nguyễn Quốc Minh, kính chúc
 các đồng nghiệp và bạn bè
gần xa luôn dồi dào
sức khỏe và gặp nhiều may mắn !

VIỆT NAM DẬY MÙA THU - Thơ Nguyễn Quốc Minh, thân tặng SV.Nguyễn Phương Uyên

[22.08.2013 18:06]
NĐ: "...Lũ quan tham độc ác
Dậm chân kiểu Hít Le
Uốn mồm theo Đại Hán
Phương Uyên mỉm cười chê..." - thơ Nguyễn Quốc Minh

TỐP "8-3" Ế CHỢ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh 

[01.03.2011 05:10]
Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành.
Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ .
Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !

MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[08.07.2013 01:33]
NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài, thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...

KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[12.11.2013 01:38]
NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.

ĐỔI NHÀ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[20.03.2013 05:04]
NĐ:" Chủ trương đổi nhà này thật là sáng suốt. Những người ở L5 nuôi lợn, gà, vịt, chó quen mùi hôi thối khỏi phải leo cầu thang cho mỏi cẳng. Còn các ông các bà " bự " ưa thoáng mát, ăn nhậu khỏi mùi khó chịu, lại được mở rộng tầm mắt chuyển lên ở tầng 5 thật là Oke !" - Đổi nhà - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

Thi "Chất xám" - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[06.03.2013 23:29]
NĐ:Trưởng phòng Thanh tra trúng giải thi "chất xám" AT=TA, thưởng 100 triệu đồng. Còn mỗi người có mặt hôm nay, nhận phong bì mỗi người môt triệu đồng. Nhằm nâng cao chất xám hơn nữa, cuộc họp hôm sau với câu hỏi đề thi là: ĐV + LĐ = TN. Ai trúng giải sẽ có thưởng cao hơn.

PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG 

[22.11.2013 04:45]
NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp...

SÁU CÂY CHUỐI HỘT- Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh - Đăng ký Tham gia dự thi giải thưởng Nobel Văn học Quốc tế 2010...  

[12.07.2009 03:35]
SÁU CÂY CHUỐI HỘT, tên truyện bình dị. Nhưng tại sao không là chuối hương, chuối mật, mà lại là chuối hột ? Chuối hột chát, và hột của nó đắng, như sự đắng chát mà câu chuyện mang chứa trong lòng nó.
Truyện này viết bằng thi pháp của THƠ. Các dấu chấm ngắt câu dường như vô cớ đối với văn xuôi, mà nó như là cách ngắt nhịp (xuống dòng) của thơ. Mỗi đoạn văn khởi ra chỉ bằng một câu điệp lại, khiến nó làm cho mỗi đoạn văn giống một khổ thơ. Nhưng mỗi đoạn lại mở ra một cảnh ngộ mới, những nhân vật mới...
>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Vĩnh An

CON ĐÒ TÓC PHẤN ĐI XA - thơ Nguyễn Quốc Minh, kính tặng thầy giáo Đinh Đăng Định

[03.04.2014 21:39]
NĐ:

Thầy giáo Đinh Đăng Định
Về xứ sở Thần tiên
Tiếng cồng chiêng vang mãi
Cùng đồng bào Tây Nguyên

TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

[12.10.2013 17:27]
...Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Bao thanh niên chết trận
Điện Biên máu chưa phai
Thạch Hãn sông máu đỏ
Biên giới gọi hồn ai ?

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.

<= Tướng Võ Nguyên Giáp lúc về hưu.

TÔ HOÀI & TỐ HỮU, KHÔNG AI XA LẠ 

NĐ: Tô Hoài là nhà văn, thua Tố Hữu một điểm
 là không có tác phẩm in ra ca ngợi Stalin,
 nhưng những tác phẩm in ra của Tô Hoài
 trơn tuột trong con đường mòn của
Đảng cộng sản Việt Nam là vì phe
XHCN. Nhà văn Tô Hoài, tên
 thật là Nguyễn Sen,
sinh năm 1920
tại huyện
Thanh Oai, Hà Nội, và
sinh sống tại Nghĩa Đô
Hà Nội tạ thế ngày
6-7-2014,
hưởng thọ
94 tuổi.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Cuộc đời là bọt nước,chỉ có hai điều này là đá tảng: tử tế giúp người khác khi họ lâm nạn và can đảm trong cơn hoạn nạn của chính mình.
Gordon.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm