Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007442640
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Nhà thơ Hoàng Cầm là một trong những nhân tài Nhân văn - Giai phẩm.
06.05.2010 22:22

Xem hình
Nhà thơ Hoàng Cầm .
Nhà thơ Trần Dần, Nguyễn Hữu Loan vừa mới từ trần không bao lâu, thì nay Nhà thơ Hoàng Cầm lại ra đi để gặp các Nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Nhân văn - Giai phẩm. Nhà thơ Hoàng Cầm sinh 22-2-1922, từ trần 6-5-2010. Tang lễ được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội, từ 13 giờ - 15 giờ ngày 11/5/2010 và di quan đến Khu A nghĩa trang Văn Điển.

Ngày-dem.com trân trọng giới thiệu Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm và 3 bài thơ của nhà thơ Hoàng Cầm thay cho nén hương thơm thương tiếc Nhà thơ Hoàng Cầm. Cầu mong nơi Suối Vàng, Nhà thơ Hoàng Cầm yên giấc ngàn thu và phù trợ cho các Nhà thơ,nhà văn đang sống sức khỏe và có nhiều thơ hay để đời đời con cháu kính trọng.

<<<<<<<<< Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm>>>>>>>>

Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm.

Là phong trào có xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.

Khởi nguồn

Cơ quan ngôn luận của phong trào này là Nhân Văn, một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm chủ nhiệmTrần Duy làm thư kí toà soạn, cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm.

Trong tạp chí Giai phẩm Mùa xuân được ấn hành tháng giêng năm 1956, do nhà thơ Hoàng CầmLê Đạt chủ trương, về sau bị tịch thu, có bài Nhất định thắng của Trần Dần, miêu tả hoàn cảnh đời sống miền Bắc xã hội chủ nghĩa trong những ngày đầu đất nước chia cắt, tác giả bài thơ bị qui kết chống phá, "bôi đen" chế độ,[1] với những câu thơ nổi tiếng:

Tôi bước đi
không thấy phố
không thấy nhà
Chỉ thấy mưa sa
trên màu cờ đỏ

Tháng 8 năm 1956, Phan Khôi có bài Phê bình lãnh đạo văn nghệ, đăng trong Giai phẩm Mùa thu.

Trong số ra mắt ngày 20 tháng 9 năm 1956, bán nguyệt san Nhân Văn đã đăng ngay trên trang nhất bài "Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ". Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ông nêu hai nguyên nhân khiếm khuyết về dân chủ thời bấy giờ:

  1. Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viêncán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.
  2. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân ông trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.

Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi ... nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20 tháng 11 cùng năm, Nhân Văn chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn NgữĐào Duy Anh.

Nhân văn số 3 ra ngày 15 tháng 10 đăng bài của Trần Đức Thảo về mở rộng dân chủ, phát triển phê bình trong nhân dân. Trần Duy cũng góp tiếng nói đấu tranh cho tự do dân chủ trong Nhân văn số 4 ra ngày 5 tháng 11 năm 1956. Trong số cuối cùng, số 5 báo Nhân văn, Nguyễn Hữu Đang nhận xét về những điều bảo đảm tự do dân chủ trong Hiến pháp Việt Nam 1946 và so sánh với tình hình thực tế lúc bấy giờ.

Ngày 15 tháng 12 năm 1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân Văn. Số 6 không được in và phát hành. Tổng cộng Nhân Văn ra được 5 số báo và Giai Phẩm ra được 4 số báo (Tháng Ba, Tháng Tư, Tháng Mười và Tháng Chạp 1956) trước khi phải đình bản.

Sau đó, hầu hết các văn nghệ sĩ tham gia phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm bị đưa đi học tập cải tạo về tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Một số bị treo bút một thời gian dài: Lê Đạt, Trần Dần, số khác không tiếp tục con đường sự nghiệp văn chương, thậm chí có người bị giam giữ trong một thời gian dài và tiếp tục bị giám sát trong nhiều năm sau khi mãn tù như trường hợp Nguyễn Hữu Đang. Dư luận chung thường gọi đây là "Vụ án Nhân Văn–Giai Phẩm".

Một số văn nghệ sĩ trong phong trào (hãy nhấp chuột vào danh sách để xem tiểu sử từng người)


Bị xử phạt nặng nhất là Thụy An và Nguyễn Hữu Đang. Bà Thụy An bị kết tội làm gián điệp với kết án: "mụ phù thủy hiện nguyên hình rắn độc", bị kết án 15 năm tù cùng với Nguyễn Hữu Đang trong phiên tòa ngày 21/1/1960 tại Hà Nội. Mãi đến năm 1973 hai người mới được ra tù nhưng bị quản thúc thêm một thời gian nữa.

Việc dập tắt phong trào.

Tố Hữu, khi ấy là Ủy viên Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam, phụ trách về công tác văn hóa văn nghệ, tuyên truyền được coi là người dập tắt phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm. Trong cuốn Qua cuộc đấu tranh chống nhóm phá hoại "Nhân Văn - Giai Phẩm" trên mặt trận văn nghệ, nhà xuất bản Văn Hoá, 1958, mà ông là tác giả, Tố Hữu đã nhận định về phong trào này và những người bị coi là dính líu như sau:

Lật bộ áo "Nhân Văn - Giai Phẩm" thối tha, người ta thấy ra cả một ổ phản động toàn những gián điệp, mật thám, lưu manh, trốt-kít, địa chủ tư sản phản động, quần tụ trong những tổ quỷ với những gái điếm, bàn đèn, sách báo chống cộng, phim ảnh khiêu dâm; (trg 9. Sđd).
Trong cái công ty phản động "Nhân Văn - Giai Phẩm" ấy thật sự đủ mặt các loại "biệt tính": từ bọn Phan Khôi, Trần Duy mật thám cũ của thực dân Pháp đến bọn gián điệp Thụy An, từ bọn trốt-kít Trương Tửu, Trần Đức Thảo đến bọn phản Đảng Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Lê Đạt. Một đặc điểm chung là hầu hết bọn chúng đều là những phần tử thuộc giai cấp địa chủ và tư sản phản động, và đều ngoan cố giữ lập trường quyền lợi giai cấp cũ của mình, cố tình chống lại cách mạng và chế độ;. (trg 17. Sđd).

Báo cáo tổng kết vụ "Nhân Văn - Giai Phẩm" cũng do Tố Hữu viết có kết luận về tư tưởng chính trị và quan điểm văn nghệ của phong trào Nhân Văn–Giai Phẩm như sau:

Những tư tưởng chính trị thù địch
  1. Kích thích chủ nghĩa cá nhân tư sản, bôi nhọ chủ nghĩa cộng sản.
  2. Xuyên tạc mâu thuẫn xã hội, khiêu khích nhân dân chống lại chế độ và Đảng lãnh đạo.
  3. Chống lại chuyên chính dân chủ nhân dân, chống lại cách mạng xã hội chủ nghĩa.
  4. Gieo rắc chủ nghĩa dân tộc tư sản, gãi vào đầu óc sô-vanh chống lại chủ nghĩa quốc tế vô sản.
Những quan điểm văn nghệ phản động
  1. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ chính trị, thực tế là phản đối văn nghệ phục vụ đường lối chính trị cách mạng của giai cấp công nhân. Chúng đòi "tự do, độc lập" của văn nghệ, rêu rao "sứ mạng chống đối" của văn nghệ, thực ra chúng muốn lái văn nghệ sang đường lối chính trị phản động.
  2. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối văn nghệ phục vụ công nông binh, nêu lên "con người" trừu tượng, thực ra chúng đòi văn nghệ trở về chủ nghĩa cá nhân tư sản đồi trụy.
  3. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" hằn học đả kích nền văn nghệ xã hội chủ nghĩa, nhất là văn nghệ Liên Xô, đả kích nền văn nghệ kháng chiến của ta. Thực ra, chúng phản đối chế độ xã hội chủ nghĩa, chúng đòi đi theo chế độ tư bản chủ nghĩa.
  4. Nhóm "Nhân Văn - Giai Phẩm" phản đối sự lãnh đạo của Đảng đối với văn nghệ, chúng đòi "trả văn nghệ cho văn nghệ sĩ", thực ra chúng đòi đưa quyền lãnh đạo văn nghệ vào tay bọn phản cách mạng.

Một góc nhìn khác

Trong cuốn Đêm giữa ban ngày, tác giả Vũ Thư Hiên đã ghi chép những bình luận được cho là của Văn Cao về "tác giả" của việc dập tắt phong trào Nhân văn - Giai phẩm.

Tố Hữu ấy à? Không, không phải đâu. Cần phải công bằng. Tố Hữu có không ưa mình, có làm khổ mình thật, do lòng đố kỵ mà ra. Mình cũng ghét cái thằng bắng nhắng ấy lắm. Nhưng có thế nào nói thế ấy. Tố Hữu chỉ là kẻ thừa hành thôi. Nói gì thì nói, trong lòng Tố Hữu vẫn còn một chút gì của nhà thơ chứ. Bề ngoài thì thế đấy - Tố Hữu lãnh đạo cuộc đánh từ đầu chí cuối. Người ta tưởng vụ Nhân văn - Giai phẩm nổ ra là bởi báo Nhân văn đăng mấy bài phê bình thơ Tố Hữu, Tố Hữu tức, Tố Hữu đánh. Nhầm hết. Longue Marche mới là kẻ sáng tác ra Nhân văn - Giai phẩm. Để chạy tội Cải cách ruộng đất. Để tạo ra cái hố rác mà trút mọi tội lỗi của Lúy[2] vào đấy. Chính Longue Marche chứ không ai khác. Đừng tước bản quyền của Lúy, tội nghiệp! Longue Marche còn cho mời mình và Nguyễn Tuân đến gặp. Lúy nói cả tiếng đồng hồ về đảng tính, về trách nhiệm đảng viên. Chiêu hồi mà. Nguyễn Tuân nghe, mặt hất lên, ngáp không cần che miệng. Nguyễn Tuân vẫn thế - bất cần đời. Đôi lúc cũng có hèn một tí, hèn có mức độ thôi, trong đại đa số trường hợp là kẻ bất chấp. Mình nói với Longue Marche: "Nếu trong vườn hồng có sâu thì ta phải chịu khó mà bắt bằng tay, từng con một. Đổ ụp cả đống thuốc trừ sâu vào đấy thì chết cả vườn hồng. Rồi anh sẽ thấy: qua đợt đánh phá này không biết bao giờ nền văn nghệ Việt Nam mới ngóc đầu dậy được!" Lúy nghe, mặt câng câng. Cái cách của Trường Chinh là thế. Lúy gọi mình đến còn có ý này nữa: Lúy muốn mình phải hiểu - tôi đã chịu khó nghe các anh rồi đấy nhá, tôi dân chủ lắm rồi đấy nhá! Chứ còn cái nền văn nghệ của các anh, nó đáng giá mấy xu?.

Dư âm của Phong trào

Ngoài những nhân vật liên quan trực tiếp đến Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, dư âm của phong trào này kéo dài sang những năm kế tiếp. Tháng Hai năm 1957 Đảng Lao động cho thành lập một tổ chức mới là Hội Văn nghệ để tập hợp văn nghệ sĩ. Văn Cao được bầu làm hội trưởng. Hội đoàn này cho ra tạp chí Văn, số đầu tiên phát hành Tháng Năm 1957 nhưng được 37 số đến đầu năm 1958 thì lại bị đình bản vì tội tiếp tục "chống đối đảng". Bộ Chính trị ra quyết nghị đưa gần 500 văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn và phải "tự kiểm điểm". Hơn 300 người còn phải ký tên quy thuận đường lối của đảng. [3].

Giải thưởng Nhà nước

Vào thời kỳ đổi mới, nhiều nghệ sĩ từng tham gia Nhân Văn-Giai Phẩm đã được phục hồi danh dự và được phong tặng các giải thưởng quan trọng, nhưng một số đã qua đời:

Trả lời phỏng vấn đài BBC ngày 22 tháng 02 năm 2007, nhà thơ Hoàng Cầm tỏ ý buồn rằng các bạn cũ như Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung v.v. đã không còn sống để thấy giải thưởng hôm nay. Theo ông, thực tế là từ năm 1958 đến nay, tức là gần 50 năm, vụ Nhân Văn-Giai Phẩm mới "được giải tỏa", vì trước đó từ thời Đổi Mới, mọi thứ được bắt đầu phục hồi nhưng không công khai [5]. Cùng ngày, khi trả lời phỏng vấn báo điện tử VietnamNet, nhà thơ Lê Đạt nói : "Tôi nghĩ chuyện giải thưởng này như một câu của ông Đỗ Chu (thành viên của Hội đồng Giải thưởng chuyên ngành Văn học) đã phát biểu: “Có thể cho đây là lời xin lỗi của anh em đối với các anh”. Giải thưởng này là cử chỉ đẹp, cho dù là muộn, nhưng muộn còn hơn không." [6] [5].

Nguồn : vi.wikipedia.org

                          



                                        THƯƠNG TIẾC  NHÀ THƠ HOÀNG CẦM

Nhà thơ Hoàng Cầm tên thật Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22-2-1922 tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.Tang lễ Nhà thơ Hoàng Cầm  được tổ chức tại nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng, số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội, từ 13 giờ - 15 giờ ngày 11/5/2010 và di quan đến Khu A nghĩa trang Văn Điển.

Ngày-dem.com trân trọng giới thiệu Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm và 3 bài thơ của nhà thơ Hoàng Cầm thay cho  nén hương thơm  thương tiếc Nhà thơ Hoàng Cầm. Cầu mong nơi Suối Vàng, Nhà thơ Hoàng Cầm yên giấc ngàn thu và phù trợ cho các Nhà thơ, nhà văn  đang sống sức khỏe và có nhiều thơ hay để đời đời con cháu kính trọng.

 Bên kia sông Đuống.                  

Em ơi! Buồn làm chi

Anh đưa em về sông Đuống

Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ

 

Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh

Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kì

Xanh xanh bãi mía bờ dâu

Ngô khoai biêng biếc

Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

Sao xót xa như rụng bàn tay

 

Bên kia sông Đuống

Quê hương ta lúa nếp thơm nồng

Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong

Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp

Quê hương ta từ ngày khủng khiếp

Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn

Ruộng ta khô

Nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lê sắc máu

 

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

Mẹ con đàn lợn âm dương

Chia lìa đôi ngả

Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã

Bây giờ tan tác về đâu ?

 

Ai về bên kia sông Đuống

Cho ta gửi tấm the đen

Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên

Những hội hè đình đám

Trên núi Thiên Thai

Trong chùa Bút Tháp

Giữa huyện Lang Tài

Gửi về may áo cho ai

 

Chuông chùa văng vẳng nay người ở đâu

Những nàng môi cắn chỉ quết trầu

Những cụ già phơ phơ tóc trắng

Những em xột xoạt quần nâu

Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?

 

Ai về bên kia sông Đuống

Có nhớ từng khuôn mặt búp sen

Những cô hàng xén răng đen

Cười như mùa thu tỏa nắng

Chợ Hồ, chợ Sủi người đua chen

Bãi Tràm Chỉ người dăng tơ nghẽn lối

Những nàng dệt sợi

Đi bán lụa mầu

Những người thợ nhuộm

Đồng Tỉnh, Huê Cầu

Bây giờ đi đâu ? Về đâu ?

 

Bên kia sông Đuống

Mẹ già nua còm cõi gánh hàng rong

Dăm miếng cau khô

Mấy lọ phẩm hồng

Vài thếp giấy dầm hoen sương sớm…

Chợt lũ quỷ mắt xanh trừng trợn

Khua giầy đinh đạp gẫy quán gầy teo

Xì xồ cướp bóc

Tan phiên chợ nghèo

Lá đa lác đác trước lều

Vài ba vết máu loang chiều mùa đông

 

Chưa bán được một đồng

Mẹ già lại quẩy gánh hàng rong

Bước cao thấp trên bờ tre hun hút

Có con cò trắng bay vùn vụt

Lướt ngang dòng sông Đuống về đâu ?

Mẹ ta lòng đói dạ sầu

Đường trơn mưa lạnh mái đầu bạc phơ.

 

Bên kia sông Đuống

Ta có đàn con thơ

Ngày tranh nhau một bát cháo ngô

Đêm líu ríu chui gầm giường tránh đạn

Lấy mẹt quây tròn

Tưởng làm tổ ấm

Trong giấc thơ ngây tiếng súng dồn tựa sấm

Ú ớ cơn mê

Thon thót giật mình

Bóng giặc dày vò những nét môi xinh

 

Đã có đất này chép tội

Chúng ta không biết nguôi hờn

 

Đêm buông xuống dòng sông Đuống

- Con là ai ? - Con ở đâu về ?

 

Hé một cánh liếp

- Con vào đây bốn phía tường che

Lửa đèn leo lét soi tình mẹ

Khuôn mặt bừng lên như dựng trăng

Ngậm ngùi tóc trắng đang thầm kể

Những chuyện muôn đời không nói năng

 

Đêm đi sâu quá lòng sông Đuống

Bộ đội bên sông đã trở về

Con bắt đầu xuất kích

Trại giặc bắt đầu run trong sương

Dao loé giữa chợ

Gậy lùa cuối thôn

Lúa chín vàng hoe giặc mất hồn

Ăn không ngon

Ngủ không yên

Đứng không vững

Chúng mày phát điên

Quay cuồng như xéo trên đống lửa

Mà cánh đồng ta còn chan chứa

Bao nhiêu nắng đẹp mùa xuân

 

Gió đưa tiếng hát về gần

Thợ cấy đánh giặc, dân quân cày bừa

Tiếng bà ru cháu buổi trưa

Chang chang nắng hạ võng đưa rầu rầu

"À ơi... cha con chết trận từ lâu

Con càng khôn lớn càng sâu mối thù"

Tiếng em cắt cỏ hôm xưa

Hiu hiu gió rét mịt mù mưa bay

"Thân ta hoen ố vì mày

Hờn ta cùng với đất này dài lâu..."

 

Em ơi! Đừng hát nữa! Lòng anh đau

Mẹ ơi! Đừng khóc nữa! Dạ con sầu

Cánh đồng im phăng phắc

Để con đi giết giặc

Lấy máu nó rửa thù này

Lấy súng nó cầm chắc tay

Mỗi đêm một lần mở hội

Trong lòng con chim múa, hoa cười

Vì nắng sắp lên rồi

Chân trời đã tỏ

Sông Đuống cuồn cuộn trôi

Để nó cuốn phăng ra bể

Bao nhiêu đồn giặc tơi bời

Bao nhiêu nước mắt

Bao nhiêu mồ hôi

Bao nhiêu bóng tối

Bao nhiêu nỗi đời.

 

Bao giờ về bên kia sông Đuống

Anh lại tìm em

Em mặc yếm thắm

Em thắt lụa hồng

Em đi trảy hội non sông

Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh.

Việt Bắc, tháng 4-1948


Lá diêu bông

Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng
Chị thẩn thơ đi tìm
Đồng chiều
Cuống rạ
Chị bảo
Đứa nào tìm được lá diêu bông
Từ nay ta gọi là chồng

Hai ngày sau em tìm thấy lá
Chị chau mày
Đâu phải lá diêu bông
Mùa đông sau em tìm thấy lá
Chị lắc đầu
trông nắng vãn bên sông

Ngày cưới chị
Em tìm thấy lá
Chị cười xe chỉ ấm trôn kim

Chị ba con
Em tìm thấy lá
Xòe tay phủ mặt chị không nhìn

Từ thuở ấy
Em cầm chiếc lá
đi đầu non cuối bể
Gió quê vi vút gọi
Diêu bông hời…
…ới diêu bông…!

*****

Nguyên hình ảo vọng

Khi lửa khói tàn đêm
dòng sông êm ái
Tôi lại gặp em
tưởng tháng năm dài chững lại
Em vẫn thế… thon cây mềm trái
tóc hong chiều còn óng tuổi mơ xanh
Sao mắt em cứ nhìn mê mải
về một phương trời…
- Có phải đấy phương anh
Có phải sắc đời miên man tơ dệt liễu mành
hay thời gian cũng đa tình đến thế
không muốn trôi trên mặt em diễm lệ
vun vút quay vòng
Em vẫn đợi
Nguyên trinh.
Theo dõi một phương trời…
- Có phải đấy phương anh?
Tôi huyễn tưởng hay em là ảo tưởng
Tôi vu vơ hoa?
Hay em liệng xuống
để sớm nay trao cánh thiếp hồng
- Vâng. Đêm rằm…
Anh có về dự cưới em không?
 
*****

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
HÁT CARAOKE "ĐẤT ĐÓNG BĂNG - ĐẤT LÀ ĐẤT, EM LÀ EM" - CA SỸ ĐƯỜNG XÓM TUYỆT VỜI !
MỪNG NHÂN LOẠI YÊU QUÝ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ĐÓN CHÀO NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÌ HÒA BÌNH-TỰ DO-NHÂN QUYỀN-DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/03/2024 - 30/04/2024
HÃY QUAY MẶT ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT - HÀI KỊCH 2024
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT
TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN TUYÊN BỐ : "PUTIN VÀ BỘ SẬU CÔN ĐỒ" ĐÃ GÂY RA CÁI CHẾT CỦA NAVALNY
LUẬT SƯ HOÀNG VIỆT VÀ LUẬT SƯ ĐẶNG ĐÌNH MẠNH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI RFA VÌ SAO HOA KỲ, EU... CHƯA CÔNG NHẬN VIỆT NAM LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐÚNG 6 TIÊU CHÍ CHUẨN MỰC QUY ĐỊNH CỦA QUỐC TẾ
BẢN CHẤT MỐI ĐE DỌA BẮC TRIỀU TIÊN THAY ĐỔI
CHÚC MỪNG TỔNG THỐNG THỐNG ĐÀI LOAN LẠI THANH ĐỨC (LAI CHING TE) CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ TIẾN BỘ (DPP)

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Sắm đèn để soi sáng, đọc sách để hiểu đạo lý. Sáng để soi nhà tối, đạo lý để soi lòng người.
Ngạn ngữ Trung Quốc.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm