Lượt truy cập 
 Đang online 003
 Tổng số : 007443694
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
CÓ THỂ XÂY DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG MỘT THỂ CHẾ ĐỘC ĐẢNG HAY KHÔNG ? - Tác giả: Luật sư Nguyễn Văn Thân
11.09.2015 03:23

Xem hình
Hình Lưỡi Bò mà Trung Cộng tự muốn Biển Đông là ao nhà của chúng
NĐ: " Chỉ có chính người Việt ở trong nước mới quyết định được chính thể và hệ thống cai trị cho Việt Nam. Những vấn nạn như là nền kinh tế bất cập, kém phát triển, văn hóa "bôi trơn", giả dối và bạo lực lên ngôi, giáo dục suy đồi, xã hội băng hoại, vô cảm, tham nhũng tràn lan đều chỉ là triệu chứng mà nguyên nhân của mọi nguyên nhân là chính thể độc quyền đảng trị. " - Luật sư Nguyễn Văn Thân.
Vâng ! Ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam rất am hiểu về Triết học duy vật biện chứng "mâu thuẫn bên trong quyết định mâu thuẫn bên ngoài" và thượng tôn Hiến pháp Hoa Kỳ nên đã tuyên bố rất đúng đắn không hề mâu thuẫn trong cách nói của mình: "Mỹ không có chính sách thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam nhưng lợi ích của Mỹ là một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền".

CÓ THỂ XÂY DỰNG MỘT NHÀ NƯỚC NƯỚC PHÁP QUYỀN TRONG MỘT THỂ CHẾ ĐỘC ĐẢNG HAY KHÔNG ?

Nhân chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong tháng 7 vừa qua, ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam đã tuyên bố là "Mỹ không có chính sách thay đổi chế độ chính trị của Việt Nam nhưng lợi ích của Mỹ là một nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng dân chủ, nhân quyền và pháp quyền". Có một số người Việt ở hải ngoại đã không hài lòng và chỉ trích lời tuyên bố này của ông Đại sứ cũng như việc ông không chịu chụp hình dưới Cờ Vàng. Có lẽ không có ai phản đối vế thứ hai của lời phát biểu nhưng thế nào là một nhà nước pháp quyền và liệu một chính thể độc đảng có thể tạo ra một nhà nước pháp quyền thật sự được không ? Hay nói một cách khác, có thể nào xây dựng một nhà nước pháp quyền tôn trọng dân chủ và nhân quyền như ông Đại sứ mong muốn nếu Đảng CSVN vẫn tiếp tục giữ quyền độc tôn lãnh đạo đất nước như hiện nay?

Khái niệm pháp trị


Không có một định nghĩa duy nhất cho khái niệm pháp trị nhưng trên căn bản thì đây là một hình thức cai trị bằng luật pháp mà theo đó tất cả mọi người, tổ chức hoặc chủ thể pháp lý gồm có công chức và nhà nước đều phải đứng dưới và tuân thủ luật pháp. Khái niệm này dựa trên nguyên tắc bình đẳng là mọi cá nhân không phân biệt màu da, sắc tộc, giai cấp, giàu nghèo, mạnh yếu đều phải được đối xử như nhau.

Pháp trị đòi hỏi một số điều kiện cần thiết. Thứ nhất, luật pháp phải có tính phổ quát chớ không nhắm vào một nhóm nào riêng biệt. Những trường vi phạm tương tự sẽ dẫn đến hình phạt tương tự. Thứ hai, luật phải khả thi để mọi người có thể tuân thủ. Nhà nước không thể ban hành luật cấm mọi người hít thở trong vài giờ vào buổi sáng. Hơn nữa, nhà nước phải cung cấp thông tin căn bản về những điều luật để mọi người biết mà tuân thủ. Không thể giấu diếm hoặc làm luật phức tạp, khó hiểu để rồi canh bắt và trừng phạt. Và điều quan trọng nhất là phải có một hệ thống tư pháp áp dụng và thực thi các điều luật một cách đồng đều và nhất quán.

Dưới định nghĩa này, một thể chế pháp trị có khả năng hạn chế cung cách hành xử tùy tiện và độc đoán cũng như lạm dụng quyền lực của giai cấp cai trị, tạo ra một hệ thống công lý và trật tự xã hội mà mọi người có thể tin tưởng và tạo điều kiện tốt nhất để quốc gia có thể phát triển về mọi mặt kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ pháp trị đến nhà nước pháp quyền

Khái niệm pháp trị đã được tìm thấy từ thời cổ Hy Lạp vào thế kỷ thứ XI trước Công Nguyên. Luật được viết thành văn bản và quảng bá rộng rãi đến công chúng và tòa án Hy Lạp áp dụng các điều luật triệt để cho dù kết quả trái với điều kiện hoặc mong muốn của xã hội đương thời. Ít nhất là trên lý thuyết, người Hy Lạp tin vào tính phổ quát của luật pháp. Sử gia ghi nhận Solon đã có công thành lập nhà nước Athenian cai trị bằng luật pháp áp dụng bình đẳng cho mọi người dân, ít nhất là về mặt tranh chấp dân sự. Người Hy Lạp cũng đã đi đầu trong nỗ lực ngăn cấm luật pháp áp dụng riêng cho bất cứ cá nhân nào trong xã hội.

Các triết gia Hy Lạp như Plato và Aristotle cũng đã góp phần cổ xúy và đặt nền tảng triết lý cho khái niệm pháp trị. Theo Plato, pháp trị không bằng nhân trị khi vua là một nhà hiền triết hoàn hảo hiểu biết hết mọi việc trên đời. Ngược lại, Aristotle cho rằng bất cứ nhà vua nào vì là con người cũng có khuyết điểm. Do đó, luật pháp phải tối thượng. Theo Aristotle, nhà vua được quyền cai trị nhưng phải cai trị bằng luật pháp.

Tương tự như vậy trong Đế Chế La Mã, triết gia Cicero và Hoàng Đế Marcus Aurelius tin và áp dụng tính phổ quát của luật pháp. Cicero viết rằng “một nhà nước không có luật pháp thì chẳng khác gì cơ thể con người không có trí óc”. Ngoài ra, xã hội La Mã đã dẫn đường trong việc thành lập một tầng lớp luật gia chuyên nghiệp gồm có thẩm phán và luật sư chuyên soạn thảo và quảng bá văn kiện pháp lý và giải quyết mọi việc tranh tụng.

Khái niệm pháp trị phát triển mạnh mẽ từ thế kỷ XII một phần vì mâu thuẫn lâu dài giữa Đức Giáo Hoàng và Hoàng Đế Đức. St Thomas of Aquinas lập luận rằng quyền hành của nhà vua phát sinh từ người dân chớ không phải Thượng Đế và người dân bảo lưu quyền lật đổ một nhà bạo chúa. Aquinas cho rằng nhà vua cũng phải tuân thủ pháp luật nhưng cuối cùng chấp nhận là không có cách nào để ép nhà vua tuân thủ những điều luật do chính nhà vua làm ra.

Nhưng Đại Hiến Chương Magna Carta năm 1214 đã đưa ra giải pháp. Dưới văn bản này, vua Anh chấp nhận cai trị dưới luật pháp. Magna Carta đã mang đến món quà lớn nhất cho nhân loại là tất cả mọi người gồm có nhà vua đều đứng dưới luật pháp. Một Hội Đồng Bá Tước được thành lập và ấn định biện pháp chế tài là khi nhà vua phạm luật thì đất đai hoặc tài sản của vua có thể bị chiếm giữ. Có thể nói, Magna Carta đã sinh ra thể chế nhà nước pháp quyền.

John Blount được cho là người đầu tiên sử dụng cụm từ “pháp trị” (rule of law) trong năm 1500. Cụm từ này được chính sử dụng trong một văn bản pháp lý là Petition 1610 do Quốc Hội Anh gửi cho vua James I trong đó có đoạn “trong những điều tự do và hạnh phúc mà nhà vua ban cho thần dân, không có gì quý hơn quyền được cai trị bởi luật pháp thay vì sự tùy tiện”. Chánh Án Coke đã triệt để thực thi khái niệm pháp trị bằng cách phản đối yêu cầu của vua cho biết tư tưởng của các vị thẩm phán trước khi tiến hành xét xử. Tuy Coke bị sa thải vì lập trường độc lập nhưng Đạo Luật Act of Settlement 1701 ra đời bảo vệ thẩm phán không bị nhà vua tùy tiện sa thải một cách vô cớ. Kiến Nghị về Quyền được Quốc Hội thông qua vào ngày 7/6/1628 ngăn cấm nhà vua áp dụng thiết quân luật đối với thường dân hoặc tùy tiện bắt giữ thần dân trừ khi họ vi phạm một điều khoản cụ thể của Bộ Luật Hình Sự.

Trong lịch sử cận đại khi hệ thống cai trị bắt đầu chuyển biến từ quân chủ chuyên chế sang chính quyền hành pháp, triết gia John Locke đã đặt nền tảng triết lý cho một nhà nước pháp quyền tân thời là một chính quyền hành pháp cai trị bằng luật định được soạn thảo và quảng bá rộng rãi trong công chúng chớ không phải bằng sắc lệnh do chính quyền tùy hứng tung ra. Luật pháp phải được áp dụng bởi những thẩm phán độc lập với mục đích duy nhất là bảo vệ an ninh, hoà bình và sự tốt lành cho con người. Theo Locke thì sự chính danh của hành pháp dựa vào sự đồng thuận của dân chúng. Quan hệ giữa nhà nước và công dân là một khế ước xã hội mà trong đó người dân nhượng một số quyền lực cho nhà nước để đổi lấy sự bình trong xã hội. Dân chúng sẽ không đồng ý với một chính quyền không cung cấp sự an bình cho họ và một chính quyền cai trị bằng cách tùy tiện tung ra sắc lệnh sẽ không cung cấp được sự an bình đó. Do đó, một chính quyền chính danh và hợp pháp phải cai trị bằng luật pháp. Hay nói một cách khác, một nhà nước chính danh phải là một nhà nước pháp quyền.

Trong thế kỷ 18 thì có 3 cơ chế phát triển củng cố cho khái niệm nhà nước pháp quyền là hiếp pháp bằng văn bản, tam quyền phân lập và giám sát tư pháp (judicial review).  Hiến pháp phân định và phân quyền cho hành pháp, lập pháp và tư pháp kiểm soát chéo lẫn nhau để bảo đảm hiến pháp được thực thi. Hệ thống tư pháp phải hoàn toàn độc lập để bảo đảm các đạo luật do lập pháp ban hành và sắc luật hành pháp hợp pháp và tuân thủ hiến pháp.

Khái niệm nhà nước pháp quyền trở thành phổ thông trong thế kỷ 19 nhờ vào những bài viết của luật sư Albert V Dicey. Theo Dicey, khái niệm này bao gồm 3 yếu tố. Thứ nhất, không có ai có thể bị trừng phạt trừ khi vi phạm một điều luận đã được ấn định trước và tòa án phải xét xử là người đó có phạm luật hay không. Nhà nước hoặc công chức không có quyền tùy tiện quyết định có ai phạm luật hay không. Thứ hai, tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng trước luật pháp. Có nghĩa là công chức và ngay cả nhà vua cũng không được quyền miễn tố hoặc miễn trừ và cũng phải trả lời trước tòa án. Thứ ba, vì Anh Quốc không có văn bản hiến pháp, luật pháp công nhận các quyền tự do để bảo vệ người dân không bị xét xử hoặc trừng phạt tùy tiện và tòa án sẽ đóng vai trò giám sát để bảo vệ các quyền tự do căn bản đó.

Nếu như pháp trị là một hình thức, thủ tục cai trị thì khái niệm nhân quyền bổ sung nội dung cho một nhà nước pháp quyền. Có một số người lập luận rằng chế độ Phát xít Đức và phân biệt chủng tộc Nam Phi cũng là những nhà nước pháp quyền vì những đạo luật diệt chủng đối với người Do Thái hoặc kỳ thị người da đen đều do Quốc Hội thông qua và ban hành. Cũng có tòa án thi hành những đạo luật này. Thật ra, các đạo luật này đã vi phạm nguyên tắc bình đẳng của pháp trị. Trong năm 2004, Liên Hiệp Quốc chính thức định nghĩa khái niệm nhà nước pháp quyền là "một nguyên tắc cai trị mà tất cả mọi người, tổ chức, chủ thể pháp lý công và tư bao gồm cả nhà nước đứng dưới luật pháp được phổ biến rộng rãi và áp dụng đồng đều, vô tư phù hợp với các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Khái niệm này đòi hỏi mọi điều kiện cần thiết gồm có tinh thần thượng tôn pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, luật pháp được áp dụng công bằng, có sự phân quyền, tham gia vào tiến trình quyết định, luật pháp được ấn định rõ ràng, không có sự tùy tiện và sự minh bạch về thủ tục cũng như nội dung pháp lý".

Nguyên tắc nhà nước pháp quyền được áp dụng ở mức quốc gia và quốc tế. Ở tầm mức quốc gia, Liên Hiệp Quốc cổ xúy cho một hệ thống pháp lý rõ ràng và minh bạch với những tổ chức tư pháp, an ninh và nhân quyền bao gồm các tổ chức công quyền và xã hội dân sự bảo đảm công chức và tổ chức công quyền bao gồm cà nhà nước tuân thủ luật pháp.

Ở tầm vóc quốc tế, nguyên tắc nhà nước pháp quyền ghi nhân quan hệ giữa các quốc gia dựa trên Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền và nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, tôn trọng nhân quyền và các quyền căn bản của con người và ghi nhận quan hệ mật thiết và tầm quan trọng của nhà nước pháp quyền, nhân quyền và dân chủ với an ninh, hoà bình và sự phát triển thịnh vượng của mọi quốc gia.

Tóm lại, nhà nước pháp quyền là một lý tưởng mà tất cả mọi quốc gia đều muốn hướng tới nhưng mãi cho tới năm 2004 thì Liên Hiệp Quốc mới đưa ra được một định nghĩa bao gồm những yếu tố căn bản cần thiết cho một nhà nước pháp quyền. Thế mà vẫn có một số chế độ cố tình bóp méo hoặc diễn dịch một cách lệch lạc để biện minh cho sự lạm dụng quyền lực và cai trị một cách tùy tiện. Cái giá phải trả là quốc gia đó cứ mãi chìm đắm trong lạc hậu dẫn đến nguy cơ mất chủ quyền, độc lập trong thời đại kinh tế toàn cầu hóa hiện nay.

Ngày nay, nhà nước pháp quyền được đánh giá như là một hình thức cai trị tối ưu mà hầu hết tất cả mọi quốc gia muốn theo đuổi. Tổng Thống Obama cho rằng nhà nước pháp quyền "đặt nền tảng cho một xã hội tự do, an ninh và công bằng". Ngay cả cựu Chủ tịch và Tổng Bí Thư Đảng CS Hồ Cẩm Đào đã tuyên bố khi nhậm chức là "Trung Quốc phải xây dựng một nhà nước pháp quyền thay vì đặt hy vọng vào bất cứ một lãnh tụ nào". Thậm chí Robert Mugabe Tổng Thống chuyên quyền của Zimbawee cũng hô hào cổ xúy cho một nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, khái niệm nhà nước pháp quyền cũng bị diễn giải và chỉnh sửa một cách tùy tiện để biện minh cho những hình thức cai trị lạm quyền.

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?

Tại Trung Quốc, khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặc tính Trung Quốc đã được Tập Cận Bình đẩy mạnh trong Đại Hội Đảng vào tháng 10/2014. Ông Tập muốn sử dụng khẩu hiệu pháp trị  để biện minh cho chiến dịch đả hổ diệt ruồi đối phó với nạn tham nhũng trong Đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc còn đặt ra Ngày Hiến Pháp nhắc nhở mọi người tôn trọng Hiến pháp và luật pháp. Hiến pháp Trung Quốc cũng "bảo đảm" tất cả các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tôn giáo và tự do hội họp. Hơn nữa, Hiến pháp cũng được tu chính trong năm 2004 để bảo vệ mọi hình thức "nhân quyền".  Nhưng trong tháng 7 vừa qua, Trung Quốc đã tiến hành ruồng bố và bắt hơn 100 luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền. Như Việt Nam, những điều khoản về quyền công dân trong văn bản hiến pháp của Trung Quốc cách xa với thực tế cách rất nhiều.

Khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa lần đầu tiên được ông Đỗ Mười nêu ra tại Hội Nghị Ban Chấp hành Trung Ương Khoá VII ngày 29/11/1991. Điều 2 Hiến Pháp của Việt Nam cũng ghi nhận "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân."

Tuy nhiên trên thực tế thì không có sự giải thích rõ ràng "nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa" là gì so với định nghĩa nhà nước pháp quyền của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên. Trong bài viết "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn" đăng trong Tạp chí Cộng sản số 96, năm 2005, Nguyễn Duy Quý, nguyên giám đốc Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia (nay là Viện Khoa học Xã hội Việt Nam), cho rằng có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và ngoài những yếu tố phổ quát còn có tính đặc thù vừa là giá trị chung của nhân loại vừa là giá trị riêng của mỗi dân tộc. Theo nhận xét này thì mỗi quốc gia có mô hình nhà nước pháp quyền riêng biệt. Trong trường hợp của Việt Nam, tính đặc thù và cơ sở chính trị của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là chế độ dân chủ nhất nguyên mà Đảng Cộng sản duy nhất nắm hết quyền lực.

Trần Ngọc Liêu, Phó Chủ nhiệm Khoa Khoa học Quản lý, Đại học Hà Nội đi xa hơn một bước và lập luận rằng "Nhà nước pháp quyền tư bản chủ nghĩa chưa thể hiện hết nội dung của nhà nước pháp quyền còn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước đã thể hiện hết nội dung của nhà nước pháp quyền theo ý nghĩa đầy đủ nhất và đạt trình độ dân chủ hoàn bị nhất". Tương tự như vậy, Phùng Thế Vắc Chủ nhiệm Bộ môn Pháp Luật - Học Viện ANNH đã viết "Nhiều ý kiến cho rằng có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền XHCN, nhưng nhà nước pháp quyền XHCN ở trình độ phát triển cao hơn nhà nước pháp quyền tư sản".

Tóm lại, những nhà lý luận trên đều cho rằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dựa vào cơ chế độc đảng (Đảng Cộng sản) nắm hết quyền lực. Đảng Cộng sản độc quyền nhưng phân công quyền hành giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện các chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước quản lý đất nước theo pháp luật do Quốc Hội ban hành mà thực tế là thể chế hóa đường lối và chính sách của Đảng Cộng Sản. Không có hệ thống tư pháp độc lập mà mọi hoạt động kể cả việc đào tạo, quản lý và sử dụng đội ngủ cán bộ tư pháp đều do Đảng Cộng sản kiểm soát. Tuy nhiên, họ đều chấp nhận là hệ thống pháp luật Việt Nam chưa hoàn thiện và có nhu cầu đổi mới tu duy pháp lý cũng như nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết cho mô hình nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Ý kiến cho rằng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có trình độ phát triển cao hơn nhà nước pháp quyền tư sản là hoàn toàn không có lô-gích vì người ta vẫn đang đi tìm khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Trong khi đó, nhà nước pháp quyền "tư sản" thì đã hiện hữu và đã được Liên Hiệp Quốc định nghĩa khá đầy đủ và rõ ràng. Cái gì mình đang đi tìm thì có thể có hoặc có thể không, ví dụ như mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà theo Bộ Trưởng Bùi Quang Vinh thì "làm gì có cái thứ đó mà đi tìm".

Không thể so sánh cái không có hoặc chưa có với cái đã có và càng không thể lập luận là cái chưa có tốt nhất hoặc tốt hơn cái đã có. Thật ra, khái nhiệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chỉ có một yếu tố duy nhất của pháp trị đó là nhà nước cai trị bằng pháp luật đã được công bố. Tuy nhiên, luật chỉ áp dụng cho người dân chớ không có tính cưỡng chế hoặc ràng buộc với Nhà nước hoặc với Đảng Cộng sản.

Nhưng theo Nguyễn Đăng Dung Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, không phải cứ làm ra luật là có pháp quyền vì nhiều khi chính đạo luật lại vi hiến hoặc vi phạm quy luật tự nhiên (natural law) bao gồm các chuẩn mực nhân quyền quốc tế. Và theo Trương Thị Hiển, Hiệu phó Thường trực Trường Cán bộ TP thì "trong nhà nước pháp quyền, mối quan hệ giữa nhà nước và công dân là "bình đẳng"; không có lý do gì mà hành vi vi phạm pháp luật của công dân thì bị xét xử mà hành vi xâm phạm, lạm quyền từ phiá nhà nước lại được miễn trừ".

Khi chỉ có một đảng nắm hết quyền bính thì nó đã vi phạm nguyên tắc "bình đẳng" của pháp trị là không có bất cứ cá nhân, tổ chức hoac chủ thể pháp lý nào đứng trên luật pháp. Hoặc theo lời của Trần Huỳnh Duy Thức thì "bất kỳ sự độc tôn nào cũng đều vi phạm quy tắc thượng tôn pháp luật". Vì Đảng kiểm soát Quốc Hội nên có thể yêu cầu Quốc Hội thay đổi luật pháp bất cứ lúc nào. Vì Quốc Hội chỉ hiện hữu để thể hiện chính sách của Đảng nên trong cốt lõi vẫn là Đảng trị chớ không phải pháp trị.

 Không thể nào xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập trong một thể chế độc đảng. Một hệ thống tư pháp độc lập không chỉ gồm có các thẩm phán, tòa án độc lập mà các nhân tố liên hệ như công tố, luật sư, viên chức tư pháp cũng phải độc lập. Công tố sẵn sàng truy tố lãnh tụ đảng cầm quyền hoặc cả tổ chức đảng nếu họ vi phạm luật pháp. Việc này không thể xảy ra trong một thể chế độc đảng và nhất là với Đảng Cộng sản. Không có một hệ thống tư pháp độc lập thì không thể thực thi các yếu tố căn bản khác của pháp trị một cách đúng nghĩa.

Tại các quốc gia nhà nước pháp quyền như Úc, Hoa kỳ và Âu Châu, Nhà nước, bộ trưởng và các tổ chức đảng phái chính trị thường xuyên bị kiện vì những cáo buộc vi phạm luật từ luật hành chánh, luật tranh cử, luật lao động, vi phạm quyền công dân hoặc vi phạm hiến pháp. Nhưng chưa thấy Nhà nước hoặc các bộ trưởng hoặc Đảng Cộng sản bị đưa ra tòa tại Việt Nam. Khi Luật sư Cù Huy Hà Vũ dọa kiện Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vì chính sách cho Trung Quốc khai thác quặng bô xít ở Tây Nguyên thì không có tòa nào thụ án. Ngược lại, chính nguyên đơn lại bị truy tố về một tội phạm hình sự và bỏ tù tới khi Hoa Kỳ can thiệp thì lại bị nhà nước trục xuất ra khỏi Việt Nam.

Không chỉ có Việt Nam mà hầu hết các thể chế độc tài, chuyên chế như Trung Quốc, Bắc Hàn và một số nhà nước phong kiến hoặc Hồi Giáo tại Phi Châu và Trung Đông đều cho là họ có hoàn cảnh đặc thù khác với các quốc gia khác trên thế giới để biện minh cho sự vi phạm nhân quyền có tính phổ quát mà họ đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Lẽ ra nếu cảm thấy khác biệt thì họ không nên ký kết vào các Công Ước Nhân Quyền. Nhưng nếu không ký thì sợ thế giới cho là họ lạc hậu, lẻ loi. Ký xong rồi thì nói rằng cam kết đó không áp dụng trong hoàn cảnh đặc thù của họ. Từ trong tư tưởng đã không tuân thủ pháp trị thì làm sao xây dựng một nhà nước pháp quyền? Có sự liên hệ mật thiết giữa pháp trị và nhân quyền vì cả hai đều dựa trên nguyên tắc mọi người sinh ra bình đẳng và phải được đối xử như nhau không phân biệt chủng tộc, tôn giáo hoặc chính kiến.

Nhà nước pháp quyền là lý tưởng và quá trình tiến bộ của nhân loại mà mọi quốc gia đều muốn hướng tới nhưng mãi cho tới năm 2004 thì Liên Hiệp Quốc mới đưa ra được một định nghĩa bao gồm những yếu tố căn bản cần thiết cho một nhà nước pháp quyền: Thứ nhất, nhà nước cai trị bằng luật pháp được quảng bá rộng rãi đến công chúng. Thứ hai, mọi chủ thể pháp lý gồm có nhà nước phải đứng dưới luật pháp. Thứ ba, luật pháp phải được thực thi qua một tiến trình minh bạch và công bằng. Thứ tư, luật phải phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người. Sau cùng, yếu tố quan trọng nhất là phải có một hệ thống tư pháp độc lập để bảo đảm các yếu tố kia được thực thi đầy đủ và đúng nghĩa.

Trong một thể chế độc quyền đảng trị thì không thể nào xây dựng nhà nước pháp quyền vì trong một thể chế độc đoán, chuyên quyền thì sự bình đẳng và minh bạch không thể tồn tại. Lại càng không thể xây dựng một hệ thống tư pháp độc lập để thực thi đầy đủ nhà nước pháp quyền.

Do đó, lời tuyên bố của Đại sứ Ted Osius tự nó đã chứa đầy mâu thuẫn. Nhưng trong cương vị của một nhà ngoại giao thì quan điểm đó hoàn toàn đúng đắn. Hoa Kỳ không thể tùy tiện thay đối thể chế của một quốc gia khác. Hãy nhìn vào hệ lụy của chính sách "regime change" của Tổng Thống Bush khi tấn công Iraq và hành quyết Saddam Hussein.

 Chỉ có chính người Việt ở trong nước mới quyết định được chính thể và hệ thống cai trị cho Việt Nam. Những vấn nạn như là nền kinh tế bất cập, kém phát triển, văn hóa "bôi trơn", giả dối và bạo lực lên ngôi, giáo dục suy đồi, xã hội băng hoại, vô cảm, tham nhũng tràn lan đều chỉ là triệu chứng mà nguyên nhân của mọi nguyên nhân là chính thể độc quyền đảng trị.

Việt Nam đã và đang bị lệ thuộc Trung Quốc ít nhất là về mặt kinh tế. Đất nước kém phát triển hoặc không chịu phát triển có nghĩa là chủ quyền lãnh hải và lãnh thổ bị đe dọa. Muốn đất nước phát triển thì phải thực thi thể chế kinh tế thị trường, xã hội dân sự và nhà nước pháp quyền theo đúng ý nghĩa của nó mà điều kiện tiên quyết là một hệ thống tư pháp độc lập. Điều kiện này có khả thi không nếu chỉ có một Đảng Cộng sản độc quyền nắm hết quyền bính ? Chính người Việt phải trả lời câu hỏi này chớ không phải trách nhiệm của ông Đại sứ.

               Luật sư Nguyễn Văn Thân



TIN LIÊN QUAN :

ĐI TẮT ĐÓN ĐẦU TRONG XU THẾ THỜI ĐẠI SAU KẾT THÚC THẾ CHIẾN II ? - Tác giả Nguyễn Quốc Minh

[11.08.2015 22:50]
NĐ: Một quốc gia độc đảng toàn trị luôn luôn tạo ra cấp số nhân tệ nạn bè phái, nhóm lợi ích tham nhũng, chảy máu chất xám, ngu hóa nền giáo dục để dễ bề ngồi ghế đế vương quyền lực. Đồng minh và thực hiện theo mô hình thể chế quốc gia như Hoa Kỳ là đồng nghĩa đi tắt đón đầu với sự bảo toàn lãnh thổ trên cơ sở sức mạnh của xu thế thời đại là Hòa bình-Tự do-Nhân quyền-Dân chủ. Tự do-Nhân quyền-Dân chủ đã được công bố trong bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và Hội đồng Nhân quyền của LHQ mà Việt Nam đã ký kết.

NGÀY KHAI GIẢNG, LUẬN BÀN VỀ "HỌC HÀM NGĂN KÉO"

[05.09.2015 21:05]
NĐ: Giáo dục đi trước, nhưng 70 năm qua, đặc biệt từ năm 1975 lại nay hô hào cải bắp, cải bẹ, cải tiến, cải lùi nhưng thật sự Việt nam đang là một nền giáo dục ngu dân hóa số đông. Đủ các loại "Học viện" ra đời đồng thời đội ngũ "Học hàm ngăn kéo" sinh sôi nảy nở, lại được ưu đãi này, ưu đãi nọ từ túi tiền Ngân sách (tiền thuế của dân), nhưng thực tế không làm nổi một cái ốc vít trong khi những người nông dân chân lấm tay bùn lại phát minh ra máy hút bùn, máy gặt myni, máy đào bùn, máy bay trực thăng, tàu ngầm myni, máy thở cho bệnh nhân nhà nghèo,...

ĐỘC ĐẢNG TOÀN TRỊ LÀ NGUYÊN NHÂN LÀM CHO VIỆT NAM TỤT HẬU SO VỚI CAMPUCHIA

[29.08.2015 05:23]
NĐ: Vương quốc Campuchia hình thành từ năm 1993, có Quốc Hội đa đảng và thực thi tam quyền phân lập. Đây là chế độ quân chủ lập hiến và trên thực tế quốc vương không điều hành đất nước. Đảng cầm quyền hiện nay là Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), thủ tướng đương nhiệm là Hun Sen.

Quốc Hội đa đảng Campuchia đã lập ra Bản Hiến pháp bảo đảm quyền Tự do - nhân quyền - dân chủ. Không chỉ các quan chức các đảng phái chính trị khác nhau mà mỗi người dân Campuchia đã soi vào Hiến pháp để thi hành

TS Trần Đình Thiên: Ôm lấy Trung Quốc là ôm lấy bất ổn !

[27.08.2015 04:24]
NĐ: TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, đã khẳng định " Ôm lấy Trung Quốc là ôm lấy bất ổn !"
“Cũng như sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan trước đây là cơ hội để chúng ta thay đổi thị trường. Nhưng ngược lại, chúng ta vẫn ôm chặt lấy cơ cấu cũ. Vậy làm sao thoát được cơ cấu này ? Cần lưu ý là nền kinh tế Trung Quốc trong tương lai dự kiến là xu hướng xấu đi, bài ca oai hùng không còn vang như ngày xưa. Một nền kinh tế bất ổn mà chúng ta ham rẻ ôm lấy tức là ôm lấy cái bất ổn” - TS Trần Đình Thiên thẳng thắn nó

Ai nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố.

[15.12.2012 18:43]
NĐ:“Bây giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.

CẢN TRỞ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CÓ THỂ BỊ TÙ 7 NĂM  

[01.04.2015 21:01]
NĐ: Cụ thể, người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.

TỪ ĐẢNG CỘNG SẢN BAN ĐẦU ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY ?

[27.12.2012 20:23]
NĐ:" Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo quay lại với dân, dựa vào, kiên quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực hiện dân chủ, tin tưởng trí thức yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, không chỉ hữu hảo với Trung Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ trang, giáo dục phát huy truyền thống dũng cảm kiên cường của lực lượng vũ trang. Có như thế mới giữ được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến lên, tránh được nguy cơ trở thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán." - Nguyễn Trọng Vĩnh


   

ĐỪNG BIẾN NƯỚC TA THÀNH NHÀ NƯỚC CẢNH SÁT - tác giả: Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh

[14.12.2014 23:09]
NĐ: "Nếu yêu cầu Đảng CS độc tài toàn trị tự chuyển biến thành Đảng CS dân chủ để dân tin thì có tội gì ? Vì dân thì dân theo, chống dân thì dân chống là lẽ thường. Yêu cầu đa đảng thì có tội gì? Nước ta trước đây đã từng có đa đảng mà Đảng Lao động Việt Nam vẫn giữ được vị trí lãnh đạo. Yêu cầu tam quyền phân lập mà các nước văn minh tiến bộ trên thế giới đều thực hiện ghì có tội gì ? Yêu cầu được hưởng các quyền công dân ghi trong Hiến pháp và hợp với Công ước Nhân quyền quốc tế thì có tội gì ?"
"Sẵn quyền lực trong tay, bất chấp Hiến pháp, bất chấp luật pháp, muốn bắt ai thì bắt, rồi gán cho họ tội “chống Nhà nước” theo Điều 258 rất mơ hồ, tội “chống chế độ XHCN”. Chế độ XHCN ở LX, Đông Âu đã lỗi thời, phá sản rồi, chế độ XHCN ở Việt Nam dựa trên cơ sở nào, có nội dung gì mà buộc người ta “chống chế độ” ?!" - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai ? - tác giả: TS. Đào Xuân Lộc

[09.11.2013 08:34]
NĐ: "Có điều thế giới luôn thay đổi, thay đổi rất nhanh và không ai chờ mình. Nếu giới lãnh đạo và người dân Việt Nam không nắm bắt cơ hội và xây dựng một Hiến pháp như thế lúc này thì Việt Nam vẫn phải chờ và tiếp tục tụt hậu." - TS. Đào Xuân Lộc

 

TUYÊN BỐ CHUNG CỦA 22 TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ ĐỘC LẬP TẠI VIỆT NAM ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT VỀ HỘI

[01.08.2015 21:14]
NĐ: Trong bối cảnh chính quyền Việt Nam đưa ra Dự thảo Luật về Hội và kêu gọi các góp ý của người dân cũng như các hội đoàn Việt Nam, ngày 01-8-2015, tại Hà Nội, 22 tổ chức XHDS độc lập tại Việt Nam tuyên bố: "Chúng tôi đề nghị nên đổi tên "Luật về Hội" thành "Luật về Quyền lập hội" để phù hợp với tinh thần của điều 22 trong "Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị" là công nhận và bảo vệ Quyền tự do lập hội của người dân. Một dự luật về hội đoàn mà không tuân thủ các nguyên tắc quốc tế về Quyền tự do lập hội sẽ là một bước lùi nghiêm trọng trong nỗ lực xây dựng nền pháp trị."




LÀM TỔNG THỐNG MỸ LÀ BIẾT TRÂN TRỌNG CHỈ TRÍCH - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[25.05.2016 16:40]
NĐ:..."Thạc sỹ Ve Chai thì nhún nhảy cười xòa :
- Đợt này, em sẽ tới 24 Lê Văn Hưu Hà Nội, ngồi đúng cái ghế nhựa mà Barack Obam đã ngồi để ăn tô bún chả cho đỡ mỏi chân.
Chị bán mắm tôm phụ họa:
- Đừng tưởng bở ! Không phải cái ghế mà các quan chức Nhóm lợi ích tham nhũng thân Trung Cộng chạy chọt đâu. Cái ghế nhựa màu xanh đó, ông bà chủ Bún chả chắc cất kín rồi..." - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

QUY NHƠN FLC TUYỆT VỜI

NĐ: Với tư cách là một cổ đông nhỏ của Tập đoàn FLC, Ngày Đêm đã bay về thăm TP. Quy Nhơn và FLC Quy Nhơn. Thời gian không nhiều để được đến tận nơi các điểm du lịch nên thơ của miền biển cả đầy sóng vỗ, tình người bao la của vùng đất lành chim đậu. Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Quy Nhơn FLC tuyệt vời. Đây cũng là món quà nhỏ có thể có ý nghĩa không nhỏ gửi tặng đồng bào trong cả nước và trên toàn Thế giới biết thêm phần nào sự đổi mới giàu đẹp của Tp. Quy Nhơn trong đó có phần đóng góp xứng đáng của FLC.

MƯA CHIỀU MIỀN TRUNG - VUI VUI NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1-10 TẠI HỘI HƯU TRÍ TRỤ SỞ CHÍNH VIETINBANK

[01.10.2018 17:16]
NĐ: Sẽ có điều bất ngờ & ngạc nhiên khi Ngày Đêm trình diễn một "Tiết mục Văn nghệ đặc sắc có một không hai" chào mừng Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 1-10 tại Hội hưu trí Trụ sở chính Vietinbank. Tiếng cười hơn mười thang thuốc bổ, Ngày Đêm hy vọng được chia sẻ niềm vui tới quý vị gần xa món quà nhỏ Video Clip: VUI VUI NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1-10 gồm Văn nghệ đặc sắc -> Trao tặng quà -> Chụp ảnh lưu niệm -> Liên hoan tiệc mặn cụng ly chúc sức khỏe dồi dào & gặp nhiều may mắn !

HỘI HƯU TRÍ TRỤ SỞ CHÍNH VIETINBANK MỪNG XUÂN 

NĐ: Sự tồn tại và phát triển luôn luôn được nhân lên bởi Niềm tin - Hy vọng - Tương lai vì một thế giới Hòa bình - Tự do - Nhân quyền - Dân chủ. Thế lực thù địch & phản động không ai khác là những kẻ bán nước hại dân, nói một đằng làm một nẻo, chạy chức chạy quyền, tham nhũng, độc tài, bắt bớ tù đày dân oan, vi phạm trắng trợn nhân quyền đã cam kết với LHQ, gây ra thảm họa Formosa khủng khiếp về môi trường biển ở các tỉnh miền Trung và bùn đỏ Bauxite Tây Nguyên. 

DU LỊCH TÂY BẮC - CẢNH SẮC TUYỆT VỜI !

NĐ: Núi Rừng gọi ta - Miền Tây Bắc Việt Nam thật tuyệt vời. Núi cao chót vót nhìn xuống ruộng bậc thang muôn sắc màu của sự sống được con người lao động cần cù một nắng hai sương vẽ nên bức tranh thật kỳ diệu của thiên nhiên. Vâng, Sa Pa - Fan xi păng ta, nơi độ cao trên 3.000 m quanh năm mây mù, gió lộng, nay đã có cáp treo lên nữa lưng chừng núi, ta theo 900 bậc đi lên. Ta chinh phục độ cao và sung sướng reo lên : Núi Rừng Tây Bắc ơi ! Ta đã về đây.

NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIETINBANK - NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

NĐ: Từ ngày thành lập, đến nay VietinBank đã 27 năm. Vượt qua nhiều gian truân, thử thách VietinBank đang ở tuổi trưởng thành và không ngừng phát triển trong đó có sự đống góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, nhân viên đã nghỉ hưu. Hàng năm, cứ đến ngày Quốc tế người cao tuổi 01-10, toàn hệ thống VietinBank tiến hành tổ chức trọng thể và chu đáo họp mặt thân mật cán bộ nhân viên nghỉ hưu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Đón chào Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 01-10-2015, đội ngũ hưu trí thuộc Trụ sở chính đã được VietinBank tổ chức trọng thể, chu đáo.

KỶ NIỆM 35 NĂM RỜI GHẾ SINH VIÊN CỦA CÁNH BẮC C14 TẠI HÀ NỘI - LÀO CAI

NĐ: Vâng ! Nhóm hội cánh bắc C-14 được mọi người tán thưởng dành cho Nguyễn Đăng Mộng đầy sức lan tỏa của sự nhiệt tình bạn bè và 2 cựu sinh viên nữa trong ban liên lạc tổ chức những ngày giao lưu gặp mặt thân mật giữa Cánh bắc C-14 Hà Nội gặp Cánh nam C-14 Sài Gòn.
Vâng ! Thay cho lời chúc sức khỏe và gặp nhiều may mắn, Ngày Đêm xin gửi đến bạn bè gần xa một số hình ảnh cùng âm điệu tiếng nói, tiếng cười tràn đầy sức sống và niềm tin trên những nẻo đường của Quả đất đang quay quay.

KHI CÔNG LÝ MẶC QUẦN NHỎ LÊN BÌA - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[18.11.2014 17:28]
NĐ: "...Chị vợ phấn chấn cười toáng lên:
- Danh hài Công Lý hôm qua lên bìa sách Bộ luật dân sự năm 2014 rồi. Trông ngộ lắm. Lại cởi truồng, mặc quần nhỏ pha lê. Lo chi thiếu tiền.
Tiến Sỹ Xe Ôm nóng mặt tung chăn quên cả rét:
- Việt Nam làm gì có công lý ?
- Đúng . Luật sư Ngô Ngọc Trai đã khẳng định điều đó trên báo chí. Ở các nước Nhân quyền dân chủ, người ta thờ Thần Công Lý. Còn Bộ luật dân sự Việt Nam lại tôn hài Công Lý mặc quần Xilip lên bìa.
Tiến Sỹ xe ôm khâm phục:
- Danh hài Công Lý lên bìa sách nào cũng xứng tầm. Tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ. Em có thông tin từ Blog nào vậy ?" - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

TÌNH NON NƯỚC - Video Clip du ngoạn Miền Trung, thân tặng các đồng nghiệp !

[17.05.2014 04:52]
Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Tình Non Nước, như là món quà nhỏ ghi lại dấu ấn không nhỏ tới đồng nghiệp trên những nẻo đường trong chuyến du ngoạn các tỉnh miền Trung. Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !

ĐỒ SƠN BIỂN NHỚ - Video Clip thân tặng đồng nghiệp

NĐ: Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video 
Clip: Đồ Sơn biển nhớ, thân tặng đồng
 nghiệp, như là món quà nhỏ ghi lại
khoảnh khắc những hình ảnh đằm
 thắm tình cảm vui tươi ở Đồ Sơn
 Hải Phòng.Nguyễn Quốc Minh, kính chúc
 các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi
 dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !

VIỆT NAM DẬY MÙA THU - Thơ Nguyễn Quốc Minh, thân tặng SV.Nguyễn Phương Uyên

[22.08.2013 18:06]
NĐ: "...Lũ quan tham độc ác
Dậm chân kiểu Hít Le
Uốn mồm theo Đại Hán
Phương Uyên mỉm cười chê..." - thơ Nguyễn Quốc Minh

TỐP "8-3" Ế CHỢ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[01.03.2011 05:10]
* Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành.
* Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.
* Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !

MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[08.07.2013 01:33]
NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài, thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...

KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[12.11.2013 01:38]
NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm. 

ĐỔI NHÀ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[20.03.2013 05:04]
NĐ:" Chủ trương đổi nhà này thật là sáng suốt. Những người ở L5 nuôi lợn, gà, vịt, chó quen mùi hôi thối khỏi phải leo cầu thang cho mỏi cẳng. Còn các ông các bà " bự " ưa thoáng mát, ăn nhậu khỏi mùi khó chịu, lại được mở rộng tầm mắt chuyển lên ở tầng 5 thật là Oke !" - Đổi nhà - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh 

THI CHẤT XÁM - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[06.03.2013 23:29]
NĐ:Trưởng phòng Thanh tra trúng giải thi "chất xám" AT=TA, thưởng 100 triệu đồng. Còn mỗi người có mặt hôm nay, nhận phong bì mỗi người môt triệu đồng. Nhằm nâng cao chất xám hơn nữa, cuộc họp hôm sau với câu hỏi đề thi là: ĐV + LĐ = TN. Ai trúng giải sẽ có thưởng cao hơn.

PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG

[22.11.2013 04:45]
NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp...

SÁU CÂY CHUỐI HỘT- Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh - Đăng ký Tham gia dự thi giải thưởng Nobel Văn học Quốc tế 2010,...

[12.07.2009 03:35]
NĐ: SÁU CÂY CHUỐI HỘT, tên truyện bình dị. Nhưng tại sao không là chuối hương, chuối mật, mà lại là chuối hột ? Chuối hột chát và hột của nó đắng, như sự đắng chát mà câu chuyện mang chứa trong lòng nó.
Truyện này viết bằng thi pháp của THƠ. Các dấu chấm ngắt câu dường như vô cớ đối với văn xuôi, mà nó như là cách ngắt nhịp (xuống dòng) của thơ.

CON ĐÒ TÓC PHẤN ĐI XA - thơ Nguyễn Quốc Minh, kính tặng thầy giáo Đinh Đăng Định

[03.04.2014 21:39]
NĐ:

Thầy giáo Đinh Đăng Định
Về xứ sở Thần tiên
Tiếng cồng chiêng vang mãi
Cùng đồng bào Tây Nguyên.

TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

[12.10.2013 17:27]
...Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Bao thanh niên chết trận
Điện Biên máu chưa phai
Thạch Hãn sông máu đỏ
Biên giới gọi hồn ai ?

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
HÁT CARAOKE "ĐẤT ĐÓNG BĂNG - ĐẤT LÀ ĐẤT, EM LÀ EM" - CA SỸ ĐƯỜNG XÓM TUYỆT VỜI !
MỪNG NHÂN LOẠI YÊU QUÝ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ĐÓN CHÀO NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÌ HÒA BÌNH-TỰ DO-NHÂN QUYỀN-DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/03/2024 - 31/05/2024
HÃY QUAY MẶT ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT - HÀI KỊCH 2024
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT
TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN TUYÊN BỐ : "PUTIN VÀ BỘ SẬU CÔN ĐỒ" ĐÃ GÂY RA CÁI CHẾT CỦA NAVALNY
LUẬT SƯ HOÀNG VIỆT VÀ LUẬT SƯ ĐẶNG ĐÌNH MẠNH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI RFA VÌ SAO HOA KỲ, EU... CHƯA CÔNG NHẬN VIỆT NAM LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐÚNG 6 TIÊU CHÍ CHUẨN MỰC QUY ĐỊNH CỦA QUỐC TẾ
BẢN CHẤT MỐI ĐE DỌA BẮC TRIỀU TIÊN THAY ĐỔI
CHÚC MỪNG TỔNG THỐNG THỐNG ĐÀI LOAN LẠI THANH ĐỨC (LAI CHING TE) CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ TIẾN BỘ (DPP)

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Người giỏi cầm quân thì không cần bày trận.Người giỏi bày trận thì không cần đánh.Người giỏi đánh thì không thua. Người khéo thua thì không chết.
Trần Hưng Đạo.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm