VỤ ÁN RÚNG ĐỘNG ĐẤT TRỜI HUỲNH VĂN NÉN Ở BÌNH THUẬN LÀ BẢN CHẤT CỦA CHẾ ĐỘ ĐỘC ĐẢNG TOÀN TRỊ
09.11.2014 20:39
NĐ: Sau khi tôi làm đơn tố cáo thì Cao Văn Hùng - khi đó là điều tra viên của CA tỉnh Bình Thuận - đã tiếp xúc với tôi 2 lần và yêu cầu tôi rút đơn. Điều đó làm tôi sợ và tôi đã làm thêm một cái đơn, chờ gia đình lên thăm nuôi gửi về Chủ tịch UBND xã Tân Minh trình bày rõ sự việc”, Thành nói. Thành cho biết, sau khi gửi đơn tố cáo ngày 26.8.2000, đơn đã được fax ngay ra Bộ Công an. Đến ngày 31.8.2000, vụ ông Huỳnh Văn Nén mới được đưa ra xử, nhưng bản tố cáo của Thành không được cơ quan chức năng đoái hoài tới.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì vướng vào án oan
Sau khi ông Huỳnh Văn Nén khai nhận giết bà Bông, điều tra viên tiếp tục buộc Nén khai nhận cùng với gia đình vợ giết bà Dương Thị Mỹ trong vụ án “vườn điều” xảy ra 5 năm trước đó. Để thoát án tử hình, Nén khai một mạch 9 người trong gia đình vợ tham gia giết người trong vụ án “vườn điều”. Từ lời khai này, 3 thế hệ trong một gia đình gồm 9 người và cả Nén bị truy tố và kết án. Sau này, cả 9 người đều được minh oan, riêng Nén đang phải ngồi tù trong vụ án bà Bông, còn hung thủ trong vụ án “vườn điều” vẫn đang nằm ngoài vòng pháp luật. Chính thức kháng nghị giám đốc thẩm vụ án Huỳnh Văn Nén
VKDND tối cao vừa có kháng nghị giám đốc thẩm với vụ án Huỳnh Văn Nén (thôn 2, xã Tân Minh, H.Hàm Tân, Bình Thuận). Đề nghị Tòa hình sự TAND tối caoxét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” đối với Huỳnh Văn Nén, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Ông Nén là người bị quy kết đã giết bà Lê Thị Bông ở xã Tâm Minh, H.Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận để cướp tài sản và bị TAND tỉnh Bình Thuận kết án chung thân về các tội “Giết người”, “Cướp tài sản” và “Hủy hoại tài sản công dân”. Ở tuổi 52, ông Nén đã ngồi tù hơn 14 năm, nhiều hơn ông Nguyễn Thanh Chấn ở tỉnh Bắc Giang 4 năm, và hiện vẫn đang chấp hành án tại trại giam Xuân Lộc của Bộ Công an ở tỉnh Đồng Nai. Ông Nén còn là người từng bị oan trong vụ án “vườn điều” là vụ án oan kinh điển nổi tiếng cả nước, từng được viết thành sách nhưng vẫn chưa được minh oan. Với kháng nghị này, có khả năng ông sẽ được minh oan và là người độc nhất vô nhị trong lịch sử tố tụng Việt Nam: Bị kết án oan đến 2 lần trong 2 vụ án khác nhau.
Theo bản kháng nghị, khoảng 18h ngày 23.4.1998, Huỳnh Văn Nén uống rượu cùng với Lê Văn Phước, Nguyễn Văn Bình tại quán Tân Tiến (thuộc thôn 2, xã Tân Minh). Đến 22h cùng ngày, Phước và Bình không uống nữa, đi về nhà, còn Nén đi bộ đến nhà anh Nguyễn Văn Trứ và hai người nói chuyện về việc làm ăn.
Tại đây, Nén nảy sinh ý định đến nhà bà Lê Thị Bông ở cùng thôn trộm tài sản, Nén chào Trứ về và đi bộ theo đường làng đến nhà bà Bông. Đến nơi, Nén thấy cửa chính đóng khóa, cửa nhà dưới khép hờ. Nén mở cửa đi vào, ra phía sau, đến chỗ giếng nước thấy có sợi dây dù đang buộc môtơ bơm giếng, Nén cắt dây (theo Nén khai với mục đích là dùng để buộc tài sản trộm cắp) nhưng không cắt được, Nén để dao tại giếng và tiếp tục đi vào bếp tìm được một con dao khác dài 35cm. Sau đó, Nén cầm dao trở lại giếng cắt được 2 đoạn dây, Nén cầm 2 con dao và 2 đoạn dây dù đi vào buồng tắm, chọn lấy 1 sợi dây dài và vứt bỏ đoạn dây ngắn hơn ở nhà tắm.
Sau đó, Nén đi vào bếp thì thấy bà Lê Thị Bông đang ngủ ở nhà dưới, Nén nảy sinh ý định giết bà Bông để lấy tài sản, Nén đi đến, choàng dây siết mạnh làm bà Bông ngã ngửa xuống đất. Nén tiếp tục siết đến khi bà Bông không còn phản ứng rồi lột lấy chiếc nhẫn vàng 24K trọng lượng 1 chỉ ở ngón áp út bên tay trái của bà Bông và bỏ vào túi áo ngực... Sau đó, Nén đứng lên ghế salon để nhìn lên bàn thờ tìm tài sản nhưng không thấy gì. Trên đường về nhà, Nén bị vấp ngã, sáng hôm sau kiểm tra lại thì thấy chỉ vàng đã bị mất, Nén lại đi nhậu cùng anh Lê Văn Phước...
VKSND tối cao cho rằng: Đây là bản án không quả tang, quá trình điều tra, xét xử vụ án đối với Huỳnh Văn Nén về các tội “Giết người”, “Cướp tài sản” còn nhiều thiếu sót, vi phạm. Việc thu thập chứng cứ, khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra không thu giữ được một số vật chứng như: Sợi dây dù Nén khai dùng để siết cổ bà Bông, ổ khóa nhà bà Bông và 1 chỉ vàng 24K của bà Bông. Các sợi dây thu giữ trong quá trình điều tra không liên quan đến sợi dây Nén dùng để siết cổ bà Bông. Cơ quan điều tra không lấy lời khai của chị Lê Thị Hồng (là người phát hiện cái chết bà Bông - PV) để làm rõ cách buộc môtơ để thực nghiệm lại cách thức cắt, vị trí cắt dây...; Khám nghiệm hiện trường thu được hai dấu chân: Tại sân gần hiên nhà chính có dấu bàn chân phải dài 23cm, rộng 9cm, rộng gót 4,5cm. Trên mặt ghế salon trong nhà có ba vết dấu chân kích thước dài 22cm, rộng 8,5cm, rộng gót 4,5cm.
Ngày 12.5.2000, Cơ quan điều tra đưa ghế salon của gia đình Bông đến trại giam để Huỳnh Văn Nén đứng lên ghế, kết quả dấu chân của Nén thu được dài 22,5cm, rộng bàn chân 8,5cm, rộng gót 4cm. Theo giải thích của cơ quan điều tra thì khó tiến hành giám định so sánh được giữa dấu vết bàn chân thu của Nén và dấu vết bàn chân thu tại hiện trường do có nhiều yếu tố tác động nên kích thước bàn chân có thể bị sai lệch. Bản án sơ thẩm căn cứ vào các dấu chân để lại hiện trường, kết quả so sánh kích thước dấu chân nhưng không tiến hành xác định được sự đồng nhất giữa các dấu chân để lại hiện trường và vết bàn chân của Nén và giải thích là “do có nhiều yếu tố tác động nên kích thước bàn chân có thể bị sai lệch” để xác định đó là dấu chân của Huỳnh Văn Nén là không có cơ sở khoa học.
Về lời khai nhận tội của Huỳnh Văn Nén: Các lời khai nhận tội ban đầu của Huỳnh Văn Nén không phù hợp với hiện trường, biên bản khám nghiệm tử thi. Các lời khai nhận tội sau không thống nhất, mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với lời khai của chị Lê Thị Hồng, lời khai của một số nhân chứng như: Về cách thực hiện hành vi giết bà Bông, ban đầu Nén khai dùng tay bóp cổ, lời khai sau Nén khai vòng dây từ phía sau siết cổ bà Bông, có lời khai Nén dùng dây vòng qua cổ rồi giật mạnh làm bà Bông ngã ngửa ra sau rồi mới dùng dây siết cổ bà Bông.
Nhiều lời khai Nén nhận giết bà Bông ở nhà dưới nhưng tại lời khai ban đầu giết bà Bông ở nhà trên lại không phủ chăn lên xác bà Bông sau khi giết. Bị cáo khai sau khi gây án không tắt đèn nhà bà Bông, nhưng chị Lê Thị Hồng khai khi về nhà thấy đèn tắt nên mới bật đèn... Về khoảng thời gian giết bà Bông, Nén đi đâu, làm gì còn chưa được làm rõ...
Từ những tình tiết nêu trên VKSND thấy rằng: Tòa án cấp sơ thẩm kết án Huỳnh Văn Nén về tội “Giết người” và “Cướp tài sản” là chưa đủ căn cứ. Ngoài ra, đơn của phạm nhân Nguyễn Phúc Thành tố giác Nguyễn Thọ giết bà Lê Thị Bông là nguồn tin tố giác tội phạm nhưng chưa được điều tra làm rõ. Vì các lẽ trên, VKSND tối cao quyết định kháng nghị một phần bản án hình sự sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Thuận. Đề nghị Tòa hình sự TAND tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, hủy phần tội danh và hình phạt của bản án hình sự sơ thẩm nêu trên về tội “Giết người”, “Cướp tài sản” đối với Huỳnh Văn Nén, giao hồ sơ về cấp sơ thẩm để điều tra lại theo thủ tục chung.
Hơn 15 năm theo đuổi sự thật của cựu chủ tịch xã
Ngày 3.11, anh Nguyễn Phúc Thành (SN 1979, ngụ xã Tân Minh, H.Hàm Tân) cho biết: Bữa nay tôi thấy rất thoải mái vì được trút đi gánh nặng và minh oan cho người không phạm tội. Buổi sáng sau hôm gây án, vào khoảng 7-8h, Nguyễn Thọ (bạn của Thành) đã kể lại cho tôi nghe hành trình giết bà Năm “tép” (Lê Thị Bông). Thọ đã có ý đồ từ trước, chuẩn bị sẵn dao, dây dù cắt ở dây cột gàu múc nước giếng, đi theo sau bà Năm, choàng dây qua cổ và giật bà ngã ngược ra sau cho tới khi bà chết. Lúc đó, tôi không tin câu chuyện thì Thọ lấy chiếc nhẫn mà Thọ cướp được sau khi giết bà Năm “tép” ra và chỉ cho tôi xem đường máu chạy dài ở lai quần Thọ.
Sau đó, Thành thấy ông Nén bị giam nhưng cũng không dám khai báo vì chưa dám khẳng định người giết bà Năm “tép” là Thọ, Thành nghĩ Thọ chỉ “quăng lựu đạn” để lấy tiếng. “Lúc đó, tôi đang thụ án tại trại giam Sông Cái (tỉnh Ninh Thuận). Nghe tin ông Nén (là dượng tôi) có thể bị xử tử hình, nên tôi làm đơn tố cáo căn cứ vào việc Thọ thú nhận với tôi. Khi đó, tôi chỉ còn khoảng 2 tháng là mãn hạn tù.
Sau khi tôi làm đơn tố cáo thì Cao Văn Hùng - khi đó là điều tra viên của CA tỉnh Bình Thuận - đã tiếp xúc với tôi 2 lần và yêu cầu tôi rút đơn. Điều đó làm tôi sợ và tôi đã làm thêm một cái đơn, chờ gia đình lên thăm nuôi gửi về Chủ tịch UBND xã Tân Minh trình bày rõ sự việc”, Thành nói. Thành cho biết, sau khi gửi đơn tố cáo ngày 26.8.2000, đơn đã được fax ngay ra Bộ Công an. Đến ngày 31.8.2000, vụ ông Huỳnh Văn Nén mới được đưa ra xử, nhưng bản tố cáo của Thành không được cơ quan chức năng đoái hoài tới.
Năm 1999 - 2003, ông Nguyễn Thận - khi đó là Chủ tịch UBND xã Tân Minh, H.Hàm Tân - đã trực tiếp chỉ đạo CA xã phối hợp với cơ quan chức năng thu thập tài liệu của 2 vụ án nghiêm trọng và qua quá trình đó, ông thấy có nhiều vấn đề bất cập trong quan điểm của CQĐT. Chính vì vậy, khi tiếp nhận đơn thư tố cáo của Nguyễn Phúc Thành, ông Thận đã trình tập thể ban thường vụ, sau đó ông đã viết văn bản gửi các cấp có trách nhiệm, làm rõ nội dung đơn thư tố cáo có đáng tin cậy không, để không bỏ lọt tội phạm và nhanh chóng minh oan cho ông Huỳnh Văn Nén. Từ đó tới nay là 15 năm ông Thận kiên trì theo đuổi và đưa thông tin cho ông Huỳnh Văn Truyện (cha ruột của Huỳnh Văn Nén) nhờ luật sư bào chữa miễn phí ở Hà Nội. Mặc dù có những lúc bi quan, chán nản bởi tờ trình gửi cơ quan bảo vệ pháp luật hơn 13 năm mà không ai một lần tới hỏi, không có cơ hội minh oan cho ông Nén, tuy nhiên, cuối cùng tiếng “kêu cứu” đã được cơ quan chức năng để ý và dẫn tới kháng nghị giám đốc thẩm mới đây.
Ông Nguyễn Thận cho biết: “Cảm xúc hiện tại của tôi là rất vui mừng vì đã tìm được sự thật, chính kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND tối cao khiến tôi phấn khởi, có niềm tin vào cơ quan pháp luật, đặc biệt là VKSND tối cao. Tôi sẽ đi đến cùng, tới khi Huỳnh Văn Nén chính thức được minh oan. Đó là nguyện vọng thiết tha của tôi”, ông Thận chia sẻ.
Ông Huỳnh Văn Nén có 3 người con trai là Huỳnh Thành Công (25 tuổi), Huỳnh Thành Lượng (24 tuổi) và Huỳnh Thành Phát (20 tuổi) đều đang cư ngụ ở xã Tân Minh, H.Hàm Tân. Trong thời gian ông thụ án, cả ba người con đều không được học hành và sau này đều dính tới tù tội hoặc ma túy. Ngày 3.11, chúng tôi tới nhà Huỳnh Văn Nén tại xã Tân Minh, H.Hàm Tân thì nhà trống hoác, cửa không khóa. Hỏi ra mới biết, Huỳnh Thanh Lượng vừa tới thăm ông Nén trong trại giam Xuân Lộc, Đồng Nai (Tổng cục VIII – Bộ Công an).
Lượng kể: “Ba con hiện rất ốm yếu, mắt phải không thấy đường, sức khỏe ngày càng xuống, được chuyển tới khu bệnh xá của trại giam. Khi thấy được bản kháng nghị giám đốc thẩm của VKSND tối cao, ông cũng rất vui, nhưng im lặng. Cuộc sống ba anh em và mẹ ở nhà rất khó khăn. Anh Công làm thuê làm mướn ở gần nhà, đã có gia đình, nhưng bữa đói bữa no. Con cũng làm thuê, ai kêu gì làm đó. Em Phát cũng làm thuê, còn mẹ đi bán bánh canh ở chợ”. Theo thông tin mà chúng tôi tìm hiểu được, cả 3 anh em Lượng chỉ học hết lớp 3, 4 rồi nghỉ. Lúc đó, ông Nén đang thụ án tù. Có thời gian, cả 3 anh em Lượng được đưa đi Làng SOS (Q.Gò Vấp, TPHCM) sinh sống.
Trước khi trở về với cuộc sống, Lượng cũng đã đi tù 3 năm về tội “Cố ý gây thương tích”, ra tù hồi đầu tháng 9.2012, Công cũng đi tù 2 năm vì tội sử dụng ma túy bị bắt ở Bình Dương, còn Phát cũng có dấu hiệu nghiện hút.
10 số phận trong một đại gia đình tan nát vì án oan
Năm 1993, bà Dương Thị Mỹ (ngụ xã Tân Minh) bị giết chết tại một vườn điều thuộc xã Tân Minh, Hàm Tân. Vụ án “vườn điều” này là một bi kịch đau đớn cho 10 số phận con người liên quan đến nhiều gia đình, trong đó có gia đình ông Huỳnh Văn Nén, và bản thân ông Nén đến nay vẫn còn đang ở tù. Ba đứa con của ông Nén ở ngoài đời do không được ai chăm lo, thất học từ nhỏ, không có công ăn việc làm ổn định, nên có người vi phạm hình sự phải ở tù 3 năm, có người liên quan đến ma túy ở tù 2 năm.
Gia đình chị Nguyễn Thị Nhung, có chồng là Trần Văn Sáng trong quá trình giam giữ tại trại giam bị bệnh ung thư, cơ quan điều tra đưa đi chữa, sau đó qua đời, nhà cửa bán hết. Gia đình chị Nguyễn Thị Tiến, lúc chị Tiến bị bắt, 2 đứa con phải gửi vào Làng SOS, người chồng chờ đợi vợ quá lâu cũng đã lấy vợ khác. Gia đình anh Nguyễn Văn Châu (căn cứ 4, Xuân Hòa, Xuân Lộc) khi bị bắt, con cái bỏ học hết, đi làm thuê làm mướn, anh Châu hiện cũng đi làm mướn. Gia đình anh Nguyễn Văn Tiền, khi anh ở tù 6 năm, vợ anh lấy chồng khác, hai con của anh Tiền phải đưa vào Làng SOS. 10 con người trong vụ án “vườn điều” có số phận thật là bi thảm.
Dù đã có sự an ủi cho họ bằng việc xin lỗi công khai vào đầu năm 2006 và bồi thường 1,4 tỉ đồng cho những người bị bắt oan sai, nhưng cũng không sao bù đắp được cho những nỗi đau mà họ đã phải gánh chịu. Thời gian tới đây, mong rằng cơ quan bảo vệ pháp luật sớm làm sáng tỏ sự việc để Huỳnh Văn Nén đoàn tụ với gia đình, hàn gắn vết thương lòng sau hơn 16 năm ở tù.
Hiện, bà Nguyễn Thị Lâm (SN 1937, mẹ vợ Huỳnh Văn Nén, ở nhờ tại KP2, xã Tân Minh, H.Hàm Tân), sau khi ở tù 7 năm, đang phải làm thuê làm mướn để kiếm sống qua ngày. Nguyễn Văn Châu (SN 1965, anh vợ Huỳnh Văn Nén, ngụ Xuân Lộc, Đồng Nai), sau khi mãn hạn 6 năm tù, hiện đang làm nghề tài xế. Nguyễn Thị Tiến (SN 1972, em vợ Huỳnh Văn Nén), sau khi mãn hạn 5 năm tù, đang bán bún tại Bình Dương.
Nguyễn Thị Nhung (SN 1957, chị vợ Huỳnh Văn Nén, vợ anh Trần Văn Sáng) bị ung thư ở trong tù, giao cho người thân chăm sóc tại BV Ung bướu TPHCM, chết năm 2001. Trần Thanh An (SN 1977, con ruột chị Nhung), sau hơn 1 năm thụ án, hiện đang buôn bán cá tại xã Tân Minh. Trần Thanh Vân (SN 1979, con ruột chị Nhung), sau 9 tháng thụ án, đang làm nghề thợ đụng.
Nguyễn Thị Cẩm (SN 1967, vợ Huỳnh Văn Nén) được tại ngoại, hiện đang bán bánh canh tại xã Tân Minh, H.Hàm Tân. Trần Văn Sáng (SN 1959, chồng chị Nguyễn Thị Nhung) được tại ngoại, hiện đang bán quán cơm. Nguyễn Văn Tiền (SN 1968), sau thụ án 6 năm, đang làm công nhân tại xã Tân Minh, H.Hàm Tân.
Minh Châu
Nguồn > Báo Lao động (http://laodong.com.vn/phap-luat/10-so-phan-trong-mot-dai-gia-dinh-tan-nat-vi-vuong-vao-an-oan-266103.bld)
[08.11.2014 20:52] NĐ: Công an Nhân dân Việt Nam, theo cách gọi
này phải là lực lượng bảo vệ người dân, tôn trọng luật pháp. Tuy vậy,
đặc biệt sau Hội nghị bí mật Thành Đô 3-4/9/1990 giữa Đảng cộng sản
Trung Quốc (Trung Cộng) và Đảng cộng sản Việt Nam (Việt Cộng) thì lực
lượng công an của hai nước này đã trở thành công cụ đắc lực cho Nhóm lợi
ích đặc quyền đặc lợi tham nhũng trong guồng máy Trung Cộng-Việt Cộng
đã bất chấp pháp luật, tùy tiện bắt bớ, hành hung người dân vô tội bởi
vì họ đấu tranh ôn hòa vì Nhân quyền Dân chủ được Hiến pháp và các quy
ước Quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã ký kết.
[02.11.2014 18:37] NĐ: "Tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng cơ cấu bộ
máy như cũ thì sẽ không có sự đột phá để khai thông nền kinh tế, phát
triển ở một đỉnh cao khác, có chất lượng hơn. Cũng cái đầu mụ mị cũ làm
sao tiếp thu được cái mới, chưa kể cố tình không thay đổi vì sợ “chặt
chân mình”. Một tay làm rượu lậu thì có khoác trăm chiếc áo mới cũng chỉ
có thể thay đổi được não trạng từ làm rượu lậu thành buôn rượu lậu mà
thôi...bởi vì tuyển dụng theo tiêu chuẩn “hậu duệ, quan hệ, tiền tệ” thì
những người có trí tuệ thực sự bị loại từ “vòng gửi xe” - Lê Thanh
Phong, báo Lao Động.
[07.11.2014 17:10] NĐ: Sau Hội nghị bí mật Thành Đô 3-4/9/1990,
Việt Nam tấp nập trở thành bãi rác phế thải của Trung Cộng. Hoàng Sa,
Trường Sa của Việt Nam đã bị Trung Cộng dùng vũ lực xâm lược và biến
thành căn cứ quân sự khống chế Việt Nam và Biển Đông nhằm chiếm đoạt
nguồn năng lượng dầu lửa trong vùng lãnh hải Việt Nam.
NĐ: ..."Vợ chồng tiến sỹ xe ôm đồng thanh nói vọng sau cánh cửa thủng: - Vâng ! chào ông. Ông theo mốt tóc nào ạ. Ông già Sỹ đỉnh đạc: - Chào tiết mục "Ai là triệu phú". Mốt tóc chuột xù. Nghe rõ chưa. Ông
già Sỹ cười vang trong đêm và tự nhủ: quái lạ, trước đây đâu đâu cũng
bàn đến nhà đất. Còn bây giờ họ không thèm ngủ để bàn chọn "Mốt tóc
Chuột Xù" ." - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.
[30.05.2013 03:18] NĐ: Sau một thời gian dài bị thế lực Đen tối
đánh sập, ngày 30-5-2013, Blog Ba Sàm có thông báo địa chỉ nhà mới :
www.basam.info
Ngaỳ Đêm trân trọng giới thiệu mấy vần thơ của
Nguyễn Quốc Minh khi nhận được tin vui đó. Hy vọng, làng Blog Việt Nam
không ngừng có những ngôi nhà đẹp như Ba Sàm.
Khen thay:
"Nhà Ba Sàm rộng cửa Thiết kế đẹp như xưa Dân hiền lành yêu nước Như trời hạn gặp mưa." - thơ Nguyễn Quốc Minh
[17.05.2014 04:52] Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip:
Tình Non Nước, như là món quà nhỏ ghi lại dấu ấn không nhỏ tới đồng
nghiệp trên những nẻo đường trong chuyến du ngoạn các tỉnh miền Trung.
Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi
dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !
NĐ: Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Đồ Sơn biển nhớ, thân tặng đồng nghiệp, như là món quà nhỏ ghi lại khoảnh khắc những hình ảnh đằm thắm tình cảm vui tươi ở Đồ Sơn Hải
Phòng. Vì đưa lên mạng để chế độ phân giải thấp, dễ truy cập, nhưng hình
ảnh sẽ không hài lòng lắm. Đồng nghiệp nào muốn xem độ phân giải cao ,
độ nét tốt để xem Tivi thì hãy Email tới qm.ngaydem@yahoo.com Nguyễn Quốc
Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi dào sức khỏe
và gặp nhiều may mắn !
[01.03.2011 05:10] Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành. Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ . Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !
[08.07.2013 01:33] NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài,
thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên
môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học
cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào
bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...
[12.11.2013 01:38] NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở,
tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc,
hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi,
mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88
tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.
[20.03.2013 05:04] NĐ:" Chủ trương đổi nhà này thật là sáng
suốt. Những người ở L5 nuôi lợn, gà, vịt, chó quen mùi hôi thối khỏi
phải leo cầu thang cho mỏi cẳng. Còn các ông các bà " bự " ưa thoáng
mát, ăn nhậu khỏi mùi khó chịu, lại được mở rộng tầm mắt chuyển lên ở
tầng 5 thật là Oke !" - Đổi nhà - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn
Quốc Minh
[06.03.2013 23:29] NĐ:Trưởng phòng Thanh tra trúng giải thi
"chất xám" AT=TA, thưởng 100 triệu đồng. Còn mỗi người có mặt hôm nay,
nhận phong bì mỗi người môt triệu đồng. Nhằm nâng cao chất xám hơn nữa,
cuộc họp hôm sau với câu hỏi đề thi là: ĐV + LĐ = TN. Ai trúng giải sẽ
có thưởng cao hơn.
[22.11.2013 04:45] NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên
Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp
là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được
phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy
tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ
canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt
tên Võ Nguyên Giáp...
[12.07.2009 03:35] SÁU CÂY CHUỐI HỘT, tên truyện bình dị. Nhưng
tại sao không là chuối hương, chuối mật, mà lại là chuối hột ? Chuối
hột chát, và hột của nó đắng, như sự đắng chát mà câu chuyện mang chứa
trong lòng nó. Truyện này viết bằng thi pháp của THƠ. Các dấu chấm
ngắt câu dường như vô cớ đối với văn xuôi, mà nó như là cách ngắt nhịp
(xuống dòng) của thơ. Mỗi đoạn văn khởi ra chỉ bằng một câu điệp lại,
khiến nó làm cho mỗi đoạn văn giống một khổ thơ. Nhưng mỗi đoạn lại mở
ra một cảnh ngộ mới, những nhân vật mới... >>>>>>>>>>>>>>>>>>> Vĩnh An
[06.11.2008 23:46] .....Cái tủ lạnh . CCCP ( Xê Xê Xê Pê). Xây
xước . Lau lau . Mừng mừng . Tủi tủi . Từ giã Hà Nội . Về quê . Xình
xịch tàu hoả . Vượt qua núi trọc . Rừng cháy . Trơ gốc . Qua những cánh
đồng . Mấy thế kỷ nay . Người nông dân . Tự hào chổng mông . Đít cao hơn
trời . Cuốc bàn . Cấy lúa . Gặt hái . Cắt rạ . Nhặt khoai lang . Nhưng ,
gạo xuất khẩu . Nhì , ba thế giới ...
NĐ: Tô Hoài là nhà văn, thua Tố Hữu một
điểm là không có tác phẩm in ra ca ngợi Stalin, nhưng những tác phẩm in
ra của Tô Hoài trơn tuột trong con đường mòn của Đảng cộng sản Việt Nam
là vì phe XHCN. Nhà văn Tô Hoài, tên thật là Nguyễn Sen, sinh năm
1920 tại huyện Thanh Oai, Hà Nội, và sinh sống tại Nghĩa Đô Hà
Nội tạ thế ngày 6-7-2014, hưởng thọ 94 tuổi.