Hội nhà báo độc lập Việt Nam tuyên bố hoạt động. Nhà báo, TS Phạm Chí Dũng trả lời báo chí : HNBĐLVN, tiếng nói của sự thật
04.07.2014 00:58
Cánh chim tự do
NĐ: " Thông qua hoạt động báo chí, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) hoạt động theo nguyên tắc ôn hòa, bất bạo động ; tôn trọng đa nguyên chính trị ; phi lợi nhuận ; hướng đến mục tiêu cổ súy cho tự do của người dân và dân chủ cho toàn xã hội, đóng góp ý kiến phản biện dưới dạng các tác phẩm báo chí và diễn đàn ngôn luận cho xã hội và đất nước." - Tuyên bố thành lập HNBĐLVN.
Sài Gòn ngày 4 tháng 7 năm 2014
Tuyên bố thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
Làm thế nào để báo chí và các nhà báo cất được tiếng nói theo đúng nghĩa của hai từ “tự do”? Làm thế nào để báo chí được làm đúng thiên chức của mình, phản biện và xây dựng một xã hội công bằng, một đất nước thật sự độc lập tự chủ, không cúi đầu hoặc run sợ trước hiểm họa ngoại xâm đang quá cận kề ?
Đã đến lúc báo chí và các nhà báo Việt Nam cần có tư cách độc lập để trả lời những câu hỏi trên. Tuân theo kinh nghiệm của mọi xã hội dân sự tiến bộ nhất trên thế giới, một trong những giải pháp cần phải có là Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.
1* Quan điểm thành lập:
- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam - IJAVN) là tổ chức xã hội dân sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam, vì một Việt Nam tiến bộ xã hội, dân chủ và đa nguyên, văn minh và giàu mạnh.
- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hoạt động trên cơ sở: + Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên có nghĩa vụ tuân thủ. + Các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội được minh định trong Hiến pháp Việt Nam.
- Thông qua hoạt động báo chí, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc ôn hòa, bất bạo động; tôn trọng đa nguyên chính trị; phi lợi nhuận; hướng đến mục tiêu cổ súy cho tự do của người dân và dân chủ cho toàn xã hội, đóng góp ý kiến phản biện dưới dạng các tác phẩm báo chí và diễn đàn ngôn luận cho xã hội và đất nước. - Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường sinh hoạt trí tuệ và lành mạnh cho các hội viên và những người yêu thích nghề báo, đặc biệt là những người trẻ, nhằm thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí. - Hội Nhà báo độc lập Việt Nam gồm những người có quá trình hoạt động báo chí không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo, giới tính, độ tuổi; không phân biệt người trong nước và ngoài nước; tự nguyện dấn thân vì tự do báo chí, vì một nền dân chủ thật sự, vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc người dân. - Hội Nhà báo độc lập Việt Nam độc lập về quan điểm, nhân sự, tài chính…
2* Mục đích thành lập:
- Phản ánh trung thực và sâu sắc những vấn đề nóng bỏng của xã hội và đất nước. - Phản biện đối với những chính sách bất hợp lý của nhà nước liên quan đến quản lý xã hội và tự do báo chí. - Tổ chức trao đổi, đối thoại với các cấp chính quyền về tự do báo chí và quản lý xã hội khi có điều kiện, đồng thuận với những chính sách, giải pháp hợp lòng dân và có lợi cho đất nước. - Hỗ trợ về tinh thần và vật chất, hoạt động tương thân tương ái giữa các hội viên. - Lên tiếng và có hành động cần thiết để bảo vệ những người làm báo vì tiến bộ xã hội, nhưng bị sách nhiễu, bắt bớ, tù đày, khủng bố… Đấu tranh yêu cầu Nhà nước Việt Nam hủy bỏ những điều luật mơ hồ của Bộ luật hình sự được dùng để áp chế tự do báo chí như Điều 258, 88… - Thu hút và đào tạo cây viết trẻ nhằm đóng góp cho nền báo chí chuyên nghiệp Việt Nam trong tương lai. - Thu hút và tạo môi trường sinh hoạt cho các nhà báo và cộng tác viên báo chí, không phân biệt báo nhà nước hay truyền thông xã hội. 3* Những nội dung hoạt động chính:
- Sinh hoạt định kỳ và đột xuất về thông tin thời sự. Trao đổi về phương hướng và chủ đề viết. - Tổ chức tọa đàm, hội thảo về một số chủ đề quan trọng của xã hội và đất nước. - Xây dựng lực lượng làm báo trẻ để tạo lớp kế thừa cho lớp nhà báo lớn tuổi. - Lên tiếng kịp thời về những trường hợp người dân và nhà báo bị xâm hại. - Chuyển tải những vấn đề nóng bỏng và cấp thiết của đất nước, xã hội ra hệ thống truyền thông quốc tế. - Liên kết và hợp tác với những tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế về báo chí. - Vận hành một trang báo mạng dành cho các nhà báo và cộng tác viên. 4* Cơ cấu tổ chức:
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam có Ban lãnh đạo gồm chủ tịch và một số phó chủ tịch, ủy viên. Ban lãnh đạo được phân công điều hành theo các công việc và theo khu vực.
Ban lãnh đạo:
- Chủ tịch: Nhà báo Phạm Chí Dũng. Phụ trách chung các hoạt động của Hội. Email: phamchidungsg@gmail.com
- Phó chủ tịch thường trực: Nhà báo, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh. Phụ trách khu vực miền Nam và trang báo của Hội. Email: naygum@gmail.com
- Phó chủ tịch: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy. Phụ trách khu vực miền Bắc. Email: tuongthuy52@gmail.com
- Phó chủ tịch: Nhà báo Bùi Minh Quốc. Phụ trách khu vực miền Trung. Email: bmquoc40@gmail.com
- Ủy viên: Nhà báo Ngô Nhật Đăng. Trị sự hai trang báo: Việt Nam Thời Báo và Vietnam Times Email: dangngonhat@gmail.com hoặc vietnamtimes00@gmail.com Cơ cấu ban:
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam có một số ban chuyên môn và trang báo là cơ quan ngôn luận của Hội.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam mời gọi những người làm báo có tâm nguyện với dân tộc tham gia vào Hội, chung sức làm mọi việc có ích cho quê hương.
Mọi liên hệ, ghi tên tham gia và ủng hộ Hội Nhà báo độc lập Việt Nam xin gửi về các địa chỉ Email: hoinhabaodoclapvietnam@gmail.com
Ban lãnh đạo Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
- Phạm Chí Dũng - Anton Lê Ngọc Thanh - Nguyễn Tường Thụy - Bùi Minh Quốc - Ngô Nhật Đăng. Điều lệ hoạt động của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
1* Quan điểm:
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: The Independent Journalists Association of Vietnam - IJAVN) là tổ chức xã hội dân sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam, vì một Việt Nam tiến bộ xã hội, dân chủ và đa nguyên, văn minh và giàu mạnh.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường sinh hoạt trí tuệ và lành mạnh cho các hội viên, đặc biệt là những người viết trẻ, nhằm thể hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí.
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo, giới tính, độ tuổi; không phân biệt người trong nước và ngoài nước; tự nguyện dấn thân vì tự do báo chí, vì một nền dân chủ thật sự, vì hạnh phúc của nhân dân. 2* Những nội dung hoạt động chính:
- Sinh hoạt định kỳ và đột xuất về thông tin thời sự. Trao đổi về phương hướng và chủ đề viết. - Tổ chức tọa đàm, hội thảo về một số chủ đề quan trọng của xã hội và đất nước. - Xây dựng lực lượng viết báo trẻ để tạo lớp kế thừa cho lớp nhà báo lớn tuổi. - Lên tiếng kịp thời về những trường hợp người dân và nhà báo bị xâm hại. - Chuyển tải những vấn đề nóng bỏng và cấp thiết của đất nước, xã hội ra hệ thống truyền thông quốc tế. - Liên kết và hợp tác với những tổ chức phi chính phủ quốc tế về báo chí. - Vận hành một trang báo mạng dành cho các nhà báo và cộng tác viên độc lập. 3* Nguyên tắc sinh hoạt:
Hội Nhà báo độc lập Việt Nam được tổ chức dựa trên hiệu quả và tinh thần đồng đội, phát huy tối đa trách nhiệm của từng cá nhân để Hội thực sự đóng góp có hiệu quả cho xã hội mà không bị lệ thuộc vào tính hình thức.
Hội được tổ chức theo tinh thần dân chủ:
- Thông tin đầy đủ; thảo luận và biểu quyết tự do; ủy nhiệm công tác; kiểm soát và báo cáo công việc. - Quyết định bằng đồng thuận hoặc qua biểu quyết của đa số. Hội được tổ chức trong tinh thần tự nguyện chấp hành kỷ luật: - Tôn trọng nhân phẩm và quyền tự do của mỗi thành viên. - Tôn trọng quyết định của tập thể. - Tôn trọng những thành viên được ủy nhiệm công tác. - Thực hiện và báo cáo những công việc được giao. Các quyết định được biểu quyết theo đa số thành viên hợp lệ.
4* Hội viên:
Hội viên phải là người có ít nhất 5 tác phẩm báo chí đã công bố phù hợp với tiêu chí của Hội.
Hội viên được bảo đảm quyền tự do phát biểu đối với mọi vấn đề của Hội.
Hội viên có thể tự quyết định ra khỏi Hội.
Hội viên có thể bị khai trừ vì vi phạm kỷ luật hay có hành động ngược lại tiêu chí của Hội.
5* Cơ cấu tổ chức:
Cơ quan điều hành cao nhất của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là Ban lãnh đạo, gồm chủ tịch và một số phó chủ tịch, ủy viên.
Ban lãnh đạo được phân công điều hành theo các công việc và theo khu vực.
Ban lãnh đạo thay mặt toàn thể thành viên ban hành quyết định và đôn đốc, giám sát việc thi hành.
Ban lãnh đạo biểu quyết mỗi khi thấy cần những qui định về cách thức sinh hoạt.
Nhiệm kỳ đầu của Ban lãnh đạo là 2 năm. Hết nhiệm kỳ đầu, các hội viên sẽ cùng quyết định cụ thể về các nhiệm kỳ kế tiếp.
Nhân sự và nhiệm vụ Ban lãnh đạo Hội và các ban chuyên môn, trang báo có thể được bố trí, điều chỉnh tùy yêu cầu tình hình và do Chủ tịch Hội quyết định.
Trong trường hợp vì lý do biến cố hoặc bất khả kháng mà Chủ tịch Hội không thể điều hành, Phó chủ tịch thường trực Hội sẽ đảm nhiệm công tác điều hành Hội. Nếu Phó chủ tịch thường trực Hội cũng không thể điều hành bởi lý do biến cố hoặc bất khả kháng, một Phó chủ tịch Hội sẽ được ủy nhiệm để điều hành công tác của Hội.
6* Các chi hội:
Trong giai đoạn đầu hoạt động, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam có 4 chi hội:
- Miền Bắc - Miền Trung - Miền Nam - Hải Ngoại
Văn phòng của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam được đặt tại Sài Gòn.
7* Ban chuyên môn:
Trong giai đoạn đầu hoạt động, Hội có các ban chuyên môn:
- Văn phòng Hội Người phụ trách: Chủ tịch, Phó chủ tịch thường trực, Chuyên viên
- Ban Sự kiện và Đào tạo
Người phụ trách: Một Phó chủ tịch và Chuyên viên
- Ban Quan hệ quốc tế
Người phụ trách: Một Phó chủ tịch hoặc Một Ủy viên và Chuyên viên
- Trang báo
Người phụ trách: Do chủ tịch bổ nhiệm sau khi tham khảo với toàn Ban lãnh đạo
Các ban chuyên môn có thể đón nhận sự hợp tác của mọi thành viên và thân hữu.
Nhân sự và nhiệm vụ các ban chuyên môn, trang báo có thể được bố trí, điều chỉnh tùy yêu cầu tình hình và do Chủ tịch Hội quyết định.
8* Tài chính:
Hội viên tự nguyện đóng góp.
Hội tiếp nhận đóng góp tài chính của các nhà hảo tâm trong nước và ngoài nước để sử dụng cho mục tiêu chung và các chương trình xã hội.
Danh sách hội viên ban đầu của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam
(xếp theo a – b – c…)
1. Tường An (Pháp) 2. Vũ Thị Phương Anh (Sài Gòn) 3. Nguyễn Đình Ấm (Hà Nội) 4. Nguyễn Vũ Bình (Hà Nội) 5. Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn) 6. Tiêu Dao Bảo Cự (Đà Lạt) 7. Phạm Chí Dũng (Sài Gòn) 8. Ngô Nhật Đăng (Sài Gòn) 9. Nguyễn Hoàng Đức (Hà Nội) 10. Trương Minh Đức (Bình Dương) 11. Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội) 12. Chu Vĩnh Hải (Sài Gòn) 13. Phạm Bá Hải (Sài Gòn) 14. Phan Thanh Hải (Sài Gòn) 15. Lê Hải (Đà Nẵng) 16. Vũ Sỹ Hoàng (Sài Gòn) 17. Huỳnh Trọng Hiếu (Quảng Nam) 18. Vi Đức Hồi (Lạng Sơn) 19. Lê Phú Khải (Sài Gòn) 20. Mai Thái Lĩnh (Đà Lạt) 21. Hạ Đình Nguyên (Sài Gòn) 22. Kha Lương Ngãi (Sài Gòn) 23. Hồ Ngọc Nhuận (Sài Gòn) 24. Vũ Quốc Ngữ (Hà Nội) 25. Hà Sĩ Phu (Đà Lạt) 26. Đỗ Trung Quân (Sài Gòn) 27. Bùi Minh Quốc (Đà Lạt) 28. Nguyễn Quốc Thái (Sài Gòn) 29. Lê Ngọc Thanh (Sài Gòn) 30. Phạm Đình Trọng (Sài Gòn) 31. Phạm Thành (Hà Nội) 32. Trần Quang Thành (Séc) 33. Nguyễn Văn Thạnh (Đà Nẵng) 34. Châu Văn Thi (Sài Gòn) 35. Huỳnh Công Thuận (Sài Gòn) 36. Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội) 37. Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa) 38. Nguyễn Khắc Toàn (Hà Nội) 39. Nguyễn Thị Huyền Trang (Sài Gòn) 40. JB. Nguyễn Hữu Vinh (Hà Nội) 41. Huỳnh Thục Vy (Đắc Lắc) 42. Dương Thị Xuân (Hà Nội)
Các thành viên sáng lập HNBĐLVN
Declaration to establish an Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN)
How would the Press and journalists raise their voices according to the true sense of the word "freedom"? How would the Press - once established - carry out its true God given role, critics and build a sustainable social justice for everyone, not bow or tremble before the danger of imminent foreign invasion?
It is therefore high time for the Vietnamese Press and its citizens-journalists to exercise their independent free will and answer these questions. Then to follow the experiment of the most progressive civil society in the world, thus one of the solutions commands us to establish an Independent Vietnam Journalists Association. * The views regarding the Establishment:
- The Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) should be one of the many civil society organizations in a socially progressive, democratic and pluralistic, civilized and prosperous Vietnam.
- The Independent Journalists Association of Vietnam will operate upon these premises:
+ The Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights of the United Nations of which Vietnam is a member, therefore must comply with its obligations.
+ To follow the freedom of the press, freedom of speech, freedom of association – instituted in Vietnam constitution.
- Through the operation of the Press, the Vietnam Independent Press would operate as an initial non-profit organization, under the principle of peaceful non-violence; with respect for political pluralism, advocating freedom and democracy for all the people in society, and contribute critical rebukes, comments and articles in the national forum.
- The Independent Journalist Association of Vietnam aims to create an intellectual and healthy living environment for our members, especially young writers, in order to promote the freedom of expression and freedom of the press.
- The Independent Journalist Association of Vietnam is composed of those people have worked in journalism regardless of political views, religion, gender, age; irrespective of nationalities, regions, domestic or overseas; they voluntarily commit themselves to true democracy, people's progress and happiness.
- The Independent Journalists Association of Vietnam operates independently on opinion, personnel, and financial concern. * The Purposes for the Founding:
- To reflect honest, profound and burning societal and the national issues.
- To rebuke the irrational policies of the state concerning social management and freedom of the press.
- To host exchanges and dialogues with the authorities on press freedom and social management whenever possible. In some cases, we may agree with the State on a number of policies and measures deemed to be popular and beneficial for the people and the country.
- Support for physical, spiritual and active mutual assistance and solidarity between its members.
- Speak up and take action necessary to protect those writing for social progress, but have been harassed, arrested, imprisoned, terrorized... To fight and demands the government of Vietnam to rescind vague and unjust laws in the Criminal Code, used to oppress freedom of the press such as articles 258, 88.
- To attract and train young writers to contribute to Vietnam professional journalism in the future.
- Attract and create an environment for journalists and media contributors, irrespective of state-run newspapers or social media. * The contents of the main activities:
- Periodic and unscheduled news information and current affairs sessions. Discuss directions and writing topics.
- Organize seminars and workshops on topics of social and national importance.
- Developing a young journalist force to succeed the older journalists.
- Speak up promptly on the cases of people and journalists being abused.
- To transfer hot button issues of the country's urgent affairs to the international media system.
- To link and cooperate with non-governmental organizations in the international press.
- Operate an online media site for journalists and independent collaborators.
* Organization Structure:
The leadership of the Independent Journalists Association of Vietnam includes the president and a number of vice president, organizing member. The leadership committee is assigned to take their responsible tasks and by region.
Board of Directors:
The President is journalist Pham Chi Dung in charge of general tasks. Email: phamchidungsg@gmail.com
Vice President of the Journalists Standing Committee is Father Le Ngoc Thanh in charge of South and website. Email: naygum@gmail.com
Vice President: Journalist Nguyen Tuong Thuy in charge of North. Email: tuongthuy52@gmail.com
Vice President: The journalist Bui Minh Quoc in charge of Central. Email: bmquoc40@gmail.com
Member: Journalist Ngo Nhat Dang in charge of two websites Viet Nam Thoi Bao and Vietnam Times. Email: dangngonhat@gmail.com Committee Structure:
The Independent Journalists' Association of Vietnam has several professional boards and web pages (http://www.hoinhabaodoclap.org, http://ijavn.org) - the official organs of the Association.
The Independent Journalists Association of Vietnam invites journalists who care for the nation to participate in the Association along with supporters who’d like to join force with the Association and aspiring to be at least of minimal help for the homeland.
All contacts, enrollment and support for The Independent Journalists Association of Vietnam please email:
hoinhabaodoclapvietnam@gmail.com
The Board of Directors of The Independent Journalists Association of Vietnam
- Phạm Chí Dũng - Lê Ngọc Thanh - Nguyễn Tường Thụy - Bùi Minh Quốc - Ngô Nhật Đăng
Sài Gòn, July 4, 2014 By-laws of The Independent Journalists Association of Vietnam
* Viewpoints:
The Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN) should be one of the many civil society organizations in a socially progressive, democratic and pluralistic, civilized and prosperous Vietnam.
The Independent Journalists Association of Vietnam aims to create an intellectual and healthy living environment for our members, especially young writers, in order to promote the freedom of expression and freedom of the press.
The Independent Journalist Association of Vietnam does not discriminate about political views, religion, gender, age; and irrespective of nationalities, regions, domestic or overseas; these folks would voluntarily commit themselves to a true spirit of democracy, people's happiness and press freedom. * Principal activities of the Association:
- Periodic and unscheduled news information and current affairs sessions. Share and discuss directions and writing topics. - Organize seminars and workshops on topics of social and national importance. - Developing a young journalist force to succeed the older-generation journalists. - Speak up promptly on the cases of people and journalists being abused. - To transfer hot-button issues of the country's urgent affairs to the international media system. - To link and cooperate with non-governmental organizations in the international press. - Operate an online media site for journalists and independent collaborators.
* Activities’ guiding principle:
The Independent Journalists Association of Vietnam is based on effective organization and teamwork, maximizing individual responsibility so that the Association can contribute to societal effectiveness without being dependent on formality. Association is founded on democratic principles:
- Free flow of information; discuss and vote freely; delegate tasks; monitor and report on tasks. - Decision by consensus or by majority votes. Association is organized on the spirit of voluntarism and discipline: - Respect for individual dignity and freedom of each member. - Respect collective decisions. - Respect members whose work are delegated. - Execute and report on assigned work.
The decisions that are achieved through one-person-one-vote have the highest value. The majority is made up of more than half of the valid votes.
* Membership:
Members must have at least 5 published works appropriate with IJAVN’s criteria. Members are guaranteed the rights to freedom of expression in all matters concerning the Association. Any member can decide to withdraw from the Association amicably. A member may be expelled for disciplinary action for going against the Association’s stated purposes. * Organizational Structure:
The highest executive organ of the Independent Journalists Association of Vietnam is the leadership committee, which includes the president and several vice presidents. The leadership committee is delineated by task and by region. On behalf of the membership, the leadership committee makes decisions, supervises and monitors program implementation. The leadership will vote to set up rules and regulations for activities as needed. The initial term the leadership committee is 2 years. The end of the initial term, members will make decision on next term. Issues and matters regarding personnel, leadership and professional committees, and web pages can be arranged, adjusted depending on the situation and as requested by the President of the Association. In the events of force majeure or reasons beyond his control, the president of the Association cannot perform his/her duties, the Standing Vice President will assume the administration of the Association. If the Standing Vice President also cannot run by reason outside his/her control or force majeure event, the Vice president shall be authorized to manage the work of the Association.
* The chapters:
In the first stage of operation, the Independent Journalists Association of Vietnam has 3 chapters:
- North - Central - South - Overseas
The headquarters of the Independent Journalists Association of Vietnam is in Saigon.
* Professional Committees:
In the first phase of operation, the Association initial will have these professional committees:
- The Association Office
Persons in charge: President, Permanent Vice President, expert.
- Events and Training Department:
Persons in charge: Vice President and expert.
- International Relations Department
Person in charge: Vice Persident, organizing member, expert.
- Web Department:
Persons in charge: Appointed by President after reference with the board of directors.
The professional committee can enlist the cooperation of all members and friends.
Human Relations department and the duties of professional departments, web pages can be arranged and adjusted depending on the situation and as requested by the President of the decision.
* Finance:
Members voluntarily contribute.
The Association welcomes financial contributions from philanthropists in the country and abroad for use in its common goals and charitable programs.
Nhà báo,TS Phạm Chí Dũng : Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, tiếng nói của sự thật
Ngày 04/07/2014, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam – IJAVN) đã chính thức ra đời tại Việt Nam. IJAV do một một nhóm nhà báo độc lập khởi xướng. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, phó chủ tịch thường trực là nhà báo, linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh của Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn – là những cây bút được tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp vào danh sách 100 Anh hùng thông tin, nhân Ngày Tự do Báo chí Thế giới 3 tháng Năm năm nay.
RFI phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch IJAVN về sự kiện này.
RFI : Thân chào tiến sĩ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập vừa được thành lập. Thưa anh, ngày ra đời của Hội lại trùng với ngày Quốc khánh Hoa Kỳ 4/7. Sự trùng hợp này là ngẫu nhiên hay có chủ ý ?
Nhà báo Phạm Chí Dũng : Nói như nhà thơ Bùi Minh Quốc – Phó chủ tịch IJAVN, đây là một sự ngẫu nhiên thú vị, nhưng lại đặc biệt có ý nghĩa. Thông thường ngày ra đời của một tổ chức phải gắn với một ý nghĩa nào đó. Ý nghĩa lại phải sinh ra từ sự kiện, sự kiện càng có tầm thì ý nghĩa càng sâu sắc.
Ý nghĩa ấy gắn với bản tuyên ngôn độc lập năm 1776 vào thời khai sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Tính chất độc lập của bản tuyên ngôn này lại rất phù hợp với tính cách độc lập của Hội các nhà báo tự do. Nếu Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hướng đến một sự tách rời hoàn toàn khỏi ý đồ thực dân của nước Anh thì nhiệm vụ của báo giới độc lập Việt Nam vào lúc này và trong những năm tới cũng không khác biệt, tức không chỉ độc lập với các hội đoàn nhà nước mà còn phải đóng góp cho quốc gia để gìn giữ nền độc lập nước nhà trước họa xâm lăng Trung Quốc.
RFI : Thưa anh, tại Việt Nam đã có Hội Nhà báo tồn tại từ rất lâu rồi, như vậy có nghĩa là Hội này không làm được nhiệm vụ của mình ?
Lẽ dĩ nhiên, không cần phải đẻ ra thêm một hội đoàn nào khác nếu Hội Nhà báo Việt Nam thể hiện đúng tiếng nói tự do báo chí. Song trong rất nhiều trường hợp, hội đoàn nhà nước này đã chỉ phản ánh quyền tự do ngôn luận một chiều theo cung cách bảo thủ, giáo điều và lợi ích nhóm của cơ quan tuyên giáo ; chứ không phải là nguyện vọng, tâm tư và chí khí của đại đa số người viết báo ở Việt Nam. Rất nhiều vấn nạn đã và đang tồn tại trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa, tôn giáo và cả chính trị cần phải được phản biện và thay đổi ; nhưng có thể nói công luận hầu như không biết đến sự có mặt, càng không biết về sự lên tiếng của Hội nhà báo Việt Nam.
Một trong những tiêu điểm phủ rộng toàn bộ xã hội là trước bản Hiến pháp năm 2013 với tinh thần thụt lùi quá rõ, Hội Nhà báo Việt Nam đã làm gì để cải tạo, hay chẳng làm gì cả? Hoặc một số trường hợp báo chí và nhà báo bị cơ quan an ninh quy kết điều luật 258 về “lợi dụng quyền tự do dân chủ…” – một điều luật đã bị Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia đánh giá là mơ hồ và cần phải hủy bỏ.
Gần đây nhất là trường hợp báo Pháp luật và Xã hội bị khởi tố liên quan đến một bài viết về các những khuất tất trong các doanh nghiệp thuộc Bộ Công an, nhưng Hội nhà báo Việt Nam đã tuyệt đối im lặng. Hay có thể hiểu công cuộc chống tham nhũng sẽ có thể nhào xuống vực thẳm nếu toàn bộ báo chí nhà nước bị bịt miệng ?
Nếu Hội Nhà báo Việt Nam hoạt động theo cách “báo chí trùm mền” và thỏa hiệp cao cấp như thế thì hội đoàn này làm sao có thể đại diện cho hơn 17.000 nhà báo có thẻ, cho một con số gấp đôi như thế người viết báo không có thẻ, hay bảo vệ cho những nhà báo bị xâm hại được?
Đây chính là nguyên do sâu sắc. IJAVN sinh ra là nhằm cải thiện những gì mà thực tế báo chí chưa được cải thiện, hoặc chẳng có hy vọng gì được cải thiện. Là một tổ chức dân sự độc lập nằm trong xã hội dân sự Việt Nam, IJAVN phải mang tính cách độc lập trong hành động của mình. Đó là lý do vì sao IJAVN phải đặc biệt độc lập với Hội Nhà báo Việt Nam về quan điểm, nội dung hoạt động, nhân sự điều hành và tài chính.
RFI : Quan điểm độc lập của IJAVN được thể hiện như thế nào ?
Nói lên sự thật ! Quan điểm đầu tiên là phải nói sự thật. Cần thay đổi não trạng khi định nghĩa về các vấn đề chính trị - xã hội. Với tư cách là một tổ chức dân sự độc lập, tất nhiên IJAVN phải giữ tính cách khách quan và tôn trọng tuyệt đối tinh thần đa nguyên, trong đó có đa nguyên chính trị.
Vì lẽ đó, tất cả những biểu hiện can thiệp vào hoạt động báo chí bằng lối chỉ đạo và định hướng một chiều, độc đoán đều không phù hợp với đường lối của IJAVN. IJAVN sinh ra không phải để trùm chăn mà để phản biện đối với những chính sách và hành vi bất công của chính quyền, với mục tiêu cuối cùng là làm cho xã hội thanh sạch và dân chủ hơn.
RFI : Nhưng lâu nay chính quyền Việt Nam vẫn tỏ ra khó chấp nhận thậm chí dị ứng với những tiếng nói phản biện, có thể họ vẫn cho Hội Nhà báo Độc lập là một tổ chức đối lập ?
Nếu lòng họ không đủ trong sáng và tiến bộ, thì hiển nhiên họ luôn coi chúng tôi là những kẻ đối lập và cần phải bị loại trừ. Gần đây trên báo Quân Đội Nhân Dân lại có một bài viết nhắc lại về “cần cảnh giác với các hội đoàn dân sự”, trong đó đề cập đến tổ chức hội nhà báo độc lập và lại đặt câu hỏi không khác trước đây là “độc lập hay đối lập?”. Tôi cho rằng đó là một câu hỏi vừa bảo thủ vừa ấu trĩ và chẳng thể thuyết phục được nhiều người, trong bối cảnh sau gần bốn chục năm từ năm 1975, hậu quả mà thể chế chính trị một đảng gây ra cho xã hội đã khủng khiếp đến thế nào.
Là một nhà báo đã từng viết phản biện cho nhiều tờ báo nhà nước như Vietnamnet, Thanh Niên, Tầm Nhìn…, tôi biết rằng có đến 90-95% người viết báo hiện nay chẳng thích thú gì với chính sách can dự tự do thông tin của các cơ quan tuyên giáo và quản lý báo chí, và ít nhất 2/3 trong số họ mang phản ứng ngấm ngầm đối với chính sách rào cản tự do thông tin như thế. Tuy nhiên những người này, vì nhiều lý do tế nhị, vẫn phải im lặng.
Còn nếu đã sinh ra IJAVN thì chúng tôi sẽ cố gắng làm đúng chức năng của xã hội dân sự, nghĩa là cầu thị, tôn trọng đa nguyên và phản biện, tác động nhằm điều chỉnh hoặc thay đổi chính sách. Chính sách và hành vi của Nhà nước càng bất công và sai lầm, mức độ phản biện của báo chí độc lập càng cao và mức độ thông tin cho cộng đồng quốc tế càng lớn.
Nhưng nếu chính quyền có được những chính sách và hành động gần gũi với lợi ích của xã hội và đại đa số người dân, đặc biệt là người nghèo, tại sao những tổ chức dân sự độc lập như IJAVN lại phải phản đối? Ngược lại, khi đó chúng tôi sẽ đồng thuận với Nhà nước và thậm chí trong một chừng mực nào đó còn ủng hộ cả những chính khách có đường lối cải cách và tiến bộ xã hội.
Với tinh thần và quan điểm hành xử như vậy của IJAVN, không ai có thể quy chụp chúng tôi là tổ chức đối lập hay đối kháng chính trị, vì như thế sẽ trái ngược lương tâm nhân loại, phản bác tất cả những điều khoản trong Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam đã tham gia ký kết, đồng thời trái luôn với chính Hiến pháp Việt Nam.
RFI : Vậy IJAVN sẽ làm thế nào để có tiếng nói phản biện đúng nghĩa ?
Muốn có tiếng nói phản biện thì cần có phương tiện chuyển tải tinh thần và nội dung phản biện. Chúng tôi sẽ xây dựng những diễn đàn cho người viết báo và cả những người không viết báo nhưng quan tâm đến tình cảnh đất nước và hoạt động thực chất của IJAVN. Nhưng khác với hoạt động trước đây của xã hội dân sự chủ yếu diễn ra trên mạng, diễn đàn của IJAVN sẽ hướng đến tự do ngôn luận và tự do báo chí bằng hình thức offline, nghĩa là diễn ra ngoài đời.
Song song với các diễn đàn này, chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng một trang báo, được xem là cơ quan ngôn luận của IJAVN, nhằm chuyển tải tinh thần phản biện đến độc giả và chính quyền. Trong mục tiêu kỳ vọng của chúng tôi, trang báo này trong 10 năm tới phải cố gắng vươn tới một đẳng cấp quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Chẳng hạn như có thể so sánh với tờ Bangkok Post của Thái Lan, hay hơn nữa là tờ Straits Times của Singapore. Còn triển vọng nhất thì phải so sánh được với tờ Le Monde của Pháp.
RFI : Như vậy liệu có tham vọng lắm hay không, trong khi hiện thời lực lượng người viết báo độc lập ở Việt Nam còn rẩt mỏng, và số người được coi là nhà báo thực thụ có lẽ cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Bên cạnh đó, liệu những thành viên ban đầu của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam và những thành viên sau này có đáp ứng được tiêu chí nhà báo hay không ?
Đây chính là lý do mà chúng tôi băn khoăn khi xây dựng tiêu chí để mọi người tham gia vào IJAVN. Vì nếu xét theo đúng tiêu chuẩn một nhà báo thực thụ thì phải có ít nhất một số tác phẩm báo chí trên hệ thống truyền thông nhà nước, truyền thông xã hội hoặc truyền thông quốc tế, đồng thời phải có thâm niên hoạt động trong nghề báo. Chưa kể đến việc phải có thẻ nhà báo nếu xét theo tiêu chuẩn của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tất nhiên sẽ chỉ có một ít người thỏa mãn được những tiêu chuẩn này.
Chỉ có điều, với giới nhà báo tự do thuộc truyền thông xã hội thì không cần tính tới tiêu chí phải có thẻ nhà báo, mà theo thông lệ quốc tế, chỉ cần dựa vào số lượng bài viết và đạt được uy tín người viết báo. Vì thế trước mắt chúng tôi không quá cầu toàn về việc tất cả các thành viên của IJAVN đều phải là nhà báo theo đúng nghĩa của từ này. Hãy xem các thành viên, không phân biệt thâm niên và uy tín xã hội, đều là người viết báo. Cách nhìn này cũng tương tự đối với các hội đoàn dân sự còn khá thiếu chuyên nghiệp trong một xã hội dân sự còn sơ khai ở Việt Nam.
Nhưng tính chuyên nghiệp phải bắt nguồn từ việc tổ chức lại các hoạt động sơ khai. IJAVN sẽ hướng đến mục tiêu trở thành một nghiệp đoàn báo chí độc lập và mang tính chuyên nghiệp. Phần lớn những tay viết trẻ từ giới blogger và cả facebooker hiện nay sẽ cần được đào tạo, bồi dưỡng trong nước và ngoài nước để có thể trở thành những nhà báo chuyên nghiệp trong tương lai không xa.
Ngoài ra, chúng tôi cũng hy vọng sẽ có một tỉ lệ nào đó trong lực lượng báo chí nhà nước sẽ cùng tham gia với chúng tôi trong tương lai gần, khi diễn ra làn sóng giao thoa giữa báo chí “lề phải” và “lề trái” với những tín hiệu đang bắt đầu xuất hiện. Đó là những nhà báo và cộng tác viên báo chí có chuyên môn và muốn thể hiện tiếng nói độc lập, muốn nói lên sự thật, muốn cùng tham gia xây đóng góp cho diễn đàn độc lập của những người viết báo ở Việt Nam. Chẳng lẽ trong 17.000 nhà báo có thẻ ở Việt Nam, không có lấy 1% số đó có năng lực viết báo và có thể còn viết báo quốc tế hay sao?
RFI : Vấn đề không chỉ là năng lực mà có lẽ còn là lòng can đảm nữa. Trong làng báo nhà nước hiện nay thường là người viết đều biết cách tự kiểm duyệt. Bên cạnh đó, ở Việt Nam các nhà báo thường được xã hội trọng vọng, có được một số đặc quyền. Liệu người ta có thể mạo hiểm để tham gia một tổ chức ngoài Nhà nước hay không ?
Đúng là cần lòng can đảm. Đây là một tiêu chí của tổ chức Phóng viên Không biên giới và của báo chí tự do quốc tế đặt ra đối với các nhà báo quốc tế, đặc biệt là những phóng viên chiến trường. Trên cả chuyên môn, đó là lòng can đảm, nhưng ở Việt Nam có lẽ vẫn còn là điều hơi xa xỉ. Nỗi sợ hãi vẫn còn bị đè nén trong từng con người, trong tư tưởng, và người ta vẫn thường ví von nỗi sợ hãi đó nằm dưới một vòng kim cô kìm tỏa.
Đó chính là vòng kim cô về tư tưởng, với “siêu Tổng biên tập” là Ban Tuyên giáo Trung ương và các Ban Tuyên giáo tỉnh, thành. Các cơ quan quản lý báo chí đang gò bó, hạn chế quyền tự do sáng tác của rất nhiều phóng viên trong số các nhà báo có thẻ ở Việt Nam. Đây chính là rào cản vô cùng lớn mà các nhà báo cũng như các cộng tác viên báo chí chưa có thẻ ở Việt Nam cần phải vượt qua, nếu muốn hướng tới một sự tự do trong thể hiện quan điểm và tự do biểu đạt.
RFI : Lúc nãy anh có so sánh với các hội đoàn dân sự, nhưng nghề báo cần có năng khiếu và đạo đức nghề nghiệp, nên đây là một tổ chức nghề nghiệp chứ không phải một tổ chức như Mặt trận Tổ quốc hay phong trào dân chủ. Nếu những tiêu chí được mở rộng, liệu có thể dẫn đến việc lạm dụng?
Tất nhiên là không bao giờ chúng tôi muốn Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam trở thành một tổ chức “Mặt trận” theo nghĩa ôm đồm tất cả các thành phần, đối tượng. Trên hết, đây là một tổ chức nghề nghiệp, và như vậy phải có tiêu chí nghề nghiệp của nó. Vấn đề chuyên môn như vừa nêu bắt đầu từ năng khiếu, và sau đó là lao động nghề nghiệp báo chí.
Một thực trạng đặt ra đối với giới báo chí Việt Nam là tại sao cho tới giờ những bài viết trên báo chí quốc tế của giới truyền thông Việt Nam hầu như vắng bóng. Và nếu có xuất hiện chỉ là một vài bài viết của giới truyền thông xã hội, hay còn gọi nôm na là truyền thông “lề dân” mà thôi.
Như vậy khi muốn xây dựng một nền báo chí độc lập chuyên nghiệp thì phải có tờ báo độc lập,và như vậy phải có những cây viết độc lập chuyên nghiệp, có nghĩa là phải đào tạo. Nhưng đào tạo không thôi thì chưa đủ, ngay trước mắt cần có những cây viết từ “lề phải” thâm nhập vào “lề trái”, có một sự giao thoa với nhau. Đồng thời phải đặt ra những tiêu chuẩn để xét duyệt đối với những hội viên mới của Hội Nhà báo Độc lập trong thời gian sắp tới. Không ôm đồm, dàn trải mà sẽ phải có những tiêu chí phân loại lọc lựa chặt chẽ để thấy được năng lực làm báo.
RFI : Về vấn đề đào tạo, anh cũng biết là các trường báo chí ở Việt Nam hàng năm cho ra rất nhiều cử nhân báo chí, nhưng số người trở thành nhà báo thực thụ không có bao nhiêu…
Tôi cũng có thời gian phỏng vấn các sinh viên tốt nghiệp khoa báo chí, cách đây hai mươi năm rồi. Và tỉ lệ mà tôi chọn được lúc đó là 5%, có nghĩa là 20 người chỉ chọn được một người. Sau này tôi nghe nói là số người chọn được còn thấp hơn nữa. Đó là thực trạng trong việc đào tạo về báo chí ở Việt Nam hiện nay. Thành thử tôi cũng không quá kỳ vọng về việc đào tạo những blogger và facebooker trở thành các nhà báo chuyên nghiệp có thể thành công một cách dễ dàng, mà phải mất rất nhiều thời gian. Thậm chí có thể cần từ 10 tới 20 năm để đào tạo một thế hệ làm báo.
Đây là một vấn đề cần tới sự giúp đỡ của các tổ chức phi chính phủ trên thế giới có chuyên môn về báo chí, vì họ đã có kinh nghiệm rồi. Trong thời gian sắp tới nếu có điều kiện chúng tôi sẽ thu xếp để có mối liên kết, hợp tác với một số tổ chức phi chính phủ, để có thể gởi một số cây viết trẻ có năng khiếu ra nước ngoài đào tạo, thậm chí là những người đang viết báo ở Việt Nam để đào tạo lại. Như vậy mới có thể hấp thu tiến bộ của báo chí thế giới để nâng cấp cho nền báo chí độc lập tại Việt Nam.
RFI : Có nghĩa là IJAVN có đặt nặng quan hệ với các tổ chức quốc tế về nghề báo ?
Tất nhiên đó là một kênh quan hệ không thể thiếu, có thể nói là chất xúc tác chính đối với Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Và đây cũng là một ưu thế của IJAVN so với mối quan hệ quốc tế quá đơn điệu và chủ yếu thiên về hình thức từ trước tới nay của Hội Nhà báo Việt Nam. Xin lưu ý rằng mặc dù chỉ tập hợp đa số những tay viết không chuyên, nhưng giới truyền thông xã hội ở Việt Nam, chứ không phải hơn 800 tờ báo của nhà nước, từ ít nhất năm 2011 đến nay đã trở thành nhân tố chính trong việc chuyển tải các thông tin, tình hình và loại bài phân tích, nhận định trong nước ra cộng đồng quốc tế.
Sau khi IJAVN hình thành, chúng tôi sẽ bắt tay ngay vào việc xây dựng mối liên kết chặt chẽ với những tổ chức phi chính phủ quốc tế về báo chí như Tổ chức Phóng viên Không biên giới (RSF), Tổ chức Bảo vệ Nhà báo Quốc tế (CPJ), Tổ chức Freeedom House…, cùng một số tờ báo quốc tế có uy tín. Và tất nhiên, những nhà báo nhà nước có thể tham gia vào IJAVN trong thời gian tới sẽ có điều kiện để giao lưu và học hỏi nhiều hơn từ báo giới quốc tế.
Cũng nhân việc ra đời của IJAVN, chúng tôi xin chuyển đến một số chính phủ quan tâm đến hiện tình dân chủ ở Việt Nam như Hoa Kỳ, Canada, Liên minh châu Âu, các nước Bắc Âu, các tổ chức phi chính phủ như RSF, CPJ, Freedom House, Văn bút Quốc tế và các cơ quan báo đài quốc tế như RFI, VOA, BBC, RFA cùng báo đài Việt ngữ hải ngoại… lời cám ơn của giới truyền thông xã hội Việt Nam về sự hỗ trợ và bảo vệ của họ đối với các nhà báo đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền phải chịu rủi ro và thiệt thòi trong những năm qua.
RFI : Trong điều lệ hoạt động của IJAVN có một đoạn gây thắc mắc: “Trong trường hợp vì lý do biến cố hoặc bất khả kháng mà Chủ tịch Hội không thể điều hành, Phó chủ tịch thường trực Hội sẽ đảm nhiệm công tác điều hành Hội…”. Nội dung này cần được hiểu một cách bình thường hay còn vì lý do tế nhị nào khác ?
À, đó là phương án “Người thay thế” của IJAVN. Mọi người đều biết hình thành một tổ chức về tự do báo chí ở Việt Nam là hoàn toàn không dễ dàng. Vào năm 2009, chỉ một tổ chức dân sự cấp câu lạc bộ về báo chí tự do của nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải mà còn bị chính quyền khép vào tội “phản nghịch”, thì có thể hiểu vấn đề của IJAV giờ đây là phức tạp hơn nhiều.
Còn hiện nay, dù tình hình nhân quyền đã khả quan hơn so với thời Câu lạc bộ Nhà báo Tự do, những nhà báo độc lập vẫn luôn phải phòng ngừa tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Tức là họ sẽ bị chính quyền quy chụp chính trị và bị bắt bớ, cho dù việc thành lập IJAVN là hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt Nam tham gia ký kết vào năm 1982, Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam gia nhập thành viên vào năm 2013, và với chính Hiến pháp Việt Nam.
Nếu tình thế đó xảy ra, chúng tôi phải sắp sẵn phương án “Người thay thế” để duy trì sự tồn tại của IJAVN. Chúng tôi đều ý thức rất nặng lòng rằng không thể có tự do báo chí nếu không có tự do cá nhân, và ngược lại.
RFI : Xin chân thành cảm ơn nhà báo Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vừa được thành lập, đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
Thụy My Nghe bài này :
Nhà báo Phạm Chí Dũng - Saigon
(16:31)
Lưu ý : Sử dụng Vượt tường lửa thì nghe bình thường. Nguồn >> Google- RFI
[02.07.2014 18:27] NĐ: Ngày 01-7-2014, Nhật Bản đã ra nghị
quyết mới gở bỏ rào cản để cho phép quân đội được tham gia phòng vệ tập
thể trong giới hạn cho phép để bảo vệ đất nước và Quốc tế đặc biết là
khu vực Biển Đông. Quyết định này của Nhật Bản làm nức lòng các nước
đồng minh với Mỹ, các nước Asean bao nhiêu thì làm cho Trung Cộng điên
đầu bấy nhiêu. Thực hiện hiệp định An ninh quốc phòng Mỹ-Nhật, trong
chuyến thăm gần đây tới Nhật Bản, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố
quần đảo Senkaku là của Nhật Bản. Không làm gì được Nhật Bản, Trung Cộng
đang ồ ạt tung giàn khoan , xây dựng căn cứ quân sự cái gọi là TP. Tam
Sa bao trùm lên Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam trong mưu đồ độc chiếm
Biển Đông bất chấp luật pháp Quốc Tế.
[13.04.2014 18:31] NĐ: " Một cuộc khủng hoảng ngân hàng trong
năm 2014 là khả năng bùng nổ rất cận kề. Một trong những chỉ dấu ngọt
ngào cho cuộc khủng hoảng ấy là thói bất nhất và dối trá về thông tin tỷ
lệ nợ xấu của cơ quan Ngân hàng nhà nước. Để khi xảy ra cơn địa chấn
ấy, toàn bộ nền kinh tế sẽ cùng chết chìm. Trong khi một tờ báo mạng ít
tiếng tăm của Việt Nam là Vnexpress bầu chọn Thống đốc Nguyễn Văn Bình
là “Nhân vật của năm 2011”, tạp chí Global Financial có uy tín hơn nhiều
trên trường quốc tế lại liệt ông Bình vào “một trong 20 Thống đốc có
thành tích điều hành tệ nhất thế giới”. " - Nhà báo, TS. Phạm Chí Dũng.
[24.06.2014 21:08] NĐ: Thể chế độc tài đảng trị biến Quốc Hội,
mặt trận Tổ quốc, Công an, quân đôi,... đều là của Đảng cộng sản Việt
Nam. Bởi vậy mới có chuyện : Đảng đang ngồi trên Hiến pháp và tự cho
mình cái quyền hành lãnh đạo đất nước mà không hề đăng ký hoạt động.
Thực chất đó chỉ là Nhóm lợi ích đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng ngày một
lủng đoạn làm cho đất nước Việt Nam ngày càng kiệt quệ lệ thuộc vào
bành trướng Trung Cộng trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông và các nước Đông
Nam Á của Bắc Kinh.
[28.05.2014 06:24] NĐ: Thiên An Môn đúng ra là ngôi nhà hòa
bình của Nhân dân Trung Quốc, nhưng đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc
(Trung Cộng) biến thành địa ngục xương máu của hàng vạn người dân yêu
nước, yêu hòa bình nhân quyền dân chủ của Trung Quốc . Vụ án Thiên An
Môn 4/6/1989 là bằng chứng khủng bố diệt chủng của Trung Cộng đã đi vào
Lịch sử nhân loại. Ngày nay, Giàn khoan HD 981 của Trung Cộng là quả
bom khủng bố mãi mãi đè lên Thiên An Môn. Đường 9 khúc hình Lưỡi Bò
bao trùm 85% Biển Đông sẽ là lá cờ Cướp Biển phủ lên Thiên An Môn – Nơi
Địa ngục khủng bố của Trung Cộng.
[17.05.2014 04:52] Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip:
Tình Non Nước, như là món quà nhỏ ghi lại dấu ấn không nhỏ tới đồng
nghiệp trên những nẻo đường trong chuyến du ngoạn các tỉnh miền Trung.
Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi
dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !
[01.03.2011 05:10] Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành. Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ . Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !
[08.07.2013 01:33] NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài,
thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên
môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học
cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào
bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...
[12.11.2013 01:38] NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở,
tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc,
hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi,
mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88
tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.
[20.03.2013 05:04] NĐ:" Chủ trương đổi nhà này thật là sáng
suốt. Những người ở L5 nuôi lợn, gà, vịt, chó quen mùi hôi thối khỏi
phải leo cầu thang cho mỏi cẳng. Còn các ông các bà " bự " ưa thoáng
mát, ăn nhậu khỏi mùi khó chịu, lại được mở rộng tầm mắt chuyển lên ở
tầng 5 thật là Oke !" - Đổi nhà - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn
Quốc Minh
[06.03.2013 23:29] NĐ:Trưởng phòng Thanh tra trúng giải thi
"chất xám" AT=TA, thưởng 100 triệu đồng. Còn mỗi người có mặt hôm nay,
nhận phong bì mỗi người môt triệu đồng. Nhằm nâng cao chất xám hơn nữa,
cuộc họp hôm sau với câu hỏi đề thi là: ĐV + LĐ = TN. Ai trúng giải sẽ
có thưởng cao hơn.
[22.11.2013 04:45] NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên
Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp
là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được
phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy
tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ
canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt
tên Võ Nguyên Giáp...
[12.07.2009 03:35] SÁU CÂY CHUỐI HỘT, tên truyện bình dị. Nhưng
tại sao không là chuối hương, chuối mật, mà lại là chuối hột ? Chuối
hột chát, và hột của nó đắng, như sự đắng chát mà câu chuyện mang chứa
trong lòng nó. Truyện này viết bằng thi pháp của THƠ. Các dấu chấm
ngắt câu dường như vô cớ đối với văn xuôi, mà nó như là cách ngắt nhịp
(xuống dòng) của thơ. Mỗi đoạn văn khởi ra chỉ bằng một câu điệp lại,
khiến nó làm cho mỗi đoạn văn giống một khổ thơ. Nhưng mỗi đoạn lại mở
ra một cảnh ngộ mới, những nhân vật mới... >>>>>>>>>>>>>>>>>>> Vĩnh An
Vào lúc nào đó, nếu bạn không biết cũng như không dám chấp nhận rủi ro thì bạn sẽ không được phép than thở về sự tầm thường của cuộc đời mình. S.EXUPEKY.
Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm