Lượt truy cập 
 Đang online 004
 Tổng số : 007446067
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
AI TÁC ĐỘNG VÀO CHÍNH SÁCH VIỆT NAM ?
30.01.2014 04:14

Xem hình
Lợi ích nhóm trong hệ thống ngân hàng là một trong các vấn đề lớn
NĐ: "Và thực sự những chuyện tham nhũng như xảy ra ở Vinalines, Vinashin chẳng hạn làm cho những công ty sụp đổ, nhưng bản thân những người điều khiển, hay những người dính dáng những cái đó có thể kiếm được rất nhiều tiền.". "Và tiến ấy, họ có thể hợp thức hóa qua các công ty của người thân, gia đình của họ làm ăn hợp pháp ngay ở Việt Nam, mà chẳng cần đưa ra mấy thiên đường thuế ở bên ngoài làm gì." - TS. Nguyễn Quang A

 

Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói về mức độ các nhóm lợi ích vụ lợi tiêu cực, tham nhũng đang khuynh loát nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

 Ai tác động vào chính sách ở Việt Nam ?

 Quá trình ra quyết định và thực thi chính sách kinh tế vĩ mô cấp quốc gia của chính phủ Việt Nam trong nhiều năm nay chịu tác động sâu từ một số tác nhân là các nhóm lợi ích 'tiêu cực, tham nhũng', theo một số quan sát từ Việt Nam.

Các nhóm này gồm các đại gia, các nhóm lợi ích thâu tóm nhiều thị trường huyết mạch của nền kinh tế quốc dân, từ trung ương tới địa phương như thị trường vốn, tài chính, ngân hàng, bất động sản, đầu tư, xuất nhập khẩu, khai thác tài nguyên thiên nhiên (mỏ, khoáng sản...), theo các ý kiến đánh giá.

    "Việc sở hữu chéo như trận đồ bát quái và hết sức phức tạp. Và trong sở hữu chéo đó, rất có thể là có vốn ảo, tức là vốn không có thực, anh lấy vốn của người dân gửi vào ngân hàng, rồi anh lấy tiền đó đầu tư đi, rồi anh bảo rằng đấy là vốn của anh, rồi anh lại quay lại đầu tư lại"

                                                           TS Lê Đăng Doanh

Riêng trong lĩnh vực ngân hàng, hôm 23/1/2014, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Trung ương (CIEM) nói với BBC các nhóm lợi ích thâu tóm, lũng đoạn hệ thống ngân hàng nhà nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại, đã là nguyên nhân chính làm 'tắc nghẽn' nền kinh tế nhiều năm qua.

Ông nói: "Có thể thấy rằng các ngân hàng có thể rất dễ dàng cho các doanh nghiệp vay mà những thủ tục xem xét tài sản thế chấp, thủ tục xét duyệt thực thi các dự án là hết sức lỏng lẻo, và rõ ràng đấy là biểu hiện của những lợi ích nhóm...

"Vấn đề của hệ thống ngân hàng của Việt Nam là một vấn đề hết sức hệ trọng và là một trong các điểm mấu chốt gây ra sự tắc nghẽn của nền kinh tế hiện nay, bởi vị số nợ xấu rất lớn."

'Lợi ích nhùng nhằng'

Phân tích về hiện tượng 'sở hữu chéo' ở nhiều ngân hàng Việt Nam, TS Doanh nói: "Trái với thông lệ quốc tế và luật pháp ở nhiều quốc gia khác, ở Việt Nam lại cho phép các công ty, các tập đoàn được đầu tư vào ngân hàng, rồi các ngân hàng đó lại lập ra các công ty tài chính, lại đầu tư trở lại với các tập đoàn này, doanh nghiệp kia,

"Cho nên việc sở hữu chéo như trận đồ bát quái và hết sức phức tạp. Và trong sở hữu chéo đó, rất có thể là có vốn ảo, tức là vốn không có thực, anh lấy vốn của người dân gửi vào ngân hàng, rồi anh lấy tiền đó đầu tư đi, rồi anh bảo rằng đấy là vốn của anh, rồi anh lại quay lại đầu tư lại."

Hôm thứ Năm, PGS. TS Phạm Quý Thọ, Chủ nhiệm Khoa Chính sách Công, Viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng khẳng định với BBC, có sự hiện diện của lợi ích nhóm trong các ngân hàng mà sở hữu chéo là một phương thức thủ lợi.

Ông nói: "Hiện nay, một trong những nhóm lợi ích nổi bật nhất chính là nhóm lợi ích trong ngân hàng, nhóm lợi ích này thể hiện hai điểm là các ngân hàng câu kết với các doanh nghiệp mà người ta gọi là sân sau,

"Nó tạo nên những sở hữu chéo rất nhùng nhằng, nếu đặt vấn đề này ra, tôi nghĩ rằng khi xử Bầu Kiên sẽ rõ dần cái sở hữu chéo và đây chính là nhóm lợi ích (tác hại) thứ nhất mà ngân hàng đặt ra."

Chuyên gia chính sách công cũng chỉ ra sự hiện diện của nhóm lợi ích ở một bộ phận quan chức.
Dương Chí Dũng

Vụ án Dương Chí Dũng ở Vinalines xuất hiện nhiều tình tiết phức tạp về lợi ích nhóm và tham nhũng nhà nước

Ông nói: "Nhóm lợi ích thứ hai người ta cho là một số các quan chức cũng đứng sau các ngân hàng này và nếu như người ta xử triệt để, thì có thể bộc lộ một số nhân vật quan trọng và đứng sau các ngân hàng,

"Như thế là các nhóm lợi ích này gồm có bên trong nội bộ sở hữu chéo, có nghĩa là các ngân hàng sân sau gồm có người nhà, họ hàng, các doanh nghiệp rất thân cận có quan hệ huyết thống hoặc các quan hệ thân quen làm ăn trong một thời gian; đó là nhóm lợi ích liên quan rất nhùng nhằng,

"Nhóm lợi ích thứ hai người ta cũng đang đặt vấn đề là đứng đằng sau các ngân hàng này, đứng đằng sau các sai sót, các vụ án lớn này, là một số những nhân vật quan trọng có quyền, có chức, và người ta hy vọng và người ta rất quan tâm đến là liệu lần xử tới liên quan vụ Bầu Kiên và các vụ xử khác, liệu nó có động đến, làm bộc lộ nhóm lợi ích này ra một phần nào đây không."

'Biến hóa tinh vi'

Các nhóm lợi ích cũng có những biến hóa tinh vi khó lường, như khẳng định của Tiến sỹ Nguyễn Quang A với BBC hôm 23/01/2014. Ông nói:

"Một số chuyên gia nước ngoài đã nói với tôi cách đây lâu lắm rồi rằng bản thân các doanh nghiệp nhà nước thực sự cũng được cổ phần hóa, đã được tư nhân hóa lâu rồi, về mặt hình thức, có thể nó vẫn mang danh là 100% của nhà nước, nhưng nó do người của những nhóm này, nhóm kia điều khiển.

"Và thực sự những chuyện tham nhũng như xảy ra ở Vinalines, Vinashin chẳng hạn làm cho những công ty sụp đổ, nhưng bản thân những người điều khiển, hay những người dính dáng những cái đó có thể kiếm được rất nhiều tiền.

"Và tiến ấy, họ có thể hợp thức hóa qua các công ty của người thân, gia đình của họ làm ăn hợp pháp ngay ở Việt Nam, mà chẳng cần đưa ra mấy thiên đường thuế ở bên ngoài làm gì."

Gần đây, liên quan vấn đề lợi ích nhóm và tham nhũng nhà nước, hôm 13/1/2014, trả lời phỏng vấn của Thông Tấn Xã Việt Nam, ông Bấm Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng Cộng sản.

Xử lý lợi ích nhóm và tham nhũng nhà nước đang là bài toán đau đầu của lãnh đạo Đảng và nhà nước VN.

Ông được trích thuật nói: "Phòng, chống tham nhũng là một yêu cầu, nội dung lớn của Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập là theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm của Ban Chấp hành Trung ương...,

"Tham nhũng như ung nhọt nhức nhối, nhưng lãng phí cũng rất ghê gớm; lãng phí về của cải, tiền bạc, tài nguyên, thời gian, công sức... Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng ra đời chính là nhằm phòng, chống cho được tham nhũng, lãng phí, những hiện tượng cục bộ, lợi ích nhóm, hư hỏng, suy thoái biến chất trong cán bộ đảng viên, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý..."

Còn tại một cuộc họp của Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, một cựu quan chức Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng đã thừa nhận với truyền thông trong nước về vấn nạn khuynh loát của lợi ích nhóm dẫn tới tham nhũng nhà nước.

"Cái tiêu cực ở thượng tầng diễn biến rất nguy hiểm và thường móc nối với cán bộ Đảng viên là cán bộ chủ chốt có quyền quyết định các quyết sách chính trị…”, PGS. TS Đỗ Ngọc Ninh nói với Đài tiếng nói Việt Nam (VOV).

'Tác động rất mạnh'

Một chuyên gia chuyên theo dõi vấn đề hoạch định, ra quyết định chính sách vĩ mô ở Việt Nam, đặc biệt ở khối hành pháp, bình luận với BBC cho rằng các nhóm tiêu cực, vụ lợi đã đang có vai trò và tác động rất mạnh vào chính sách.

Nhà phân tích không muốn tiết lộ danh tính này nói: "Hoạch định, quyết định và thực thi chính sách vĩ mô của chính phủ Việt Nam không rõ ràng, tường minh như nhiều quốc gia phát triển trên thế giới,

"Lãnh đạo có những quyết định thiếu chín chắn, tùy tiện, khó dự đoán trước. Nhiều nhóm như các nhóm bàn tròn gồm các quan chức cấp cao vẫn họp thường kỳ chuẩn bị các báo cáo cho Thủ tướng chính phủ là một nhóm tác động chính sách trực tiếp, đằng sau họ lại có những nhóm lợi ích gửi tiếng nói vào.

"Một số cựu quan chức cao cấp của nội các của chính phủ, kể cả một số đại gia, các tập đoàn rất lớn của nước ngoài cũng có thể có tiếng nói và tác động nhất định vào việc ra chính sách của nội các."

Theo ý kiến quan sát này thì việc vận động chính sách và việc các nhóm lợi ích 'đầu tư người' của họ trong các cơ quan nhà nước, chính phủ không phải là không có ở một số quốc gia trong khu vực và thế giới.

"Tuy nhiên, mức độ tác động quá trắng trợn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới lợi ích chung của quốc dân, của nền kinh tế, gây nhiều tổn hại sâu sắc, to lớn và lâu dài cho quốc gia là cực kỳ nghiêm trọng và khó chấp nhận," chuyên gia này nói với BBC.

Hôm thứ Năm, Tiến sỹ Nguyễn Quang A cũng nói với BBC mức độ các nhóm lợi ích tác động vào chính sách vĩ mô của chính phủ và nhà nước ở Việt Nam là hoàn toàn có thể cảm nhận được.

'Đau đầu, đau tim'

Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cho thấy có cán bộ ngân hàng phạm pháp

Ông nói: "Cái ảnh hưởng của nó đến những chính sách để giữ cho vị thế của những nhóm như thế là có thể cảm nhận được ở trong các chính sách của nhà nước, mà tôi nghĩ một trong những điểm mà tôi nghĩ có thể nhìn thấy tận mắt, có thể day tận trán, đó là nó ảnh hưởng tới những chuyện như (sửa đổi) Hiến pháp vừa rồi,

"Họ vẫn cứ ghi là 'kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo', tuy rằng người ta có những ông lý luận của nhà nước, đảng cộng sản, giải thích một rất tù mù về vai trò lãnh đạo hay vai trò hàng đầu của kinh tế nhà nước. Nhưng các doanh nghiệp nhà nước lợi dụng vào cái đó để kiếm nhiều đầu tư hơn, kiếm nhiều tín dụng hơn,

"Và cái đó nói cách khác tức là phần nguồn lực đáng kể của xã hội dồn cho họ, và khi dồn cho họ, họ có cơ hội tham nhũng hơn. Có thể nói lợi ích kinh tế, cái khuyến khích về mặt tham nhũng ảnh hưởng đến chính sách, thậm chí những đường lối lớn đến như thế."

Hôm 23/1, nhà báo tự do, TS Phạm Chí Dũng nói với BBC các nhóm lợi ích vụ lợi, tiêu cực, có thể để lại 'hậu quả nghiêm trọng' khi gây ra nạn 'tham nhũng nhà nước' ở quy mô lớn, làm tha hóa một 'bộ phận lớn' các quan chức có thực quyền về hoạch định, quyết định, thực thi chính sách ở các cấp trung cao tại Việt Nam.

    "Các đồng chí có quyền chất vấn chúng tôi, chất vấn mạnh hơn nữa... Cứ nói thẳng, nói thật, công khai, minh bạch. Bởi sự úp mở chính là nguyên nhân rất quan trọng chứa chấp tham nhũng và tiêu cực, những cái ung nhọt của xã hội, của Đảng và Nhà nước"

Ông nói: "Theo quan điểm của nhà nước thì đây là một 'bộ phận không nhỏ', nhưng người dân Việt Nam thì luôn luôn hoài nghi về chuyện 'một bộ phận không nhỏ', thực chất đó là một bộ phận lớn...

"Con số này người ta đề cập có thể chiếm tới một nửa số quan chức Việt Nam hiện nay, tôi cho là trong tình hình tham nhũng tràn lan, các nhà lãnh đạo đang đau đầu về việc này, đau đầu và có thể là đau tim nữa,

"Và con số một nửa không phải là cái gì quá đáng, quá ghê gớm và đang ứng với thực trạng một nền kinh tế và một nền chính trị đang bị sa sút trầm trọng như ở Việt Nam."

Trong bản thông điệp đầu năm nay, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng đã hứa hẹn sẽ có một số cải cách sâu rộng liên quan tới tái cơ cấu nền kinh tế, tháo bỏ độc quyền, cổ phần hóa ở khu vực doanh nghiệp nhà nước.

'Lời lẽ lãnh đạo'

Chủ tịch nước VN Trương Tấn Sang (giữa) muốn cán bộ, nhân dân lên tiếng chống tiêu cực, tham nhũng.

Tuy nhiên, vấn đề xử lý nhóm lợi ích, lợi ích nhóm ngay trong các cơ quan của chính phủ, các ngành các cấp là một công việc không dễ dàng, như ý kiến của chuyên gia về chính sách công không tiết lộ danh tính nói với BBC:

"Thủ tướng không thể tự xử lý khách quan được những nhóm lợi ích này và nhà nước cũng khó có thể để cho ông đơn phương thực hiện.

"Cần phải có các cơ quan độc lập hơn để xử lý, và đó có thể là lý do vì sao một Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng nhà nước đã được lập ra và đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tổng Bí thư, có sự tham gia của Ban Nội chính Trung ương..."

Được biết, theo kế hoạch, trong năm 2014, tám vụ án và hai vụ việc nghiêm trọng, gây sự quan tâm lớn của dư luận xã hội sẽ lần lượt được xét xử, tuyên án và có kết luận, theo sự chỉ đạo của Ban Nội chính Trung ương Đảng.

Về phần mình, Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trương Tấn Sang cũng đã nêu quan điểm về xử lý vấn nạn lợi ích nhóm và tham nhũng nhà nước. Trong một cuộc tiếp xúc với cử tri ở Thành phố Hồ Chí Minh vào thượng tuần tháng Mười Hai, ông kêu gọi cử tri mạnh dạn hợp tác với lãnh đạo trong việc này.

Ông nói: “Các đồng chí có quyền chất vấn chúng tôi, chất vấn mạnh hơn nữa. Mong là các đồng chí về phường, quận cũng làm tương tự như vậy. Cứ nói thẳng, nói thật, công khai, minh bạch.

"Chúng tôi phải đấu tranh nhưng trách nhiệm nặng nề hơn các đồng chí, khi cần phạt phải phạt mạnh hơn các đồng chí. Chúng tôi sẵn sàng nhận những hình phạt đó, không có gì phải né tránh”, ông Chủ tịch nước được báo trong nước trích dẫn.

                                                  Quốc Phương
Nguồn>>> Google -BBC

TIN NÓNG:
* PTT Hoàng Trung Hải và ngành khai khoáng của Việt Nam ?


TIN LIÊN QUAN:

Xã hội Việt Nam quá thối nát qua lời khai 'chạy án' của cựu chủ tịch Vinalines Dương Chí Dũng - TS.Nguyễn Quang A trả lời báo chí

[08.01.2014 19:06]
NĐ: Dưới thể chế độc đảng của các nhóm lợi ích tham nhũng nhưng lại tự cho mình quyền lãnh đạo duy nhất đã làm cho xã hội Việt Nam ngày càng thối nát. Bưng bít thông tin lại càng làm cho xã hội Việt Nam như hũ cứt lớn nút hờ phơi nắng, khi mưa xuống làm cho cả nước thối ình.
Để xác minh hành vi đưa hối lộ trên 1, 5 triệu USD cho ông Phạm Quý Ngọ, đơn giản là dẫn độ Dương Chí Dũng đi ghi hình nơi đến, nơi ngồi, nơi để gói tiền, nơi tiếp xúc...

NGÂN HÀNG VIỆT NAM ĐANG NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT - CHUYÊN GIA TÀI CHÍNH BÙI KIẾN THÀNH TRẢ LỜI BÁO CHÍ

NĐ: "Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm theo dõi đôn đốc quản lý của các ngân hàng thương mại, không chỉ riêng VietinBank mà còn bao nhiêu ngân hàng thương mại khác đều chịu sự kiểm soát, kiểm tra thanh tra của NHNN, mà các nước khác gọi là ngân hàng trung ương, thì việc đấy rõ ràng là có vấn đề. Vai trò ngân hàng trung ương quản lý ở đâu. Còn Vietinbank là ngân hàng lớn thì anh làm sao lại để việc lớn như vậy xảy ra với nhân viên của anh. Ra tòa anh từ chối thì chuyện từ chối trách nhiệm là chuyện không thể chấp nhận được. Cho nên phải xem lại cả hệ thống ngân hàng chứ không riêng gì VietinBank." - Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành 



ĐÓN MỪNG NĂM MỚI 2014

* Đạp bằng chông gai, dẹp bỏ độc tài toàn trị - Nhóm lợi ích tham nhũng - Nhân danh đầy tớ, đang móc túi, cướp đoạt tài sản của Nhân dân.
* Vượt qua sợ hãi, giữ vững Biển đảo, kiên cường tự vệ chống lại mưu đồ xâm chiếm Hoàng Sa - Trường Sa - Việt Nam của bọn bành trướng Trung Cộng & bè lũ tay sai bị mua chuộc.
* Tiến lên vì Tổ quốc Việt Nam thực thi quyền làm con người đã được quy định trong Hiến pháp 1946 & Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc Tế mà Việt Nam là thành viên.

KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[12.11.2013 01:38]
NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.

PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG 

[22.11.2013 04:45]
NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp...

TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

[12.10.2013 17:27]
...Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Bao thanh niên chết trận
Điện Biên máu chưa phai
Thạch Hãn sông máu đỏ
Biên giới gọi hồn ai ?

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.

<= Tướng Võ Nguyên Giáp lúc về hưu.

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
“GIA ĐÌNH CHÍNH LÀ NƠI GIỔ TỔ, CÒN TẤT THẢY CÁC NƠI KHÁC CHỈ LÀ CHỔ VUI CHƠI MÀ THÔI” - NGUYỄN QUÔC MINH ( NGÀY ĐÊM)
HÁT CARAOKE "ĐẤT ĐÓNG BĂNG - ĐẤT LÀ ĐẤT, EM LÀ EM" - CA SỸ ĐƯỜNG XÓM TUYỆT VỜI !
MỪNG NHÂN LOẠI YÊU QUÝ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI ĐÓN CHÀO NGÀY QUỐC TẾ HẠNH PHÚC 20-3
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8-3 VÌ HÒA BÌNH-TỰ DO-NHÂN QUYỀN-DÂN CHỦ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/03/2024 - 31/05/2024
HÃY QUAY MẶT ĐỐI DIỆN VỚI SỰ THẬT - HÀI KỊCH 2024
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT
TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN TUYÊN BỐ : "PUTIN VÀ BỘ SẬU CÔN ĐỒ" ĐÃ GÂY RA CÁI CHẾT CỦA NAVALNY
LUẬT SƯ HOÀNG VIỆT VÀ LUẬT SƯ ĐẶNG ĐÌNH MẠNH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN ĐÀI RFA VÌ SAO HOA KỲ, EU... CHƯA CÔNG NHẬN VIỆT NAM LÀ NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG THEO ĐÚNG 6 TIÊU CHÍ CHUẨN MỰC QUY ĐỊNH CỦA QUỐC TẾ
BẢN CHẤT MỐI ĐE DỌA BẮC TRIỀU TIÊN THAY ĐỔI

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Không nghi ngờ mặt tốt và mặt xấu của của sự vật, nhưng phải luôn cảnh giác cả hai mặt đó.
Nguyễn Quốc Minh – Doanh nhân Ngày Đêm.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm