Lượt truy cập 
 Đang online 005
 Tổng số : 007529400
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai ? - tác giả: TS. Đoàn Xuân Lộc
09.11.2013 08:34

NĐ: "Có điều thế giới luôn thay đổi, thay đổi rất nhanh và không ai chờ mình. Nếu giới lãnh đạo và người dân Việt Nam không nắm bắt cơ hội và xây dựng một Hiến pháp như thế lúc này thì Việt Nam vẫn phải chờ và tiếp tục tụt hậu." - TS. Đoàn Xuân Lộc

 Hiến pháp: của ai, do ai, vì ai ?
 Năm 2009, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học, Văn phòng Quốc hội Việt Nam đã biên soạn cuốn sách: ‘Tuyển tập Hiến pháp của một số nước trên thế giới’.

Năm bản hiến pháp được chọn biên dịch và giới thiệu là của Mỹ, Nga, Nhật, Pháp và Trung Quốc.

Và ba năm sau đó, Trung tâm này lại giới thiệu Tập 2 của Tuyển tập Hiến pháp. Bốn Hiến pháp được chọn lần này là của Ba Lan, Hàn Quốc, Ý và Tây Ban Nha.

Thử so sánh Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (hay Hiến pháp sửa đổi) vừa được trình Quốc hội xem xét và sẽ thông qua với Hiến pháp của Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc – bốn nước dân chủ và phát triển – để xem có gì khác biệt.

Theo Chỉ số Dân chủ của The Economist Intelligence Unit (Anh), năm 2012 Hàn Quốc, Mỹ và Nhật là những nước ‘dân chủ toàn diện’, trong khi đó Pháp thuộc vào nhóm các nước ‘dân chủ khiếm khuyết’. Còn Chỉ số Tự do của Freedom House năm 2013 đều xếp bốn nước này vào những nước tự do. Do do, có thể nói bốn nước này là những quốc gia dân chủ và tự do.

Về kinh tế, Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn quốc đều là những nước giàu, phát triển. Ba nước đầu thuộc nhóm G8 và Hàn Quốc là thành viên của nhóm G20. Cũng nên nhắc lại rằng, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nhật là một nước bại trận với một nền kinh tế kiệt quệ. Nam Hàn lúc ấy cũng không phát triển gì, thậm chí được cho rằng còn thua kém miền Nam Việt Nam trong những năm 1950.

Về Hiến pháp, ngoại trừ Mỹ có Hiến pháp lâu đời – được soạn thảo vào năm 1787 và có hiệu lực từ năm 1789 – Hiến pháp hiện hành của Nhật, Hàn Quốc và Pháp tương đối mới.

Hiến pháp Nhật được ban hành năm 1946 và Hiến pháp Hàn Quốc được thông qua năm 1948.

Riêng Hiến pháp Hàn quốc, từ năm 1948 đến giờ đã được sửa đổi đến tám lần, với lần sửa cuối cùng vào năm 1987. Còn Hiến pháp hiện tại của Pháp, thuộc nền Cộng hòa thứ năm, được thông qua vào năm 1958.

'Thuộc về nhân dân'

    "Cả bốn Hiến pháp cũng không nêu cụ thể tên một đảng phái chính trị hay một nhân vật lịch sử nào, hoặc quy định một đảng phái, giai cấp nào đó là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội"

                                              TS Đoàn Xuân Lộc

Dù ra đời vào những thời điểm khác nhau, trong những bối cảnh khác nhau và nội dung cũng có nhiều điểm khác nhau, Hiến pháp của bốn quốc gia này đều là những Hiến pháp tiến bộ, dân chủ, được soạn thảo (và sửa đổi) nhằm bảo đảm quyền lợi của người dân và giúp đất nước phát triển, phồn thịnh.

Lướt qua ngôn từ, nội dung hay mục đích của bốn bản Hiến pháp này có thể thấy rõ điều đó.

Lời nói đầu của Hiến pháp Mỹ – một Hiến pháp nổi tiếng, được nhiều quốc gia tham khảo, tiếp thu vì rất khoa học, tiến bộ và nhân bản – thật ngắn gọn nhưng nêu rõ năm mục đích của Hiến pháp, trong đó có việc xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn, thiết lập công lý, thúc đẩy sự thịnh vượng và giữ vững nền tự do.

Còn Lời nói đầu của Hiến pháp Pháp nêu rõ rằng nhân dân Pháp ‘thiết tha gắn bó với các quyền con người và các nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân như đã được quy định trong Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1789, được khẳng định và bổ sung trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1946’.

Tương tự, trong Lời nói đầu của mình, Hiến pháp Nhật cũng ‘khẳng định chủ quyền thuộc về nhân dân ... Chính phủ là nơi nhân dân trao quyền lực của mình, thay mặt cho nhân dân và hoạt động vì lợi ích của nhân dân. Đó là nguyên tắc cơ bản, là nền tảng của bản Hiến pháp này’.

Điều 1 của Hiến pháp Hàn quốc cũng ghi rõ ‘chủ quyền Cộng hòa Hàn Quốc thuộc về nhân dân, và tất cả các quyền lực nhà nước phải được bắt nguồn từ nhân dân’.

Nguyên tắc ‘chủ quyền thuộc về nhân dân’ – một nguyên tắc nền tảng của bốn Hiến pháp trên – còn được thể hiện qua việc Lời mở đầu của bốn Hiến pháp ấy đều được bắt đầu bằng: ‘Chúng ta, nhân dân ...’, hoặc ‘Chúng ta, những người dân ...’, hoặc ‘Chúng tôi, nhân dân ...’ hay ‘Nhân dân ...’.

Điều này cũng chứng tỏ rằng quyền hiến định ở bốn quốc gia đó hoàn toàn thuộc về nhân dân.

Hơn nữa, không một Hiến pháp nào trong bốn Hiến pháp ấy lấy một hệ tưởng, chủ nghĩa nào đó làm ‘ánh sáng’ chỉ đường hay làm tư tưởng nền tảng cho mình. Cả bốn Hiến pháp cũng không nêu cụ thể tên một đảng phái chính trị hay một nhân vật lịch sử nào, hoặc quy định một đảng phái, giai cấp nào đó là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.

Trong bốn nước này, chỉ có Nhật là một nước có chế độ quân chủ lập hiến. Tuy vậy, Hiến pháp Nhật hiến định rõ Nhật Hoàng chỉ ‘là biểu tượng của quốc gia và cộng đồng dân tộc’ và ‘vị trí của Hoàng đế xuất phát từ ý chí nguyện vọng của người dân’. Hơn nữa, ‘mọi hoạt động của Hoàng đế liên quan đến quốc gia phải tham khảo ý kiến và được Nội các thông qua’.

Một điểm khác đáng lưu ý của bốn Hiến pháp này là chúng được xây dựng trên nguyên tắc – hay theo mô hình – tam quyền phân lập. Nguyên tắc phân quyền này nhằm giúp ba nhánh có thể kiểm, giám sát lẫn nhau, tránh tình trạng một cơ quan hay cá nhân nào nắm quyền lực tuyệt đối trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước. Việc bộ máy Nhà nước được tổ chức theo mô hình này cũng là một cách để giúp các cơ quan Nhà nước thực sự hoạt động vì lợi ích của nhân dân.

'Hiến định Đảng trị'

Hiến pháp Việt Nam hiện hành

Hiến pháp sửa đổi vẫn khẳng định Đảng Cộng sản VN là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội

Nếu bốn Hiến pháp trên không nêu tên một đảng phái hay một cá nhân nào, Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam nhắc đến Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCS), Chủ tịch Hồ Chí Minh và những ‘gian khổ’, ‘hy sinh’, ‘thắng lợi’, ‘thành tựu’ của ĐCS và của Hồ Chí Minh ngay trong Lời nói đầu.

Một điểm khác biệt khác nữa là Lời nói đầu của Hiến pháp sửa đổi này lại trịnh trọng nhắc đến chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh – được coi là ‘ánh sáng’ chỉ đường hay ‘tư tưởng nền tảng’ cho Việt Nam.

Lời nói đầu của một Hiến pháp thường được coi là điểm cốt lõi của Hiến pháp ấy vì nó diễn tả những nguyên tắc, bản chất, mục đích chính yếu của Hiến pháp đó. Nhận định này rất đúng với bốn bản Hiến pháp trên và cũng đúng với Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam.

Dù Điều 2 của Hiến pháp sửa đổi quy định ‘Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân’, Điều 4 lại nêu rõ ‘Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’.

Điều 4 này còn khẳng định ĐCS là ‘đội tiên phong ... của dân tộc Việt Nam’ và ‘đại biểu trung thành lợi ích của ... cả dân tộc’. Đây là một điều gây nhiều tranh cãi và phản đối trong quá trình góp ý sửa đổi Hiến pháp. Chẳng hạn, kiến nghị của Nhóm 72 nhân sỹ, trí thức hay góp ý của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã nêu lên những phi lý, bất cập của quy định này.

Quy định đó được coi là nghịch lý vì chỉ với khoảng hơn ba triệu đảng viên – lại lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng và không được bầu lên qua một cuộc bầu cử nào – ĐCS khó có thể – nếu không muốn nói là không thể – được xem là ‘đại biểu trung thành lợi ích ... của cả dân tộc’ và ‘là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội’ trong một đất nước có đến 90 triệu dân, thuộc nhiều tôn giáo, tín ngưỡng khác nhau.

Những quy định tương tự như thế đã không được ghi trong bốn Hiến pháp trên và chắc cũng không thể được đưa vào trong bất cứ Hiến pháp của một nước dân chủ nào.

Lời nói đầu của Hiến pháp Ba Lan có đề cập đến di sản Kitô giáo. Nhưng di sản ấy được nhắc đến vì từ bao đời này đa số người dân Ba Lan là Công giáo. Hơn nữa, Lời nói đầu ấy cũng đề cập đến những giá trị phổ quát phát sinh từ những nguồn gốc khác.

'Sao chép Trung Quốc?'

    "Lời nói đầu... Hiến pháp Trung Quốc cũng liệt kê vô số những hy sinh, công lao, thắng lợi của Đảng CSTQ, của Mao Trạch Đông và khẳng định TQ ‘sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của ĐCS dưới chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông’"

Vì hiến định Đảng Cộng sản là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, toàn bộ bộ máy Nhà nước – từ Quốc hội, Chính phủ đến Tòa án – hiển nhiên đều phải chịu sự điền khiển, lãnh đạo gián tiếp hay trực tiếp của ĐCS. Đây cũng là một điểm khác biệt lớn nữa giữa Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam và các Hiến pháp của các nước dân chủ.

Và cũng vì trao cho Đảng Cộng sản quyền lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lại chọn chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, phải chăng bản Hiến pháp sửa đổi này vẫn là một văn bản hiến pháp ‘của’, ‘do’ và ‘vì’ Đảng Cộng sản Việt nam hơn là ‘của’, ‘do’ và ‘vì’ Nhân dân Việt Nam?

Còn có nhiều điểm khác biệt lớn nữa giữa Hiến pháp Mỹ, Pháp, Nhật và Hàn Quốc và Hiến pháp sửa đổi của Việt Nam.

Hiến pháp Việt Nam hiện hành có rất nhiều điểm tương đồng với Bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp của Việt Nam là Hiến pháp hiện hành của Trung Quốc, có hiệu lực từ năm 1982.

Chẳng hạn, Lời nói đầu dài đến bốn trang của Hiến pháp Trung Quốc cũng liệt kê vô số những hy sinh, công lao, thắng lợi của Đảng Cộng sản Trung quốc, của Mao Trạch Đông và khẳng định Trung Quốc ‘sẽ tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, với sự chỉ đạo của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông’.

Và vì vậy, dù đã trở thành cường quốc kinh tế thứ hai của thế giới (tính theo sản lượng quốc gia), giống như Việt Nam, Trung Quốc vẫn bị The Economist Intelligence Unit liệt vào các nước có chế độ độc đoán khi xếp nước này thứ 142 và Việt Nam thứ 144 trong số 167 nước vào năm 2012.

Còn theo Freedom House, cả Việt Nam và Trung Quốc đều không có tự do năm 2013.

Daniel Webster (1782-1852), một Thượng Nghị sỹ và từng là Bộ trưởng Ngoại giao của Mỹ, đã có câu nói nổi tiếng vào năm 1837: ‘One country, one constitution, one destiny’ (tạm dịch là ‘một đất nước, một hiến pháp, một định mệnh’).

Câu nói ấy có thể đúng vì, như thực tế cho thấy, phần lớn bản chất của Hiến pháp của một quốc gia sẽ quyết định số phận của quốc gia ấy.

Nhờ có một bản Hiến pháp tiến bộ, văn minh và khoa học nước Mỹ thành đã trở thành một quốc gia giàu mạnh, dân chủ, tự do. Từ một quốc gia bại trận, Nhật đã trở thành một cường quốc kinh tế. So với Bắc Hàn, Nam Hàn vượt trội trên tất cả mọi mặt. Có được những thành công như vậy một phần – nếu không muốn nói là phần lớn – cũng vì hai nước này biết xây dựng Hiến pháp của mình trên nền tảng dân chủ, tự do.

Đúng vậy, nếu có một Hiến pháp thực sự khoa học, tiến bộ và nhân bản, chắc chắn quốc gia ấy sớm hay muộn sẽ tiến tới giàu mạnh, tự do, dân chủ.

'Có thực tham khảo?'


Quốc hội Việt Nam dự kiến thông qua hiến pháp sửa đổi trong vòng 3 tuần tới.

Khi soạn thảo Tuyển tập Hiến pháp, Trung tâm Thông tin, Thư viện và Nghiên cứu Khoa học muốn cung cấp ‘một tài liệu tham khảo bổ ích cho các độc giả, nhất là các đại biểu Quốc hội phục vụ cho quá trình thực hiện các nhiệm vụ của mình’.

Đặc biệt, Tập 2 được biên soạn chủ yếu nhằm giúp các các đại biểu Quốc hội, các nhà nghiên cứu và độc giả có một tài liệu để tham khảo trong quá trình nghiên cứu và sửa đổi Hiến pháp 1992.

Câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu đại biểu Quốc hội và bao nhiều người trong Ban soạn thảo Bản sửa đổi Hiến pháp hay trong giới lãnh đạo Việt Nam nói chung thực sự tham khảo các Hiến pháp ấy và đặc biệt dám mạnh dạn tiếp nhận những điểm tiến bộ của chúng ?

Xem ra con số đó không nhiều vì hầu như những điểm quan trọng – chẳng hạn Điều 4 hay quy định về sở hữu đất đai – được giới nhân sỹ, trí thức và người dân góp ý, không được đưa ra thảo luận một cách nghiêm túc hay hoàn toàn bị bác bỏ.

Đó cũng là điều làm nhiều người thất vọng và – khác với thời gian đầu – không còn mặn với việc Hiến pháp sửa đổi được trình Quốc hội xem xét và thông qua.

Và đâu đó cũng có người cho rằng với tình hình chính trị hiện nay không thể trông chờ vào những người cộng sản tự nguyện xây dựng một Hiến pháp phục vụ lợi ích của toàn dân tộc, mà phải hoàn toàn trông chờ vào người dân Việt Nam. Cũng theo ý kiến này để có một Hiến pháp như vậy phải chờ đến lúc người dân hiểu biết quyền lợi của mình và dám đứng lên đòi hỏi quyền lợi ấy và đó là một tiến trình rất xa.

Nếu vậy, Việt Nam vẫn còn phải chờ. Có điều thế giới luôn thay đổi, thay đổi rất nhanh và không ai chờ mình. Nếu giới lãnh đạo và người dân Việt Nam không nắm bắt cơ hội và xây dựng một Hiến pháp như thế lúc này thì Việt Nam vẫn phải chờ và tiếp tục tụt hậu.

             TS.  Đoàn Xuân Lộc, Viện Chính sách Toàn cầu ở Anh
Nguồn>>> Google - BBC

TIN LIÊN QUAN:

RUNG LẮC ĐỘNG ĐẤT TRỜI 13 RITE SỬA ĐỔI HP1992 CỦA QH KHÓA 13 CUỐI NĂM 2013 TẠI HÀ NỘI.

[07.11.2013 19:04]
Trên Thế giới, Hiến pháp của một nước luôn là thượng tôn, phát huy sự cống hiến và sức bật của các tầng lớp nhân dân bảo vệ Tổ quốc, đưa đất nước không ngừng phát triển giàu mạnh.

Ở Việt Nam,từ năm 1946 đến nay, logic của vấn đề là: Độc đảng -> Độc quyền -> Tham nhũng -> Độc tài -> Be bét nền KT-XH-VH -> Mâu thuẫn nội lực xung đột -> Sự sụp đỗ của thể chế lỗi thời. Logic đó là không phù hợp với xu thế Hội nhập Quốc tế nền kinh tế thị trường của thời đại phát triển nhảy vọt công nghệ Tin học.

ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI ĐƯỢC DẶN KHÔNG PHÁT BIỂU VỀ THAM NHŨNG

[07.11.2013 07:50]
NĐ: Đại biểu tâm sự, mỗi lần ra họp Quốc hội là lãnh đạo địa phương căn dặn rất kỹ: phát biểu gì cũng được, trừ tham nhũng, vì nếu còn cơ chế xin cho thì mình xin ai cho. Càng không nên phát biểu tham nhũng ở địa phương vì dại gì vạch áo cho người xem lưng.
Dư luận xã hội cho rằng công tác phòng chống tham nhũng chỉ dừng lại ở việc bắt sâu nhỏ lá cành chứ chưa bắt được sâu lớn đục khoét thân cây gốc rễ. Đó mới là nguyên nhân chính làm suy kiệt nhựa sống của cơ thể xã hội.

THƯ CỦA LÊ TRẤN GIA GỬI ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG & 175 ỦY VIÊN VIỆT CỘNG

[28.10.2013 21:22]
NĐ: "Chúng tôi đã đều lớn tuổi, nhưng chúng tôi sẵn sàng hiến dâng phần đời còn lại của mình để giúp con cháu cùng hàng triệu người dân Viêt Nam anh hùng đứng lên quét sạch những loại rác rưởi của dân tộc, của đất nước! Trong tai chúng tôi bây giờ văng vẳng lời của bài hát diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi “Diệt phát xít, diệt bầy chó đê hèn của chúng, tiến lên nền dân chủ cộng hòa. Đồng bào tuốt gươm vùng lên…” Các ông các bà có tin là một cuộc cách mạng giống như cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 sẽ nổ ra rất sớm hay không ?" - Lê Trấn Gia.

Giáo sư Tương Lai trả lời báo chí nước ngoài về ông TBT đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ?

[07.10.2013 09:17]
NĐ: "Qua cái bên ngoài thì tôi thấy đầu óc ông này nó đặc sệt, có lẽ đã hết thuốc chữa. Cho tới bây giờ vẫn là giọng điệu từ giáo trình của Đảng cách nay mấy chục năm bây giờ vẫn nói như thế mà không thấy rằng cái điều đó nó đang kim hãm cả dân tộc này. Chính vì một mớ giáo điều nó chiếm lĩnh trận địa tư tưởng và đặc sệt trong đầu óc những người lãnh đạo khiến cho dân tộc này không cất đầu lên nổi, vấn đề là ở chỗ ấy." - Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

KHÔNG TRUNG THỰC TRONG ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP - tác giả: Đại tá,nhà văn Phạm Đình Trọng.

[02.09.2013 22:18]
NĐ: . . . Còn vô vàn dẫn chứng không thể kể xiết về lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử thí bỏ lợi ích to lớn của dân tộc Việt Nam vì lợi ích nhỏ bé của đảng. Những dẫn chứng này, lịch sử sẽ không bỏ sót và lịch sử sẽ phán xét công bằng, sòng phẳng.
Không thể nhắm mắt trước lịch sử và không thể lừa dối nhân dân khi cố tình ghi trong điều 4 Hiến Pháp rằng: Đảng Cộng sản Việt Nam đại biểu trung thành lợi ích cả dân tộc Việt Nam ! " - Đại tá, nhà văn Phạm Đình Trọng.

Thống đốc Ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình là chủ tịch HĐQT NHCSXH, phải chịu trách nhiệm việc chi cho "Cậu Thủy" 8 tỷ VND về tội lừa đảo hài cốt liệt sỹ ?

[28.10.2013 07:58]
NĐ: Ông Nguyễn văn Bình, thống đốc NHNN Việt Nam là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam. Ngân hàng CSXH đã "Hợp đồng" với cậu Thủy 75 triệu đồng/hài cốt. Trong một thời gian ngắn, NH này đã chi ra 8 tỷ đồng cho cậu Thủy để rước về toàn xương trâu, xương bò,...đánh lừa người dân thờ cúng, coi đó là "Hài cốt liệt sỹ" bằng phù phép của Nhóm lợi ích tham nhũng Ngân hàng cùng với Nhóm "Ngoại cảm" đầy ban vệ để lừa đảo.

Ép cung trong vụ Nguyễn Thanh Chấn ở Bắc Giang & rất nhiều vụ án oan sai cần phải rà soát lại ? - Luật sư Trần Vũ Hải trả lời báo chí

[05.11.2013 18:16]
NĐ: Ngày 15/8/2003 đã xảy ra vụ giết bà Nguyễn Thị Hoan, tại thôn Me, xã Nghĩa Trung, huyện Việt Yên, Bắc Giang.

Các nước che đậy, Việt Nam lại... trưng ra - Tác giả TS.Võ Trí Hảo,khoa Luật, Đại học kinh tế Sài Gòn

[27.09.2013 08:26]
NĐ: Hiện nay chỉ có ASEAN và Ucraina, Nga, Trung Quốc, Venezuela, Nam Phi công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường, các thành viên chủ chốt của WTO vẫn chưa công nhận.Quyền lập hiến thuộc về Quốc hội Việt Nam, nhưng quyền công nhận nền kinh tế thị trường thuộc về các quốc gia khác.
" Đáng tiếc, tư duy dùng Hiến pháp ra lệnh cho quy luật kinh tế vẫn được tiếp tục duy trì, lựa chọn làm Phương án 1 trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992..." - TS. Võ Trí hảo.


MỘT SỐ NGUY NGHĨ VỀ BẢN DỰ THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 2013 CỦA ÔNG PHAN TRUNG LÝ SẮP TRÌNH QUỐC HỘI KHÓA 13 THÔNG QUA

[10.09.2013 21:23]
NĐ: Nếu ĐCSVN không bước qua Điều 4 của sự ngộ nhận trơ trẽn đó, mà cứ biểu quyết với 87% Đảng viên trong Quốc Hội khóa 13 thì bỏ mất cơ hội sống của ĐCSVN trong khi hơn ba thập niên qua ĐCSVN đã tự đánh mất niềm tin của đại đa số nhân dân Việt Nam, đưa đất nước Việt Nam ngày càng dật lùi so với các nước trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên Thế giới và không phù hợp với xu thế hội nhập nền kinh tế Thị trường toàn cầu của thời đại Công nghệ Tin học đại nhảy vọt đưa loài người đến sự văn minh, hiện đại.


 

Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket
 

Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp - Báo VietNam.Net. SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP THẾ NÀO - VÌ SAO PHẢI BỎ ĐIỀU 4 ?

NĐ: - Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng bên cạnh vai trò đã xác định. Theo ông Phan Trung Lý, "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả" - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới.
 

 


TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

NĐ:..........
Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.


MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[08.07.2013 01:33]
NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài, thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...

NIỀM TIN LÀ TỪ CÁI ĐẦU. LÒNG TIN LÀ TỪ CÁI BỤNG  

[05.06.2013 19:33]
NĐ: Đúng ra, ở Việt Nam có câu thành ngữ "MẤT NIỀM TIN LÀ MẤT TẤT CẢ" chứ không phải "Mất LÒNG TIN là mất tất cả". Niềm tin là từ cái đầu. Lòng tin là từ cái bụng.

Nhà báo Phạm Chí Dũng & cựu Đại tá công an Hồng Hà trả lời báo chí về những gì mà ông TBT Nguyễn Phú Trọng nói tại diễn văn bế mạc Hội nghị 8 ĐCSVN

[10.10.2013 18:49]
NĐ: "Tôi không nghĩ đó là chuyện không tưởng, vì nhiều người mong muốn như vậy, và người ta đều nhìn thấy cần có một sự đối thoại. Cần phải có tam quyền phân lập, một Nhà nước pháp quyền, và những lực lượng đối trọng kiểm soát lẫn nhau, thì Nhà nước đó, dân tộc đó mới có thể phát triển được." - Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Giáo sư Tương Lai trả lời báo chí nước ngoài về ông TBT đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ?

[07.10.2013 09:17]
NĐ: "Qua cái bên ngoài thì tôi thấy đầu óc ông này nó đặc sệt, có lẽ đã hết thuốc chữa. Cho tới bây giờ vẫn là giọng điệu từ giáo trình của Đảng cách nay mấy chục năm bây giờ vẫn nói như thế mà không thấy rằng cái điều đó nó đang kim hãm cả dân tộc này. Chính vì một mớ giáo điều nó chiếm lĩnh trận địa tư tưởng và đặc sệt trong đầu óc những người lãnh đạo khiến cho dân tộc này không cất đầu lên nổi, vấn đề là ở chỗ ấy." - Giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Quan hệ giữa Đảng cộng sản Việt Nam (Việt Cộng) với Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) thời kỳ mới: mừng ít lo nhiều

[18.10.2013 22:48]
NĐ: "Ngay cả khi Trung Quốc hứa hẹn tăng cường nhập khẩu từ Việt Nam, để cho Việt Nam cải thiện cán cân thanh toán với Trung Quốc thì tôi vẫn lo. Bởi vì Trung Quốc chủ yếu muốn mua hàng nguyên liệu thô của Việt Nam, nào là khoáng sản đào bới tài nguyên thiên nhiên lên để bán cho họ như là bauxite chẳng hạn hay là các khoáng sản khác. Rất nhiều thứ khoáng sản của Việt Nam đã được khai thác và xuất thô sang Trung Quốc rồi, làm cho nguồn tài nguyên khoáng sản của Việt Nam cạn kiệt rất nhanh.

Ngụy biện để tiếp tục dự án bauxite ở Tây Nguyên chồng chất thua lỗ và hủy hoại môi trường

[20.05.2013 22:19]
NĐ:“Đối với nền kinh tế, đối với cuộc sống của người dân thì cũng đã có nhiều mất mát, đảo lộn cuộc sống ở Tây nguyên rồi. Như vừa rồi trên báo chí cho thấy có những người nông dân vốn dĩ họ đang trồng cà phê và bây giờ họ thấy xuất khẩu 6 tấn bauxite mới bằng một tấn cà phê thì họ xót ruột vô cùng đối với chung và cuộc sống riêng của họ nữa. Mất mát đã có là lớn nhưng nếu còn làm tiếp thì mất mát còn lớn hơn, phải xem xét truy cứu trách nhiệm của tất cả những người cứ cố tình làm tiếp và gây ra những mất mát như vậy.”- Bà Phạm Chi Lan


HOAN HÔ NHÓM PHÓNG VIÊN BÁO NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM DŨNG CẢM VẠCH MẶT KẺ "QUYỀN CAO CHỨC TRỌNG" BẤT CHẤP PHÁP LUẬT Ở TỈNH BẮC GIANG

[19.06.2013 04:38]
NĐ: Bắc Giang đã nổi tiếng về vụ giết người tại đồn Công an, để sau đó hàng ngàn người biểu tình kéo xe tang thanh niên bị hại đó lên đập phá cổng UBND tỉnh phản đối trước cái chết oan do quên đội mũ bảo hiểm khi chở bạn gái dạo mát chiều hôm. Gần đây, trên báo NNVN ngày 15, 16, 17/5/2013 và 19-6-2013, ra loạt bài phản ánh việc ông Phạm Văn Minh - GĐ Công an tỉnh Bắc Giang huy động doanh nghiệp đầu tư công trình hồ sinh thái trái phép tại bãi sông Thương, xã Song Mai - TP Bắc Giang. Thiết nghĩ, những người còn lương tri, dành tràng vỗ tay tán thưởng cho nhóm phóng viên báo NNVN đã dũng cảm nói ra sự thật.

LO LẮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NGÀY CÀNG PHỤ THUỘC VÀO TRUNG CỘNG

[30.05.2013 19:10]
NĐ: Cần phải luôn ý thức để phân biệt rằng : Đảng cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) cũng đang đối đầu với Nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý. Trung Cộng huy động vũ trang dùng bạo lực xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam chứ không phải Nhân dân Trung Quốc. Người dân yêu nước Việt Nam phản đối Trung Cộng chứ không bao giờ phản đối Nhân dân yêu nước Trung Quốc. Trung Cộng biết điều đó, nên lúc nào cũng tìm cách chia rẽ các nước Asean,nói một đằng làm một nẻo nhằm chiếm đoạt Biển Đông, thôn tính Việt Nam.

Thiên An Môn mãi mãi là cơn ác mộng của Bắc Kinh - tác giả: Tú Anh

[03.06.2013 19:31]
NĐ: Ngày này cách đây 24 năm, các đơn vị quân đội Trung Quốc theo lệnh Đặng Tiểu Bình từ Nội Mông kéo về Bắc Kinh bố trí chung quanh quảng trường Thiên An Môn. Đêm 03/06/1989, các phóng viên nước ngoài có mặt tại hiện trường chứng kiến những cảnh tượng kinh khiếp : Chiến xa tràn vào quảng trường nổ súng không thương tiếc. Phía sinh viên chỉ có bom chai xăng chống lại. Sau cuộc thảm sát, bản tin của đài phát thanh Nhà nước tường thuật có vài ngàn người chết. Theo giới ly khai như tổ chức « Các bà mẹ Thiên An Môn » những người có con bị giết, và các nguồn tin từ bệnh viện thì số tử vong không dưới 2000, không kể những người bị truy nã và bị « mất tích » sau đó.

PHE "Ý THỨC HỆ XHCN" KHÔNG BAO GIỜ MUỐN TAM QUYỀN PHÂN LẬP ?

[19.05.2013 22:54]
NĐ:Chừng nào trong Quốc Hội Việt Nam chỉ có một đảng (một tổ chức chính trị), không có các Đảng phái chính trị khác, điều đó có nghĩa là "Tam quyền phân lập" không xảy ra thì Tham nhũng tại Việt Nam không những không chống nổi mà còn phát triển mạnh các Nhóm lợi ích tham nhũng tinh vi hơn, sâu rộng hơn. Thế lực Nhóm lợi ích tham nhũng nhân danh ổn định chính trị không chỉ dễ bị mua chuộc bằng những nguồn lợi bất chính khổng lồ mà còn ngày càng đàn áp tinh thần yêu nước chống bành trướng Trung Cộng xâm lược Hoàng Sa Trường Sa của Việt Nam và đe dọa sự tồn vong Dân tộc Việt Nam.

Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân ? - tác giả: GS. Hoàng Xuân Phú

[19.05.2013 19:33]
NĐ:" Với những điều đã được trình bày ở trên, có lẽ đa số Nhân dân sẽ không chấp thuận gắn bó mãi với quốc hiệu hiện thời, tức là nó không thỏa mãn Tiêu chí 4. Nếu nhà cầm quyền muốn chứng minh điều ngược lại, thì phải tiến hành trưng cầu dân ý một cách thật sự dân chủ, thông qua hình thức bỏ phiếu kín, để người dân dám bầy tỏ chính kiến của mình, thay vì ép buộc họ phải điền hai chữ "đồng ý", hay làm ngơ trước thực tế rồi kết luận bừa như mấy chục năm qua. Trước khi trưng cầu dân ý, giới lãnh đạo và bộ máy lý luận hãy ngồi lại với nhau, thảo luận cho ra nhẽ, để xác định rõ thứ "Xã hội chủ nghĩa" mà họ theo đuổi thực ra là cái gì."

Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Kẻ khéo thắng ở chổ vô cùng mềm dẻo, chứ không phải ỷ thế mạnh lấn yếu, lấy đông hiếp ít.
Ngô Thì Nhậm.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm