TỔNG THỐNG MỸ JOE BIDEN ĐÃ CÓ ĐIỂM DỪNG RẤT ĐÚNG LÚC KHI CHẠY ĐUA VÀO NHÀ TRẮNG NHIỆM KỲ 2. CHÚC MỪNG BÀ KAMALA DEVI HARRIS ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG MỸ 05-11-2024 !
04.08.2024 04:14
NĐ: "VÌ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ Ở HOA KỲ VÀ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, CHÚC MỪNG BÀ KAMALA DEVI HARRIS ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG MỸ 05-11-2024" - Nguyễn Quốc Minh (Ngày Đêm). Chủ Nhật, 04-08-2024.
CHÚC MỪNG
"VÌ HÒA BÌNH - TỰ DO - NHÂN QUYỀN - DÂN CHỦ Ở HOA KỲ VÀ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI, CHÚC MỪNG BÀ KAMALA DEVI HARRIS ĐẮC CỬ TỔNG THỐNG MỸ 05-11-2024" - Nguyễn Quốc Minh (Ngày Đêm), Chủ Nhật, 04-08-2024.
*Tên đầy đủ: Kamala Devi Harris
Ngày sinh: 20/10/1964
Nơi sinh: Oakland, California, Mỹ
Chức vụ: Phó Tổng thống Mỹ
Đảng chính trị: Đảng Dân chủ
Kamala Harris sinh ra ở Oakland, California, Harris tốt nghiệp Đại học Howard và Đại học California, Cao đẳng Luật Hastings. Bà bắt đầu sự nghiệp của mình tại Văn phòng luật sư Quận Alameda, trước khi được tuyển vào Văn phòng Luật sư Quận San Francisco và sau đó là Văn phòng Luật sư Thành phố San Francisco.
Từ tháng 1/2014 đến tháng 1/2011, bà nắm giữ chức vụ Ủy viên công tố quận San Francisco thay cho Terence Hallinan.
Bà Kamala Devi Harris được bầu làm Tổng chưởng lý của California vào năm 2010 và tái đắc cử vào năm 2014.
Tháng 1/2011, Kamala Harris tuyên thệ nhậm chức Tổng chưởng lý California sau khi giành chiến thắng trước đối thủ Steve Cooley. Bà nắm giữ chức vụ này trong 6 năm rồi nhường lại vị trí cho Xavier Becerra.
Kamala Devi Harris từng là thượng nghị sĩ Hoa Kỳ đại diện cho California từ năm 2017 đến năm 2021. Harris đã đánh bại Loretta Sanchez trong cuộc bầu cử Thượng viện năm 2016 để trở thành người phụ nữ Mỹ gốc Phi thứ hai và là người Mỹ gốc Nam Á đầu tiên phục vụ tại Thượng viện Hoa Kỳ.
Kamala Devi Harris tham gia tranh cử tổng thống cho đảng Dân chủ vào năm 2020, nhưng đã rút lui trước cuộc bầu cử sơ bộ. Ông Joe Biden chọn bà làm đồng tranh cử với mình vào tháng 8 năm 2020, và họ đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11. Bà Kamala Devi Harris nhậm chức phó tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1 năm 2021. Bà Kamala Devi Harris là nữ phó tổng thống Mỹ đầu tiên, cũng là người da màu gốc Nam Á đầu tiên vươn tới chức vụ này. Ngày 04-08-2024, bà Kamala Devi Harris chính thức là ứng cử viên của Đảng Dân Chủ chạy đua vào Nhà Trắng ngày 5-11-2024 thay cho Tổng thống Joe Biden của Đảng Dân chủ đương nhiệm dừng đúng lúc cuộc đua nhiệm ký 2 vào Nhà Trắng.
Ngày 11-09-2024, tranh luận lần thứ nhất giữa hai ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ
Kịch bản nào cho Trump sau ngày bầu cử khi đang mang trọng tội ? Trúc Linh - Người Việt Daily News 26-10-2024
SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN SAU NGÀY 05-11-2024:
SỰ KIỆN & BÌNH LUẬN :
Ứng viên tổng thống Kamala Harris có
chính sách như thế nào với Trung Quốc ?
Chuyên gia về Trung Quốc Pierre-Antoine Donnet, trên Asialyst, phân tích chính sách đối với Trung Quốc của ứng cử viên Kamala Harris, sau khi bà lần đầu tiên đưa ra “một số dấu hiệu rõ ràng”, trong bài diễn văn tại Đại hội toàn quốc đảng Dân chủ hôm 22/08/2024. RFI xin giới thiệu một số nhận định chính của chuyên gia Pierre-Antoine Donnet.
***
Điều gì nổi bật, đáng ghi nhận, trong phát biểu về chính sách với Trung Quốc của bà Kamala Harris so với đối thủ Donald Trump ?
Theo chuyên gia Pierre-Antoine Donnet, trong bài diễn văn dài 40 phút, ứng cử viên Harris khẳng định rõ nếu bà trở thành tổng thống thì “nước Mỹ chứ không phải là Trung Quốc sẽ chiến thắng trong cuộc đua tranh” giành vị trí đứng đầu thế giới trong thế kỷ 21.
Đây là lần đầu tiên, ứng viên Harris nói về các vấn đề đối ngoại. Trước đó, bà chỉ tập trung vào các chính sách trong nước. Ứng viên Harris nhấn mạnh đến sự tương phản cao độ trong chính sách với Trung Quốc so với cựu tổng thống Trump, đảng Cộng hòa. Kamala Harris muốn “củng cố vai trò lãnh đạo toàn cầu” của nước Mỹ, với cam kết “sát cánh với Ukraina và các đồng minh NATO”, chứ không phải chính sách “co cụm” (isolationniste) của cựu tổng thống, khi cầm quyền đã liên tục chỉ trích Hiệp ước phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO, và liên tục đòi các đồng minh “trả tiền” để được hưởng sự bảo trợ của Mỹ. Bà Harris cũng khẳng định “không thiết lập các quan hệ hữu hảo với các bạo chúa và các nhà độc tài, như Kim Jong Un”, điều mà ông Trump đã nỗ lực thực thi, đặc biệt là đã ba lần gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên, trong đó có cuộc gặp tại đường giới tuyến Liên Triều.
Chính sách với Trung Quốc của ứng cử viên Kamala Harris có gì giống và khác với các tổng thống phe Dân chủ ?
Theo chuyên gia Pierre-Antoine Donnet, có nhiều chỉ dấu cho thấy ứng cử viên Harris sẽ tiếp nối một phần chính sách rất cứng rắn của Tổng thống Joe Biden với Trung Quốc “và các đồng minh tình thế” của Bắc Kinh, là Bắc Triều Tiên và Nga, nhưng bên cạnh đó, có dấu hiệu là chính sách với Trung Quốc của bà Harris sẽ mang đậm “tính uyển chuyển, thực tế”, gần với chính sách thời Obama hơn là thời Biden.
Điểm đặc biệt đáng chú ý là ứng cử viên tổng thống Harris đã lựa chọn trong liên danh tranh cử thống đốc bang Tim Walz, một người có một “trải nghiệm cá nhân lâu dài” với Trung Quốc, và có thái độ dứt thoát chống lại chế độ toàn trị Trung Quốc. Pierre-Antoine Donnet dẫn lại nhận định của nhà Trung Quốc học François Godement (Viện Montaigne), đánh giá rất cao hiểu biết về Trung Quốc của Tim Walz bắt nguồn từ các trải nghiệm với Trung Quốc không phải với tư cách một quan chức hay doanh nhân nước ngoài, như ông Kevin Rudd, trước khi trở thành thủ tướng Úc. Tim Walz – người có khả năng trở thành phó tổng thống Mỹ, từng là thầy giáo tại một trường học tỉnh lẻ, tiếp xúc nhiều với giới trẻ Trung Quốc, từng đến Trung Quốc hơn 30 lần. Đây là điều khiến Bắc Kinh lo ngại.
Sự kiệm lời của ứng cử viên Harris về chính sách Trung Quốc, nhưng khi được thể hiện lần đầu tiên mang những thông điệp rõ ràng, báo trước khả năng có những điều chỉnh đáng kể so với chính sách thời Joe Biden, “chủ động và mạnh mẽ hơn dự kiến”, như nhận định của một nhà ngoại giao châu Âu với báo Nhật Nikkei Asia.
Việc liên danh với thống đốc bang Tim Walz là một át chủ bài trong chính sách Trung Quốc của bà Harris. Theo tuần báo Anh The Economist, cặp bài trùng Harris - Walz tạo ra hai thách thức lớn. Trước tiên, việc một phụ nữ da mầu được lựa chọn làm ứng viên tổng thống phản bác các tuyên truyền của Bắc Kinh lâu nay về một nước Mỹ “suy thoái, kỳ thị chủng tộc”. Thách thức thứ hai là ứng viên phó tổng thống Mỹ hiểu rõ nhất về Trung Quốc từ nhiều thập niên nay.
Vì sao nói việc liên danh với thống đốc bang Tim Walz là át chủ bài trong chính sách với Trung Quốc của ứng cử viên tổng thống Kamala Harris ?
Trang mạng Hồng Kông South China Morning Post, hiện được đặt dưới sự kiểm soát chặt của Bắc Kinh, có bài viết dẫn lại nhận định của một nhà tranh đấu kỳ cựu người Hồng Kông vui mừng trước việc ông Tim Walz được chọn liên danh tranh cử với bà Harris. Kinh nghiệm của ứng viên phó tổng thống Mỹ này chắc chắn sẽ góp phần đắc lực cho cuộc tranh đấu vì dân chủ, nhân quyền cho Hồng Kông. Ông Tim Walz được coi là người vừa không khoan nhượng với chế độ độc tài Bắc Kinh, lại vừa được hy vọng có khả năng tìm ra cách ứng xử phù hợp, đúng mức.
Từng là giảng viên tiếng Anh và lịch sử Mỹ tại một trường trung học Quảng Đông, ông Tim Walz và vợ ông đã lập ra một doanh nghiệp để tạo cơ hội giúp sinh viên Trung Quốc sang Mỹ du học, sau vụ thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn, năm 1989. Ông gắn bó cuộc đời mình với Trung Quốc đến mức ông chọn lấy ngày cưới là 4/6 để tưởng nhớ các nạn nhân vụ thảm sát.
Khi trở thành thống đốc bang, ông đã nỗ lực tăng cường quan hệ giữa bang Minnesota và Đài Loan. Ông đã nhiều lần tiếp Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng, và bị Bắc Kinh coi là kẻ thù.
Theo Jeff Moon, cựu trợ lý Bộ trưởng Thương mại Mỹ thời Obama, ứng viên phó tổng thống Walz sẽ là một trợ thủ đắc lực cho bà Harris nếu đắc cử, bởi ông hiểu rõ những nguy cơ trong chính sách ‘can dự’, cũng có thể gọi là chính sách vừa hợp tác vừa đấu tranh với Trung Quốc, để tránh rơi vào các cạm bẫy của Bắc Kinh.
[28.06.2023 09:18] NĐ: Giới phân tích cho rằng Nhân dân tệ có thể giảm giá thêm nữa vì nhà đầu tư đang bi quan về tiến trình phục hồi đầy gập ghềnh của nền kinh tế bẫy nợ "Một vành đai, một con đường" độc tài bành trướng xâm lược.
[16.08.2014 21:59] NĐ: Nhân dân Việt Nam đời đời ghi nhận và biết ơn các giáo sỹ phương Tây và chính phủ Pháp đã có công đầu, to lớn mang tầm cở Quốc tế trong việc giúp đỡ Nhân dân Việt Nam không chỉ "Thoát Trung" bằng chữ Quốc ngữ mà còn cắm mốc rạch ròi biên giới lãnh thổ Việt Nam từ thời nhà Thanh trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
[16.07.2024 02:32] NĐ: Vụ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" là kịch bản của nhóm lợi ích phi dân chủ nào ???. Quan sát hình ảnh trên các trang mạng khi xảy ra vụ ám sát hụt thì mọi người dễ thấy và cảm nhận : Viên đạn bắn trúng vành tai phải Trump lại không chui vào đầu Trump thì chỉ có người đứng sát Trump dí vật nổ vào vành tai Trump ...
[26.01.2024 10:17] NĐ: Ông Pranay Vaddi, giám đốc phụ trách kiểm soát vũ khí và không phổ biến vũ khí hạt nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, thừa nhận “nguy cơ tình hình xấu đi nhanh chóng, biến thành một cuộc xung đột quy ước, thậm chí là xung đột dựa trên vũ khí hủy diệt hàng loạt, là rất cao”. Do đó, Hoa Kỳ phải “tập trung” nỗ lực để xác định những việc cần làm nhằm xoa dịu căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Mỹ, Hàn Quốc và các đồng minh “phải phối hợp chặt chẽ để bảo đảm có những biện pháp làm giảm nguy cơ, ngăn mọi kiểu khủng hoảng hoặc bất đồng chính trị biến thành một cuộc xung đột”.
[13.10.2022 01:41] NĐ: Hôm 10/10/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc bác bỏ đề xuất của Nga về việc bỏ phiếu kín cho dự thảo nghị quyết về Ukraine. Kết quả bỏ phiếu hôm đó như sau: 107 phiếu ủng hộ, 13 phiếu chống và 39 phiếu trắng. Nga đã dùng quyền phủ quyết của mình đối với một nghị quyết tương tự của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, khiến các đối thủ của Nga đã đưa vấn đề này ra Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, nơi Kremlin không có quyền phủ quyết. Ngày 12/10/2022 (giờ Mỹ), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết lên án việc Nga sáp nhập 4 vùng của Ukraine (Donetsk, Kherson, Lugansk and Zaporozhye) và yêu cầu Nga đảo ngược hành động này.
[11.07.2024 03:06] NĐ: Tại hội nghị thượng đỉnh Nato hôm 09/07/2024, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố: ‘‘Putin không muốn gì hơn là Ukraina bị khuất phục hoàn toàn, là kết liễu nền dân chủ tại Ukraina, hủy diệt nền văn hóa Ukraina, xóa Ukraina khỏi bản đồ thế giới. Chúng ta cũng biết là chế độ Putin sẽ không dừng lại ở Ukraina. Nhưng quý vị đừng lầm, Ukraina có thể và sẽ chặn đứng được bước tiến của Putin’’.
[12.12.2022 12:41] NĐ:Từ ngày Putin xua quân Nga xâm lược Ukraine 24-02-2022, cuộc chiến ở Ukraine đã kéo dài do tính toán sai lầm hoang tưởng muốn khôi phục lại Liên Xô (CCCP) đã sụp đổ. Sự độc tài toàn trị đầy tính quái thú không có tình người của nhóm lợi ích tham nhũng quyền lực kiểu Putin đã bị Quốc tế bao gồm Mỹ, EU, G7, LHQ, WTO... trừng phạt Nga nặng nề kéo dài, đang làm cho phe nhóm đó sớm muộn gì cũng bị sụp đổ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Oleksandrovych Zelensky vẫn kiên cường cùng người dân của mình chống lại cuộc xâm lược của Nga, đồng thời ông kêu gọi thế giới hãy ủng hộ người dân Ukraine chống lại cuộc chiến tranh tàn khốc do quân Nga gây ra. Tổng thống Ukraine Volodymyr Oleksandrovych Zelensky xứng đáng là người anh hùng thế kỷ XXI vì Hòa bình-Tự do-Nhân quyền-Dân chủ của Ukraine & trên toàn thế giới.
[01.11.2023 12:37] NĐ: "Sự thật không thể dấu diếm hay bẻ cong và sự dối trá lừa bịp sẽ phải trả giá cho tương lai. Nên nói rõ sự thật để thế hệ trẻ dễ dàng tha thứ, hơn là các nhóm lợi ích tham nhũng nhân danh ổn định thể chế chính trị lỗi thời mà cứ hàng năm tiếp tục tiêu phí hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân cho sự dối trá lừa bịp người dân để rồi khi sự thật được phơi bày sau một cái nhấp "chuột" trên Internet của thời đại công nghệ tin học, thì mất niềm tin là mất tất cả. Chính sự sai lầm mà biết xin lỗi, biết lắng nghe, không truy chụp oan sai cho người dân và thực sự đổi mới thể chế vì mục đích hòa bình, tự do, nhân quyền, dân chủ thì xã hội mới có niềm tin, không phải khôi phục niềm tin từ sự tiếp tục tuyên truyền dối trá lừa bịp." - Nguyễn Quốc Minh (Ngày Đêm).
[02.09.2024 03:09] NĐ: THAY CHO LỜI KẾT Xã hội gì ? Chủ nghĩa gì ? Xã hội có nhiều loại xã hội. Chủ nghĩa có nhiều thứ chủ nghĩa, thế mà tùy tiện gán ghép thành XHCN hay CNXH. Quốc huy Việt Nam trước 1975 là : VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA. Sau năm 1975, cụ thể vào năm 1976 quốc huy Việt Nam lại đổi tên thật nực cười : CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM vì đã có sự gán ghép vô lối hai chữ "XÃ HỘI" với hai chữ "CHỦ NGHĨA" thành "XÃ HỘI CHỦ NGHĨA" từ thời Liên Xô chưa sụp đổ . Thiết nghĩ Quốc Hội Việt Nam nên gấp rút sữa đổi tên nước cho đúng để người dân trong nước và quốc tế khỏi ôm bụng phì cười mĩa mai về sự ngu sy gán ghép đó.
[21.04.2024 02:38] NĐ: Hơn lúc nào hết, đã đến lúc Việt Nam cần đổi tên các đường phố, tuyến đường thành tên các loài hoa. Sự đổi mới tư duy Văn hóa gắn tên các loài hoa tại các con đường, tuyến phố ở Việt Nam sẽ làm cho toàn dân trong nước cũng như đồng bào Việt kiều và du khách nước ngoài luôn thoải mái, không đố kỵ, mặc cảm mà lại tạo ra sự gắn kết nhờ hòa giải dân tộc mà phong trào đoàn kết yêu thương tôn trọng nhau hơn, có nhiều vườn hoa đẹp hơn để con người tự hào mình được sống trong môi trường lành mạnh. Đặc biệt, thế hệ tương lai luôn tự hào là người dân Việt Nam có quốc hoa Hoa Sen xứng đáng với tầm vóc mọi thời đại.
[14.12.2014 23:09] NĐ: "Nêu yêu cầu Đảng CS độc tài toàn trị tự chuyển biến thành Đảng CS dân chủ để dân tin thì có tội gì ? Vì dân thì dân theo, chống dân thì dân chống là lẽ thường. Yêu cầu đa đảng thì có tội gì? Nước ta trước đây đã từng có đa đảng mà Đảng Lao động Việt Nam vẫn giữ được vị trí lãnh đạo. Yêu cầu tam quyền phân lập mà các nước văn minh tiến bộ trên thế giới đều thực hiện ghì có tội gì ? Yêu cầu được hưởng các quyền công dân ghi trong Hiến pháp và hợp với Công ước Nhân quyền quốc tế thì có tội gì ?" "Sẵn quyền lực trong tay, bất chấp Hiến pháp, bất chấp luật pháp, muốn bắt ai thì bắt, rồi gán cho họ tội “chống Nhà nước” theo Điều 258 rất mơ hồ, tội “chống chế độ XHCN”. Chế độ XHCN ở LX, Đông Âu đã lỗi thời, phá sản rồi, chế độ XHCN ở Việt Nam dựa trên cơ sở nào, có nội dung gì mà buộc người ta “chống chế độ” ?!" - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.
[09.02.2022 09:29] NĐ: Không cần phải có nhiều kiến thức về chế độ dân chủ như vậy, song nhiều người dân Việt vẫn còn ‘ấn tượng’ với các chuyến công du của các tổng thống Mỹ đến Việt Nam. Thí dụ, năm 2016 Tổng thống Mỹ Barak Obama,