Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007614914
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
THƯ CỦA CÁC NHÂN SĨ TRÍ THỨC YÊU NƯỚC GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC TRƯƠNG TẤN SANG TRƯỚC CUỘC GẶP TỔNG THỐNG BRACK OBAMA TẠI MỸ 25-7-2013.
23.07.2013 02:12

Xem hình
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc tết 2013
NĐ: Đó là hai trở ngại to lớn mà Chủ tịch Nước đang đối diện. Tuy vậy, đây lại là thời cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân. Và đây cũng là thời cơ thuận lợi để đẩy tới công cuộc “giải Hán hóa” mà dân tộc ta bao đời nung nấu, quyết thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc hội nhập vào thế giới dân chủ, văn minh. Ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết. Chính vì vậy mà cách đây hơn năm trăm năm, Nguyễn Trãi đã cảnh báo: “Thời! Thời ! Thực không nên lỡ”.
Chúng tôi hy vọng rằng Chủ tịch sẽ không phụ lòng mong mỏi của ông cha để xứng đáng với đòi hỏi của nhân dân đang chăm chú dõi theo chuyến công du quan trọng này.

                             THƯ GỬI CHỦ TỊCH NƯỚC

                Kính gửi Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang

                Nhân chuyến công du Hoa kỳ sắp tới

 Chúng tôi, những người Việt Nam trĩu nặng ưu tư về vận nước, đang băn khoăn theo dõi những diễn biến mới về thời cuộc trong nước và trên thế giới, bày tỏ với Chủ tịch Nước nhân chuyến công du Hoa Kỳ sắp tới một số suy nghĩ sau đây:

1. Cuộc công du của Chủ tịch Nước lần này diễn ra trong bối cảnh của những hoạt động quốc tế dồn dập ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á, Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới, đặc biệt là cuộc hội đàm riêng giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Obama, rồi chuyến công du của Chủ tịch Nước đến Trung Quốc và k‎ý‎ kết Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc.

Những cam kết đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc chưa ráo mực thì ngay lập tức trên Biển Đông, các tàu hải giám của Trung Quốc đã rượt đuổi và hành hung tàu cá của ngư dân ta đang hành nghề trên vùng lãnh hải của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa. Hành động ngang ngược này diễn ra đồng thời với việc họ tổ chức cấp phát giấy chứng minh nhân dân và giấy cư trú đợt đầu cho người Trung Quốc ở cái gọi là “thành phố Tam Sa”, mà ngay khi họ thành lập, Việt Nam đã tuyên bố rõ ràng rằng việc làm này của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hoàn toàn vô giá trị.

Đây là một hành động có tính toán thể hiện rõ âm mưu và thủ đoạn xảo quyệt của giới cầm quyền Bắc Kinh, cho nên không thể trông mong vào điều mà người phát ngôn của Bộ Ngoại giao ta tuyên bố “khi đường dây nóng đi vào hoạt động, hai bên sẽ có thể nhanh chóng, kịp thời trao đổi thông tin và biện pháp xử lý các vụ việc phát sinh đột xuất liên quan đến nghề cá”. Làm sao có thể tin vào giới cầm quyền Trung Quốc khi họ nói một đằng, làm một nẻo? Vì vậy, tuyệt đối không thể để cho những “cam kết”, những “tuyên bố” với Trung Quốc trong thời gian vừa qua phủ bóng và ảnh hưởng xấu tới cuộc công du của Chủ tịch Nước đến Hoa Kỳ lần này.

Chừng nào các nhà lãnh đạo Việt Nam vẫn còn lướng vướng trong vòng kiềm tỏa của “mười sáu chữ”, “bốn tốt” nhằm che đậy thủ đoạn của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán, chừng ấy Việt Nam vẫn bị đẩy vào quỹ đạo Trung Quốc, đất nước sẽ vẫn còn trầm luân. Nếu lại chỉ dựa vào những giải pháp như kiểu “đường dây nóng” thì e chỉ có thể dẫn tới việc trói tay trói chân người yêu nước đang quyết liệt đấu tranh vạch mặt mưu đồ đen tối của kẻ xâm lược, khác nào những thỏa thuận ngầm nhằm làm suy giảm ý chí quật cường bất khuất của toàn dân Việt Nam, đang phẫn nộ vạch trần những thủ đoạn xấu xa, lừa mị.

2. Chuyến công du của Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Thực trạng kinh tế rất đáng lo ngại. Nhiều hoạt động kinh tế bị đình đốn, nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động thiếu việc làm, nông dân và ngư dân gặp vô vàn trở ngại, đời sống các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo, người sống ở vùng sâu vùng xa hết sức khó khăn. Nhiều giải pháp tháo gỡ đang được đặt ra và xúc tiến mạnh mẽ, trong đó việc tham gia Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cần được xem như một hướng ra, một giải pháp quan trọng. Đây là vấn đề được đưa ra trong chương trình nghị sự của Chủ tịch Nước với người đồng cấp Hoa Kỳ.

Tuy nhiên những điều kiện tham gia TPP không đơn thuần chỉ là những cam kết về kinh tế mà bao gồm cả những vấn đề dân chủ và nhân quyền. Báo chí và truyền thông Mỹ những ngày gần đây liên tục đưa tin về chủ đề này. Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông David Shear đã không ngần ngại nói rõ: “Sẽ có rất nhiều người ở Quốc hội Mỹ đặt câu hỏi về vấn đề dân chủ, nhân quyền của Việt Nam khi chúng tôi trình hiệp ước đó (TPP) lên, chúng tôi không thể tránh được thực tế chính trị đó”. Tuy thế, dân biểu Frank Wolf của Đảng Cộng hòa vẫn quyết liệt: “Người dân Việt Nam và hàng triệu người Mỹ gốc Việt xứng đáng được hưởng điều kiện tốt hơn những gì mà Đại sứ Shear và chính quyền này mang lại. Chính quyền Obama đã làm thất vọng mọi công dân Việt Nam và mọi công dân Mỹ gốc Việt vốn quan tâm đến nhân quyền và tự do tôn giáo”.

Phải chăng đó cũng là lý do tại sao gần đây hai văn bản về nhân quyền đối với Việt Nam lại gấp rút được soạn thảo và trình lên Hạ nghị viện và Thượng nghị viện Mỹ. Trong đó, có nội dung ràng buộc điều kiện nhân quyền và dân chủ vào các khoản viện trợ phi nhân đạo dành cho chính phủ Việt Nam, đồng thời cổ súy thái độ cứng rắn hơn trong lĩnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo, thêm vào đó có điều khoản về đóng băng và cấm chỉ giao dịch liên quan đến tất cả tài sản và lợi ích của những đối tượng vi phạm luật này. Tổ chức Phóng viên Không biên giới mới vừa đưa ra một danh sách 35 blogger bị giam cầm ở Việt Nam là một cảnh báo về sự vi phạm một cách trắng trợn điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, khi Việt Nam đang ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. Không phải ngẫu nhiên Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc tuyên bố: “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”.

Ấy vậy mà, trong khi đời sống kinh tế bị đình đốn thì giới cầm quyền nước ta lại tăng cường bắt bớ, trấn áp người yêu nước; những người bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa chống Trung Quốc xâm lược vẫn bị khủng bố, đe dọa theo điều 258 của Bộ luật Hình sự, điều đó đã tạo một áp lực đè nặng lên tâm trạng xã hội. Chừng nào mà cái gọi là “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” đang được vận dụng hết sức tùy tiện và tràn lan chưa bị xóa bỏ, thì gương mặt Việt Nam về dân chủ và nhân quyền chưa thể được cải thiện trong ánh mắt của công luận trong khu vực và trên thế giới. Không thể nhập nhằng khái niệm “nhân đạo” như cách mà báo chí nhà nước đưa tin với việc khẳng định thực thi quyền con người, thực thi dân chủ. Tình trạng ấy làm cho việc tham gia vào TPP không thể thuận buồm xuôi gió được.

3. Đó là hai trở ngại to lớn mà Chủ tịch Nước đang đối diện. Tuy vậy, đây lại là thời cơ để thể hiện bản lĩnh của người gánh vác trọng trách trước Tổ quốc và nhân dân. Và đây cũng là thời cơ thuận lợi để đẩy tới công cuộc “giải Hán hóa” mà dân tộc ta bao đời nung nấu, quyết thoát khỏi quỹ đạo Trung Quốc hội nhập vào thế giới dân chủ, văn minh. Ông cha ta từng răn dạy, bỏ lỡ thời cơ là sự bỏ lỡ tệ hại nhất mà rồi cái giá mà dân tộc phải trả là không sao lường hết. Chính vì vậy mà cách đây hơn năm trăm năm, Nguyễn Trãi đã cảnh báo: “Thời! Thời! Thực không nên lỡ”.

    Chúng tôi hy vọng rằng Chủ tịch sẽ không phụ lòng mong mỏi của ông cha để xứng đáng với đòi hỏi của nhân dân đang chăm chú dõi theo chuyến công du quan trọng này.

                 Xin gửi Chủ tịch Nước lời chào trân trọng !

                            Ngày 19.7.2013

DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI GỬI THƯ ĐẾN CHỦ TỊCH NƯỚC

1. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
2. Bùi Tiến An, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
3. Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu phê bình văn học, Hà Nội
4. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP Hồ Chí Minh, TP HCM
5. Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
6. Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Tại chức TP Hải Phòng, Hải Phòng
7. Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Văn học, Hà Nội
8. Tống Văn Công, nguyên Tổng biên tập báo Lao động, TP HCM
9. Nguyễn Trung Dân, nhà báo, TP HCM
10. Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
11. Nguyễn Xuân Diện, TS, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Hà Nội
12. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
13. Phạm Chí Dũng, nhà báo tự do, TP HCM
14. Hà Dương Dực, Hoa Kỳ
15. Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP Hồ Chí Minh khóa 4, 5, TP HCM
16. Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
17. Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Pháp
18. Nguyễn Ngọc Giao, GS, nhà báo, Paris, Pháp
19. Lê Công Giàu, nguyên Phó Bí Thư thường trực Thành Đoàn TNCS TP HCM, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Du lịch TP HCM
20. Chu Hảo, PGS TS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
21. Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó ban Văn học Cổ Cận đại, Viện Văn học, Hà Nội
22. Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
23. Phạm Duy Hiển, GS TS, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
24. Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân vận Mặt trận, Thành uỷ TP Hồ Chí Minh, TP HCM
25. Võ Văn Hiếu, nguyên cán bộ Đài phát thanh giải phóng thuộc Ban Tuyên huấn Trung ương cục Miền Nam
26. Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế
27. Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
28. Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam, Đà Nẵng
29. Hà Thúc Huy, PGS TS, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, TP HCM
30. Nguyễn Thị Từ Huy, TS, TP HCM
31. Phạm Khiêm Ích, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
32. Trần Hữu Kham, thương binh mù, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975
33. Trần Hữu Khánh, cán bộ hưu trí, TP HCM
34. Lê Xuân Khoa, GS, nguyên Phó Viện trưởng Ðại học Sài Gòn, Hoa Kỳ
35. Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM
36. Viễn Kính, nhà báo, TP HCM
37. Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
38. Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng Du lịch Bình Quới, TP HCM
39. Lương Văn Liệt, nguyên cán bộ Thanh niên Xung phong, nguyên cán bộ Chi cục thuế, TP HCM
40. Trần Văn Long, nguyên Tổng thư ký Ban vận động cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt Nam (trước 1975), nguyên Phó Bí thư Thành đoàn TP HCM, TP HCM
41. Nguyễn Văn Ly, nguyên Phó phòng PA 25 CA thành phố HCM, nguyên thư ký của Bí thư thành ủy TP HCM Mai Chí Thọ
42. Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương, Hà Nội
43. Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, TP HCM
44. André Menras - Hồ Cương Quyết, cựu tù chính trị trước năm 1975, Pháp
45. GB Huỳnh Công Minh, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
46. Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
47. Trần Tố Nga, cựu tù chính trị trước 1975, Pháp
48. Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
49. Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên Viện IDS, Hội An
50. Hạ Đình Nguyên, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975
51. Nguyễn Xuân Ngữ, cựu chiến binh, TP HCM
52. Hồ Ngọc Nhuận, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc chính trị nhật báo Tin sáng, TP HCM
53. Trần Đức Nguyên, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
54. Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
55. Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, TP HCM
56. Nguyễn Kiến Phước, nhà báo, TP HCM
57. Đoàn Chí Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương cục Miền Nam
58. Ngô Văn Phương, Đại biểu Hội đồng Nhân dân TP HCM khóa 5, Ủy viên MTTQ TP HCM khóa 6
59. Phạm Xuân Phương, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
60. Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
61. Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
62. Nguyễn Ngọc Sơn, nguyên Phó Tổng Biên tập tạp chí Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Phó Tổng Biên tập tạp chí Thế giới trong ta, Hà Nội
63. Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam khóa VII, Nhật Bản
64. Trần Công Thạch, hưu trí, TP HCM
65. Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
66. Trần Thị Băng Thanh
67. Jos Lê Quốc Thăng, Linh mục, Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
68. Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
69. Trần Văn Thọ, GS, Đại học Waseda, Nhật Bản
70. Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP HCM
71. Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, TP HCM
72. Phan Văn Thuận, Giám đốc công ty TNHH Phú An Định, TP HCM
73. Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
74. Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, Đại tá, cựu chiến binh, Hà Nội
75. Nguyễn Thị Ngọc Trai, nhà văn, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
76. Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, TP HCM
77. Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
78. Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, Hà Nội
79. Hoàng Tụy, GS, Viện Toán học, nguyên Chủ tịch Viện IDS, Hà Nội
80. Hà Dương Tường, nguyên GS Đại học Compiègne, Pháp
81. Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
82. Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế


Nguồn >>> BVN
Tin nóng: Đi cùng Chủ tịch nước sang Mỹ đợt này có: "Trong đoàn có Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.
Các bí thư tỉnh ủy Quảng Ngãi, Hải Dương, Trưởng ban tôn giáo chính phủ cùng một số quan chức khác cũng đi theo đoàn.
Cuộc hội kiến giữa Tổng thống chủ nhà Barack Obama và Chủ tịch Trương Tấn Sang sẽ diễn ra trong ngày 25/7.
" - Nguồn BBC



Họp báo về nhân quyền trước chuyến thăm của Chủ tịch VN Trương Tấn Sang

Nguồn >>> YouTube



Tài sản TRIỆU ĐÔ của bí thư tỉnh ủy Hải Dương : Bùi Thanh Quyến ?


Nguồn: YouTube

 TIN LIÊN QUAN:

Vài suy nghĩ của của một số công dân yêu nước trước chuyến đi của ông Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Barack Obama tại Mỹ ngày 25-7-2013

[20.07.2013 07:53]
NĐ: " Trung Cộng đốc thúc xây dựng Hoàng sa, Trường Sa sau khi đã dùng vũ lực xâm chiếm của Việt Nam, biến nơi đây thành cái gọi là Tp. Tam Sa, đưa tàu bè hiện đại, dàn khoan khủng, tự coi Biển Đông như là cái ao nhà của họ.
Sai lầm nghiêm trọng này là cơ hội, là thời điểm để Mỹ chuyển hướng chiến lược sang vùng Thái bình dương lấy Đông Nam Á làm tâm điểm. Nhìn lại lịch sử, Mỹ không hề xâm lược một tấc đất nào trên Thế giới như Trung Cộng. Mỹ luôn đề cao nhân quyền, dân chủ. Mỹ coi trọng hai bên cùng có lợi. Các yếu tố đó tạo nên sức mạnh và niềm tin của Nhân loại khi nhìn vào Mỹ." - Nguyễn Quốc Minh

Đường Lưỡi Bò đối đầu với cả khu vực Biển Đông và Thế giới

[28.06.2013 02:11]
NĐ: Trung Cộng dù có 73 phép thần thông đi chăng nữa, không muốn thu hồi bản đồ đường 9 khúc hình Lưỡi Bò, thì cũng không tránh khỏi ngọn lửa Hỏa Diêm Vương thiêu cháy. Trung Cộng ngày càng bị cô lập trên toàn thế giới để rồi tự diệt vong.
Muốn hay không muốn, Nhân dân Trung Hoa có một thế hệ lãnh đạo mới coi trọng nhân quyền, dân chủ, trao trả lại Hoàng Sa Trường Sa cho Việt Nam, xóa bỏ bản đồ hình Lưỡi Bò, không gây sự các nước láng giềng và từ bỏ mưu đồ thôn tính các nước Đông Nam Á thì lúc đó đất trời vùng biển Hoa Đông, Biển Đông và các nước Đông Nam Á mới thực sự yên bình, thịnh vượng.

Thông điệp đặc biệt quan trọng của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear

[01.06.2013 18:48]
NĐ: Trong cuộc họp báo ngắn theo sau buổi gặp gỡ cộng đồng, Đại sứ Shear trích dẫn một báo cáo kinh tế của cơ quan nghiên cứu Peter G. Peterson Institute for International Economics, trong đó Hiệp định TPP được tiên đoán là sẽ gia tăng mức xuất khẩu của Việt Nam 26%, và gia tăng GDP của Việt Nam 11%.
Tuy nhiên, nhắc lại nhiều lần, ông nói Việt Nam phải có những “tiến bộ chứng minh được” trong lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo nếu muốn gia nhập TPP hay muốn có những bước hợp tác chặt chẽ hơn về ngoại giao và quốc phòng.

Lịch sử văn học Việt Nam liệu có lặp lại thời kỳ đẫm máu như phong trào Nhân văn giai phẩm ?

[21.07.2013 22:04]
NĐ: Phong trào "Nhân văn giai phẩm" là tiếng nói yêu nước của các nhà văn đã bị đàn áp đẫm máu và không ít nhà văn, nhà thơ nổi tiếng bị tù đày oan sai mà không hề xét xử. Tuy rằng, phong trào "Nhân văn giai phẩm" đã được minh oan trước năm 2000, nhưng đây đó những đầu óc thù cựu, áp đặt, tự đề cao mình đến mức mù quáng giáo điều mà quên đi tính nhân văn vốn có của quảng đại quần chúng nhân dân - Quyết định sự phát triển của nền Văn học chân chính.

BÁO ĐỘNG VÀ CẢNH GIÁC VỚI DỊCH VỤ "NHẬN GIỮ HỘ VÀNG" SAU NGÀY 30-6-2013.

[30.06.2013 05:24]
NĐ: Trong thời gian qua, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của khách hàng về quy định của nhà nước trong việc giữ hộ vàng, đã rộ lên dịch vụ "Nhận giữ hộ vàng" mà trong Hợp đồng không có điều khoản : phải trao trả đúng seri và không có biên bản thống kê seri , chủng loại vàng khi nhận giữ hộ.

SAI LẦM NGHIÊM TRỌNG CỦA ÔNG THỐNG ĐỐC NHNN NGUYỄN VĂN BÌNH

[24.06.2013 20:51]
NĐ:Gần đây, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cũng ngụy biện và mơ hồ lẫn lộn không kém gì ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, khi nêu ra vấn đề: "NHNN không độc quyền kinh doanh vàng. Nhà nước vẫn cho kinh doanh vàng, chỉ khác là điều kiện chặt chẽ hơn trước khi có Nghị định 24. Nhà nước chỉ độc quyền 2 cái. Thứ nhất là độc quyền xuất nhập khẩu vàng. Thứ hai là độc quyền thương hiệu vàng" (???). Hình như ông TS. Võ Trí Thành này, đang nằm ngủ cùng với giấc mơ : giá vàng thế giới tụt xuống Toilet.

KẺ THÙ CỦA NHÂN DÂN NGÀY MỘT PHÌNH RA ?

[17.07.2013 21:28]
NĐ: Từ hơn thập kỷ nay, các Nhóm lợi ích tham nhũng đã trở thành kẻ thù của Nhân dân Việt Nam đang ngày một phình ra. Chúng tự áp đặt pháp luật, ngồi trên pháp luật vi phạm nhân quyền một cách trắng trợn. Chúng dựng chuyện để bắt dân, đập chết dân, bắn vào dân, bắt dân oan vào tù, ra tay cướp đất, bắt những nhân sỹ trí thức hiền tài dũng cảm nói lên sự thật vào tù đối xử tàn bạo. Kẻ thù của Nhân dân Việt Nam đang cấu kết với thế lực nước ngoài xâm chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, xâm chiếm Biển Đông để giữ cái ghế độc quyền thu lợi bất chính làm cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp ngày một nhiều, đời sống người dân khốn đốn đặc biệt là nông dân chơi vơi mất đất mất cả tương lai, buôn lậu gia tăng, nền kinh tế Việt Nam ngày càng lún sâu be bét sa lầy, thua xa các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam, không còn ai bảo vệ công lý ? - TS. Lê Đăng Doanh trả lời báo chí trước sự bắt bớ đối với Luật sư Lê Quốc Quân.

[05.07.2013 17:53]
NĐ: TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh tế Trung ương,Cựu thành viên sáng lập Viện IDS về phản biện độc lập (đã giải thể) cũng bày tỏ quan ngại về khuynh hướng trong đó Việt Nam có những dấu hiệu lạm dụng quyền lực khi bắt bớ tràn lan trong bối cảnh thiếu vắng một nền tư pháp độc lập.
Tiến sỹ Doanh nói: "Ở Việt Nam hiện nay có câu cửa miệng rất đáng lo ngại đó là 'cứ bắt là có tội, cứ ra Tòa là có án".
"Và đấy là điều thúc đẩy cho những người trí thức mong muốn có một sửa đổi Hiến pháp."
"Bởi vì không có một nền công lý, không có một nền tư pháp độc lập, thì cũng không thể có một nền tự do dân chủ, nhân quyền của người dân."



KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 CỦA CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN TRONG & NGOÀI NƯỚC GỬI QUỐC HỘI VIỆT NAM (Kiến nghị 72)

[22.01.2013 01:48]
NĐ:"Việc lấy ý kiến đóng góp của toàn dân về sửa đổi Hiến pháp là một việc hệ trọng đến vận mệnh quốc gia, phải được tiến hành một cách nghiêm chỉnh, không thể tắc trách, lấy lệ. Vì vậy, thời hạn lấy ý kiến của nhân dân chỉ trong vòng ba tháng là quá ngắn, dễ dẫn đến tình trạng làm một cách hình thức cho qua chuyện. Vì vậy chúng tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm 2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh, thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia." - BVN
Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket


Hoan hô Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết không nhắc tới Đảng cộng sản Việt Nam và mấy từ XHCN

[12.02.2013 23:58]
NĐ: " Đón chào năm mới Quý Tỵ - 2013 chính là thời điểm để một lần nữa, mỗi gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân. Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày hôm nay. Trách nhiệm của chúng ta là kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ của cha ông, phải xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta ngày càng thêm giàu đẹp, vững bền."

Ai nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố.

[15.12.2012 18:43]
NĐ:“Bây giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.

Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp - Báo VietNam.Net. SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP THẾ NÀO - VÌ SAO PHẢI BỎ ĐIỀU 4 ?

NĐ: - Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng bên cạnh vai trò đã xác định. Theo ông Phan Trung Lý, "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4 Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì cấm kỵ cả" - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới.




MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài, thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...

Nguyễn Qốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CHÚC MỪNG PHỤ NỮ VIỆT NAM & TRÊN TOÀN THẾ GIỚI VUI KHỎE , GẶP NHIỀU MAY MẮN !
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 01-10-2024
CÁCH SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI TUYỆT VỜI. NGÀY 24-09-2024 TẠI HỘI ĐỒNG LHQ, TỔNG THỐNG HOA KỲ JOE BIDEN VÀ TỔNG THỐNG UKRAINE VOLODYMYR ZELENSKY ĐÃ PHÁT BIỂU LÊN ÁN MẠNH MẼ THẾ LỰC ĐỘC TÀI KHỦNG BỐ XÂM LƯỢC ĐỨNG ĐẦU LÀ PUTIN ĐANG GÂY NHIỀU TAI HỌA CHO NHÂN LOẠI.
VNG Bị Trung Quốc Thâu Tóm: Nguy Cơ Dữ Liệu Zalo Người Dùng Việt Nam | Hiểu Rõ Hơn
Tin trên Google : Ngày Đêm 17/09/2024 - 30/10/2024
HIỂU VỀ ĐỒI MỒI, TÀN NHANG, NÁM DA, RỤNG TÓC & CÁCH PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
QUYỀN ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH. ĐÓ LÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC, KHÔNG PHẢI CỦA NGÀNH CÔNG AN
XÃ HỘI GÌ ? CHỦ NGHĨA GÌ ? KHI GÁN GHÉP THÀNH “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”
TỐP 10 VÀ TỐP 20 NGÂN HÀNG HOÀN THÀNH TỐT KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024 VÀ NĂM 2023 NỘP NGÂN SÁCH LỚN NHẤT
CHÚC MỪNG QUỐC KHÁNH UKRAINE 24 - 8

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Người tài sẽ không lạy lục mua chuộc ai. Kẻ hèn kém sẽ dung tiền để mua bằng được tài năng.
E.ZOLA.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm