Thông điệp đặc biệt quan trọng của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear
01.06.2013 18:48
|
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear |
NĐ: Trong cuộc họp báo ngắn theo sau buổi gặp gỡ cộng đồng, Đại sứ Shear trích dẫn một báo cáo kinh tế của cơ quan nghiên cứu Peter G. Peterson Institute for International Economics, trong đó Hiệp định TPP được tiên đoán là sẽ gia tăng mức xuất khẩu của Việt Nam 26%, và gia tăng GDP của Việt Nam 11%. Tuy nhiên, nhắc lại nhiều lần, ông nói Việt Nam phải có những “tiến bộ chứng minh được” trong lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo nếu muốn gia nhập TPP hay muốn có những bước hợp tác chặt chẽ hơn về ngoại giao và quốc phòng.
Thông điệp của Đại sứ Mỹ ở Little Saigon
Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear vừa họp với cộng đồng Việt Nam hôm thứ Bảy 01/06/2013 ở Little Saigon, Nam California.
Tại đây Đại sứ Shear đã trình bày và trả lời câu hỏi bao quát nhiều chủ đề, từ quốc phòng tới di trú tới thương mại, nhưng đề tài được quan tâm nhất vẫn là nhân quyền và tự do tôn giáo - một điều có thể hiển nhiên, vì chính Đại sứ Shear cũng tuyên bố “nhân quyền có liên kết không tách rời được” với những lãnh vự khác trong quan hệ Mỹ–Việt.
Một trong những điều mà cả Đại sứ Shear lẫn Dân biểu Alan Lowenthal, một thành viên Ủy ban Ngoại giao Hạ viện và là người tổ chức buổi họp, đều nói, là nếu Việt Nam muốn gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì Hà Nội phải thực hiện “những tiến bộ chứng minh được” về nhân quyền.
Trình bày với hình ảnh kèm theo, Đại sứ Shear cho biết bốn mục tiêu của Hoa Kỳ trong quan hệ với Việt Nam là “quan hệ kinh tế và thương mại; hợp tác về ngoại giao và an ninh khu vực; giáo dục, y tế, môi trường; và đối thoại rất nghiêm khắc và rất mạnh mẽ về nhân quyền.”
Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng vừa đưa ra thông điệp về an ninh hàng hải tại Singapore.
Về an ninh trên Biển Đông, Đại sứ Shear nói “Chúng tôi rất quan ngại về mức căng thẳng đang gia tăng trên vùng biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Chúng tôi sẽ cực kỳ quan ngại nếu bất cứ bên nào hiện đang khẳng định chủ quyền trên biển Nam Trung Hoa lại sử dụng đến vũ lực.”
“Hoa Kỳ ủng hộ một giải pháp đa phương mạnh mẽ để quản lý vùng biển này,” ông nói. Trong cuộc họp báo ngắn theo sau buổi gặp gỡ cộng đồng, trả lời BBC ông nói thêm một lần nữa là Hoa Kỳ muốn các bên liên quan “tìm giải pháp trong một quá trình cả nhóm.”
“Chúng tôi muốn ASEAN thương thuyết để giúp giải quyết những khác biết, nhưng nếu không giải quyết được, thì chúng tôi muốn những khác biệt được khống chế,” ông nói.
“Tôi nghĩ là Tổng thống Obama cũng sẽ nói như vậy với Chủ tịch Tập Cận Bình khi hai người gặp nhau tại California vào tuần tới.”
Hoa Kỳ ủng hộ bản Tuyên bố Ứng xử biển Đông năm 2002, và ủng hộ các bên thỏa thuận một bộ Quy tắc Ứng xử mới.
Tuy nhiên, ông nói thêm, “Hoa Kỳ không ủng hộ riêng sự khẳng định chủ quyền của riêng nước nào trên vùng biển này cả.”
Biển Đông là một đường hàng hải chiến lược, và không chỉ có Hoa Kỳ quan tâm, mà nhiều nước khác cũng hợp tác trong vấn đề này, có Úc, Nhật và Nam Hàn.
Đại sứ nói ông dùng tên gọi Biển Nam Trung Hoa vì đó là tên chính thức của chính phủ Hoa Kỳ, nhưng ông thông cảm với một số cử tọa trong cộng đồng muốn ông dùng tên Biển Đông hay biển Đông Nam Á. “Chuyện đặt một tên rất là khó, mà không phải chỉ ở Việt Nam,” ông nói. “Các đồng nghiệp Hàn Quốc luôn luôn muốn chúng tôi ngừng dùng tên gọi 'biển Nhật Bản' mà họ muốn chúng tôi dùng tên 'Biển Đông."
Chọn Mỹ hay Trung Quốc ?
Trong buổi gặp gỡ cộng đồng, có một vị trong cử tọa hỏi về cách đảm bảo thăng bằng của giới lãnh đạo Việt Nam giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Ông gọi đó là đi một đường mỏng manh ("a delicate line"), và Đại sứ David Shear trả lời:
"Ý kiến của giới lãnh đạo Việt Nam về Hoa Kỳ rất là phức tạp. Có những người từng tham chiến trong chiến tranh, và họ chưa hoàn toàn thân thiện với Hoa Kỳ. Có những người giáo điều ý thức hệ và lo ngại về những biến đổi về xã hội và chính trị nếu bang giao quá mật thiết với Hoa Kỳ.
"Có những người muốn cải tổ kinh tế và họ cho Hoa Kỳ là nước tốt nhất có thể giúp Việt Nam trong cải tổ kinh tế. Lại có người muốn thân thiện với Hoa Kỳ để làm đối trọng với Trung Quốc. Cho nên, vâng, họ đang đi một đường rất mong manh, mà phía chúng ta cũng vậy." Đại sứ Hoa Kỳ nói thêm
TPP gắn liền nhân quyền
Trong cuộc họp báo ngắn theo sau buổi gặp gỡ cộng đồng, Đại sứ Shear trích dẫn một báo cáo kinh tế của cơ quan nghiên cứu Peter G. Peterson Institute for International Economics, trong đó Hiệp định TPP được tiên đoán là sẽ gia tăng mức xuất khẩu của Việt Nam 26%, và gia tăng GDP của Việt Nam 11%.
Tuy nhiên, nhắc lại nhiều lần, ông nói Việt Nam phải có những “tiến bộ chứng minh được” trong lãnh vực nhân quyền và tự do tôn giáo nếu muốn gia nhập TPP hay muốn có những bước hợp tác chặt chẽ hơn về ngoại giao và quốc phòng.
“Tôi nói điều này với các viên chức cao cấp của Việt Nam. Tôi nói với Chủ tịch Sang, tôi nói với Thủ tướng Dũng, tôi nói với Tổng bí thư Trọng, tôi nói với Bộ trưởng Ngoại giao Minh. Tôi và các nhân viên ngoại giao đoàn nói điều này với tất cả các viên chức Việt Nam nào mà chúng tôi có cơ hội gặp.”
Ông đưa thí dụ những điều Hoa Kỳ đã đòi hỏi ở Việt Nam: Thả tù chính trị, tăng cường tự do ngôn luận, tự do hội họp, tăng cường tự do tôn giáo và công nhận thêm nhiều tổ chức tôn giáo, thông qua Công ước chống Tra tấn của Liên Hiệp Quốc.
Một số thành tựu mà ông gọi là “rất khiêm tốn” trong lãnh vực này là việc thả Tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân, thả Luật sư Lê Công Định, và vào tháng Hai, Hà Nội tiếp giám đốc văn phòng Washington DC của Ân xá Quốc tế.
Tôn giáo & CPC
Mặt khác, Hà Nội vẫn còn giới hạn tự do tôn giáo. Ông kể về một chuyến đi Vinh gặp Giám mục Nguyễn Thái Hợp vào tháng Chín 2012.
Chuyến đi dự trù kéo dài hai ngày trong đó có cuộc gặp Đức cha Hợp. Nhưng khi đến nơi, ông được cho biết là cuộc gặp sẽ không diễn ra được. Ông đã rút ngắn chuyến đi, chỉ vào gặp Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An “để nói là tôi rất thất vọng với việc không được gặp Giám mục Hợp,” và sau đó về thẳng Hà Nội.
“Tôi cũng chẳng chờ tới chuyến máy bay nữa, tôi lên xe và lái thẳng về.
“Nhân viên ngoại giao chúng tôi gặp gỡ và giữ liên lạc thường xuyến với các nhân vật các tôn giáo tại Việt Nam, vì đây là vấn đề quan trọng.”
Khi một phóng viên so sánh là ở Việt Nam người ta đi nhà thờ, đi chùa rất tự do, Đại sứ Shear cũng công nhận. “Như khi tôi đến Phát Diệm, người ta đi lễ Nhà thờ Chính tòa rất đông,” ông nói.
Tuy nhiên, ông cho rằng vẫn còn có nhiều rào cản trong việc thờ phượng, “nhiều cơ sở tôn giáo chưa được công nhận.” Đại sứ Shear kể chuyện đi gặp hai cộng đoàn tôn giáo tại gia ở Điện Biên, một Tin Lành và một Công Giáo. “Họ nói với tôi là khi chúng tôi quan tâm tới họ thì chính quyền địa phương bớt làm khó dễ họ hơn.”
Nhưng cũng trong lãnh vực tôn giáo, nhiều người trong cử tọa lên tiếng muốn Hoa Kỳ đặt Việt Nam vào lại danh sách CPC, tức danh sách “nước cần quan tâm đặc biệt” vì vi phạm tự do tôn giáo. CPC là một danh sách thiết lập theo Luật Tự do Tôn giáo Quốc tế (IFRA).
Trong khi nhiều người đặt vấn đề CPC, Đại sứ Shear nói Việt Nam nói đạo luật IFRA có những điều khoản rất hẹp và rất cụ thể để đặt một nước nào đó vào danh sách CPC, và Việt Nam được đưa ra khỏi CPC năm 2006 vì Mỹ cho rằng mức đàn áp ở Việt Nam “chưa tới mức của IFRA.”
Tuy nhiên, không lên danh sách CPC “không có nghĩa là tự do tôn giáo không phải là vấn đề cực kỳ quan trọng.” Ông nói “chúng tôi đặt vấn đề này ở mức ngoại giao với những nhân vật lãnh đạo cao cấp nhất.”
Buổi gặp gỡ cộng đồng và họp báo liên tục xoay quanh những vấn đề nhân quyền, tôn giáo và Biển Đông.
Một đại diện của Ủy Ban Nhân Quyền Việt Nam trao cho Đại sứ Shear bản Báo cáo Nhân quyền. Một nhà báo đặt vấn đề áp lực Việt Nam cho truyền thông hải ngoại được phát về Việt Nam. Nhiều người muốn biết vụ gian lận visa ở Sài Gòn và ảnh hưởng tới việc xét thị thực (“tôi không nghĩ sẽ ảnh hưởng tới mức độ bác đơn thị thực,” ông trả lời).
Giáo dục, y tế và môi trường
Về giáo dục, Đại sứ Shear nói hiện có trên 15,000 du học sinh và sinh viên Việt Nam đang học tập tại Hoa Kỳ, và ông khẳng định “Chẳng việc gì tôi làm trong lãnh vực nhân quyền có thể ảnh hưởng với Việt Nam nhiều bằng những gì các sinh viên này sẽ thực hiện trong vòng 15 tới 30 năm nữa.”
Ngược lại, nhiều sinh viên và trí thức Mỹ cũng qua Việt Nam học và nghiên cứu theo chương trình Fulbright. Ngoài ra, mỗi năm chương trình Fulbright đưa 20 người qua Việt Nam để huấn luyện cho thầy cô giáo Việt Nam phương pháp dạy tiếng Anh tốt hơn.
Về môi trường, Đại sứ Shear cũng cho biết Việt Nam đang lo ngại về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
“Sông Cửu Long hiện đang bị tấn công từ hai phía,” ông nói. Một phía là những đập thủy điện ở thượng nguồn, và một phía là địa cầu đang bị hâm nóng khiến mực nước biển dâng và đất canh tác bị mặn thêm.
Trong lãnh vực y tế, Đại sứ Shear nhắc đến những phần trợ giúp chống HIV, chống cúm gia cầm, cũng như những trường lớp, phòng y tế, được tu sửa bằng viện trợ USAID.
Đưa hình chụp Phó Đại sứ Claire Pierangelo trong một trường tiểu học và phòng khám nha khoa ở Kontum, ông nói thêm, “Chúng tôi rất quan tâm tới vùng Tây nguyên và nhân sự ngoại giao đoàn đến thăm vùng đó nhiều lần.”
Vũ Quí Hạo Nhiên
Nguồn >>> BBC
TIN LIÊN QUAN:
Mỹ giành vị trí nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới |
|
[31.05.2013 04:24] NĐ: Mỹ đánh bật Hong Kong để giành lại vị
trí số một trong bảng xếp hạng thường niên 60 nền kinh tế cạnh tranh
nhất năm 2013 do Viện Quản lý phát triển (IMD) có trụ sở tại Thụy Sĩ
công bố. Đông Nam Á cũng góp nhiều đại diện trong bảng danh sách năm
nay. Singapore và Malaysia đều tụt một hạng xuống vị trí 5 và 15, trong
khi các đại diện còn lại đều tăng như Thái Lan tăng ba hạng lên vị trí
27, Philippines tăng năm hạng lên 38, Indonesia tăng ba hạng lên 39. Năm
nay Việt Nam không có tên trong danh sách. |
LO LẮNG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM NGÀY CÀNG PHỤ THUỘC VÀO TRUNG CỘNG |
|
[30.05.2013 19:10] NĐ: Cần phải luôn ý thức để phân biệt rằng :
Đảng cộng sản Trung Quốc (gọi tắt là Trung Cộng) cũng đang đối đầu với
Nhân dân Trung Quốc yêu chuộng hòa bình và công lý. Trung Cộng huy động
vũ trang dùng bạo lực xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam chứ
không phải Nhân dân Trung Quốc. Người dân yêu nước Việt Nam phản đối
Trung Cộng chứ không bao giờ phản đối Nhân dân yêu nước Trung Quốc.
Trung Cộng biết điều đó, nên lúc nào cũng tìm cách chia rẽ các nước
Asean,nói một đằng làm một nẻo nhằm chiếm đoạt Biển Đông, thôn tính Việt
Nam. |
Ngụy biện để tiếp tục dự án bauxite ở Tây Nguyên chồng chất thua lỗ và hủy hoại môi trường |
|
[20.05.2013 22:19] NĐ:“Đối với nền kinh tế, đối với cuộc sống
của người dân thì cũng đã có nhiều mất mát, đảo lộn cuộc sống ở Tây
nguyên rồi. Như vừa rồi trên báo chí cho thấy có những người nông dân
vốn dĩ họ đang trồng cà phê và bây giờ họ thấy xuất khẩu 6 tấn bauxite
mới bằng một tấn cà phê thì họ xót ruột vô cùng đối với chung và cuộc
sống riêng của họ nữa. Mất mát đã có là lớn nhưng nếu còn làm tiếp thì
mất mát còn lớn hơn, phải xem xét truy cứu trách nhiệm của tất cả những
người cứ cố tình làm tiếp và gây ra những mất mát như vậy.”- Bà Phạm Chi
Lan |
Quốc hiệu nào hội tụ lòng Dân ? - tác giả: GS. Hoàng Xuân Phú |
|
[19.05.2013 19:33] NĐ:" Với những điều đã được trình bày ở
trên, có lẽ đa số Nhân dân sẽ không chấp thuận gắn bó mãi với quốc hiệu
hiện thời, tức là nó không thỏa mãn Tiêu chí 4. Nếu nhà cầm quyền muốn
chứng minh điều ngược lại, thì phải tiến hành trưng cầu dân ý một cách
thật sự dân chủ, thông qua hình thức bỏ phiếu kín, để người dân dám bầy
tỏ chính kiến của mình, thay vì ép buộc họ phải điền hai chữ "đồng ý",
hay làm ngơ trước thực tế rồi kết luận bừa như mấy chục năm qua. Trước
khi trưng cầu dân ý, giới lãnh đạo và bộ máy lý luận hãy ngồi lại với
nhau, thảo luận cho ra nhẽ, để xác định rõ thứ "Xã hội chủ nghĩa" mà họ
theo đuổi thực ra là cái gì." |

KIẾN NGHỊ VỀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992 CỦA CÁC TẦNG LỚP NHÂN DÂN TRONG & NGOÀI NƯỚC GỬI QUỐC HỘI VIỆT NAM (Kiến nghị 72)
|
|
[22.01.2013 01:48] NĐ:"Việc lấy ý kiến đóng góp của toàn dân về
sửa đổi Hiến pháp là một việc hệ trọng đến vận mệnh quốc gia, phải được
tiến hành một cách nghiêm chỉnh, không thể tắc trách, lấy lệ. Vì vậy,
thời hạn lấy ý kiến của nhân dân chỉ trong vòng ba tháng là quá ngắn, dễ
dẫn đến tình trạng làm một cách hình thức cho qua chuyện. Vì vậy chúng
tôi kiến nghị gia hạn thời gian lấy ý kiến của nhân dân đến hết năm
2013, đồng thời khuyến khích đề xuất các dự thảo khác để Quốc hội, Ủy
ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp cùng toàn thể đồng bào tham khảo, so sánh,
thảo luận nhằm xây dựng một bản hiến pháp phù hợp nhất cho quốc gia." -
BVN |
Không có cấm kỵ khi góp ý sửa Hiến pháp - Báo VietNam.Net. SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP THẾ NÀO - VÌ SAO PHẢI BỎ ĐIỀU 4 ?
NĐ: - Về vai trò lãnh đạo của Đảng, dự thảo
cũng bổ sung quy định về trách nhiệm của Đảng bên cạnh vai trò đã xác
định. Theo ông Phan Trung Lý, "nhân dân có thể cho ý kiến đối với điều 4
Hiến pháp như với tất cả các nội dung khác trong dự thảo, không có gì
cấm kỵ cả" - Chủ nhiệm UB Pháp luật QH, Trưởng ban biên tập dự thảo sửa
đổi Hiến pháp 1992 khẳng định với báo giới.
Vài lời với Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng - tác giả: Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên, báo Gia đình & Xã Hội. |
|
[26.02.2013 10:16] NĐ:"Tôi khẳng định mình có quyền tuyên bố
như trên và tất cả những người Việt Nam khác đều có quyền tuyên bố như
thế. Tôi khẳng định, mình đang thực hiện quyền cơ bản của con người là
tự do ngôn luận, tự do tư tưởng; quyền này mỗi người sinh ra đã tự nhiên
có, nó được nhân dân Việt Nam thừa nhận và tôn trọng; quyền này không
phải do đảng cộng sản của các ông ban cho, nên các ông cũng không có
quyền tức đoạt hay phán xét nó. Vì thế, tôi có thể xem những lời phán
xét trên của ông, nếu có hướng đến tôi là một sự phỉ báng cá nhân. Và
tôi cho rằng, những người nào chống lại các quyền trên là phản động, là
đi ngược lại với lợi ích của nhân dân, dân tộc, đi ngược lại xu hướng
tiến bộ của nhân loại."- Nguyễn Đắc Kiên – Nhà báo, báo Gia Đình &
Xã Hội |
Giữ
Điều 4 mới chính là suy thoái đạo đức, thưa ông Tổng Bí thư đảng cộng
sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ! - tác giả: Nhà báo Võ Văn Tạo.
NĐ:"Như vậy, theo nhận thức của người viết
bài này, rõ ràng quan điểm trên về đạo đức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng phát biểu ở Vĩnh Phúc hoàn toàn trái ngược với quan điểm của Hồ
Chí Minh trong bài viết “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa
cá nhân”. Chúa ơi ! Tôi ước gì mình nhận thức sai, chứ cỡ Tồng Bí thư
mà cũng nhận thức sai thì nguy to rồi !" - Nhà báo Võ Văn Tạo
Hoan hô Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết không nhắc tới Đảng cộng sản Việt Nam và mấy từ XHCN |
|
[12.02.2013 23:58] NĐ:
" Đón chào năm mới Quý Tỵ - 2013 chính là thời điểm để một lần nữa, mỗi
gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ
nước của các bậc tiền nhân. Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ
người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động
sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày
hôm nay. Trách nhiệm của chúng ta là kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ
của cha ông, phải xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta ngày càng
thêm giàu đẹp, vững bền." |
Ai
nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu
lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước - Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang tuyên bố. |
|
[15.12.2012 18:43] NĐ:“Bây
giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình
“chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự
phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là
việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi
chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà
được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận
động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo
lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ. |
TỪ ĐẢNG CỘNG SẢN BAN ĐẦU ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY ? |
|
[27.12.2012 20:23] NĐ:"
Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo quay lại với dân, dựa vào, kiên
quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực hiện dân chủ, tin tưởng trí thức
yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực
hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, không chỉ hữu hảo với Trung
Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi
ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ trang, giáo dục phát huy truyền
thống dũng cảm kiên cường của lực lượng vũ trang. Có như thế mới giữ
được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến lên, tránh được nguy cơ trở
thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán." - Nguyễn
Trọng Vĩnh |
Đừng “đổ” cho báo chí khó khăn của ngân hàng !
NĐ: "Thống đốc NHNN
Nguyễn Văn Bình cố tình không biết thực trạng hàng loạt doanh nghiệp phá
sản và ngưng hoạt động, hàng triệu lao động không có thu nhập đang thất
nghiệp và Vàng được loại ra khỏi rổ để tính CPI, Nợ xấu chất cao, các
Doanh nghiệp ngắc ngoải không tiếp cận được vốn vay, trong khi NH lại đổ
dồn đi mua Trái phiếu Chính Phủ để tăng đạt chỉ tiêu Tín dụng cuối năm
đã làm cho Chỉ số Lạm phát tụt xuống là lẽ đương nhiên...
< TS Nguyễn Trí Hiếu
Cần sớm loại bỏ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình để thay đổi tư duy về quản lý Tiền tệ & Thị trường vàng. |
|
[26.12.2012 20:22] NĐ:
"Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói
một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số
Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong
mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm vàng làm chức năng
thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và
độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo
ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích
làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do
sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế
thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc
Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng. |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngụy biện và tiếp tục chống lại Nghị quyết của Quốc Hội về quản lý vàng |
|
[24.12.2012 19:10] NĐ:
Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ -
Môi trường của Quốc hội cho biết, tại kỳ họp 4 bà đã có văn bản chất
vấn Thống đốc về việc Quyết định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng
miếng SJC đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá
tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa? Vừa qua
Thống đốc đã có công văn trả lời, trong đó chỉ nói về Nghị định 24 của
Chính phủ mà không nói về Quyết định 1623. |
Quốc Hội vẫn khẳng định Nghị quyết: "bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá thế giới" |
|
[23.11.2012 19:46] NĐ:
Liên quan tới thị trường vàng, vấn đề đang được dư luận hết sức quan
tâm vì nhiều tháng qua giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng
mỗi lượng, Quốc hội tiếp tục yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý và
ổn định thị trường vàng, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản
của người dân. Như vậy, những gì mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình
đã làm và phát ngôn trong phiên chất vấn đang chống lại Nghị quyết của
Quốc Hội. |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác |
|
[16.11.2012 19:00] NĐ:"
Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện
pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính
lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất,
chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng... Tôi cho rằng công cụ
hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất
hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa
thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận
gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời
riêng và khi đó thường hậu quả rất lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư
vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Quốc hội |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội |
|
[14.11.2012 19:20] NĐ:
"Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói
một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số
Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong
mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm vàng làm chức năng
thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và
độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo
ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích
làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do
sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế
thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc
Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng |
Thống
đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phải chịu trách nhiệm hình sự về các thương
hiệu Vàng miếng bị làm giả, nhái và rối loạn thị trường vàng ? |
|
[12.11.2012 04:34] NĐ:Đó
là cẩu hỏi và cũng là câu trả lời của người dân Việt Nam hiện nay. Năm
tổ chức được NH Nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng trước đây là NH
ACB, Công ty vàng NH Phương Nam, Công ty vàng NH Sacombank, Công ty vàng
NH Nông nghiệp, Công ty PNJ đã chủ động bàn giao khuôn đúc cho NH Nhà
nước TP.HCM niêm phong quản lý do họ không được sản xuất vàng miếng nữa.
Sự minh bạch này đồng nghĩa với việc dồn trách nhiệm pháp luật cho ông
thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, đang đi ngược nền kinh tế thị trường
hàng hóa là nguyên nhân làm rối loạn thị trường vàng miếng, để xảy ra
tình trạng vàng miếng giả, nhái ngày một tràn lan gây thiệt hại vô cùng
lớn cho nền kinh tế Việt Nam. |
Chất vấn Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Binh về “lợi ích nhóm” |
|
[11.11.2012 02:44] NĐ:
Trong năm 2012, "Cục máu đông Nợ xấu" do các NHTM gây ra là nguyên nhân
chính băng hoại nền kinh tế Việt Nam, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN
Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới.
Đặc biệt, Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần
lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng
phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa
của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền
kinh tế thị trường hàng hóa. Muốn có cú huých để phát triển nền kinh
tế và khôi phục uy tín trong quan hệ thương mại với Quốc tế, đã đến lúc
Quốc Hội phải tiệt trừ những kẻ đứng đầu Nhóm lợi ích Ngân hàng, Giao
thông Vận tải,... nói một đằng lam một nẻo gây nguy kiệt Quốc gia Việt
Nam. |
Nợ xấu và Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ? |
|
[31.10.2012 21:39] NĐ:
"Trong lúc nợ xấu thực sự của Việt Nam còn đang tranh cãi thì có thể
nghĩ rằng, Thống đốc Bình đang mắc món “nợ xấu” khác thuộc phạm trù nguy
hiểm ở cả ba nhóm: Nhóm 3: dưới chuẩn về hiểu biết; Nhóm 4: khiến người
ta có quyền nghi ngờ về trình độ cầm cân nẩy mực cho nền kinh tế và;
Nhóm 5: khả năng mất vốn đã bỏ ra cho cái ghế." - Hiệu Minh |
ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu |
|
[31.10.2012 20:06] NĐ:
Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng. Ngoài nguyên nhân chính của nợ
xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn
hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất
trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ
đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua
thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả
người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng |
Ai gây ra thị trường vàng rối ren ? |
|
[28.10.2012 05:17] NĐ:
Nếu quản lý tốt, có chính sách hay, người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng,
họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có
thể phát triển một thị trường vàng cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài
khoản, “vàng giấy” (người dân mua vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay
vào đó là giấy chứng nhận sở hữu vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu
quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn
chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp pháp của người dân, đó là được sở hữu
vàng. |
Kẻ chịu trách nhiệm về nợ xấu và độc quyền vàng miếng SJC ? |
|
[08.10.2012 02:48] NĐ:
"Căn bệnh Nợ xấu Ngân hàng đã di căn phát tán và thị trường Vàng miếng
độc quyền SJC đã làm băng hoại nền kinh tế Việt Nam gây ra những tổn
thất nặng nề cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị phá sản, dừng hoạt động,
Ngân sách nhà nước bị thất thu cực lớn, còn người dân thiệt hại vô cùng
trong hoang mang khi mua bán, cất trử và gửi vàng. |
Sốt vàng và câu hỏi về cơ chế độc quyền |
|
[05.10.2012 03:54] NĐ:
TS Phạm Đỗ Chí - nguyên Chuyên gia Kinh tế và Đầu tư cao cấp của Quỹ
tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: Tình hình hiện nay gây khó khăn, tạo tâm
lý bất ổn cho cả doanh nghiệp và một số lượng lớn dân cư giữ vàng.
Trước mắt, khi giá vàng của các thương hiệu khác ngoài SJC giảm mạnh,
người dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất và sau đó khó khăn sẽ
đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực về vốn và giải quyết việc
làm cho người lao động tham gia sản xuất vàng miếng. |
Ngừng huy động, vàng sẽ càng nóng ? |
|
[09.10.2012 23:00] NĐ:
Những chủ trương, chỉ thị, công văn, phát ngôn... đầy mu mơ của ông
Nguyễn Văn Bình từ ngày nhậm chức Thống đốc NHNN (3-8-2011) càng làm rối
rắm trong quản lý tiền tệ. Cục máu đông Nợ xấu tín dụng ngân hàng đang
phình ra và thị trường Vàng miếng đang rối loạn vênh giá nội ngoại đẩy
giá lên cao do chủ trương tai hại là độc quyền vàng miếng SJC một cách
giả tạo để nhóm lợi ích Ngân hàng hốt tiền làm giàu bất chính, làm đổ bể
hàng trăm ngàn doanh nghiệp, thất thu lớn cho ngân sách, gây thiệt hại
cho người dân trong việc mua - bán - thanh toán - cất trử - gửi tiền,
vàng là không hề nhỏ. Gần đây, Quốc tế đã xếp Thống đốc Nguyễn Văn Bình
trong 10 thống đốc kém nhất Thế giới và hạ bậc một loạt các Ngân hàng
thương mại của Việt Nam, làm cho uy tín Việt Nam tiếp tục giảm sút trên
thương trường Quốc tế. |
TS.Lê
Xuân Nghĩa lú lẫn đáng ngờ, phát ngôn tầm bậy khi nói về "Lộ trình"
đúng hướng trong "Cuộc chiến" châm dứt vàng hóa, Đôla hóa. |
|
[07.11.2012 18:38] NĐ:
Trong năm 2012, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một
trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới. Từ chủ trương sai trái
độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng
trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu
sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc
NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa.
Sự phụ họa của TS. Lê Xuân Nghĩa trong bài "Tiến tới chấm dứt gửi và cho
vay ngoại tệ" trên báo Đầu tư là một sự lú lẫn đáng ngờ. |
Hàng trăm thủy thủ của Vinashin & Vinalines vất vưởng ở nước ngoài kêu cứu |
|
[27.12.2012 17:34] NĐ:
Không chỉ những con tàu ma khổng lồ của Vinashin & Vinalines đang
biến thành rác biển, mà nay còn hàng trăm thủy thủ Việt Nam đang lênh
đênh mắc kẹt tại các nước kêu cứu vì không tiền lương, tàu bị nợ không
hoạt động đang bị đói rét cùng cực đe dọa đến mạng sống từng ngày. Lãnh
đạo Vinashin & Vinalines cũng như Bộ sậu tham nhũng của Nhóm lợi ích
trong Vụ án kinh tế Thế kỷ XXI tại Việt Nam phải trả lời ngay trước
công luận và giải thoát gấp sự đày ải hàng trăm thủy thủ vô tội đang bị
tra tấn vì đói rét. |
Những con tàu "ma khổng lồ" của Vinashin đang biến thành rác biển |
|
[05.12.2012 03:05] NĐ:
Nói một đằng làm một nẻo, tham nhũng quá trời vẫn một mực cho mình
trong sạch nhưng lại luôn đổ tội cho "thế lực phản động, âm mưu diễn
biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội" là giọng lưỡi tráo trở lừa đảo
đầy tinh vi xảo quyệt của Bộ sậu giặc Nội xâm. Thế lực này đang ngồi
trên pháp luật, tung hoành đổi trắng thay đen, bắt tay với bọn bành
trướng Trung Cộng, vi phạm nhân quyền, đàn áp bắt bớ giam tù những người
dân vô tội, phá hoại nền Kinh tế - Văn hóa - Giáo dục - Xã hội Việt
Nam. Hàng trăm ngàn tỷ đồng là máu thịt của Nhân dân Việt Nam đã bị thế
lực đen đổ vào Tập đoàn Vinashin nay đang trở thành đống rác biển. |
|
Nguyễn Quốc Minh |