Chuyên gia Trung Cộng sốt sắng hé lộ sách lược chiếm cảng Cam Ranh Việt Nam
06.12.2012 03:14
NĐ: Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) đang hối thúc âm mưu chiếm nhanh toàn bộ Biển Đông. Chiến lược của Trung Cộng là xâm lược toàn bộ Đông Dương bằng chia rẽ nội bộ ASEAN, mua chuộc lãnh đạo thông qua các dự án trúng thầu giá bèo với công nghệ lạc hậu, phá hoại kinh tế - Văn hóa - Giáo dục làm suy kiệt nguồn nhân lực. Trung Cộng đang cạn kiệt nguồn dầu khí và bằng mọi giá thâu tóm nguồn năng lượng giàu có tại Biển Đông. Trung Cộng đang ráo riết bằng những hành động ngang ngược tiếp tục cắt cáp tàu Bình Minh 2 của Việt Nam, tiến hành cưởng đoạt tàu thuyền ngư dân mà chúng tự coi Biển Đông là ao nhà của chúng.
 Nhân dân Việt Nam tại Hà Nội sục sôi biểu tình chống Trung Cộng xâm lược
Chuyên gia Trung Quốc ‘lo lắng’ về tương lai cảng Cam Ranh
Bài viết đăng trên trang “Quan điểm Trung Quốc” cho rằng, với lợi thế vô cùng đặc biệt, quân cảng Cam Ranh rất có thể sẽ là con bài chiến lược giúp Việt Nam kêu gọi sự hiện diện của nước ngoài và cản trở âm mưu của Trung Quốc ở Biển Đông.
 Cảng Cam Ranh Việt Nam nhìn từ trên cao
Mới đây, chuyên gia Cao Vinh Vĩ đã có bài viết phân tích về những bước đi chiến lược của Việt Nam và ý đồ của các cường quốc như Mỹ, Nga quanh vấn đề tương lai của cảnh Cam Ranh.
Sau khi phân tích tất cả những yếu tố độc đáo, lợi hại của Cam Ranh, vị chuyên gia này khẳng định trong những năm gần đây hầu hết các cường quốc lớn trên thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ… những nước trong quá khứ đã từng được đồn trú tại Cam Ranh – đều đã thể hiện một cách rất rõ ràng mong muốn được trở lại quân cảng lợi hại bậc nhất thế giới này.
"Cam Ranh – niềm mơ ước của Nga, Mỹ"
Theo Cao Vinh Vĩ, sau khi Nga rút quân vào năm 2002, vịnh Cam Ranh đã ít được quan tâm nhưng chỉ trong 1-2 năm trở lại đây, vịnh và cảng biển này một lần nữa trở thành tiêu điểm chú ý của quốc tế. Thể hiện rõ nhất và cũng đã có những bước đi cụ thể nhất là Mỹ. Những năm gần đây, Mỹ đã rất tích cực “từ bỏ hiềm nghi trước đây” đối với Việt Nam, ra sức lôi kéo Việt Nam chính là do muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Sau Chiến tranh Lạnh, Mỹ luôn chú ý đến vịnh Cam Ranh. Trong thời gian này, Mỹ không ngừng đề xuất mức tiền thuê vịnh Cam Ranh đối với Việt Nam, đặc biệt là năm 1992, sau khi quân đội Mỹ rút khỏi các căn cứ quân sự cuối cùng tại khu vực Đông Nam Á (căn cứ hải quân Subie và căn cứ không quân Clark ở Philippines) nên rất muốn quay trở lại vịnh Cam Ranh.
Vịnh Cam Ranh nằm gần Biển Đông có vị trí hiểm yếu và có thể kiểm soát chặt chẽ yết hầu của Biển Đông. Hơn thế, nó trấn giữ con đường trọng yếu chiến lược quan trọng nhất nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Vì thế, nhân quay trở lại châu Á, Mỹ tỏ ra tích cực hơn so với các nước khác đối với vịnh Cam Ranh.
Năm 1994, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Richard từng đề xuất tái trở lại căn cứ quân sự vịnh Cam Ranh với phía Việt Nam; năm 2002, Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ Blair chính thức đề nghị sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh với Việt Nam, với tiền thuê mỗi năm lên đến 1 tỷ USD. Mới đây nhất, ngày 20/11, Phó tư lệnh Thái Bình Dương, Trung tướng Thomas L. Conant cùng đoàn tùy tùng của mình cũng đã có chuyến thăm và làm việc với Hà Nội. Chưa ai biết ông Conant nói những chuyện gì nhưng nhiều khả năng, Cam Ranh sẽ là một trong những đề tài ưa thích.
Tháng 6/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta thăm chính thức Việt Nam và cũng đã có chuyến tham quan căn cứ quân sự trước đây của Mỹ tại vịnh Cam Ranh, trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ thăm vịnh Cam Ranh kể từ năm 1975. Trong chuyến thăm này, ông Panetta cũng đã tuyên bố với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh rằng, nếu Việt Nam có ý muốn cải tạo vịnh Cam Ranh, Mỹ sẵn sàng ủng hộ. Hải quân Mỹ sau này có ý muốn thăm định kỳ vịnh Cam Ranh. Panetta nhấn mạnh Mỹ và Việt Nam cần tiếp tục phát triển quan hệ hợp tác quốc phòng và an ninh.
Có tin Việt Nam đã đồng ý cung cấp dịch vụ cho tàu chiến phi chiến đấu Mỹ tại vịnh Cam Ranh.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta và tàu hậu cần USS Richard E. Byrd thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam hồi tháng 7.2012
Chuyến thăm của Panetta đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận. Tờ “Huffington Post” của Mỹ đánh giá: năm 2003 tàu chiến của hải quân Mỹ đã tới thăm Việt Nam; tháng 11/2011, Mỹ-Việt tổ chức diễn tập quân sự chung. Việt Nam thậm chí yêu cầu Mỹ xoá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.
Các dấu hiệu trên cho thấy rõ quyết tâm hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ. Từ góc độ của Mỹ, quay trở lại vịnh Cam Ranh, quay trở lại Việt Nam không chỉ có thể tăng cường sự tồn tại quân sự của Mỹ tại Đông Nam Á, mà còn có thể đạt được mục đích kiềm chế Trung Quốc về mặt quân sự. Có chuyên gia quân sự nói thẳng rằng Mỹ bày binh bố trận tại Việt Nam, mũi nhọn trực tiếp là nhằm vào Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Nga cũng đang có những bước chuẩn bị nhằm quay trở lại vịnh Cam Ranh. Ngày 6/10/2010, Bộ Tham mưu Hải quân Nga “đột nhiên” cho biết hải quân Nga đã hoàn thành luận chứng tư liệu liên quan đến việc khôi phục căn cứ hải quân ở vịnh Cam Ranh. Nếu có thể, trong vòng 3 năm tới họ có thể quay trở lại sử dụng căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam.
Tháng 7/2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang thăm chính thức Nga và có một điểm được ông đề cập đến đã thu hút mọi con mắt của dư luận quốc tế – đó là vịnh Cam Ranh. Khi trả lời phỏng vấn báo chí Nga, ông Trương Tấn Sang nêu rõ trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Nga. Mặc dù ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh Việt Nam không có ý hợp tác với bất kỳ quốc gia nào về việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng việc một vị nguyên thủ của Việt Nam đưa ra tuyên bố trên đúng vào dịp 10 năm Nga rút quân khỏi vịnh Cam Ranh, lập tức tạo ra nhiều phán đoán khác nhau.
Ngày 26/7, Tư lệnh Hải quân Nga Viktor Chirkov cho biết Nga đang bắt tay vào việc triển khai các căn cứ quân sự bên ngoài lãnh thổ Nga và đang thương thảo để xây dựng trung tâm sửa chữa trên biển tại Cuba hay Việt Nam”.
Ngày 27/7, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ cung cấp khoản vay khoảng 10 tỷ USD cho Việt Nam. trong đó khoảng 8 tỷ USD dùng vào việc xây dựng nhà máv điện hạt nhân tại Việt Nam. Đáp lại, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang lập tức bày tỏ phía Việt Nam sẽ cho phép Nga thiết lập một cơ sở sửa chữa tàu thuyền tại cảng Cam Ranh.
"Cam Ranh – kẻ phá đám các kế hoạch của Trung Quốc ở Biển Đông"
Sau những phân tích có vẻ như rất “khách quan”, Cao Vinh Vĩ lập tức đổi giọng và lộ mặt thể hiện ngay sự khó chịu của Trung Quốc trước viễn cảnh Cam Ranh sẽ trở thành yếu tố cản trở những dã tâm muốn độc chiếm Biển Đông của nước này.
“Vịnh Cam Ranh hết sức quan trọng đối với Việt Nam, nó có khả năng khống chế đối với bất cứ đảo nào tại Biển Đông, cao hơn bất cứ căn cứ hải quân nào của Trung Quốc hiện nay. Vì thế, Việt Nam chắc chắn sẽ biến nó thành căn cứ quân sự quan trọng nhằm tranh giành Biển Đông với Trung Quốc, từ đó kiểm soát vùng biển này”, Cao Vinh Vĩ viết.
"Việt Nam lôi kéo thế lực bên ngoài chính là muốn từng bước quốc tế hoá vấn đề Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần cho biết không cho thuê vịnh Cam Ranh sử dụng vào mục đích quân cảng, cho rằng “Việt Nam nhiều lần nhấn mạnh không hợp tác với nước ngoài trong việc sử dụng vịnh Cam Ranh vào mục đích quân sự, nhưng sẽ khai thác tiềm năng của khu vực vịnh Cam Ranh phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Việt Nam đưa ra thông tin khai thác vịnh Cam Ranh, được dư luận coi là “mục đích lôi kéo nhân tố quốc tế, đối kháng Trung Quốc”. Trên thực tế, Việt Nam đã coi vịnh Cam Ranh là con bài mặc cả giữa Mỹ và Nga, thậm chí với cả Trung Quốc.
Không chỉ có vậy, Cao Vinh Vĩ còn trơ trẽn “ngậm máu phun người” khi cho rằng “Việt Nam chưa khi nào từ bỏ ý đồ sử dụng biện pháp quân sự giải quyết vấn đề Biển Đông nhưng thực lực có hạn nên Việt Nam hy vọng biến vịnh Cam Ranh thành một điểm, lôi kéo nước lớn, đối kháng Trung Quốc về mặt quân sự nhằm tăng cường sức uy hiếp đối với Trung Quốc”.
“Ý đồ của Việt Nam phù hợp với lợi ích chiến lược của Mỹ và Nga. Việt Nam là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chiến lược quay trở lại châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, là một trong những sách lược “kiềm chế” Trung Quốc của Chính quyền Obama.
Có nhà phân tích cho rằng một loạt động thái của Việt Nam trong vấn đề vịnh Cam Ranh chỉ là một mắt xích trong chính sách gây sức ép đối với Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp Biển Đông. Vịnh Cam Ranh có ý nghĩa chiến lược quan trọng, rõ ràng có thể trở thành một quân bài trong tay Việt Nam nhằm gây sức ép với Trung Quốc”, Cao Vinh Vĩ tự “lộ mặt” .
Hiện nay, Mỹ và Nga đang tranh giành vịnh Cam Ranh của Việt Nam, chưa biết ai thắng ai thua, nhưng cho dù Mỹ hay Nga có thể giành thắng lợi đều hết sức bất lợi cho Trung Quốc, nhất là nếu Mỹ có thể kiểm soát vịnh Cam Ranh, như vậy đồng nghĩa với việc bóp chặt yết hầu của Biển Đông, tạo thành mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với Trung Quốc.
Đến lúc này thì toàn bộ quan điểm và ý đồ của Cao Vinh Vĩ đã bộc lộ hết nhưng cũng chính vì thế nó một lần nữa cho thấy sự sợ hãi của giới chuyên gia Trung Quốc trước nguy cơ khó có thể hiện thực hóa ý đồ “xua đuổi các nước lớn để dễ bề độc chiếm Biển Đông” mà nhà cầm quyền Trung Quốc đang ra sức thực hiện nhiều năm nay.
Lê TríNguồn >>> Bộ thông tin & Truyền thông Việt Nam TIN LIÊN QUAN:
Hòa bình ở Biển Đông đồng nghĩa với việc Trung Cộng trao trả vô điều kiện Hoàng Sa, Trường Sa cho Việt Nam |
|
[18.11.2012 21:08] NĐ: "Dân tộc Việt Nam luôn mong muốn hòa
bình, tự vệ nhằm bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ. Trung Cộng đã sử
dụng vũ lực xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam thì hãy trao trả
cho Việt Nam vô điều kiện. Những gì mà Trung Cộng đã tự xây dựng lên
cái gọi là Tp.Tam Sa trái phép trên vùng lãnh hải chủ quyền của Việt
Nam, thì tự tháo gở mang đi, Nhân dân Việt Nam không thèm dù là một cái
đinh rỉ." - Nhà thơ Nguyễn Quốc Minh |
Hộ
chiếu "Lưỡi Bò" là hành vi đê tiện của Trung Cộng - luật gia Lê Hiếu
Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố
Hồ Chí Minh trả lời RFI. |
|
[28.11.2012 19:23] NĐ: Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng)
đã xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực và đang đẩy
nhanh tiến độ xây dựng cái gọi là Tp. Tam Sa trên Biển Đông theo hình
bản đồ chín khúc. Gần đây, Tập Cận Bình - kẻ đứng đầu Trung Cộng đã
cho in bản đồ 9 khúc hình Lưỡi Bò phát hành rộng rải và in lên Hộ chiếu
phổ thông điện tử là âm mưu hết sức thâm độc nhằm thúc đẩy một bước mới
tham lam ngang ngược nhằm thôn tính Biển Đông trong chiến lược Nam tiến
với thủ đoạn cáo già "gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" đang bị
các nước láng giềng và Quốc tế phản đối quyết liệt. Luật gia Lê Hiếu
Đằng, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Thành phố
Hồ Chí Minh đã bày tỏ quan điểm đúng đắn trước hành vi đê tiện của
Trung Cộng. |
Dấu "hủy" đóng vào hộ chiếu có in hình bản đồ "Lưỡi Bò" của bành trướng Trung Cộng |
|
[24.11.2012 05:09] NĐ: Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng)
đã xâm lược Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam bằng vũ lực và đang đẩy
nhanh tiến độ xây dựng cái gọi là Tp. Tam Sa trên Biển Đông theo hình
bản đồ chín khúc. Tập Cận Bình cho in bản đồ lên Hộ chiếu phổ thông điện
tử là âm mưu hết sức thâm độc nhằm thôn tính Biển Đông trong chiến lược
Nam tiến. Bộ Ngoại giao Việt Nam đã kịp thời trao Công hàm cực lực phản
đối hành vi đớn hèn đó của Trung Cộng. Hoan hô các Hải quan Cửa
khẩu, các khách sạn, nhà nghỉ và mỗi người dân Việt Nam, tiến hành kiểm
soát toàn diện người Trung Quốc hoặc bất cứ người nào nhập cảnh vào
Việt Nam có Hộ chiếu in hình bản đồ "Lưỡi Bò" thì kịp thời đánh dấu
"hủy" hay thu giữ. |
Thương lái Trung Cộng lại xúi dân chặt trộm đuôi trâu bò ? |
|
[02.12.2012 19:33] NĐ: Từ lâu nay, Người dân lao động Trung
Quốc gọi Đảng cộng sản Trung Quốc là Trung Cộng đang đè đầu, siết cổ họ
và Trung Cộng không ngừng ngang ngược tự cho chúng cái quyền chiếm Biển
Đông, chỉ đạo phá hoại ngầm kinh tế các nước thông qua mua chuộc lãnh
đạo, thắng thầu rẻ các dự án để rồi đưa lao động phổ thông sang làm cho
không ít công trình đổ vỡ, thu mua đĩa trâu, ốc bươi vàng, rễ cây hồi,
râu ngô non, lá điều khô,... với giá khủng. Gần đây, người dân Việt Nam
lại tiếp tục bị thương lái Trung Cộng thu mua móng chân, đuôi trâu bò
nhằm phá hoại sức kéo của người nông dân. |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội |
|
[14.11.2012 19:20] NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn
Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã
đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi
ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm
vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động
vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế
thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò"
cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực
kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang
đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng
hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng. |
Những con tàu "ma khổng lồ" của Vinashin đang biến thành rác biển |
|
[05.12.2012 03:05] NĐ: Nói một đằng làm một nẻo, tham nhũng
quá trời vẫn một mực cho mình trong sạch nhưng lại luôn đổ tội cho "thế
lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội" là
giọng lưỡi tráo trở lừa đảo đầy tinh vi xảo quyệt của Bộ sậu giặc Nội
xâm. Thế lực này đang ngồi trên pháp luật, tung hoành đổi trắng thay
đen, bắt tay với bọn bành trướng Trung Cộng, vi phạm nhân quyền, đàn áp
bắt bớ giam tù những người dân vô tội, phá hoại nền Kinh tế - Văn hóa -
Giáo dục - Xã hội Việt Nam. Hàng trăm ngàn tỷ đồng là máu thịt của Nhân
dân Việt Nam đã bị thế lực đen đổ vào Tập đoàn Vinashin nay đang trở
thành đống rác biển. |
Nghị định 71/CP về xe "chính chủ" là Sai luật, không khả thi, mà chỉ vì cái túi tham của Nhóm lợi ích |
|
[25.11.2012 18:13] NĐ: Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư
pháp của Quốc hội: phân tích kỹ về mặt pháp lý, có thể thấy
Nghị định 71/CP đã không bảo đảm được yêu cầu của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật về tính khả thi trong nội dung phạt
hành chính hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện và cho
rằng mức phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng cực đoan với chính
sách của Nhà nước |
Lời nói suông của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không lọt được tai dân ! |
|
[15.11.2012 20:07] NĐ:" Tiếc rằng, trên thực tế vẫn diễn ra
“văn hóa chạy chức” nhiều hơn văn hóa từ chức. Nhiều diễn đàn, hội thảo
nêu tệ nạn này nhưng chưa hạn chế được. Đặt vấn đề về văn hóa từ chức
lúc này tuy muộn mằn nhưng còn hơn không, bởi vì lời nói suông không lọt
được tai dân. Với thời đại thông tin ngày nay, con người dễ dàng xác
định chân giá trị của cuộc sống. Mọi lời nói không đi đôi với việc làm
không có cơ hội để tồn tại dù cho nó được biện minh hay che chắn như thế
nào. Cho nên, hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ
thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí
ít, hành động từ chức cũng là một giá trị." - Lê Chân Nhân |
“MA CHIẾN HỮU” CỦA MẠC NGÔN LÀ XUYÊN TẠC, CHỐNG VIỆT NAM - tác giả: VŨ XUÂN TỬU. |
|
[17.10.2012 05:13] NĐ: "Ma chiến hữu là một tác phẩm đáng lên
án như vậy, tại sao Việt Nam lại cho dịch và phát hành rộng rãi. Trong
khi đó, những tác phẩm trong nước thì quản lý tới mức hà khắc. Theo tôi
được biết, hàng năm, Trung Quốc vẫn tổ chức kỷ niệm rầm rộ cuộc chiến
kia, nhưng phía Việt Nam lặng ngắt. Nếu bắt buộc phải đề cập, thì phải
nói chệch đi là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc! Thậm chí, biểu tình
phản đối Trung Quốc trắng trợn xâm phạm biển đảo, cũng bị coi là phản
động và đàn áp. Có điều gì đã xảy ra ở Thành Đô khiến Việt Nam sợ hãi
làm vậy, hay cũng bị “ma chiến hữu” bắt mất hồn ?" |
Giải thưởng Nobel Văn học 2012 trao nhầm người ? |
|
[12.10.2012 06:12] NĐ: Ông Mạc Ngôn tên thật là Quản Mô Nghiệp,
là phó chủ tịch Hiệp hội các nhà văn Trung Quốc và là đảng viên đảng
Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng). Ông Quản Mô Nghiệp, người từng được các giải thưởng như Mao Thuẫn của Trung Quốc và đề cử giải Man Asian 2007. Ông
Quản Mô Nghiệp là người tán dương Mao Trạch Đông, ủng hộ Đặng Tiểu
Bình tấn công Việt Nam và cổ vũ cho chủ nghĩa bành trướng của Đảng cộng
sản Trung Quốc xâm lược các nước láng giềng và Biển Đông trong đó có
Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, ông Quản Mô Nghiệp là sáng
tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc. Ủy ban Giải thưởng Nobel đã loan báo: "Giải
Nobel Văn học năm 2012 được trao tặng nhà văn Mạc Ngôn, với văn phong
kết hợp chủ nghĩa hiện thực ảo với văn học dân gian, lịch sử và đương
đại." |
|
Nguyễn Quốc Minh |