Lượt truy cập 
 Đang online 007
 Tổng số : 007529402
 
Tin tức » Con tạo xoay vần Hôm nay là :
Ai là Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ ? Tìm hiểu bầu cử Tổng thống & Phó Tổng tại Hoa Kỳ
03.11.2012 03:23

Xem hình
Barack Obama & Mitt Romney
NĐ: Tỷ lệ ủng hộ ông Barack Obama nhích hơn ông Mitt Romney. Đặc biệt, Thị trưởng New York Michael Bloomberg,là một nhân vật có uy tín, được cho là theo xu hướng độc lập, không thiên về bất kỳ đảng nào bất ngờ tuyên bố ủng hộ ông Barack Obama vì đương kim tổng thống đã dấn thân tích cực vào cuộc chiến chống lại hiện tượng hâm nóng khí hậu. Hy vọng, Ngày 6-11-2012, là ngày bầu cử Tổng thống Mỹ có kết quả: Ông Barack Obama tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2,để hoàn thành tốt những gì mà 4 năm qua ông đã nổ lực thực hiện và tiếp tục thúc đẩy sự phồn vinh kinh tế, nhân quyền, dân chủ không chỉ cho nước Mỹ.



    Video Clip: Đối thoại của hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ


KHI QUỐC HỘI ĐỘC ĐẢNG CHUẨN Y CP TPP - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

NĐ: "...GS.TS Ve Chai đứng dậy từ tốn:
- Trước khi nữ GS.TS Mắm Tôm phát biểu, tôi xin có đôi lời mong mọi người lượng thứ. Theo tôi, trong 11 nước ký kết CP TPP thì chỉ có Việt Nam đang là thể chế chính trị độc đảng toàn trị, quan chức chỉ lo chạy chức, chạy quyền, chạy tuổi, chạy bằng cấp, chạy GS.TS hay PGS.TS, chạy án, chạy lăng mộ,..."- Chuyện vui thật mà như đùa >>> (Lưu ý: GS.TS là viết tắt giáo sư tiến sỹ ; CPTPP là viết tắt Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương.)


LÀM TỔNG THỐNG MỸ LÀ BIẾT TRÂN TRỌNG CHỈ TRÍCH - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[25.05.2016 16:40]
NĐ:..."Thạc sỹ Ve Chai thì nhún nhảy cười xòa :
- Đợt này, em sẽ tới 24 Lê Văn Hưu Hà Nội, ngồi đúng cái ghế nhựa mà Barack Obam đã ngồi để ăn tô bún chả cho đỡ mỏi chân.
Chị bán mắm tôm phụ họa:
- Đừng tưởng bở ! Không phải cái ghế mà các quan chức Nhóm lợi ích tham nhũng thân Trung Cộng chạy chọt đâu. Cái ghế nhựa màu xanh đó, ông bà chủ Bún chả chắc cất kín rồi..." - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.


Tìm hiểu bầu cử Tổng thống & Phó Tổng tại Hoa Kỳ
 

Theo Hiến pháp Mỹ, mọi người dân sinh ra trong lãnh thổ nước này đều có thể trở thành tổng thống. Cho đến nay, trải qua hơn 200 năm kể từ ngày lập quốc, nước Mỹ đã có Tổng cộng 44 đời Tổng thống được bầu chọn theo một thể thức tranh cử được xem là phức tạp nhất thế giới. Sự phức tạp đó bắt nguồn sâu đậm từ thực tế khách quan của lịch sử hình thành quốc gia này.

Thông thường, vào thời điểm người dân Mỹ đi bỏ phiếu bầu Tổng thống, danh sách ứng cử viên có thể sẽ có nhiều nhưng người ta thường chỉ quan tâm đến hai gương mặt đại diện cho hai chính đảng độc chiếm nền chính trị nước Mỹ là đảng Con voi (Cộng hòa) và Con Lừa (Dân chủ).

Để được có tên trên lá phiếu bầu chọn Tổng thống, các ứng cử viên phải trải qua hàng loạt cuộc tranh đua ráo riết trong hai giai đoạn.

Giai đoạn đầu là cuộc chạy đua ngay trong nội bộ đảng, được tổ chức thông qua các cuộc bầu cử sơ bộ diễn ra tuần tự từ tiểu bang này sang tiểu bang khác, để được chọn là gương mặt đại diện cho đảng ra tranh cử tổng thống.

Giai đoạn thứ hai là cuộc đua tranh khốc liệt giữa các đối thủ của các đảng để được cử tri Mỹ tín nhiệm bầu chọn trong cuộc bầu cử trên toàn quốc được tổ chức vào ngày thứ Ba sau ngày thứ Hai đầu tiên của tháng 11 mỗi 4 năm. Như vậy ngày bầu cử sớm nhất trong năm sẽ là ngày 2-11 và muộn nhất là ngày 8-11.

Cách thức bầu chọn:

Tổng thống và Phó Tổng thống là những quan chức đứng đầu cơ quan hành pháp của chính phủ liên bang với nhiệm kỳ 4 năm. Tổng thống và Phó Tổng thống được bầu theo thể thức sau:

- Tổng thống và Phó Tổng thống do các Đại cử tri (Elector) của các bang bầu chọn chứ không phải do dân bầu trực tiếp.

- Mỗi bang sẽ cử ra một số đại cử tri bằng đúng tổng số Thượng nghị sỹ và Hạ nghị sỹ của bang. Tuy nhiên sẽ không có bất kỳ Thượng nghị sỹ, Hạ nghị sỹ hoặc quan chức nào đang đảm nhiệm chức vụ được bầu làm đại cử tri.

- Các đại cử tri sẽ nhóm họp trong từng bang để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống bằng lá phiếu của mình. Tổng thống và Phó Tổng thống không được là cư dân trong cùng một bang.

- Khi bầu chọn sẽ có hai lá phiếu khác nhau: phiếu bầu Tổng thống và phiếu bầu Phó Tổng thống.

- Kết quả bầu cử sẽ được chuyển lên chính phủ liên bang và trình lên Chủ tịch Thượng viện bằng hai văn bản: một bản là danh sách các ứng cử viên Tổng thống và bản còn lại là danh sách ứng cử viên Phó Tổng thống với số phiếu bầu tương ứng.

- Chủ tịch Thượng viện, trước sự chứng kiến của Thượng viện và Hạ viện, sẽ mở tất cả các hồ sơ đã được chứng nhận trước khi bắt đầu kiểm phiếu.

Người có số phiếu bầu cao nhất trong cuộc bầu cử Tổng thống và vượt quá 50% số phiếu đại cử tri (quá bán tối thiểu 270 ghế trong tổng số 538 phiếu đại cử tri) sẽ đắc cử Tổng thống. Tương tự với chức vụ Phó Tổng thống.

Trong trường hợp không có ai đắc cử:

- Nếu không có ai đạt số phiếu đắc cử Tổng thống, Hạ viện sẽ ngay lập tức bỏ phiếu bầu Tổng thống trong những người có số phiếu cao nhất (nhưng không quá 3 người). Trong trường hợp này, việc bỏ phiếu sẽ được tính theo các bang với đại diện của mỗi bang có 01 phiếu bầu.
- Với chức danh Phó Tổng thống, cơ quan bầu chọn trong trường hợp này sẽ là Thượng viện. Thượng viện sẽ chọn 02 người có số phiếu cao nhất để bầu ra Phó Tổng thống. Thượng viện chỉ có thể bầu Phó Tổng thống khi có tối thiểu 2/3 tổng số Thượng nghị sỹ.

Nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ

Hiến pháp Mỹ quy định, Tổng thống mới đắc cử sẽ nhậm chức vào trưa ngày 20-1 của năm sau đó, cũng là thời điểm chấm dứt nhiệm kỳ của Tổng thống cũ. Lễ nhậm chức Tổng thống được tiến hành tại Nhà Trắng ở thủ đô Washington.

Mỗi nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ kéo dài 4 năm, và theo điều bổ sung sửa đổi Hiến pháp được thông qua ngày 27/2/1951, mỗi Tổng thống chỉ có thể được tại nhiệm không quá hai nhiệm kỳ.

Trên thực tế trước khi có quy định này, trong lịch sử Mỹ chỉ có một người đắc cử Tổng thống 3 nhiệm kỳ liên tiếp là Franklin Roosevelt (từ 1933 – 1945).

Bốn người đắc cử 2 nhiệm kỳ liên tiếp gồm Dwight D.Eisenhower (1952-1959), Richard Nixon (1969-1975), Ronald Reagan (1980-1987), Bill Clinton (1992-2001), George Walker Bush (2001-2009).

Quyền lực của Tổng thống Mỹ

Hiến pháp Mỹ quy định Tổng thống đảm nhiệm hai chức năng, vừa là người đứng đầu Nhà nước (giống như Vua hay Tổng thống của nhiều nước khác), vừa là người đứng đầu Chính phủ (giống như Thủ tướng của các nước khác).

- Trong vai trò là người đứng đầu Nhà nước, Tổng thống Mỹ đại diện cho nước Mỹ ở cả trong và ngoài nước. Với tư cách này, Tổng thống phải thực hiện hàng loạt nhiệm vụ lễ tân như tiếp nhận thư ủy nhiệm của đại sứ các nước, chủ trì các bữa tiệc khánh tiết, khai mạc một số hoạt động văn hoá nghệ thuật và thể thao quan trọng.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ cũng đồng thời là Tổng Tư lệnh các lực lượng hải-lục-không quân và có quyền điều động lực lượng quốc phòng của các bang.

- Trong vai trò là người đứng đầu ngành hành pháp, Tổng thống có nhiệm vụ ký kết các hiệp định; bổ nhiệm Đại sứ, Bộ trưởng, cố vấn, Thẩm phán Toà án Tối cao và các quan chức cao cấp khác của chính quyền liên bang. Tổng thống cũng phải thông báo về tình hình liên bang cho hai viện Quốc hội; kiến nghị một số dự luật, đề ra các điều lệ, quy định và chỉ thị có hiệu lực giống như luật của các cơ quan Liên bang mà không cần phải thông qua Quốc hội.

- Về mặt lập pháp, Tổng thống có quyền phủ quyết bất cứ đạo luật nào từ Quốc hội, trừ khi có hơn 2/3 số nghị sĩ trong mỗi viện bác bỏ phủ quyết.

Bên cạnh quyền phủ quyết dự luật, Tổng thống còn có trách nhiệm kiến nghị về một số dự luật để Quốc hội xem xét thông qua. Kiến nghị về dự luật của Tổng thống thường được thể hiện trong thông điệp liên bang đầu năm, trong dự thảo ngân sách và trong những kiến nghị cụ thể.

- Về mặt tư pháp, Tổng thống có quyền bổ nhiệm các thẩm phán liên bang, kể cả các thẩm phán trong các Toà án tối cao, nhưng phải được Thượng viện chấp thuận. Tổng thống cũng có thể bác bỏ bản án hoặc ân xá cho các phạm nhân phạm luật Liên bang.

Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn được coi là nhà lãnh đạo tượng trưng cho chính đảng của mình. Các chương trình, các sáng kiến mà Tổng thống đưa ra thường phản ánh quan điểm của đảng mà ông là thành viên.

Có thể nói, Tổng thống là trung tâm của nền chính trị Mỹ. Tổng thống có quyền lực rất lớn trong lĩnh vực đối ngoại và quân sự, nhưng thường không mạnh trong các quyết sách về đối nội vì còn phải tùy thuộc vào Quốc hội. Thông thường, Tổng thống chỉ đạt được những mục tiêu về chính sách đối nội khi ông ta thuyết phục được Quốc hội và các chính đảng rằng lợi ích của họ trong trường hợp này là tương đồng.

Để giám sát quyền lực của Tổng thống, Phó Tổng thống và các quan chức cao cấp khác trong chính phủ, Hiến pháp Mỹ quy định Hạ viện có quyền luận tội những người này, còn Thượng viện có quyền xét xử.

Trong lịch sử nước Mỹ, đã có 2 Tổng thống bị luận tội, nhưng đều vượt qua được. Đó là Tổng thống Andrew Johnson và Tổng thống Bill Clinton. Ngoài ra, còn có Tổng thống Richard M. Nixon, nhưng ông đã từ chức trước khi bị luận tội vì vụ bê bối Watergate .

Lương và tiêu chuẩn chế độ của Tổng thống Mỹ

Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống sẽ nhận được một khoản tiền lương cho công việc. Khoản tiền này sẽ được giữ cố định trong suốt nhiệm kỳ.

Trong lần họp đầu tiên, Quốc hội Mỹ đã quyết định trả lương cho Tổng thống Geoger Washington 25.000 USD/năm. Đây là số tiền khá lớn vào thời điểm đó. Nhưng ông Washington đã từ chối số tiền lương này vì ông là một người rất giàu có.

Hiện nay, lương của Tổng thống Mỹ là 400.000 USD/năm (chưa đóng thuế), trợ cấp chức vụ 50.000 USD/năm (không phải đóng thuế); trợ cấp du lịch 100.000 USD/năm và chi phi tiếp khách chính thức 19.000 USD/năm (cả hai khoản này cũng không chịu thuế).

Ngoài lương bổng, Tổng thống Mỹ còn được các tiêu chuẩn chế độ khác như:

- Nếu công du bằng máy bay: Tổng thống Mỹ có sẵn văn phòng trên 2 chuyên cơ Boeing 747 được thiết kế đặc biệt dành riêng. Khi Tổng thống có mặt trên chuyên cơ nào, chuyên cơ đó sẽ phát tín hiệu “Không lực Một” (Air Force One) giúp các trạm kiểm soát không lưu phân biệt máy bay chở Tổng thống với các máy bay khác.

Khi Tổng thống dùng trực thăng (thường là của hải quân), chiếc trực thăng này cũng sẽ phát tín hiệu “Hải quân Một” (Marine One, hay còn gọi là Thuỷ quân Lục chiến Một) cũng với mục đích tương tự.

- Nếu di chuyển bằng đường bộ, Tổng thống được chở trên một chiếc Limousine Cadillac bọc thép có toàn bộ các cửa kính và bánh xe chống đạn. Chiếc xe này được lắp đặt hệ thống điều hoà không khí đặc biệt để đề phòng trường hợp bị tấn công bằng vũ khí sinh học hoặc hoá học.

Khi tiếp đãi các quan khách quan trọng nước ngoài, Tổng thống được sử dụng Trại David ở Mariland. Đây cũng là nơi gia đình Tổng thống có thể tới nghĩ dưỡng trong những kỳ nghỉ quan trọng hoặc chính thức trong năm.

Sau khi rời chức vụ, Tổng thống cùng gia đình được Cơ quan Mật vụ bảo vệ tối đa thêm 10 năm nữa. Quy định này được áp dụng kể từ thời Tổng thống George Bush. Trước đó, tất cả các cựu Tổng thống và gia đình của họ đều được bảo vệ cho tới khi Tổng thống qua đời.

Ngoài ra, sau khi rời chức vụ Tổng thống còn được nhận tiền lương hưu, một văn phòng làm việc và một ban nhân sự. Tiền lương hưu của các cựu Tổng thống đã được tăng nhiều lần thông qua sự chấp thuận của Quốc hội (Dân trí, 11-2012).

Cuộc đua tốn kém nhất lịch sử

Cho đến nay, cả ứng cử viên Obama và Romney đã hút được tổng số tiền tài trợ lên tới hơn 2$ tỉ đôla, trong đó Obama hút được hơn 1 tỉ đôla và Romney cũng thu được không kém khoản này. Obama hút được nhiều tiền ủng hộ trực tiếp, còn Romney dẫn trước về số tiền ủng hộ thông qua ủy ban Super PAC.

Với số tiền trên 2 tỉ USD, cuộc đua lần này trở thành cuộc đua tốn kém nhất lịch sử các kì tranh cử tổng thống Mỹ (Business Spectator, 5-11).

Số tiền quỹ thu được trong kì tranh cử tổng thống 2012 tương đương với GDP của Greenland, và là mức cao nhất trong các kì chạy đua vào nhà Trắng.

Tiền thu được nhiều thì cũng được sử dụng nhiều. Số liệu điều tra cho thấy, chiến dịch của Obama đã tiêu tốn 912 triệu đôla, trong khi Romney tiêu 937 triệu đôla.

Các chiến dịch tranh cử cũng là những cuộc đua không mệt mỏi để quảng cáo: tivi, đài phát thanh, billboard, thư, biển hiệu…

Năm nay, chỉ tính riêng từ 1-6, đã có 915.000 thước phim quảng cáo được phát trên truyền hình, tăng 44,5% so với cuộc bầu cử năm 2008. Trong đó, chiến dịch của Obama đã “xài” 238,9 triệu USD để quảng cáo 460.000 lần, Romney chi 92,3 triệu USD để quảng cáo 170.000 lần. Càng về sau, cuộc đua càng quyết liệt và chi phí quảng cáo cũng tăng lên. Riêng trong T10, Obama đã chi 65 triệu USD để quảng cáo 97.000 lần, còn Romney chi 30 triệu USD cho 43.000 lần quảng cáo. Quảng cáo cũng được tập trung nhiều ở các nơi trọng điểm như Denver, Las Vegas, Cleveland (CBC, 31-10).

Khoảng cách bỏ phiếu xa nhất

Trong các kì tranh cử tổng thống Mỹ, khoảng cách của tỉ lệ phiếu bầu phổ thông giữa hai ứng cử viên luôn được theo dõi sát sao. Dưới đây là các kì chạy đua với tỉ lệ chênh lệch phiếu bầu phổ thông cao nhất trong lịch sử bầu cử của Mỹ.


         Tổng thống Hoa Kỳ George Washington
Lịch sử cho thấy, George Washington là ứng cử viên được đại cử tri bầu 100% trong kì tranh cử năm 1789 và 1792.

Năm 1936 Roosevelt chiến thắng Landon với khoảng cách 23,26%. Năm 1972, Nixon vượt qua McGovern với khoảng cách 23,15% (uselectionatlas,2012).


Nguyễn Quốc Minh



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
CƯƠNG LĨNH ĐẢNG CỘNG HÒA MỸ CHỨA ĐỰNG MẦM MỐNG CHO SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH NÓ
ĐÓ
VỤ "ÁM SÁT HỤT DONALD TRUMP" - MÀN KỊCH VỤNG VỀ CỦA NHỮNG KẺ "DỐI TRÁ VÀ LỪA BỊP" DÀN DỰNG ???
THƯỢNG ĐỈNH NATO KHAI MẠC KỶ NIỆM 75 NĂM THÀNH LẬP TẠI HOA KỲ TÁI KHẲNG ĐỊNH SỰ HẬU THUẪN MẠNH MẼ CỦA NATO GIÚP UKRAINE CHỐNG NGA XÂM LƯỢC
Tin trên Google : Ngày Đêm 01/07/2024 - 30/07/2024
TRANH LUẬN DÂN CHỦ BẦU CỬ TỔNG THỐNG MỸ NĂM 2024
KHI QUAN CHỨC LEO GHẾ ĐỂ THAM NHŨNG ???
NHỮNG NGHỊCH LÝ CỦA THỊ TRƯỜNG VÀNG VIỆT NAM | ĐỒNG TIỀN THÔNG MINH | FBNC
THẮNG LỢI TO LỚN TẠI HỘI NGHỊ HÒA BÌNH Ở THỤY SỸ TRONG HAI NGÀY 15-16/6/2024 : TOÀN VẸN LÃNH THỔ UKRAINE LÀ NỀN TẢNG CHO BẤT KỲ THỎA THUẬN HÒA BÌNH NÀO
CHÚC MỪNG NGÀY QUỐC TẾ CỦA CHA (CHỦ NHẬT 16-6-2024) - HAPPY FATHER'S DAYT

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Tương lai là chiếc chìa khóa mà bạn đang có.
Khuyết danh.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm