PHÁT HUY TINH THẦN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, KHÔNG CHO PHÉP NƯỚC NGOÀI CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NƯỚC TA ! - Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
11.10.2012 05:43
|
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh |
NĐ: " Nhớ xưa: Vua và dân một lòng thì dù quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất một thời cũng bị 3 lần đại bại. Hồ Quý Ly tuy có tư tưởng cải cách tiến bộ, có thành đá, hào sâu, nhưng vì không được dân ủng hộ nên mất nước. Không nên quá sợ Trung Quốc đánh. Thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không chỉ do vũ khí và phương tiện. Na-pô-lê-ông đã thất bại trước nước Nga, Hít-le đã thất bại trước Liên Xô, Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại trước Việt Nam… Trung Quốc có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu. Bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho Trung Quốc gây chiến. Nhưng nếu ta nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được “bất chiến tự nhiên thành”- Nguyễn Trọng Vĩnh
PHÁT HUY TINH THẦN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, KHÔNG CHO PHÉP NƯỚC NGOÀI CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NƯỚC TA !
Chúng ta từng tuyên bố: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên tinh thần tôn trọng độc lập chủ quyền của nhau, không can thiệp vào nội bộ của nhau, hợp tác cùng có lợi”. Tuyên bố đó, về chiến lược, sách lược đều đúng.
Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia độc lập, bất kỳ lớn nhỏ đều phải như vậy.
Đáng thất vọng là trong cuộc đàm phán Việt – Trung về bình thường hóa quan hệ lại không thể hiện tinh thần ấy.
Trong cuộc chiến xâm lược nước ta năm 1979 mà Đặng Tiểu Bình nói là: “Dạy cho Việt Nam một bài học”, tuy có giết hại được bộ phận đồng bào ta, tàn phá các tỉnh biên giới miền Bắc nước ta, nhưng cũng bị quân dân ta đánh cho sứt đầu mẻ trán phải tháo lui. Ta đâu có phải là bại trận mà trong đàm phán phải đi nước dưới để Trung Quốc đòi ta phải gạt bỏ Ngoại trưởng Nguyễn Cơ Thạch, đòi không được nhắc đến trận chiến năm 1979… Phái đoàn ta lại chấp nhận?!
Đại hội VII năm 1991 gạt bỏ đồng chí Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, một nhà ngoại giao yêu nước, đầy tài năng và rất cảnh giác với bành trướng, bá quyền Trung Quốc; mỗi khi đến tháng 2 hàng năm (kỷ niệm Trung Quốc xâm lược vào các tỉnh biên giới) không dám có phái đoàn lên thắp hương tượng trưng cho đồng bào chiến sỹ đã hy sinh bảo vệ Tổ quốc; thậm tệ hơn, chỉ cách đây vài năm, trước cái ngày Trung Quốc đánh Việt Nam đúng một ngày, bà Phó chủ tịch Quốc hội còn mở tiệc chiêu đãi Đại sứ Trung Quốc (chiêu đãi mừng chính cái kẻ, vào đúng ngày này 30 năm trước, đã “quạt lửa” vào mặt chúng ta, thử hỏi có nước nào rửa cho sạch nhục?). Mỗi người Việt Nam yêu nước đều cảm thấy nhục nhã.
Từ nhiệm kỳ của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Trung Quốc càng dễ can thiệp vào nội bộ nước ta và muốn gì được nấy.
Lãnh đạo Trung Quốc muốn khai thác bô-xít và chiếm lĩnh điểm chiến lược Tây Nguyên, được Tổng bí thư chấp nhận ngay mặc dầu chưa có ý kiến tập thể Bộ Chính trị. Mỗi lần Bộ Chính trị phía ta chuẩn bị dự kiến nhân sự cho nhiệm kỳ tới, thì thế nào cũng có Ủy viên Bộ Chính trị Trung Quốc sang thăm để thăm dò sự sắp đặt nhân sự mới của ta, khi cần thì gợi ý “khéo”. Khi dự kiến các chức danh Chính phủ cho nhiệm kỳ Đại hội X, có ý kiến đề nghị đồng chí Phạm Bình Minh làm Bộ trưởng Ngoại giao thì Tổng bí thư Nông Đức Mạnh gạt đi, nói rằng “Trung Quốc không đồng ý”, và bố trí đồng chí Phạm Gia Khiêm.
Khi Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh và tàu Viking II của ta thăm dò khảo sát trong thềm lục địa Việt Nam, nhân dân phẫn nộ biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Tình hình rất căng, đáng ra Trung Quốc phải “hạ nhiệt” thì phía ta lại cử đặc phái viên Thứ trưởng Ngoại giao sang Trung Quốc có vẻ cầu hòa. Trung Quốc tỏ ra bực mình vì những cuộc biểu tình, thì sau khi đặc phái viên về là các cuộc biểu tình bị đàn áp.
Cái gì Trung Quốc muốn cũng được, cái gì cũng nghe theo ý kiến Trung Quốc, cái Trung Quốc không bằng lòng thì không dám làm, vậy thì còn gì là độc lập tự chủ?
Được biết gần đây có việc bổ sung Ủy viên Bộ Chính trị, có ý kiến trong số người dự định bổ sung, nên có đồng chí M. thì liền có ý kiến sợ “căng thẳng với Trung Quốc”. Trong vụ Nguyễn Tấn Dũng có ý kiến can thiệp gì của Tập Cận Bình không ? Nếu có thì theo Tập Cận Bình hay theo Ban Chấp hành trung ương và theo dân? Việc của nội bộ chúng ta thì chúng ta tự giải quyết việc gì phải nể vì ai, theo ai? Nếu không kiên quyết xử lý dứt điểm vấn đề Nguyễn Tấn Dũng trong thời điểm hiện nay để mắc mưu ông ta thoát khỏi bị xử lý ngay trong hội nghị trung ương kỳ này và kỳ họp Quốc hội tháng 11 tới thì vô cùng nguy hại.
Nhớ xưa: Vua và dân một lòng thì dù quân Nguyên Mông hùng mạnh nhất một thời cũng bị 3 lần đại bại. Hồ Quý Ly tuy có tư tưởng cải cách tiến bộ, có thành đá, hào sâu, nhưng vì không được dân ủng hộ nên mất nước.
Không nên quá sợ Trung Quốc đánh. Thắng bại trong chiến tranh chủ yếu là do thiên thời, địa lợi, nhân hòa, không chỉ do vũ khí và phương tiện. Na-pô-lê-ông đã thất bại trước nước Nga, Hít-le đã thất bại trước Liên Xô, Nguyên Mông và Mỹ đã thất bại trước Việt Nam…
Trung Quốc có chỗ mạnh nhưng cũng có đầy chỗ yếu. Bối cảnh quốc tế và nội tình Trung Quốc không thuận cho Trung Quốc gây chiến. Nhưng nếu ta nhu nhược quá thì Trung Quốc sẽ thực hiện được “bất chiến tự nhiên thành”.
Nguyễn Trọng Vĩnh
Nguồn >>> PHÁT HUY TINH THẦN ĐỘC LẬP, TỰ CHỦ, KHÔNG CHO PHÉP NƯỚC NGOÀI CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA NƯỚC TA ! - tác giả : Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đăng tải trên trang của GS Nguyễn Huệ Chi, Boxit.Việt Nam.
TIN LIÊN QUAN:
* ‘Đừng để TQ can thiệp vào nội bộ Đảng’ (BBC) : Đề cập đến bài viết của Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đăng tải trên BVN
Đảng viên, cựu phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc TP HCM, Lê Hiếu Đằng trả lời Đài BBC về Hội nghị kín TW6 |
|
[11.10.2012 05:11] NĐ: "Nội lực chính là sức mạnh ở
lòng dân. Với sức mạnh của người dân, người dân ủng hộ chế
độ, đồng tình với chế độ, ủng hộ Ban chấp hành trung ương thì
mới có thể chống lại giặc nội xâm là tham nhũng và giặc
ngoại xâm là sự bành trướng của Trung Quốc. Nếu chọn giải
pháp thỏa hiệp mà không đặt ra thể chế phù hợp để người dân
có quyền giám sát thật sự thì tham nhũng vẫn cứ tham nhũng.
Kinh tế ngày càng kiệt quệ. Đời sống người dân ngày càng khó
khăn làm suy yếu sức mạnh dân tộc. Đó là dịp để cho Trung Quốc
có thể xâm lấn lần lượt trong tất cả các lĩnh vực từ biển
đảo cho đến đất liền cho đến chính trị, kinh tế. Tôi cho đó là
nguy cơ rất lớn của đất nước mà nếu Đảng Cộng sản Việt Nam
không thấy rõ thì có tội rất lớn với lịch sử." - Luật gia Lê
Hiếu Đằng |
CÁC TIN KHÁC:
Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị |
|
[07.12.2010 21:00] ...Lỗi
hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được
cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay
chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi. Có lẽ, lỗi hệ
thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là
từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã
hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ
với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết
thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.- Nguyễn
Văn An. |
Tôi lên tiếng vì lợi ích chung của đất nước - Tiếng nói đồng tình của đại đa số nhân dân Việt Nam. |
|
[29.10.2010 19:49] Trưng
cầu ý dân về dự án Bauxite Tây Nguyên do trang mạng Dân Trí khởi xướng
từ ngày 26-10-2010 đã kết thúc vào ngày 29-10-2010. Kết quả biểu quyết
được ghi nhận trên mạng là : Đồng ý với ý kiến Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: 3427 (7%) Đồng ý với kiến nghị của các nhân sĩ, trí thức : 43518 (91%) Ý kiến khác : 655 (2%) Đến nay danh sách bản kiến nghị dừng khai thác dự án Bauxite Tây Nguyên là : 2408 người. Bà
Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước là một trong những nhân sỹ đã
ký tên vào bản danh sách kiến nghị dùng dự án Bauxite Tây Nguyên. |
Thực trạng đất nước và những vấn đề nổi cộm trước mắt ở Việt Nam. |
|
[23.04.2011 03:35] ..."Từ
khoảng 10 năm lại đây chưa bao giờ đời sống khó khăn bức xúc như hiện
nay. Thêm vào đó, tham nhũng vẫn diễn biến, tội phạm, tệ nạn xã hội
tăng, bất công xã hội tràn ngập khắp nơi... gây nên khủng hoảng lòng
tin, tâm lý bất mãn, rất dễ dẫn đến mất ổn định. Các mặt tình hình
trên đây, nói thẳng ra, là hậu quả của 10 năm lãnh đạo của nguyên Tổng
bí thư Nông Đức Mạnh và 5 năm điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng"-
Nguyễn Trọng Vĩnh. |
GS. Nguyễn Huệ Chi
Nguyễn Quốc Minh |