Báo Mỹ: "Trung Quốc thể hiện cơ bắp, biến Myanmar thành tiền đồn"
24.09.2012 03:28
|
Tổng thống Mỹ Barack Obama và nhà lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi |
NĐ: Tiêu điểm chiến lược của Mỹ sẽ từ các chiến trường Iraq, Afghanistan chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ở đây Mỹ có 2 đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, đã mở cánh cửa lớn tới Myanmar, đồng thời đưa lính thủy đánh bộ tới Australia đồn trú. Tuy tiêu điểm chiến lược mới làm cho các đồng minh châu Âu “lải nhải”, nhưng sự kiềm chế đối với Trung Quốc lại được hoan nghênh nhiệt liệt ở châu Á.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Rodham Clinton
Báo Mỹ: "Trung Quốc thể hiện cơ bắp, biến Myanmar thành tiền đồn"
(GDVN)
- Trung Quốc đang thay đổi, ngày càng thể hiện “cơ bắp” của họ, tác động trực tiếp tới thái độ, lập trường của chính quyền Obama.
Ngày 20/9, tờ “Thời báo New York” có bài viết nhan đề “Diễn biến đường lối cứng rắn đối với Trung Quốc của Obama”.
Bài viết cho rằng, do Obama đang ra sức tìm cách tái cử Tổng thống, con đường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc của ông liên tục được thể hiện rõ ràng hơn. Trong 3 tháng qua, Mỹ đã đệ trình lên Tổ chức Thương mại Thế giới 2 bản khiếu nại phản đối Trung Quốc, những điều này đều được thúc đẩy bởi những người công nhân ngành xe hơi Mỹ.
Cùng ngày đệ trình bản khiếu nại thứ hai, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tuyên bố, sẽ giúp Nhật Bản triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa mới, điều này đã gây ra sự nghi ngờ của Trung Quốc.
Romney liên tục chỉ trích Obama không đủ cứng rắn với Trung Quốc, Trung Quốc đã nhanh chóng trở thành vấn đề nóng của cuộc bầu cử. Vấn đề này không chỉ bao gồm vấn đề an ninh quốc gia và kinh tế, mà còn là thử thách xử lý quan hệ quốc tế gai góc đối với Tổng thống.
Sự cảnh báo đối với Trung Quốc của Obama tại Seoul (tại Seoul, Obama gây sức ép với Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc kiềm chế CHDCND Triều Tiên) báo hiệu chính sách ngoại giao quan trọng nhất trong nhiệm kỳ Tổng thống của ông có lẽ sẽ thay đổi:
Tiêu điểm chiến lược của Mỹ sẽ từ các chiến trường Iraq, Afghanistan chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ở đây Mỹ có 2 đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, đã mở cánh cửa lớn tới Myanmar, đồng thời đưa lính thủy đánh bộ tới Australia đồn trú. Tuy tiêu điểm chiến lược mới làm cho các đồng minh châu Âu “lải nhải”, nhưng sự kiềm chế đối với Trung Quốc lại được hoan nghênh nhiệt liệt ở châu Á.
Đường lối châu Á của Obama hoàn toàn không giống như suy nghĩ của ông khi trúng cử. Năm đầu tiên, Obama bị phê phán phổ biến (kể cả các thân tín của ông) là quá mềm yếu đối với Trung Quốc, sau đó sự chuyển biến đường lối châu Á của ông mới từng bước bắt đầu.
Trong các chuyến thăm, một số quan chức chính phủ tại nhiệm và tiền nhiệm đều từng cho biết, Nhà Trắng đang nỗ lực tìm kiếm một thái độ hợp lý ứng xử với Trung Quốc.
Khi tranh cử năm 2008, Obama không có ý định thù địch với Trung Quốc. Khác với Bill Clinton năm 1992 coi nhà lãnh đạo Trung Quốc là “đồ tể Bắc Kinh”, khi đó Obama không nói về Trung Quốc, ngôn từ chính sách ngoại giao ít khiến cho người Trung Quốc không thể đánh giá được vị Tân Tổng thống.
Từ năm 2009, Obama từ chối gặp Dalai Lama đến chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên, Obama hy vọng sự bày tỏ thân thiện của ông đối với Trung Quốc có thể thúc đẩy giải quyết các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu hoặc vấn đề hạt nhân Iran.
Nhưng ông không được mãn nguyện. Trung Quốc đã “chơi” Mỹ về tiêu chuẩn biến đổi khí hậu, cản trở Mỹ trong việc gây sức ép với Iran, ăn hiếp nước nhỏ trong vấn đề biển Đông. Đặc biệt là các động thái gần đây của Trung Quốc làm cho Chính phủ Mỹ cảm thấy chính sách thân thiện đã kết thúc.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Benjamin J. Rhodes nói: “Tôi cảm thấy chúng tôi đã hiểu được hợp tác hữu nghị với Trung Quốc rốt cuộc có thể đi bao xa, chúng tôi cần áp dụng thái độ cứng rắn vào năm thứ hai”.
Hillary Clinton nói: “Trước đây Trung Quốc luôn áp dụng thế tấn công hấp dẫn, trên thực tế luôn dùng phương thức vỗ về và thân thiện trong quan hệ với các nước láng giềng. Hiện nay, tôi cho rằng Trung Quốc bắt đầu thể hiện cơ bắp của họ”.
Chính phủ Mỹ dự định vẽ ra một giới hạn. Hai tháng sau, Hillary đã đưa ra một thông điệp gây kinh ngạc. Tại hội nghị cấp cao ở Hà Nội, Việt Nam, bà tuyên bố Mỹ sẽ can thiệp vào giải quyết tranh chấp biển Đông.
Trung Quốc cũng rất coi trọng hoạt động của Obama đối với Myanmar. Trong quá trình xa lánh lâu dài giữa các nhà lãnh đạo Mỹ và Myanmar, Trung Quốc đã biến Myanmar thành tiền đồn thuộc địa. Vào thứ Tư vừa qua, tại Nhà Trắng, Obama đã hội kiến với nhà lãnh đạo đối lập Myanmar Aung san Suu kyi.
Nhìn lại trước đây, một số cựu quan chức cho biết hoàn toàn không phải đường lối của Obama đã thay đổi, mà là Trung Quốc đang thay đổi. Baader nói: “Năm 2010, người Trung Quốc đã thay đổi hành động, điều chúng tôi làm chẳng qua là sự phản ứng trước hành động của họ”.Tổng thống Mỹ Barack Obama hội kiến với nhà lãnh đạo đối lập Myanmar Aung San Suu Kyi Việt Dũng
Nguồn >>> Giáo dục Việt Nam
TIN LIÊN QUAN:
Hoa Kỳ khẳng định Senkaku/Điếu Ngư nằm trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. |
|
[22.09.2012 18:41] NĐ: Đến nay, tàu tuần duyên Nhật và tàu công vụ Trung Quốc vẫn đang vờn nhau tại vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản. Theo
các chuyên gia, nếu đụng độ nổ ra thì nhiều khả năng Mỹ sẽ vào cuộc.
Giới chức Washington từng nhiều lần khẳng định Senkaku/Điếu Ngư nằm
trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. |
Mỹ cảnh cáo Trung Cộng chớ 'chia để trị' trong vấn đề Biển Đông |
|
[18.08.2012 03:47] NĐ: Tổ quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm, gấp
rút lắm rồi, Việt Nam cần có ngọn cờ hòa hợp dân tộc để đoàn kết các
tầng lớp Nhân dân ở trong nước và trên Thế giới, mới chiến thắng bè lũ
bành trướng Trung cộng xâm lược và bọn tay sai, lật đổ ý thức hệ độc tài
phát xít. |
Bước tiến mới của Mỹ: Cấm vận Ngân hàng thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia (CNPC) của Trung cộng. |
|
[02.08.2012 18:40] NĐ: Cử tri Mỹ rất đồng tình và ủng hộ Tổng
thống Mỹ Obama trong tuyên bố ngày 31/7 đã thông qua lệnh cấm vận mới từ
phía Mỹ nhằm vào ngành dầu khí của Iran, qua đó đưa hai ngân hàng “Ngân
hàng Côn Luân” thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia (CNPC) của Trung cộng và
“Ngân hàng Elaf Islamic” của Irag vào danh sách các ngân hàng bị cấm
vận. Dư luận Quốc tế hoan hô bước tiến mới của Mỹ trong việc cấm vận
Ngân hàng Côn Luân thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia (CNPC) của Trung
cộng. |
Truyền thông Trung cộng yêu cầu Mỹ 'câm mồm' trong vấn đề Biển Đông. |
|
[07.08.2012 21:53] NĐ: Bành trướng Trung cộng ngày càng ngang
ngược, trắng trợn thực thi bản đồ Lưỡi Bò xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa
của Việt Nam. Ở Việt Nam, bọn tay sai thân Trung Cộng đang ra sức đàn áp
người dân yêu nước biểu tình, xuyên tạc sự thật các cuộc biểu tình và
vi phạm nghiêm trọng Nhân quyền, đã bị Quốc tế lên án. |
Người dân Myanmar biểu tình phản đối dự án mỏ đồng Trung Quốc |
|
[13.09.2012 18:43] NĐ: Công trình mỏ đồng gây tranh cãi là dự
án liên kết đầu tư giữa một công ty thuộc quân đội Myanmar với công ty
Wanbao của Trung Quốc. Dự án trị giá 1 tỉ USD và từng bị báo chí Myanmar
tố cáo có dấu hiệu tham nhũng. Bộ khai thác mỏ Myanmar hiện đang kiện
tuần báo Voice của Myanmar về những bài tố giác của báo này. Trong năm
2011, Tổng thống Thein Sein đã quyết định đình chỉ việc xây dựng một đập
thủy điện lớn do Trung Quốc đầu tư nhằm xoa dịu cơn giận dữ của người
dân trong nước. |
Việt
Nam và quỹ đạo Trung Quốc - tác giả Hạ Đình Nguyên, nguyên chủ
tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội Sinh viên Sài Gòn. |
|
[11.09.2012 04:01] NĐ: "Vào thời điểm cheo leo nhất của Việt
Nam, họ chớp thời cơ chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam(1974). Vào
thời kỳ Đặng Tiểu Bình, nhằm lúc Việt Nam khó khăn nhất, họ tiến quân
công khai đánh Việt Nam (1979), chiếm thêm 5 đảo của quần đảo Trường sa
(1988). Trong 10 năm phản bội Việt Nam và kết giao với Mỹ, Đặng đã
nhanh chóng phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa quân sự,
và trở thành một cường quốc thế giới. Và nay, Bắc Kinh quay ra thách thức với Mỹ, giành quyền phân chia trật tự thế giới theo tham vọng của mình." - Hạ Đình Nguyên |
Phụ gia thực phẩm độc hại nhập lậu từ Trung Cộng tràn lan ở các chợ Việt Nam |
|
[25.08.2012 05:13] NĐ: Gần đây, tuy Bộ ngoại giao Việt Nam đã
cực lực lên án, nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) vẫn ào ạt
đưa Tàu thủy cở lớn ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thực hiện mưu đồ
bành trướng xâm lược Việt Nam. Phụ gia thực phẩm độc hại, mỳ gói ăn
liền, hóa chất chế biến Cà phê,...đang tràn lan tại các chợ của Việt Nam
là mầm họa lớn tiêu diệt sức lực Dân tộc Việt Nam đang được thế lực Tay
sai thân Trung cộng và các phần tử Nhóm lợi ích vì mục địch lợi nhuận
nhập lậu tràn lan vào Việt Nam. |
Đảng cộng sản Trung Quốc trong chiến lược độc chiếm biển Đông bao gồm Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. |
|
[05.07.2012 18:37] NĐ: Hàng loạt tài liệu, bản đồ chính thức và
bán chính thức của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 20 đều chỉ vẽ lãnh thổ
Trung Quốc đến đảo Hải Nam. “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ”
xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản
1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam,
và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực
nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Sợ không chính
xác, cuốn sách này còn nói rõ thêm: điểm cực nam đó ở vĩ tuyến 18o13’
bắc. |
Con đường nam tiến của bành trướng Trung cộng |
|
[28.07.2012 21:06] NĐ: Đảng cộng sản Trung Quốc không từ một
thủ đoạn nào nhằm xâm chiếm toàn bộ Đông Dương. Cái càng Cua bắc Triều
Tiên đang được Trung cộng điều khiển để hăm dọa Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan. Trung cộng đang sử dụng Tay sai thân Trung cộng ở Việt Nam, Lào,
Campuchia trong mưu đồ thâu tóm toàn bộ Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam
có vị trí chiến lược và giàu tài nguyên. Gần đây Trung cộng ồ ạt thành
lập Tp.Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. |
|
|
|
Nguyễn Quốc Minh |