Lượt truy cập 
 Đang online 001
 Tổng số : 007584459
 
Tin tức » Sự kiện & bình luận Hôm nay là :
Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị
07.12.2010 21:00

Xem hình
...Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi.
Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.- Nguyễn Văn An. >>>

Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị

Tác giả: Thu Hà

Ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ, Chủ tịch Quốc hội khóa XI tiếp tục chia sẻ góc nhìn của mình xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Ông bày tỏ mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để cả về kinh tế và chính trị để tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.


     Cựu chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Văn An.

LTS: Đảng Cộng sản Việt Nam có hạnh phúc to lớn mà không dễ chính đảng nào có được: đó là sự tin yêu, đùm bọc, hy sinh, che chở của nhân dân trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập.

Trong hòa bình, dựng xây đất nước, có những lúc Đảng phạm những sai lầm, nhưng nhân dân vẫn đi theo Đảng, vẫn chung sức cùng Đảng sửa sai, mà sự nghiệp đổi mới thành công trong gần 25 năm qua là một minh chứng sinh động.

Hôm nay, trước thềm Đại hội 11, trước những vận hội mới mở ra với đất nước, người dân lại mang hết tâm huyết hiến kế để Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước làm nên những trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong tinh thần đó, Tuần Việt Nam giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, với mong muốn Đại hội 11 sẽ thực sự là những ngày hội lớn của toàn dân, sẽ thổi lên hào khí cho đất nước. Mời bạn đọc cùng tranh luận, hiến kế với Đảng.

Các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân. Như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh: "Đây là một khâu rất quan trọng trong xây dựng Đảng về chính trị - vấn đề cốt tử của Đảng và là nhiệm vụ hàng đầu trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng". Bằng cách chân thành lắng nghe và tiếp thu thực chất những ý kiến đóng góp của dân, Đảng sẽ cộng hưởng được trí tuệ của toàn dân tộc để lãnh đạo đất nước vượt lên trong một thời đại rất nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức.

Trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) đã chia sẻ nhiều ý kiến thẳng thắn xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Nhận mình là người sinh ra trong lòng chế độ, gắn bó máu thịt với chế độ, ông Nguyễn Văn An cho rằng cá nhân ông muốn nhân cơ hội này để nói những suy nghĩ của mình. Ông mong muốn thông qua cuộc trò chuyện này, chia sẻ những suy nghĩ, góc nhìn riêng của một đảng viên và một công dân bình thường với nguyện vọng để Đảng có chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để hơn, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân hơn; để những giá trị cao đẹp của Nền Dân chủ Cộng hòa, của Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ngày càng được thể hiện trong cuộc sống sinh động như di nguyện của Bác Hồ.

Suốt cuộc trò chuyện, ông An nhiều lần nhấn mạnh, góc nhìn của ông đôi chỗ có thể "khó nghe" hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng với trách nhiệm Đảng viên, trách nhiệm công dân, ông cứ mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi.

Ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng, nhận thức là một quá trình. Nhận thức của ông cũng thay đổi theo đường lối đổi mới của Đảng và sự phát triển của thế giới. Ông cũng luôn khẳng định phần trách nhiệm của mình về những nhận thức và việc làm còn nhiều hạn chế và yếu kém của ông khi còn đương nhiệm.

Thưa ông Nguyễn Văn An, các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân, vừa rồi ông có tham gia ý kiến gì không?

Ông Nguyễn Văn An: Tôi đã có rất nhiều cơ hội tham gia ý kiến trực tiếp với một số hội nghị do Bộ Chính trị tổ chức, góp ý trực tiếp với nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và một số địa phương. Hôm nay với tư cách là một đảng viên, một công dân bình thường, tôi chỉ phát biểu vài vấn đề chung, vì văn kiện thì có nhiều vấn đề lớn rất quan trọng.

Trong rất nhiều vấn đề quan trọng đó, lần này tôi chỉ tập trung nhấn mạnh hai vấn đề có ý nghĩa lý luận - thực tiễn cốt yếu, đó là: Vấn đề sở hữu và thành phần kinh tế; vấn đề xây dựng Đảng, đặc biệt là dân chủ trong Đảng, trong xã hội, đoàn kết thống nhất trong Đảng.

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cách nhìn thế nào, cách nhận thức thế nào,... từ đó sẽ đi tới những ý kiến khác nhau, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhất là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Đại hội XI sẽ lắng nghe và chắt lọc như thế nào? Đó mới là khâu quyết định.

Dư luận trong Đảng và trong xã hội hiện đang có ít nhất hai khuynh hướng:

- Về cơ bản vẫn giữ cái khung các dự thảo văn kiện như hiện nay. Cụ thể, Cương lĩnh 2010 vẫn giữ khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, có bổ sung sửa đổi đôi chút, hoặc thêm bớt, hoặc đảo từ,... chủ yếu bây giờ là đi vào nhân sự thôi.

- Hoặc, Cương lĩnh 2010 phải vượt qua cái khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, để xây dựng một Cương lĩnh 2010 mới đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.

Tôi mong muốn Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng thứ hai, khuynh hướng SỬA LỖI HỆ THỐNG, khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị thì chúng ta mới khắc phục được lỗi hệ thống, vì chúng ta mắc lỗi hệ thống mà chúng ta chỉ chỉnh sửa theo khuynh hướng thứ nhất thì chúng ta không ra khỏi lỗi hệ thống được.

Đại hội XI chưa làm được như vậy thì đến đại hội XII, vì "ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay", và Đại hội XII bắt đầu từ Đại hội XI.

Nhiều nhà nghiên cứu lý luận khoa học đã đề cập đến lỗi hệ thống, song nhiều người thường ngại ngần, né tránh, mỗi khi bàn tới cụm từ LỖI HỆ THỐNG có lẽ vì ngại động chạm vào cái thiêng liêng nhất, vào điểm cơ bản trên đường đi của cách mạng Việt Nam. Ông, có thể mô tả lỗi hệ thống một cách dễ hiểu nhất như thế nào?

Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi.

Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.

Tôi chỉ là người làm thực tiễn nên chỉ có thể đề cập đến vấn đề này từ góc độ thực tiễn. Đề nghị Hội đồng lý luận Trung ương, các Trung tâm nghiên cứu Khoa học giúp Đảng và Nhà nước ta làm rõ vấn đề này.

Tôi chỉ đề cập vài vấn đề về kinh tế và chính trị mà tôi cho là đã rõ, nhiều người đã cảm nhận được từ thành quả của công cuộc đổi mới của nước ta do Đảng ta lãnh đạo, từ sự sụp đổ của các đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), từ sự đánh giá về thời đại ngày ngay,...

Từ chỗ đánh giá Cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, chúng ta phải chuyển ngay sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo luận thuyết cách mạng không ngừng. Luận thuyết cách mạng không ngừng là đúng, còn cái sai là ở chỗ chúng ta đánh giá cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành tới mức phải chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Khi đó cũng có ý kiến cho rằng Cách mạng dân tộc dân chủ của ta chưa hoàn thành cơ bản, chúng ta mới làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ thì mới làm được một phần, mới đánh đổ vua chúa phong kiến, còn rất nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ chúng ta chưa làm được, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ chúng ta cũng chưa làm được.

Lâu nay chúng ta quan niệm bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Không hiểu mệnh đề này có còn phù hợp với tình hình hiện nay và tới đây không?

Chúng ta chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa là theo lý thuyết có tính tiền đề rằng, các nước kém phát triển có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nếu được sự giúp đỡ vô tư trên tinh thần anh em của những nước xã hội chủ nghĩa hùng cường.

Tiền đề quan trọng đó trước đây và hiện nay là chưa có thật. Có lẽ đây chính là cái gốc ban đầu dẫn đến cái LỖI HỆ THỐNG như tôi vừa nói. Cái lỗi này là do nhận thức không đúng về thời cơ Cách mạng.

Thời cơ chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa có một vấn đề bao trùm chưa phù hợp, đó là vấn đề dân chủ mà chúng ta chưa hoàn thành cơ bản trong Cách mạng dân tộc dân chủ. Dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị, dân chủ trong văn hóa,... Mà dân chủ và phát triển là hai anh em song sinh. Nền dân chủ còn thấp thì nền kinh tế sẽ kém phát triển. Và, như vậy thì làm sao có xã hội xã hội chủ nghĩa - một xã hội đòi hỏi phải có nền dân chủ và nền kinh tế phát triển cao hơn các nước tư bản phát triển nhất hiện nay.

Điều ông vừa nói nên hiểu như thế nào? Và ông nghĩ như thế nào về quốc hiệu của Việt Nam trong giai đoạn đó?

Trong Cách mạng dân tộc dân chủ, Quốc hiệu của Việt Nam là: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là rất đúng với bản chất, với nội dung của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ, phù hợp với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ mà nhân loại thừa nhận và hướng tới, lại vừa rất đúng với ngữ pháp Việt Nam. Khi chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa, Quốc hiệu của Việt Nam lại đổi thành: "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", vừa chưa phù hợp về bản chất và hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa chưa thật rõ về nội dung, thực chất là chúng ta đã phải xác định lại nhiều lần mà vẫn chưa thật rõ, chỉ nói ngày càng rõ hơn mà thôi; mặt khác ngữ pháp lại không phải là ngữ pháp Việt Nam. Nó là ngữ pháp nước ngoài, không Tàu thì là Tây.

Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: "Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa" mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).

Quốc hiệu Việt Nam vừa phải thể hiện chính xác hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa phải đúng với ngữ pháp Việt Nam. Những người quan tâm đến sự lựa chọn chính xác chính thể; những người quan tâm đến sự trong sáng của tiếng Việt, những người có lòng tự trọng dân tộc đều băn khoăn đến Quốc hiệu hiện nay. Ngay Trung Quốc, Lào... họ cũng vẫn giữ Quốc hiệu cũ của họ là "Cộng hoà dân chủ nhân dân...", họ chưa đổi thành Quốc hiệu có tính từ  XHCN.

Khi nói đến cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vẫn nói đến dân chủ, nhưng tính dân chủ được hiểu nhẹ đi, tính chuyên chính vô sản được hiểu nổi trội hơn, có phần cực đoan hơn, thể hiện rõ nhất là thông qua cải tạo XHCN. Do đó mà nhiều người Việt Nam muốn trở lại với Quốc hiệu Việt Nam thời Cách mạng dân tộc dân chủ, tức là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", vừa đúng với bản chất và nội dung của hình thức chính thể của nước ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, lại vừa đúng với ngữ pháp Việt Nam, là sửa cái lỗi hệ thống ban đầu của chúng ta. Nếu được trưng cầu dân ý, tôi tin chắc sẽ được sự đồng tình của tuyệt đại đa số nhân dân.

Bản chất của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đó chính là dân chủ hóa trên lĩnh vực này có phải không ?

Đúng vậy. Từ chỗ chủ yếu có hai thành phần kinh tế đến chỗ có nhiều thành phần kinh tế. Từ chỗ đảng viên, công chức nhà nước không được làm kinh tế đến chỗ đảng viên, công chức nhà nước được làm kinh tế theo pháp luật. Từ chỗ đất đai là thuộc sở hữu nhà nước đến chỗ người sử dụng đất đai đã được 5 quyền như người chủ sở hữu, tuy còn có điểm rất mù mờ....

Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là cội nguồn cảm hứng, là động lực to lớn cho sự phát triển. Kết quả của nó kỳ diệu như thế nào mọi người đã biết.

Vẫn biết rằng nó cũng đẻ ra những bất công mới, những mâu thuẫn mới đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khách quan trong từng giai đoạn. Song đây là con đường dân chủ, con đường phát triển, con đường sống ngày càng hạnh phúc hơn.

Chúng ta cần sửa cái sai từ gốc này một cách toàn diện hơn, triệt để hơn như nhiều ý kiến đề xuất của quần chúng, của nhiều tổ chức và nhiều nhà khoa học, trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước.

Sở hữu tư nhân là động lực vô cùng to lớn, song không phải không cần đến sở hữu nhà nước. Nhưng sở hữu nhà nước không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện trong giai đoạn nào, thời điểm nào, trong lĩnh vực cụ thể nào, vì lợi ích đích thực của nhân dân và của nhà nước chứ không phải vì mục đích tự thân.

Vấn đề đất đai và một loạt tập đoàn kinh tế của nhà nước đang còn nhiều vấn đề bức xúc, kém hiệu quả, cần phải được nghiên cứu giải quyết. Nhiều vụ án bê bối về đất đai cũng như Vinashin chỉ là những bộc lộ điển hình. Nhiều tập đoàn tư nhân ở trong và ngoài nước cũng có hiện tượng phá sản, bê bối như thế, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kinh tế thị trường là như vậy. Nhưng đối với đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam lại có đặc điểm riêng của nó.

Vinashin đang là vấn đề nổi cộm, tranh cãi, nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng sự khác nhau mà người ta không muốn nói đến chính là có phần do lỗi hệ thống ?

Tôi cũng nghĩ có phần sâu xa là như vậy. Tôi cho rằng Vinashin vừa là hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vừa có căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ lỗi của hệ thống, lỗi từ gốc, từ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị xuất phát từ quan điểm rằng: xã hội xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng dựa trên "... chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu". Mô hình này lại xuất phát từ một lý thuyết cực đoan cho rằng: tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột.

Từ một lý thuyết cực đoan đi tới một mô hình kinh tế không có động lực mà thực tế cuộc sống đã bác bỏ. Chính phủ là người thực thi chủ trương đó của Đảng về mặt nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có quyền lớn như vậy thì có phải chịu trách nhiệm gì không?

Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. (Ông cười tủm tỉm, nói nhỏ rằng: Không nên nói "mắt mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài Đảng ta" - pv).

Đành rằng phải có trách nhiệm cá nhân trong quản trị hành chính và quản trị doanh nghiệp, phải xem xét cẩn trọng, có lý, có tình, không tranh công, đổ lỗi. Song phải rất chú ý đi sâu làm rõ cái lỗi của hệ thống, do sai sót của hệ thống làm trầm trọng thêm.

Có ý kiến cho rằng, nếu bỏ điều kiện "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu" thì xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng sẽ chẳng khác gì các nước tư bản phát triển văn minh cả ?

Rất nhiều người không đồng tình với quan điểm này. Nếu nước ta khác về đời sống vật chất và tinh thần cao hơn, văn minh hơn, tức là chất lượng cuộc sống cao hơn, nhất là dân chủ tự do cao hơn thì đồng ý. Còn nước ta phải công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu để khác với các nước tư bản phát triển thì lại là vấn đề sai từ gốc. Rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ đoạn này trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XI.

Vả lại, ngay ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng có phần sở hữu nhà nước, quy mô lớn nhỏ là tùy lúc, tùy nơi, họ không coi đó là mục đích, mà chỉ coi là phương tiện; xuất phát điểm của họ là vì lợi ích, cái gì nhà nước làm tốt hơn (theo nghĩa tổng thể) hoặc tư nhân không làm thì nhà nước làm, cái gì tư nhân làm tốt hơn thì tư nhân làm. Họ không xuất phát từ lý thuyết coi tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột, họ xuất phát từ lợi ích, từ hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế, có tính cả đến vấn đề quốc phòng và an ninh của quốc gia.

Ngay ở Việt Nam chúng ta, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể theo kiểu cũ đã có vai trò và đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là điều cần phải được khẳng định. Song sang thời bình như hiện nay thì chúng ta buộc phải đổi mới, đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, không thể tiếp tục cách làm cũ, vì nó không có động lực. Đó cũng là điều đã được cuộc sống khẳng định.

Vấn đề chủ yếu của quản trị hành chính nhà nước là có chính sách kiểm soát, phân phối và phân phối lại lợi nhuận một cách hợp lý, chứ không phải là công hữu hóa tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó chúng ta phải dứt khoát từ bỏ lý thuyết và mô hình sai trái từ gốc này, vì hậu quả của nó gây ra như thế nào mọi người đều đã biết. Đó là con đường trở về thời kỳ thiếu thốn và đói khổ.

Tóm lại, vấn đề sở hữu, vấn đề cơ chế quản trị tài sản công (đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước...) cần được xem xét giải quyết dứt khoát, cụ thể và triệt để. Tức là phải dân chủ hóa triệt để hơn nữa trong kinh tế, các cấp ủy Đảng không trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị doanh nghiệp, luật pháp cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng quản trị doanh nghiệp và quản trị hành chính nhà nước phải được thông suốt, tách bạch, trách nhiệm rõ ràng.

Bây giờ xin được nghe ý kiến của ông về vấn đề xây dựng Đảng. Vừa rồi báo Nhân dân có loạt bài kể lại câu chuyện của Liên Xô cũ. Vì sao một đảng hùng mạnh, đã lãnh đạo nhân dân Nga chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và cống hiến to lớn cho thắng lợi của thế giới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, một đảng giành được thành tựu rực rỡ trong xây dựng CNXH lại đổ sụp nhanh đến vậy, sau 74 năm cầm quyền?

Bài học của Liên Xô (cũ) vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó mới thấy yêu cầu xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, đoàn kết trong Đảng và trong xã hội là vấn đề cốt tử của những vấn đề cốt yếu, vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta. Mọi thành công hay thất bại của Cách mạng Việt Nam đều từ đây mà ra. Không kẻ thù nào có thể phá được Đảng ta trừ chính những người cộng sản chúng ta.

Quan sát sự tan rã của một số Đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến hòa bình,... Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của mình nữa, vì thực tế Đảng của mình đã thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là vì Đảng của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đã trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị mất rồi.

Chúng ta rút được bài học gì từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô ?

Hãy thử quan sát và phân tích sự giải tán của một Đảng tại quê hương của Cách mạng tháng Mười thì rõ. Tại sao một người đứng đầu Đảng và Nhà nước tuyên bố giải tán Đảng là Đảng đó bị giải tán ngay? Một người có làm được việc đó không? Hay người đó chỉ là người thay mặt cho số đông những người trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong toàn Đảng, trong cả hệ thống chính trị? Đội ngũ trí thức đâu? Liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động đâu? Hệ thống thông tấn, báo chí đâu? Lực lượng vũ trang hùng hậu đâu mà không bảo vệ Đảng? Tại sao họ quay mặt đi? Hay là họ cũng đồng tình? Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tại sao quần chúng không bảo vệ?

Nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vấn đề là lòng dân: Thuận lòng dân thì còn, trái lòng dân thì mất. Ý dân là ý trời.

Nhiều cơ quan thông tin đại chúng của chúng ta thường đưa tin chủ yếu là do nguyên nhân bị diễn biến hòa bình, một số cán bộ chủ chốt bị mua chuộc phản bội lại Đảng, dẫn tới cách mạng màu,... mà chưa đi sâu vào nội bộ Đảng, vào lỗi hệ thống của Đảng, vào sự thoái hóa biến chất trong Đảng, Nhà nước và Xã hội do lỗi hệ thống gây ra. Đảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động. Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính độ ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đã thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xã hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đã biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.

Và như chúng ta đã biết, nhân dân ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã phúc quyết Hiến pháp mới để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại. Chúng ta cần tỉnh giác để suy ngẫm, để chỉnh đốn Đảng ta như trong di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã ghi.

Ngược về quá khứ, Bác Hồ đã xây dựng nền tảng của hệ thống như thế nào ?

Lúc chọn đường đi cho dân tộc, trong khi nhiều nước phương Tây chọn Quốc tế II thì Bác Hồ lại chọn Quốc tế III, vì Quốc tế II không ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa, Quốc tế III ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa.

Bác Hồ là người tiếp thu các học thuyết, các chủ nghĩa tiên tiến của phương Tây, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông, Tư tưởng - Minh triết của Bác đã soi đường và thúc đẩy phong trào Cách mạng Việt Nam. Trong Bác Hồ chúng ta thấy có cả những phần tinh túy và phù hợp với Cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa Marx-Lenin, của cách mạng tư sản phương Tây, có cả tư tưởng từ bi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có cả tư tưởng bác ái của Đức chúa Zesu, có cả tư tưởng nhân nghĩa của Đức Khổng Tử, có cả Chủ nghĩa Tam dân của cụ Tôn Dật Tiên,... Bác kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các bậc cách mạng tiền bối của Việt Nam.

Bác Hồ chọn Quốc tế III là vì mục đích giải phóng dân tộc trước nhất, các vấn đề khác hạ hồi phân giải, vì dân tộc chưa được giải phóng thì vạn năm giai cấp cũng chưa được giải phóng. Đấy là sự lựa chọn sáng suốt mang tính lịch sử. Bác ở trong dòng thác đó song vẫn độc lập trong chừng mực có thể vì mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc trên nền dân chủ cộng hòa.

Do đó, khi xây dựng Đảng, tôi đề nghị trở về với Lý luận -  Hành động, với Tư tưởng - Minh triết Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta. Tôi đề nghị chúng ta vẫn giữ học thuyết Marx-Lenin, nhưng chúng ta không chỉ biết và vận dụng duy nhất học thuyết Marx-Lenin, mà cần phải biết và vận dụng những học thuyết tinh hoa của nhân loại như chúng ta bắt đầu làm từ khi đổi mới. Từ đó Đảng ta mới phát huy được dân chủ, tự do trong Đảng, trong nhà nước và trong xã hội ta. Vì chỉ có dân chủ tự do mới có thể có điều kiện thật sự cho sự phát triển vững mạnh, mới có sức mạnh vô địch để vượt qua mọi khó khăn thử thách, bảo vệ được thành quả của Cách mạng và không ngừng đưa Cách mạng Việt Nam tiến lên phía trước cùng với bạn bè năm châu bốn biển.

Theo đánh giá của ông, người dân đã thực sự được làm chủ như mong nguyện của Bác Hồ chưa ?

Theo luật pháp thì dân ta là người chủ đích thực của đất nước. Song đến nay dân ta mới được bầu và bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu và bãi miễn Đại biểu Quốc hội, bầu và bãi miễn trưởng thôn. Chúng ta đều biết, chất lượng bầu cử còn thấp, còn việc bãi miễn thì hầu như chưa làm được bao nhiêu, nguyên nhân thì có nhiều.

Dân ta chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý. Tuy Hiến pháp 1946 đã ghi song chưa thực hiện được vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó. Đến các Hiến pháp sửa đổi sau này lại bỏ quyền đó của dân mà Quốc hội tự giao cho Quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp.

Dân ta cũng chưa có quyền lựa chọn cương lĩnh phát triển đất nước và người đứng đầu đất nước thông qua tranh cử trong tổng tuyển cử. Các hình thức hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực và góp phần phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nghèo nàn và hạn chế. Nạn hành chính giấy tờ quan liệu, nhũng nhiễu còn khá nặng nề,...

Nghĩa là còn rất nhiều quyền dân chủ đương nhiên của một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà nhân dân ta đến nay vẫn chưa được hưởng một cách trọn vẹn.

Đã có lần ông đã nói về sự phân quyền, vậy phân quyền trong thể chế Đảng lãnh đạo toàn diện nên được hiểu thế nào ?

Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ chị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng. Thực chất chúng ta có hai hệ thống quyền lực song song, đó là hệ thống của Đảng và hệ thống Nhà nước đi kèm theo là hai hệ thống tòa nhà của hai cơ quan đảng và nhà nước cồng kềnh chưa từng có. Đây là mô hình của cộng hòa Xô Viết. Thông lệ quốc tế không có như vậy.

Quốc hội là nhánh lập pháp có quyền lực cao nhất, song cũng còn nhiều hình thức, thực chất là Trung ương, Bộ Chính trị quyết.

Chính phủ là nhánh hành pháp song cũng rất yếu, chủ yếu là chấp hành chỉ thị nghị quyết của Đảng.

Chủ tịch nước từ chỗ tập trung thực quyền như khi Bác Hồ đảm nhận, ngày nay đã dần trở thành hình thức, nghi lễ. Quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ra làm ba nơi, ba người nắm giữ, đó là Tổng Bí thư thống lĩnh lực lượng vũ trang, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch nước đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng không thực quyền.

Tòa án là nhánh tư pháp lại càng yếu thế.

Cả ba nhánh quyền lực đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban lãnh đạo Đảng (Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương).

Quyền lực nhà nước được phân công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng. Vậy, Đảng trở thành ông vua tập thể rồi. Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ rồi. Mô hình của cộng hòa Xô Viết là như vậy. Đây là cái sai từ gốc về hệ thống tổ chức quyền lực gây nên lỗi của hệ thống cần phải được khắc phục theo quy luật phổ quát là phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch, thống nhất theo Hiến pháp và Pháp luật, tức là thống nhất ở nơi dân, (tam quyền phân lập).

Nếu chúng ta hiểu ba nhánh quyền lực nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được thể chế hoá trong Hiến pháp và Pháp luật là đúng, còn nếu hiểu thống nhất trực tiếp ở ban lãnh đạo hoặc cá nhân lãnh đạo cụ thể nào đó thì lại là sai, lại là có vua cộng sản mất rồi, dân chỉ còn là người chủ  hình thức, nhà nước trở thành công cụ của đảng chứ không phải công cụ của dân nữa rồi. Mọi chủ trương chính sách của đảng phải được cụ thể hoá bằng Hiếp pháp và Pháp luật. Chấp hành Hiến pháp và Pháp luật là chấp hành sự lãnh đạo của Đảng. Xã hội sẽ được nhà nước quản trị bằng pháp luật, chứ không quản trị bằng chỉ thị, nghị quyết trực tiếp của đảng. Pháp luật là tối thượng.

Một trong những biểu hiện dân chủ trong xã hội đó là việc chọn lựa cụ thể qua lá phiếu. Theo ông, lá phiếu của chúng ta hiện nay đã thể hiện được tính dân chủ của nó đến mức nào rồi ?

Theo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng thì ở Quốc hội, ở Hội đồng nhân dân, đảng viên phải bỏ phiếu theo nghị quyết, chỉ thị của Đảng, làm đúng như ở các nước có đa đảng tham chính. Như vậy có đúng với bản chất của Đảng và Nhà nước ta không? Đảng của dân, Nhà nước cũng của dân cơ mà?

Ở Việt Nam, Đảng ta không phải tranh giành lá phiếu với đảng nào cả mà chỉ là lá phiếu của những đảng viên, của những người đại biểu nhân dân tán thành hay không tán thành một điểm nào hay cả chủ trương, chính sách nào đó của Ban lãnh đạo Đảng, có khi chỉ là ý kiến của một người có trọng trách trong Đảng, (không được nhầm lẫn với Đảng nói chung).

Ở nước có đa đảng tham chính, khi tranh cử nguyên thủ quốc gia, đảng nào chuẩn bị đưa người ra tranh cử phải có quy trình tranh cử trong nội bộ đảng để chọn người xuất sắc của đảng mình ra tranh cử với đảng khác. Người ra tranh cử phải có cương lĩnh tranh cử, cử tri sẽ căn cứ vào cương lĩnh  tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh đó của các đảng để lựa chọn cương lĩnh và người đứng đầu đất nước, khi đó cương lĩnh của đảng thắng cử sẽ trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước, người đứng đầu đảng thắng cử sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia. Còn khi bỏ phiếu về vấn đề quan trọng nào đó thì thông thường các Đảng họ quy định đảng viên của Đảng đó phải bỏ phiếu theo lập trường của Đảng đó. Vì đây là các Đảng tranh giành lá phiếu với nhau, tranh giành lợi ích cho Đảng mình.

Nếu ta làm như các Đảng ở các nước có đa Đảng tham chính thì chẳng hóa ra Đảng ta tranh giành lá phiếu với dân à? Mà điều đó là điều không thể hiểu được, vì nó trái với bản chất của Đảng, rằng Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Đảng lãnh đạo chứ không quyết thay nhân dân.

Trong thực tiễn đã có rất nhiều trường hợp đảng viên trong Quốc hội, kể cả ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, cán bộ cao trung cấp của Đảng đã bỏ phiếu thuận theo lòng dân, không theo chỉ thị nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban chấp hành TƯ và đã được Đảng và Nhà nước chấp nhận, nhân dân đồng tình và hoan nghênh. Đó là điều Đảng ta cần và phải làm khác với các đảng ở các nước có nhiều đảng tham chính để phát huy dân chủ thật sự trong đảng, trong xã hội.

Chỉ có một Đảng duy nhất tham chính, theo ông chúng ta nên làm thế nào để có dân chủ thực chất ?

Nếu chúng ta chỉ đưa ra một cương lĩnh, một người ra ứng cử như một đảng của các nước có đa đảng tham chính, thì sẽ không có tranh cử, dân sẽ không có cơ hội lựa chọn cương lĩnh và nguyên thủ. Làm như lâu nay thì chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức, thụ động, dân ít quan tâm.

Như tôi đã nói trong một cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam hồi năm ngoái, dân chủ là phải có tranh cử, phải công khai minh bạch,.. để có sự lựa chọn trong Đảng và trong xã hội, sẽ thu hút được sự quan tâm xây dựng nhà nước của đông đảo nhân dân. Dân chủ không đồng nhất với đa Đảng. Mất dân chủ không đồng nhất với một Đảng. Dân chủ là dân phải được lựa chọn cả cương lĩnh, cả nhân sự, dân phải được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Khi nào có sự lựa chọn dân chủ thật sự như vậy là có dân chủ thực sự trong xã hội.

Trong Đảng ta có thể có nhiều đồng chí đưa ra những cương lĩnh tranh cử khác nhau, dăm ba cương lĩnh chẳng hạn, sau đó trong Đảng lựa chọn ra hai ba cương lĩnh tranh cử để đưa ra dân lựa chọn, như sự tranh cử trong nội bộ một Đảng của các nước có đa đảng tham chính. Như vậy, dân sẽ có cơ hội lựa chọn cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh để trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước và nguyên thủ quốc gia trong một nhiệm kỳ xác định.

Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong dân, trong xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng và Nhà nước và Nhân dân. Ý Đảng lòng dân là một. Khối đại đoàn kết sẽ được củng cố và tăng cường trong thực tiễn. Dân chủ có lãnh đạo đúng đắn, không ai làm thay ai, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch cho sự sáng tạo và phát triển, là sự sống còn của Đảng và chế độ.

Như tôi đã nói trong các câu trả lời ở trên, vấn đề dân chủ và trách nhiệm trong quản trị hành chính của nhà nước ta còn nhiều vấn đề tồn tại lớn cần phải được nghiên cứu giải quyết, nhất là về vai trò lãnh đạo của Đảng, để phát huy đầy đủ sức mạnh của bộ máy quản trị hành chính nhà nước, phát huy đầy đủ sức mạnh của nhân dân - người chủ đích thực của đất nước.

Trong bài viết mới đây nhất, ông có cho rằng đã đến lúc phải xây dựng luật về Đảng ?

Đúng. Trước đây, khi Đảng chưa cầm quyền, khi Đảng còn đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân thì Đảng hoạt động ngoài vòng pháp luật, chống lại pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.

Ngày nay Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền rồi, thì không được làm như trước nữa, mà phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và hoạt động theo luật về Đảng. Song tiếc rằng đến nay Đảng ta vẫn chưa có luật về Đảng. Do vậy không tránh khỏi một số trường hợp Đảng vẫn đứng trên Nhà nước, đứng trên pháp luật. Người ta gọi như vậy là Đảng trị. Chúng ta đã khắc phục được nhiều rồi, song vẫn còn những thói quen về cách làm việc cũ, như khi Đảng chưa cầm quyền, khi chính quyền Nhà nước còn non trẻ.




LÀM TỔNG THỐNG MỸ LÀ BIẾT TRÂN TRỌNG CHỈ TRÍCH - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

NĐ:..."Thạc sỹ Ve Chai thì nhún nhảy cười xòa :
- Đợt này, em sẽ tới 24 Lê Văn Hưu Hà Nội, ngồi đúng cái ghế nhựa mà Barack Obam đã ngồi để ăn tô bún chả cho đỡ mỏi chân.
Chị bán mắm tôm phụ họa:
- Đừng tưởng bở ! Không phải cái ghế mà các quan chức Nhóm lợi ích tham nhũng thân Trung Cộng chạy chọt đâu. Cái ghế nhựa màu xanh đó, ông bà chủ Bún chả chắc cất kín rồi.
Đắm say trong ánh mắt của vợ, Tiến sỹ Xe ôm huých nhẹ chị bán mắm tôm và nói to:
- Câu nói của Tổng thống Mỹ Barack Obama thật tuyệt vời: "Làm Tổng thống Mỹ luôn bị các cử tri và báo chí chỉ trích. Nhờ vậy nước Mỹ mới phát triển và hùng mạnh như ngày nay".

QUY NHƠN FLC TUYỆT VỜI

NĐ: Với tư cách là một cổ đông nhỏ của Tập đoàn FLC, Ngày Đêm đã bay về thăm TP. Quy Nhơn và FLC Quy Nhơn. Thời gian không nhiều để được đến tận nơi các điểm du lịch nên thơ của miền biển cả đầy sóng vỗ, tình người bao la của vùng đất lành chim đậu. Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Quy Nhơn FLC tuyệt vời. Đây cũng là món quà nhỏ có thể có ý nghĩa không nhỏ gửi tặng đồng bào trong cả nước và trên toàn Thế giới biết thêm phần nào sự đổi mới giàu đẹp của Tp. Quy Nhơn trong đó có phần đóng góp xứng đáng của FLC.

MƯA CHIỀU MIỀN TRUNG - VUI VUI NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1-10 TẠI HỘI HƯU TRÍ TRỤ SỞ CHÍNH VIETINBANK

[01.10.2018 17:16]
NĐ: Sẽ có điều bất ngờ & ngạc nhiên khi Ngày Đêm trình diễn một "Tiết mục Văn nghệ đặc sắc có một không hai" chào mừng Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 1-10 tại Hội hưu trí Trụ sở chính Vietinbank. Tiếng cười hơn mười thang thuốc bổ, Ngày Đêm hy vọng được chia sẻ niềm vui tới quý vị gần xa món quà nhỏ Video Clip: VUI VUI NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI 1-10 gồm Văn nghệ đặc sắc -> Trao tặng quà -> Chụp ảnh lưu niệm -> Liên hoan tiệc mặn cụng ly chúc sức khỏe dồi dào & gặp nhiều may mắn !

HỘI HƯU TRÍ TRỤ SỞ CHÍNH VIETINBANK MỪNG XUÂN 

NĐ: Sự tồn tại và phát triển luôn luôn được nhân lên bởi Niềm tin - Hy vọng - Tương lai vì một thế giới Hòa bình - Tự do - Nhân quyền - Dân chủ. Thế lực thù địch & phản động không ai khác là những kẻ bán nước hại dân, nói một đằng làm một nẻo, chạy chức chạy quyền, tham nhũng, độc tài, bắt bớ tù đày dân oan, vi phạm trắng trợn nhân quyền đã cam kết với LHQ, gây ra thảm họa Formosa khủng khiếp về môi trường biển ở các tỉnh miền Trung và bùn đỏ Bauxite Tây Nguyên. 

DU LỊCH TÂY BẮC - CẢNH SẮC TUYỆT VỜI !

NĐ: Núi Rừng gọi ta - Miền Tây Bắc Việt Nam thật tuyệt vời. Núi cao chót vót nhìn xuống ruộng bậc thang muôn sắc màu của sự sống được con người lao động cần cù một nắng hai sương vẽ nên bức tranh thật kỳ diệu của thiên nhiên. Vâng, Sa Pa - Fan xi păng ta, nơi độ cao trên 3.000 m quanh năm mây mù, gió lộng, nay đã có cáp treo lên nữa lưng chừng núi, ta theo 900 bậc đi lên. Ta chinh phục độ cao và sung sướng reo lên : Núi Rừng Tây Bắc ơi ! Ta đã về đây.

NGÀY QUỐC TẾ NGƯỜI CAO TUỔI Ở VIETINBANK - NÉT ĐẸP VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG

NĐ: Từ ngày thành lập, đến nay VietinBank đã 27 năm. Vượt qua nhiều gian truân, thử thách VietinBank đang ở tuổi trưởng thành và không ngừng phát triển trong đó có sự đống góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, nhân viên đã nghỉ hưu. Hàng năm, cứ đến ngày Quốc tế người cao tuổi 01-10, toàn hệ thống VietinBank tiến hành tổ chức trọng thể và chu đáo họp mặt thân mật cán bộ nhân viên nghỉ hưu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Đón chào Ngày Quốc Tế Người Cao Tuổi 01-10-2015, đội ngũ hưu trí thuộc Trụ sở chính đã được VietinBank tổ chức trọng thể, chu đáo.

KỶ NIỆM 35 NĂM RỜI GHẾ SINH VIÊN CỦA CÁNH BẮC C14 TẠI HÀ NỘI - LÀO CAI

NĐ: Vâng ! Nhóm hội cánh bắc C-14 được mọi người tán thưởng dành cho Nguyễn Đăng Mộng đầy sức lan tỏa của sự nhiệt tình bạn bè và 2 cựu sinh viên nữa trong ban liên lạc tổ chức những ngày giao lưu gặp mặt thân mật giữa Cánh bắc C-14 Hà Nội gặp Cánh nam C-14 Sài Gòn.
Vâng ! Thay cho lời chúc sức khỏe và gặp nhiều may mắn, Ngày Đêm xin gửi đến bạn bè gần xa một số hình ảnh cùng âm điệu tiếng nói, tiếng cười tràn đầy sức sống và niềm tin trên những nẻo đường của Quả đất đang quay quay.

KHI CÔNG LÝ MẶC QUẦN NHỎ LÊN BÌA - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

NĐ: "...Chị vợ phấn chấn cười toáng lên:
- Danh hài Công Lý hôm qua lên bìa sách Bộ luật dân sự năm 2014 rồi. Trông ngộ lắm. Lại cởi truồng, mặc quần nhỏ pha lê. Lo chi thiếu tiền.
Tiến Sỹ Xe Ôm nóng mặt tung chăn quên cả rét:
- Việt Nam làm gì có công lý ?
- Đúng . Luật sư Ngô Ngọc Trai đã khẳng định điều đó trên báo chí. Ở các nước Nhân quyền dân chủ, người ta thờ Thần Công Lý. Còn Bộ luật dân sự Việt Nam lại tôn hài Công Lý mặc quần Xilip lên bìa.
Tiến Sỹ xe ôm khâm phục:
- Danh hài Công Lý lên bìa sách nào cũng xứng tầm. Tiếng cười bằng mười thang thuốc bổ. Em có thông tin từ Blog nào vậy ?" - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.


Ba Sàm - thơ Nguyễn Quốc Minh 

[30.05.2013 03:18]
NĐ: Sau một thời gian dài bị thế lực Đen tối đánh sập, ngày 30-5-2013, Blog Ba Sàm có thông báo địa chỉ nhà mới : www.basam.info
Ngaỳ Đêm trân trọng giới thiệu mấy vần thơ của Nguyễn Quốc Minh khi nhận được tin vui đó. Hy vọng, làng Blog Việt Nam không ngừng có những ngôi nhà đẹp như Ba Sàm.
Khen thay:
"Nhà Ba Sàm rộng cửa
Thiết kế đẹp như xưa
Dân hiền lành yêu nước
Như trời hạn gặp mưa." - thơ Nguyễn Quốc Minh

CÁNH THƯ HÒA BÌNH TIẾP NỐI TIẾNG NÓI VÌ NHÂN QUYỀN DÂN CHỦ CỦA BA SÀM

[10.09.2014 18:08]
NĐ : "Sau khi blog Ba Sàm và một số mailbox cá nhân của tôi bị hack, trên Internet bắt đầu xuất hiện những thông tin mang tính bịa đặt, nhằm gây nhiễu dư luận, cũng vì vậy, qua thư ngỏ này, tôi xin khẳng định, tôi không liên quan tới bất kỳ tổ chức, đảng phái nào.
Tôi cũng không hề nhận tiền của bất cứ cá nhân, tổ chức nào để làm blog Ba Sàm dù trong suốt thời gian qua, ngày nào tôi cũng phải dành khoảng thời gian không nhỏ cho blog Ba Sàm." - Nhà báo tự do Đinh Ngọc Thu

TÌNH NON NƯỚC - Video Clip du ngoạn Miền Trung, thân tặng các đồng nghiệp !

[17.05.2014 04:52]
Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video Clip: Tình Non Nước, như là món quà nhỏ ghi lại dấu ấn không nhỏ tới đồng nghiệp trên những nẻo đường trong chuyến du ngoạn các tỉnh miền Trung. Nguyễn Quốc Minh, kính chúc các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !

ĐỒ SƠN BIỂN NHỚ - Video Clip thân tặng đồng nghiệp

NĐ: Ngày Đêm trân trọng giới thiệu Video 
Clip: Đồ Sơn biển nhớ, thân tặng đồng
 nghiệp, như là món quà nhỏ ghi lại
khoảnh khắc những hình ảnh đằm
 thắm tình cảm vui tươi ở Đồ Sơn
 Hải Phòng.Nguyễn Quốc Minh, kính chúc
 các đồng nghiệp và bạn bè gần xa luôn dồi
 dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn !

VIỆT NAM DẬY MÙA THU - Thơ Nguyễn Quốc Minh, thân tặng SV.Nguyễn Phương Uyên

[22.08.2013 18:06]
NĐ: "...Lũ quan tham độc ác
Dậm chân kiểu Hít Le
Uốn mồm theo Đại Hán
Phương Uyên mỉm cười chê..." - thơ Nguyễn Quốc Minh

TỐP "8-3" Ế CHỢ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh 

[01.03.2011 05:10]
Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành.
Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ .
Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !

MẸ THÍCH NGƯỜI TÂY HƠN HAY LÀ BỌN TÀU ? - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh.

[08.07.2013 01:33]
NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài, thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...

KẾ SINH NHAI - chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[12.11.2013 01:38]
NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở, tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc, hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi, mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88 tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.

ĐỔI NHÀ - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[20.03.2013 05:04]
NĐ:" Chủ trương đổi nhà này thật là sáng suốt. Những người ở L5 nuôi lợn, gà, vịt, chó quen mùi hôi thối khỏi phải leo cầu thang cho mỏi cẳng. Còn các ông các bà " bự " ưa thoáng mát, ăn nhậu khỏi mùi khó chịu, lại được mở rộng tầm mắt chuyển lên ở tầng 5 thật là Oke !" - Đổi nhà - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

Thi "Chất xám" - Chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

[06.03.2013 23:29]
NĐ:Trưởng phòng Thanh tra trúng giải thi "chất xám" AT=TA, thưởng 100 triệu đồng. Còn mỗi người có mặt hôm nay, nhận phong bì mỗi người môt triệu đồng. Nhằm nâng cao chất xám hơn nữa, cuộc họp hôm sau với câu hỏi đề thi là: ĐV + LĐ = TN. Ai trúng giải sẽ có thưởng cao hơn.

PHONG ĐƯỢC LÀ CỨ PHONG, TỘI GÌ MÀ KHÔNG PHONG 

[22.11.2013 04:45]
NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt tên Võ Nguyên Giáp...

SÁU CÂY CHUỐI HỘT- Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh - Đăng ký Tham gia dự thi giải thưởng Nobel Văn học Quốc tế 2010...  

[12.07.2009 03:35]
SÁU CÂY CHUỐI HỘT, tên truyện bình dị. Nhưng tại sao không là chuối hương, chuối mật, mà lại là chuối hột ? Chuối hột chát, và hột của nó đắng, như sự đắng chát mà câu chuyện mang chứa trong lòng nó.
Truyện này viết bằng thi pháp của THƠ. Các dấu chấm ngắt câu dường như vô cớ đối với văn xuôi, mà nó như là cách ngắt nhịp (xuống dòng) của thơ. Mỗi đoạn văn khởi ra chỉ bằng một câu điệp lại, khiến nó làm cho mỗi đoạn văn giống một khổ thơ. Nhưng mỗi đoạn lại mở ra một cảnh ngộ mới, những nhân vật mới...
>>>>>>>>>>>>>>>>>>> Vĩnh An

CON ĐÒ TÓC PHẤN ĐI XA - thơ Nguyễn Quốc Minh, kính tặng thầy giáo Đinh Đăng Định

[03.04.2014 21:39]
NĐ:

Thầy giáo Đinh Đăng Định
Về xứ sở Thần tiên
Tiếng cồng chiêng vang mãi
Cùng đồng bào Tây Nguyên

TRÙNG TANG KÉO TANG TRÙNG - thơ Nguyễn Quốc Minh.

[12.10.2013 17:27]
...Ông Giáp là người lính
Đánh cho Tàu, Liên Xô
Được vinh danh là tướng
Búa liềm đỏ sắc cờ.

Bao thanh niên chết trận
Điện Biên máu chưa phai
Thạch Hãn sông máu đỏ
Biên giới gọi hồn ai ?

Ngày ra đi tướng Giáp
Phú Thọ nổ đùng đùng
Hoàng Sa, Trường Sa đó
Trùng tang kéo tang trùng.

<= Tướng Võ Nguyên Giáp lúc về hưu.

Nguyễn Quốc Minh (Theo VietNam.net)



 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email  Thảo luận


Những bản tin khác:



Lên đầu trang
 Tin mới-Tin mới-Tin mới 
Tin trên Google : Ngày Đêm 17/09/2024 - 30/10/2024
HIỂU VỀ ĐỒI MỒI, TÀN NHANG, NÁM DA, RỤNG TÓC & CÁCH PHÒNG NGỪA, ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ
QUYỀN ĐƯỢC LÀ CHÍNH MÌNH. ĐÓ LÀ CÂU CHUYỆN CỦA NGÀNH GIÁO DỤC, KHÔNG PHẢI CỦA NGÀNH CÔNG AN
XÃ HỘI GÌ ? CHỦ NGHĨA GÌ ? KHI GÁN GHÉP THÀNH “XÃ HỘI CHỦ NGHĨA”
TỐP 10 VÀ TỐP 20 NGÂN HÀNG HOÀN THÀNH TỐT KINH DOANH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2024 VÀ NĂM 2023 NỘP NGÂN SÁCH LỚN NHẤT
CHÚC MỪNG QUỐC KHÁNH UKRAINE 24 - 8
RÙNG MÌNH VỀ SỰ THẬT THỰC PHẨM ĐỘC HẠI...XUỐNG HỐ CẢ NÚT
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI SỬ DỤNG MÁY ĐIỀU HÒA VÌ SỨC KHỎE
MỘT SỐ ĐIỀU CẦN BIẾT KHI ĂN, UỐNG ĐỂ BẢO VỆ SỨC KHỎE
TỔNG THỐNG MỸ JOE BIDEN ĐÃ CÓ ĐIỂM DỪNG RẤT ĐÚNG LÚC KHI CHẠY ĐUA VÀO NHÀ TRẮNG NHIỆM KỲ 2. CHÚC MỪNG !

 Lịch vạn sự 
Tháng
Năm 

Danh ngôn:
Bí quyết để luôn trẻ trung là mỗi ngày học một điều mới!
Khuyết danh.

Bản quyền thuộc về : Nguyễn Quốc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm