Tội ác chiến tranh của Trung Cộng trong cuộc chiến Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 14-3-1988
13.03.2014 20:49
Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng Hà Tĩnh - Cửa Việt Quang Trị
NĐ: “Hành động của Trung Quốc quá là dã man, nó dã man như thế này: nó sử dụng vũ khí, dùng lê nó đâm và nó bắn luôn bộ đội mình. Bộ đội mình thì chủ yếu là tay không trên tay chỉ có mấy cái xẻng, xà beng để làm việc xây dựng thôi chứ không phải chiến đấu. Nó dã man nhiều chỗ lắm, khi bộ đội mình bị tàu chìm rồi thì nó vẫn bắn giết. Nó bắn chết người đang trôi trên biển. Nó không làm đúng như trong nghĩa vụ quốc tế là khi đối phương bị rơi xuống biển không còn vũ khí nữa thì phải có trách nhiệm cứu vớt. Nó không hề cứu vớt, nó không làm gì cả. Nó rất dã man đề cho mình tự chết hoặc nó bắn cho mình chết để cho cá mập ăn."- Lê Hữu Thảo, nhân chứng còn sống sót lên tiếng trước báo chí.
Tội ác chiến tranh của TQ trong cuộc chiến Gạc Ma
Nghe bài này: (Lưu ý, trong trường hợp mở ra mà không nghe được, bạn nhớ sử dụng vượt tường lửa, sau đó nhấp chuột mở lại trang này, thì nghe bình thường)
Mỗi năm vào ngày 14 tháng 3 các chiến sĩ trong trận hải chiến Gạc Ma lại ngậm ngùi nhớ về những phút giây bị tàu Trung Quốc tấn công và cách hành xử vô nhân đạo của họ đối với bộ đội Việt Nam. Hai mươi sáu năm sau, những giờ phút kinh hoàng đó vẫn đọng lại trong nhiều người tuy với suy nghĩ khác nhau nhưng cái chung vẫn là sự dã man của lính Trung Quốc. Cuộc chiến không cân sức
Ngày 14 tháng 3 năm 1988 hải quân Trung Quốc đã đưa quân đánh chiến đảo Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Lúc đó những đảo này còn rất hoang sơ mặc dù Việt Nam đã tổ chức tuần tra theo dõi nhưng vẫn chưa xây dựng kịp những căn cứ tạm thời chứng minh chủ quyền trên đó.
Trong lần đem bộ đội công binh hải quân ra đảo để xây dựng căn cứ, ba tàu vận tải của Việt Nam không được trang bị như tàu chiến mà chỉ có vũ khí cá nhân để tự vệ đã bị 6 tàu chiến Trung Quốc tấn công. Kết quả là ba tàu Việt Nam bị chìm, 64 bộ đội công binh hải quân hy sinh, 11 người khác bị thương trong khi đó Trung Quốc cũng báo cáo là có 24 binh sĩ bị giết.
Cuộc chiến không cân sức này đã để lại không những dấu ấn lịch sử đối với người dân Việt Nam về sự mất mát đất đai của ông cha mà nó còn hằn sâu nỗi đau của những anh bộ đội công binh hải quân, những người may mắn sống sót nhưng trong ký ức họ vẫn đọng lại những hình ảnh dã man của giặc.
Anh Lê Hữu Thảo, một trong vài nhân chứng còn sống sót kể lại giây phút chính anh chứng kiến lính Trung Quốc bắn vào đồng đội đang ngụp lặn dưới biển khi tàu của họ đã bị chìm. Mặc dù họ không còn khả năng tự vệ hay không thể sống sót nếu không được vớt lên nhưng lính Trung Quốc vẫn điềm nhiên nhìn họ chết dần dưới biển. Anh Thảo kể:
“Hành động của Trung Quốc quá là dã man, nó dã man như thế này: nó sử dụng vũ khí, dùng lê nó đâm và nó bắn luôn bộ đội mình. Bộ đội mình thì chủ yếu là tay không trên tay chỉ có mấy cái xẻng, xà beng để làm việc xây dựng thôi chứ không phải chiến đấu. Nó dã man nhiều chỗ lắm, khi bộ đội mình bị tàu chìm rồi thì nó vẫn bắn giết. Nó bắn chết người đang trôi trên biển. Nó không làm đúng như trong nghĩa vụ quốc tế là khi đối phương bị rơi xuống biển không còn vũ khí nữa thì phải có trách nhiệm cứu vớt. Nó không hề cứu vớt, nó không làm gì cả. Nó rất dã man đề cho mình tự chết hoặc nó bắn cho mình chết để cho cá mập ăn."
Đại tá Phạm Xuân Phương, một cán bộ cao cấp của Cục Chính trị xác nhận những chiếc tàu này là tàu vận tải, hoàn toàn không trang bị vũ khí như các tàu chiến nhưng vẫn bị Trung Quốc tấn công:
“Cái trận đó không phải là trận chiến đấu giữa hai lực lượng hải quân với nhau mà bộ đội Việt Nam là bộ đội đi xây dựng, không vũ khí mà tàu là tàu xây dựng chở nguyên vật liệu xây dựng. Trung Quốc bất chấp luật lệ quốc tế nó không cần gì cả, đấy là trận chiến đấu không cân sức mà. Một bên là vũ trang còn một bên là xây dựng hai chuyện rất khác nhau. Chúng tôi cho rằng giữ được lá cờ và cố cho tàu đổ bộ lên trên đảo là hành động đáng khen ngợi trong hoàn cảnh như thế.”
Quy luật của chiến tranh là giết chóc và dành chiến thắng trên máu của quân thù, thế nhưng sự giết chóc nào cũng bị lên án nếu vượt quá phạm vi đạo đức con người cho phép. Ngay trong chiến tranh, sự đau thương mất mát và các hành vi tàn sát đối phương hàng loạt trong các trận chiến vẫn là nỗi ám ảnh nhân loại dẫn đến việc khai sinh Luật Nhân đạo quốc tế, một phần chủ yếu trong Công Pháp quốc tế bao gồm các quy tắc nhằm bảo vệ những người đã bị loại khỏi vòng chiến, hay không còn khả năng chiến đấu. Luật Nhân đạo quốc tế được bốn nước Liên xô, Mỹ, Anh và Pháp ký ngày 8 tháng 8 năm 1945. Trái công ước quốc tế
Bên cạnh đó Công ước Geneve ra đời tiếp theo sau đã quy định cụ thể từng hành vi được định nghĩa là tội phạm chiến tranh nhằm hạn chế việc giết người của kẻ chiến thắng hay của một đạo quân, một nhóm, thậm chí một cá nhân đi ngược lại với những quy định trong công ước này.
Công ước Geneva năm 1949, còn gọi là Công ước Geneve thứ hai, và các Nghị định thư bổ sung I và II năm 1977 ghi thêm điều khoản bảo vệ cho các người bị ốm, bị thương trên chiến trường hay trong các trận hải chiến. Điều này cũng bao gồm việc bảo vệ cho các quân nhân bị đắm tàu.
Trung Quốc tỏ ra không cần hiểu về nguyên tắc này nên quân đội của họ vô tư bắn vào kẻ thất trận, hơn nữa bỏ mặt nạn nhân giữa biển khơi cho cá mập ăn thịt là hành động của thời ăn lông ở lổ chứ không thể nói là của một quân đội nhất nhì thế giới. Những tuyên truyền về sự gìn giữ hòa bình của họ chỉ làm xấu thêm bộ mặt thật qua hai cuộc chiến với Việt Nam là cuộc chiến Biên giới 1979 và Gạc Ma năm 1988.
GS-TSKH Vũ Minh Giang Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết bất cứ ai cũng có thể lên án hành động sát nhân này, và cảm xúc ấy cần truyền lại cho người trẻ hơn để họ thấy và hiểu được lịch sử Việt Nam qua những cuộc chiến tranh giữ nước đối với giặc phương Bắc, ông nói:
“Cái cảm xúc của một con người, cảm xúc của một người bình thường thôi trước những hành vi vô nhân tính, dã man thì sẽ như thế nào? Đối với tôi những hành vi nào đi nữa trong chiến tranh mà đối xử tàn ác dã man đối với đồng loại đều đáng lên án, lên án một cách nghiêm khắc thậm chí còn phải lưu lại để người đời sau biết được cái đó. Với ý nghĩa đó sự kiện Gạc Ma thì như thế này: thứ nhất đây là câu chuyện có thể nói nó nằm trong cái mà chúng ta xác định đó là cuộc chiến tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trước sự xâm lấn của Trung Quốc.
Với ý nghĩa đó rồi đây lịch sự thậm chí trong sách giáo khoa tức là phần phổ biến lịch sử phải ghi vào vì là đây là sự việc thiêng liêng của Việt Nam đã chuyển rất nhiều đời mà vẫn còn chuyển đến mai sau, chắc chắn là như thế và chúng tôi kiên quyết làm việc này bằng được.”
Nhìn Gạc Ma dưới lăng kính tội phạm chiến tranh không phải để mang Trung Quốc ra tòa hay cổ vũ cuộc chiến đã lùi vào quá khứ, nhưng không thể không nhắc nhở sự tàn ác này của quân đội Trung Quốc nhất là mỗi ngày nó mỗi lớn mạnh và tỏ ra nguy hiểm hơn đối với Việt Nam.
Và lại càng phải nhắc tới khi từng phần chủ quyền đất nước đang mòn dần nếu cứ tiếp tục im lặng trên cái nền của lý thuyết phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước cộng sản anh em.
[15.02.2014 17:43] NĐ:" Mỗi người đều nghĩ, như chúng tôi đều
nghĩ : Nếu cái đảng này còn yêu nước, thì phải kỷ niệm 35 năm ngày chiến
tranh biên giới một cách đường hoàng. Nếu như cái đảng này mà đã phai
mờ, không nắm vững ngọn cờ yêu nước, thì đó là cái điều thất vọng và
đừng có mong rằng những người yêu nước tiếp tục ủng hộ đảng." - Luật sư
Trần Quốc Thuận. Tin nóng biểu tình sáng Chủ Nhật 16-2-2014 tại Hồ Gươm
Hà Nội.
[03.03.2014 18:22] NĐ: PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ
trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam trả lời báo chí trước sự kiện
Tổng thống Nga Putin cho quân đội xâm lược Ukraine đang bị các nước G7
và dư luận Quốc tế lên án: "Trước hết phải nói rằng hành vi của nước
Nga, mà cụ thể của Tổng thống Putin, theo tôi là một hành vi mang tính
chất vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là vi phạm nguyên
tắc về tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia."
[10.03.2014 21:05] NĐ: Chiếc máy bay nói trên chở theo 227 hành
khách thuộc 13 quốc tịch khác nhau, trong đó có 158 người Trung Quốc
cùng phi hành đoàn 12 người. Chiếc Boeing 777-200 này đã rời Kuala
Lumpur sau nửa đêm 8/3 và dự kiến đến Bắc Kinh lúc 6h30 giờ địa phương
(22h30 ngày 7/3 theo GMT). Chiếc máy bay đã biến mất vào lúc 2h40 ngày
8/3 theo giờ địa phương (18h40 ngày 7/3 theo GMT).
[14.02.2014 19:23] NĐ: Thông báo về việc kỷ niệm Ngày Biên Giới
Việt Nam 17/2 vào sáng Chủ nhật, lúc 9h ngày 16/02/2014 tại Hồ Gươm Hà
Nội. Ngày 17-02-2014, Kỉ niệm 35 năm chiến tranh Biên giới phía Bắc là
dịp để chúng ta ghi nhớ công ơn những anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng
chí đã hi sinh vì đất nước. Anh linh của họ mãi mãi là những “chiến sĩ
tiền tiêu”, “cột mốc” thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc.
[28.02.2014 19:34] NĐ: Không ngẫu nhiên mà Trung Cộng thực
hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa
Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất
của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa
phương này bằng người Tàu. Phải chăng việc cấm người Việt Nam ra, vào
Vũng Áng và Cửa Việt, bộc lộ ý đồ Trung Quốc muốn xây dựng hai vị trí
này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt
Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Đây chính là đáp án trả
lời cho câu hỏi: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh
và Quảng Trị.
[07.02.2014 08:43] NĐ: Đài truyền hình VTC Việt Nam đã có một
Video Clip phóng sự về thực trạng nhập siêu của Việt Nam đối với hàng
hóa của bọn bành trướng Trung Cộng, gây nguy hại vô cùng cho người dân
Việt Nam. Khi Tập Cận Bình sang Việt Nam, Hà Nội đã cho trẻ thơ toàn là
con gái xếp hàng dài vẫy cờ 6 sao. Không chỉ vậy, trên VTV1 còn treo
Logo cờ 6 sao trong suốt những ngày Tập Cận Bình ở Việt Nam ( Cờ Trung
Quốc chỉ có 5 sao)... Tình trạng nhập siêu lớn hàng hóa Trung Quốc đang
biến Việt Nam là nơi bãi chứa rác độc hại kinh hoàng cho dân tộc Việt
Nam. (Ảnh trên: Trẻ thơ Việt Nam xếp hàng dài vẫy cờ 6 sao tiếp đón Tập
Cận Bình tại Hà Nội)
[07.03.2014 20:56] NĐ: Thủ tướng Ý Benito Mussolini khẳng định
trước báo chí: "Putin là một phiên bản hài hước của Hitler". Thủ tướng
Singapore Lý Hiển Long trong lời bình luận đầu tiên hôm 6/3/2014 trên
Facebook cá nhân về tình hình Ukraine lưu ý rằng “cuộc khủng hoảng ở
Ukraine nhắc nhở chúng ta rằng những nước nhỏ phải tự bảo vệ mình và
không thể chỉ dựa dẫm vào các hiệp ước quốc tế hay các hứa hẹn của những
nước khác”. Tổng thống Nga PuTin liệu dùng tay che nổi mặt trờì được không ?
[01.03.2011 05:10] Nhân ngày 8-3, ngay-dem.com thân ái chúc mừng chị em gặp nhiều may mắn , dồi dào sức khỏe, an lành. Trân trọng giới thiệu tác phẩm : Tốp "8-3" ế chợ . Hy vọng, chia sẻ tiếng cười vui nhộn đến phái đẹp và các bạn gần xa trên trái đất đang quay quay !
[08.07.2013 01:33] NĐ: - Con thấy người Tây có bước đi dài,
thong giong và luôn chăm chú phía trước. Người Tây luôn có nụ cười trên
môi và sẵn sàng giúp đở người khác. Còn bọn Tàu thì ngược lại.
Thanh Lan chăm chú nghe bé Phương Mai kể lại câu chuyện: bạn Cẩm Ly học
cùng lớp của Phương Mai đã suýt chết, may mà có người Tây đưa kịp vào
bệnh viện và gặp bác sỹ tốt cứu chữa...
[12.11.2013 01:38] NĐ: Chị vợ ôm ghì lấy TS.xe ôm, khóc nức nở,
tràn đầy hy vọng. Căn hộ chung cư tầng 5 đeo bòng chuồng cọp rung lắc,
hòa vào âm thanh từ quán Cafe Chợ Cóc "Không giờ rồi, ngủ đi thôi,
mai đây còn lo kế sinh nhai..." là tiếng động cộc cộc của ông già Sỹ 88
tuổi đi họp Chi Bộ khua gậy trong đêm.
[22.11.2013 04:45] NĐ: Năm 2013, sau khí Đại tướng Võ Nguyên
Giáp chết, thì không ít người, báo chí đề xuất phong hàm cho tướng Giáp
là Đại nguyên soái. Mộ của tướng Giáp ở eo biển Quảng Bình còn được
phong 25 binh sỹ ngày đêm canh gác. Tiền lệ này, Đại tướng khác khi quy
tiên không nằm ở Mai Dịch mà muốn về quê, sẽ được "phong" hơn 25 binh sỹ
canh giữ là cái chắc. Nơi nơi, phong tượng, phong đền, phong đường đặt
tên Võ Nguyên Giáp...