Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc NHNN Việt Nam cần phải bị bãi chức và bị điều tra - tác giả: Nhà báo Phạm Chí Dũng
15.05.2013 03:38
|
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình tại phiên chất vấn của Quốc Hội |
NĐ:"Là một quan chức tuy khá kín kẽ và thâm trầm nhưng không tránh khỏi điều tiếng không ít của dư luận về mối liên đới trực tiếp và gián tiếp đến các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng, ông Nguyễn Văn Bình cần phải bị bãi chức và bị điều tra ngay lập tức về tài sản cá nhân và trách nhiệm trong điều hành tín dụng, lãi suất và thị trường vàng. Cũng đã đến lúc cần và phải có một hồi kết dứt điểm về chỉ số tín nhiệm đối với một quan chức cao cấp - người chỉ trong chưa đầy hai năm từ khi trở thành lãnh đạo đầu bảng của Ngân hàng nhà nước, đã dính líu gần như trực tiếp về trách nhiệm đối với ít nhất hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng tình trạng thất nghiệp lan tràn không thể thống kê ở Việt Nam."-TS. Phạm Chí Dũng
"THỐNG ĐỐC BÌNH PHẢI RA ĐI"
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cần phải bị bãi chức và bị điều tra, theo yêu cầu của nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, trong phần cuối loạt bài về vấn đề điều hành ngân hàng và thị trường tài chính Việt Nam.
Thái độ bất nhất thường trực luôn có thể dẫn đến một hệ quả đảo lộn giá trị về chân đứng chính trị.
Bất nhất lại là một thói quen kinh niên của cơ quan Ngân hàng nhà nước và Thống đốc Nguyễn Văn Bình, khi hành động mang tính hệ thống của họ khó có thể được xem là đồng nhất với thực trạng điêu đứng của nền kinh tế.
Vào cuối tháng 5/2012, lần thứ hai kể từ khi nhậm chức, Thống đốc Nguyễn Văn Bình lại công bố tỷ lệ nợ xấu lên đến 10% chẵn, so với tỷ lệ chỉ có 3,4% mà ông Bình công bố cũng trước Quốc hội vào tháng 11/2011. Như vậy chỉ trong thời gian 6 tháng, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng đã tăng gấp ba lần mà không kèm theo một lý do xác đáng nào.
Hơn nửa năm sau, tỷ lệ nợ xấu lại đột ngột bị Thống đốc Nguyễn Văn Bình “rút” xuống còn đúng 6%, cũng không được đính kèm bất cứ một giải thích minh bạch nào.
Nhưng từ tháng 6/2011, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập có uy tín của quốc tế là Fitch Ratings đã công bố tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam lên đến 13%, tức gấp 4 lần con số báo cáo của Ngân hàng nhà nước.
Đến đầu năm 2013, ông Trần Đình Thiên - một thành viên của Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia - đã lần đầu tiên thừa nhận về cơn ác mộng khó có lối thoát mà nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam đang chìm trong cơn hôn mê sâu.
Bức tranh mà ông Thiên phác họa thật u ám: mức tăng tín dụng rất thấp và khó có khả năng khôi phục nhanh; số doanh nghiệp đóng cửa quá nhiều và còn tiếp tục tăng nhanh, trong đó con số 15.300 doanh nghiệp đóng cửa trong quý 1/2013 là mức rất cao; nợ xấu khó giải tỏa nhanh; các cơ chế xử lý nợ xấu không thể vận hành sớm; chưa thể phá băng bất động sản, lượng vốn lớn tiếp tục bị chôn, gây tắc nghẽn nguy hiểm; khả năng phá sản một số ngân hàng yếu kém…
Vào lúc này, người ta đang tự hỏi: nền kinh tế Việt Nam sẽ tồn tại và đi lên bằng nội lực sản xuất của nó, hay được quy chiếu bởi các thị trường đầu cơ?
Liên quan và dính líu gần như trực tiếp về trách nhiệm đối với tình trạng siết tín dụng một cách cực đoan, đẩy nhanh tình trạng phá sản của rất nhiều doanh nghiệp khiến nền kinh tế gần như cạn kiệt sức hồi sinh, những gì chưa làm được của Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã trở nên những yếu điểm quá lớn trong khoảng thời gian chưa đầy hai năm, gây tắc nghẽn huyết mạch tín dụng và đe dọa quá nghiêm trọng đến sự tồn vong của nền kinh tế.
Nhưng những yếu điểm trên chỉ thuần túy là tư duy và tư thế yếu kém trong điều hành hay còn bởi nguyên do nào khác?
Nhìn lại dĩ vãng, vào tháng 8/2011, tân Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã được người dân và báo giới đã từng kỳ vọng như một “gương mặt mới”.
Có thể, gương mặt mới đã xuất hiện, nếu không bị lấn chèn bởi những động cơ cũ.
Quá nhiều nghịch lý và khuất tất của Ngân hàng nhà nước và cá nhân lãnh đạo Nguyễn Văn Bình trong một thời gian khá ngắn ngủi đã làm dấy lên sự phản ứng và bức xúc từ rất nhiều chuyên gia và báo giới.
Điều 88
Bất chấp nhiều khuất tất trong quản lý điều hành thị trường vàng, người từng bông đùa “Xin nhận nửa giải Nobel hòa bình” do thành tích “Làm những gì đã hứa” lại đã phản ứng một cách không mấy hòa bình đối với báo chí.
Vào những ngày cuối năm dương lịch năm 2012, trong một cuộc gặp gỡ báo chí, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã lần đầu tiên bày tỏ “chính kiến”: “Trong 100% khó khăn của ngành ngân hàng thì báo chí đã gây ra đến 40-50%”. Ông Bình cũng cho rằng báo chí chạy theo vụ việc đơn lẻ, thổi phồng lên quá đà, tạo dư luận chung trong xã hội không tốt…
Ngay sau phát ngôn trên, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu đã phản bác: “Trên thực tế, các vụ việc lớn đều bắt nguồn từ những sự việc đơn lẻ và rời rạc. Nếu không có báo chí phanh phui ra tiêu cực, sai phạm của ngân hàng, chỉ ra bất ổn trong điều hành chính sách, phản ánh những khó khăn của doanh nghiệp, kỳ vọng của người dân với chính sách tiền tệ thì ngành ngân hàng khó mà rút ra được bài học gì”.
Nhưng bỏ qua khuyến cáo của những người còn giữ được lòng nhiệt huyết đối với hiện tình và tương lai đất nước, lời phát ngôn xuất thần mang tính quy kết trách nhiệm đối với báo chí của ông Nguyễn Văn Bình lại là một bài học lạnh lẽo trở về quá khứ, đồng thời gợi mở cho một hành động tiếp theo và cứng rắn hơn nhiều: “khởi tố” báo Thanh Niên.
“Cáo trạng” trong văn bản của Ngân hàng nhà nước gửi Tổng cục An ninh II thuộc Bộ Công an về bài viết “Rửa vàng…” trên báo Thanh niên rất có thể làm người ta liên tưởng đến một thực tiễn mà nhiều chính phủ và tổ chức nhân quyền quốc tế cho rằng đã và đang bị lạm dụng ở Việt Nam: hình sự hóa vấn đề dân sự và quy chụp cho những người muốn thể hiện chính kiến bằng việc áp đặt điều 88 của Bộ luật hình sự về “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”.
Trong âm điệu và hơi thở của mình, dường như Ngân hàng Nhà nước đang muốn trở thành Bộ Công an thứ hai.
Giờ đây, âm điệu và hơi thở đó còn mang nội hàm trái ngược: phản ứng quyết liệt đối với những ý kiến phản biện và tố cáo.
Hành động bị dư luận chung coi là hoàn toàn thiếu khôn ngoan như trên của Ngân hàng nhà nước và cá nhân ông Nguyễn Văn Bình đang gây tác động tiêu cực lớn đến uy tín của một chính phủ vẫn tuyên bố lấy dân chủ làm trọng và không có “tù nhân lương tâm”.
Ưu ái ai ?
Được xem là “cánh tay phải” của Chính phủ, chỉ trong chưa đầy hai năm qua, Ngân hàng Nhà nước đã cống hiến một phần không nhỏ vào trào lưu làm suy thoái nghiêm trọng uy tín của chính phủ và cá nhân thủ tướng trong nhận thức còn lại của người dân.
Những công việc được gọi là “điều hành kinh tế linh hoạt và uyển chuyển” trong những năm qua, với sự tham mưu đắc lực của Ngân hàng nhà nước, dường như chỉ mang đến hậu quả quá lớn về tham nhũng, nợ công, nặng thuế và đời sống ngày càng trở nên khốn khó của đại bộ phận dân chúng, trong đó có cả một bộ phận công chức và viên chức nhà nước.
Số tiền 170.000 tỷ đồng mà Ngân hàng Nhà nước bơm vào thị trường liên ngân hàng trong dịp tết năm 2012 đã cho thấy cơ quan này không hề thiếu tiền, thậm chí thanh khoản còn “dồi dào” như xác nhận sau đó của chính Thống đốc Nguyễn Văn Bình. Số tiền này, vào khoảng 8,5 tỷ USD, còn vượt hơn cả gói kích cầu 8 tỷ USD năm 2009 - một ngân sách mà cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ cơ quan nào làm rõ được tính hiệu quả của nó.
Thế nhưng, một nghịch lý quá đáng buồn là tiền lại chỉ được bơm cho hệ thống ngân hàng thương mại, để hệ quả tiếp liền là hệ thống này tràn ứ vốn mà không tiêu thụ được.
Tình hình trên cũng cho thấy Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã quá ưu ái một số ngân hàng thương mại chủ chốt, trong khi bỏ mặc cả một nền quốc kế dân sinh bị đói vốn thảm thiết.
Vì sao lại có sự thiên lệch về quan điểm và tình cảm trong chuyện bơm vốn như thế? Phải chăng những điều dư luận thường đồn đoán về mối quan hệ “ruột rà” giữa Ngân hàng nhà nước với một số ngân hàng thương mại nào đó là có thực?
Sự thật là nếu không quá thiên vị nhóm lợi ích ngân hàng và vốn được bơm đều đặn vào hệ thống kinh tế cùng các doanh nghiệp từ năm 2011 với lãi suất cho vay ưu đãi từ 10-13%, nhiều khả năng nền kinh tế sẽ không chìm trong cơn hôn mê sâu như hiện nay, các doanh nghiệp thoát khỏi cảnh “chết lâm sàng” và còn có khả năng trả nợ cho ngân hàng thương mại, để đến lượt mình, hệ thống ngân hàng cũng không phải đối mặt với nguy cơ đổ vỡ dây chuyền như hiện thời và trong tương lai cận kề.
Tuy nhiên, giả thiết tốt đẹp đó đã bị Ngân hàng nhà nước đảo ngược thành một thứ giá trị hoàn toàn khác. Yếu kém hay vì lợi ích nhóm?
Yếu kém về năng lực điều hành hay còn bị chi phối bởi nhóm lợi ích - đó là câu hỏi mà dư luận người dân và giới phản biện Việt Nam đang yêu sách một cách khẩn thiết đối với cơ quan Ngân hàng nhà nước và Thống đốc Nguyễn Văn Bình.
Tại Việt Nam, một cuộc thanh tra của Thanh tra chính phủ đối với thị trường vàng và trách nhiệm của Ngân hàng nhà nước đã khởi sự vào tháng 4/2013.
Hiện chưa biết cuộc thanh tra trên có được tiến hành công tâm với kết luận xác đáng hay không, nhưng một trong những phản biện gia là nhà kinh tế Lê Đăng Doanh đã phản hồi đầu tiên:
“Về điều hành của Ngân hàng nhà nước, thanh tra cần làm rõ việc tổ chức đấu thầu vàng để làm gì? Tại sao lại gây ra tình hình độc quyền? Các chính sách pháp luật quản lý thị trường vàng có lợi cho ai?”
Lợi ích nhóm - một trong những chủ đề nóng bỏng không chỉ về xã hội mà còn liên quan đến “sự tồn vong của chế độ” - như điều mà người đứng đầu Đảng cộng sản Việt Nam đã hé lộ, lại đã chưa thể được điềm chỉ, dù dân chúng vẫn quá kinh ngạc về sự hiện diện không cần che giấu của các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng. TPP hay khủng hoảng kinh tế?
"Việc xét lại những “công bộc” có biểu hiện ít nhất là vô trách nhiệm với nhân dân có lẽ là cơ hội và cũng là một lối thoát chính trị khôn ngoan cho những chính khách cao cấp mẫn cảm với thời cuộc."
Minh bạch theo tiêu chuẩn quốc tế lại là một trong những điều kiện then chốt của Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam đang tha thiết muốn gia nhập.
TPP cũng đang được xem là lối thoát khả dĩ gần như duy nhất cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế suy thoái khó có đường ra, sau những thất bại không thể phủ nhận qua 6 năm tham gia vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) mà theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, xuất khẩu của Việt Nam - niềm tự hào kinh tế lớn nhất hiện thời - không hơn gì nhiều so với trước
Đã không mấy có ý nghĩa về tính thực chất khi gia nhập WTO, thật khó có thể hy vọng về một lối thoát cho nền kinh tế Việt Nam cho dù có được chấp thuận vào TPP.
Khả năng điều hành kinh tế yếu kém, lồng trong bối cảnh bị xen cài quá nhiều bởi các nhóm lợi ích và “nhóm thân hữu” - một cụm từ thời thượng xuất hiện trong thời gian gần đây trong báo cáo của cơ quan kiểm tra đảng, hố phân cách giàu nghèo ngày càng lớn lao đang khiến xã hội bị đẩy vào một vòng xoáy không ngoi lên được.
Nếu không tự cải tạo về những hình ảnh hoàn toàn mất cân đối trên, kinh tế Việt Nam sẽ không có, dù chỉ một cơ hội nhỏ nhoi, để “thoát đáy”, bất kể những lời khen tặng của Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng phát triển Á châu có giá trị ngoại giao hay không.
Từ lời cảnh báo “ruộng khô lúa cháy” của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành đến hình ảnh “cái chết lâm sàng” của các doanh nghiệp, tất cả đều chung một nội hàm.
Nếu nội hàm đó không được khẩn cấp cải thiện, không những chính phủ Việt Nam không giải quyết được nợ xấu vào năm 2015 mà một cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế, hay còn gọi là “suy thoái kép”, có thể sẽ bùng phát, khởi nguồn từ hiệu ứng domino của giới chủ ngân hàng và tiếp tới dắt dây lan tỏa ra toàn bộ huyết mạch kinh tế.
Không khí xã hội cũng vì thế có nhiều “triển vọng” phát sinh những phản ứng ghê gớm và dễ mất kiểm soát hơn nhiều - một quy luật có thể gây sụp đổ chân đứng của bất kỳ chế độ chính trị nào.
Nếu vào giai đoạn 2014-2015, nền kinh tế thế giới không thể tránh thoát được tương lai khủng hoảng mà Nouriel Roubini - người được mệnh danh là “tiến sỹ tận thế” - đã dự báo, kim ngạch xuất khẩu lẫn doanh số tiếp nhận vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam sẽ nhanh chóng rơi về trạng thái chân không, lại càng đẩy xã hội vào một vòng xoáy hỗn loạn với mô men lực đầy tính “quyết tâm”.
Là một quan chức tuy khá kín kẽ và thâm trầm nhưng không tránh khỏi điều tiếng không ít của dư luận về mối liên đới trực tiếp và gián tiếp đến các nhóm lợi ích vàng và ngân hàng, ông Nguyễn Văn Bình cần phải bị bãi chức và bị điều tra ngay lập tức về tài sản cá nhân và trách nhiệm trong điều hành tín dụng, lãi suất và thị trường vàng.
Kỳ họp thứ 5 quốc hội đang đến vào tháng 5/2013, cũng là một sự nhìn nhận lại về công tác nhân sự, tư cách đảng viên và uy tín các lãnh đạo đầu ngành thông qua cơ chế bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ chốt, lần đầu tiên được đưa ra thực hiện ở Việt Nam.
Cũng đã đến lúc cần và phải có một hồi kết dứt điểm về chỉ số tín nhiệm đối với một quan chức cao cấp - người chỉ trong chưa đầy hai năm từ khi trở thành lãnh đạo đầu bảng của Ngân hàng nhà nước, đã dính líu gần như trực tiếp về trách nhiệm đối với ít nhất hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản cùng tình trạng thất nghiệp lan tràn không thể thống kê ở Việt Nam.
Trong một động thái vừa ẩn lắng vừa lộ diện sau Hội nghị trung ương 7, việc xét lại những “công bộc” có biểu hiện ít nhất là vô trách nhiệm với nhân dân có lẽ là cơ hội và cũng là một lối thoát chính trị khôn ngoan cho những chính khách cao cấp mẫn cảm với thời cuộc.
TS. Phạm Chí Dũng
Nguồn >>> BBC >>> Nhà báo - TS. Phạm Chí Dũng
TIN LIÊN QUAN:
Hiện tượng đầu cơ và nhập lậu vàng “nở rộ”: Đối tượng hưởng lợi là ai...? |
|
[08.05.2013 20:51] NĐ: Với cách điều hành quản lý Tiền tệ và
thị trường vàng độc quyền SJC gần hai năm nay, từ khi ông Nguyễn Văn
Bình lên làm Thống đốc NHNN luôn để cho vàng trong nước cao hơn vàng thế
giới 2-7 triệu đồng/lượng. Gần đây, ông ta tuyên bố trên VTV1: khoản
chênh lệch giữa giá vàng Quốc tế với giá vàng trong nước là có lợi cho
nhà nước và cho dân. Lợi cho nhà nước bao nhiêu thì Bộ tài chính và Quốc
Hội sẽ làm rõ. Còn người dân thì thiệt thòi đủ bề vì vàng nhái, vàng
giả, vàng rách bao bì, vàng móm mém, vàng chuyển đổi phi SJC sang thương
hiệu SJC.Hậu họa của cung cách độc quyền vàng miếng SJC đó đã làm cho
nạn buôn lậu nở rộ, đặc biệt nguồn vàng từ Trung Quốc, từ hơn hai năm
nay luôn thấp giá hơn Việt Nam đến 5-7 triệu đồng/lượng. |
KIẾN
NGHỊ CỦA LUẬT SƯ TRẦN VŨ HẢI GỬI ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VÀ CHÍNH PHỦ
VỀ VIỆC HỦY BỎ QUY ĐỊNH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỘC QUYỀN VÀNG MIẾNG DO VI PHẠM
LUẬT PHÁP HIỆN HÀNH. |
|
[07.05.2013 05:53] NĐ: " Để đảm bảo môi trường kinh doanh minh
bạch, chúng tôi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội căn cứ Điều 91 Hiến
pháp, tạm đình chỉ hiệu lực quy định Nhà nước độc quyền kinh doanh vàng
miếng trong Nghị định 24/2012/NĐ-CP và yêu cầu Chính phủ hủy bỏ nội
dung này, vì nội dung đó không phù hợp với Luật Ngân hàng 2010, Luật các
Tổ chức tín dụng 2010, Luật Thương mại, Pháp lệnh ngoại hối 2005." -
Luạt sư Trần Vũ Hải, hành nghề luật sư tại địa chỉ số 81 phố Chùa Láng,
phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội. |
Phất cờ phướn, tự tán dương một cách trơ trẽn của ông Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhằm mục đích gì ? |
|
[06.05.2013 22:01] NĐ: "Oái ăm thay, gần đây, trước nguy cơ bị
loại bỏ vì do cả một thời gian dài điều hành Quản lý Tiền tệ và Thị
trường vàng yếu kém của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, cả Nhóm lợi ích đang
phất cờ phướn, tán dương một cách trơ trẽn nhằm kéo dài nhiệm kỳ và phủ
màn che chắn khi Đoàn thanh tra Chính phủ đang tiến hành thanh tra trách
nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN đối với hoạt động
kinh doanh vàng, huy động và cho vay vốn bằng vàng từ tháng 1-2009 đến
hết tháng 3-2013 mà Hội nghị Trung ương 7 đang bàn về nhân sự và bỏ
phiếu tín nhiệm của Quốc Hội sắp diễn ra. Thật quả không sai, khi ông
Nguyễn Văn Bình là một Thống đốc NH đã được Quốc tế xếp loại " Một
trong 10 thống đốc NH kém nhất Thế giới năm 2012" - Nguyễn Quốc Minh,
nguyên chuyên viên cao cấp NH |
Đừng “đổ” cho báo chí khó khăn của ngân hàng !
NĐ: "Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cố tình
không biết thực trạng hàng loạt doanh nghiệp phá sản và ngưng hoạt động,
hàng triệu lao động không có thu nhập đang thất nghiệp và Vàng được
loại ra khỏi rổ để tính CPI, Nợ xấu chất cao, các Doanh nghiệp ngắc
ngoải không tiếp cận được vốn vay, trong khi NH lại đổ dồn đi mua Trái
phiếu Chính Phủ để tăng đạt chỉ tiêu Tín dụng cuối năm đã làm cho Chỉ số
Lạm phát tụt xuống là lẽ đương nhiên...
< TS Nguyễn Trí Hiếu
Cần sớm loại bỏ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình để thay đổi tư duy về quản lý Tiền tệ & Thị trường vàng. |
|
[26.12.2012 20:22] NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn
Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã
đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi
ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm
vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động
vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế
thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò"
cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực
kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang
đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng
hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng. |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngụy biện và tiếp tục chống lại Nghị quyết của Quốc Hội về quản lý vàng |
|
[24.12.2012 19:10] NĐ: Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường
trực Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội cho biết, tại
kỳ họp 4 bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về việc Quyết định 1623 cho
phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp
pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản
pháp luật hay chưa? Vừa qua Thống đốc đã có công văn trả lời, trong đó
chỉ nói về Nghị định 24 của Chính phủ mà không nói về Quyết định 1623. |
Quốc Hội vẫn khẳng định Nghị quyết: "bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá thế giới" |
|
[23.11.2012 19:46] NĐ: Liên quan tới thị trường vàng, vấn đề
đang được dư luận hết sức quan tâm vì nhiều tháng qua giá trong nước đắt
hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, Quốc hội tiếp tục yêu cầu khắc
phục bất cập trong quản lý và ổn định thị trường vàng, nhằm bảo đảm
quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân. Như vậy, những gì
mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã làm và phát ngôn trong phiên chất
vấn đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội. |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác |
|
[16.11.2012 19:00] NĐ:" Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm
chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng
có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người
dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy
động vàng... Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên
sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó
thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn
nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu
đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất
lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh
tế Quốc hội |
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội |
|
[14.11.2012 19:20] NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn
Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã
đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi
ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012. Cấm
vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động
vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế
thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò"
cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực
kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang
đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng
hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng |
Thống
đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phải chịu trách nhiệm hình sự về các thương
hiệu Vàng miếng bị làm giả, nhái và rối loạn thị trường vàng ? |
|
[12.11.2012 04:34] NĐ:Đó là cẩu hỏi và cũng là câu trả lời của
người dân Việt Nam hiện nay. Năm tổ chức được NH Nhà nước cấp phép sản
xuất vàng miếng trước đây là NH ACB, Công ty vàng NH Phương Nam, Công ty
vàng NH Sacombank, Công ty vàng NH Nông nghiệp, Công ty PNJ đã chủ động
bàn giao khuôn đúc cho NH Nhà nước TP.HCM niêm phong quản lý do họ
không được sản xuất vàng miếng nữa. Sự minh bạch này đồng nghĩa với việc
dồn trách nhiệm pháp luật cho ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, đang
đi ngược nền kinh tế thị trường hàng hóa là nguyên nhân làm rối loạn
thị trường vàng miếng, để xảy ra tình trạng vàng miếng giả, nhái ngày
một tràn lan gây thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam. |
Chất vấn Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Binh về “lợi ích nhóm” |
|
[11.11.2012 02:44] NĐ: Trong năm 2012, "Cục máu đông Nợ xấu" do
các NHTM gây ra là nguyên nhân chính băng hoại nền kinh tế Việt Nam,
Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc
Ngân hàng kém nhất Thế giới. Đặc biệt, Từ chủ trương sai trái độc quyền
vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc
nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về
chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn
Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa. Muốn có
cú huých để phát triển nền kinh tế và khôi phục uy tín trong quan hệ
thương mại với Quốc tế, đã đến lúc Quốc Hội phải tiệt trừ những kẻ đứng
đầu Nhóm lợi ích Ngân hàng, Giao thông Vận tải,... nói một đằng lam một
nẻo gây nguy kiệt Quốc gia Việt Nam. |
Nợ xấu và Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ? |
|
[31.10.2012 21:39] NĐ: "Trong lúc nợ xấu thực sự của Việt Nam
còn đang tranh cãi thì có thể nghĩ rằng, Thống đốc Bình đang mắc món “nợ
xấu” khác thuộc phạm trù nguy hiểm ở cả ba nhóm: Nhóm 3: dưới chuẩn về
hiểu biết; Nhóm 4: khiến người ta có quyền nghi ngờ về trình độ cầm cân
nẩy mực cho nền kinh tế và; Nhóm 5: khả năng mất vốn đã bỏ ra cho cái
ghế." - Hiệu Minh |
ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu |
|
[31.10.2012 20:06] NĐ: Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng.
Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh
cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế
chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng
định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao
bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là
nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi
chục tỷ đồng |
Ai gây ra thị trường vàng rối ren ? |
|
[28.10.2012 05:17] NĐ: Nếu quản lý tốt, có chính sách hay,
người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng, họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm
ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có thể phát triển một thị trường vàng
cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài khoản, “vàng giấy” (người dân mua
vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay vào đó là giấy chứng nhận sở hữu
vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản
thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn chế hoặc vô hiệu h
Hoan hô Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết không nhắc tới Đảng cộng sản Việt Nam và mấy từ XHCN |
|
[12.02.2013 23:58] NĐ: " Đón chào năm mới Quý Tỵ - 2013 chính
là thời điểm để một lần nữa, mỗi gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta
khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân. Biết bao
mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường
chiến đấu, hy sinh, lao động sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời
mình để đất nước được như ngày hôm nay. Trách nhiệm của chúng ta là kế
thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ của cha ông, phải xây dựng, bảo vệ và
phát triển đất nước ta ngày càng thêm giàu đẹp, vững bền." |
Ai
nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu
lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước - Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang tuyên bố. |
|
[15.12.2012 18:43] NĐ:“Bây giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ
người ta nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời,
lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch
nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm
thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi chừng sẽ có tình trạng “chạy”
phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà được ông tốt phiếu nhiều, ông
xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận động” theo kiểu móc ngoặc với
nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ. |
TỪ ĐẢNG CỘNG SẢN BAN ĐẦU ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY ? |
|
[27.12.2012 20:23] NĐ:" Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo
quay lại với dân, dựa vào, kiên quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực
hiện dân chủ, tin tưởng trí thức yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy
tinh thần tự lực tự cường, thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự
chủ, không chỉ hữu hảo với Trung Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước
lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ
trang, giáo dục phát huy truyền thống dũng cảm kiên cường của lực lượng
vũ trang. Có như thế mới giữ được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến
lên, tránh được nguy cơ trở thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành
trướng Đại Hán." - Nguyễn Trọng Vĩnh |
Thị trường vàng Việt Nam: Nguy cấp ! Điều hành vàng: Thất bại !
|
NĐ:“Theo tôi, Thanh tra Chính phủ cần xác
minh cái lợi - hại của đấu thầu vàng. Rất mong qua đợt thanh tra này sẽ
tìm ra nguyên nhân gây nên sự biến động vô lý của thị trường vàng. Đấu
thầu không giúp cải thiện thị trường vàng. Hãy trả lại vàng về đúng thị
trường và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ chính đáng
tham gia chế tác, kinh doanh tăng cung thực chất cho thị trường” - TS.
Nguyễn Thị Hiền. "Tôi mong thanh tra làm rõ các vấn đề như lượng vàng
nhập vào Việt Nam là bao nhiêu? Vàng lậu đi vào bằng con đường nào. Có
ai bao che, tiếp tay hay không? Về điều hành của NHNN, thanh tra cần làm
rõ việc tổ chức đấu thầu vàng để làm gì? Tại sao lại gây ra tình hình
độc quyền? Các chính sách pháp luật quản lý thị trường vàng có lợi cho
ai? Có “lợi ích nhóm” trong này hay không? Tôi ví cứ điều hành vàng theo
cách đấu thầu thì Bộ Xây dựng có thể đấu thầu xi măng, Bộ NN&PTNT
thì đấu thầu gạo… hay sao?” - TS. Lê Đăng Doanh.
|
Nguyễn Quốc Minh |
Những bản tin khác:
|