Thủ tướng Singapore cảnh báo cách nhìn của Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) về Mỹ
24.09.2012 20:46
|
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long |
NĐ: Tự do ngôn luận của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, ngày 6/9/2012 tại trường Đảng Trung ương, cơ sở đào tạo danh giá các đảng viên Cộng sản ở Bắc Kinh do Tập Cận Bình phó chủ tịch nước làm Hiệu trưởng, đã có tiếng vang sâu sắc được Thế giới ghi nhận và đánh giá cao khi đề cập về tình hình căng thẳng Biển Đông do chủ nghĩa bành trướng Trung Cộng gây ra. Thủ tướng Singapore khẳng định: Trung Quốc cần giải quyết các tranh chấp hàng hải tại Biển Đông theo hướng đa phương, thông qua khối ASEAN, thay vì giải quyết đơn phương với từng nước một.Trung Cộng đã rất bất ngờ và cay cú về phát biểu thẳng thắn (tự do ngôn luận) của Thủ tướng Lý Hiển Long.
Bản đồ lưỡi rắn độc của Trung Cộng tự vạch ra bao trùm cả Biển Đông
Thủ tướng Singapore cảnh báo cách nhìn của Trung Quốc về Mỹ
(Dân trí) - Phát biểu tại trường Đảng Trung ương Bắc Kinh, Thủ tướng Singapore cho rằng Mỹ là một xã hội có sức sáng tạo và đề kháng to lớn, thu hút và chuyển hóa nhân tài trên khắp thế giới, trong đó có nhiều nước châu Á, kể cả Trung Quốc.
Trong một bài phát biểu bộc trực xoay quanh vị thế đang lên của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore hôm qua 6/9/2012 đã khuyên Trung Quốc không nên xem Hoa Kỳ là một cường quốc đang xuống dốc, mà là một nước có năng lực sáng tạo và tung bật trở lại.
Lên tiếng tại Trường Đảng Trung ương, cơ sở đào tạo danh giá các đảng viên Cộng sản ở Bắc Kinh, ông Lý Hiển Long cũng gợi ý Trung Quốc nên giải quyết các tranh chấp hàng hải tại Biển Đông theo hướng tập thể, thông qua khối ASEAN, thay vì giải quyết với từng nước một.
Khi chọn Trường Đảng Trung ương để gửi đi những lời thẳng thắn này, Thủ tướng Singapore dường như muốn chắc chắn những lời đó sẽ có trọng lượng.
Hiệu trưởng của trường là Phó Chủ tịch Tập Cận Bình, người được xem là nguyên thủ kế tiếp của Trung Quốc.
Theo Thủ tướng Lý Hiển Long, nước Mỹ hiện nay đang đối mặt với một số vấn đề rất khó khăn, nhưng không phải là một nước đang xuống dốc. Theo ông, nước Mỹ là một xã hội có sức sáng tạo và đề kháng to lớn, đã từng thu hút và chuyển hóa nhân tài trên khắp thế giới, trong đó có nhiều nước châu Á, kể cả Trung Quốc.
“Tất cả 8 người lãnh giải Nobel Khoa học có gốc Trung Hoa đều là công dân Mỹ trước hoặc sau khi lĩnh giải”, Thủ tướng Lý Hiển Long lấy dẫn chứng.
Singapore hiện có quan hệ tốt với cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc. Singapore được xem là tiền đồn quan trọng cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở châu Á. Tàu sân bay Mỹ và các tàu chiến khác đã dùng cảng của Singapore. Năm ngoái Singapore còn chấp nhận yêu cầu của Mỹ, cho phép 4 tàu chiến ven biển mới sử dụng các căn cứ của nước này. Trong khi đó, Singapore vẫn duy trì mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh, có từ khi nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình thăm nước này vào năm 1978.
Vũ Quý Theo AP, New York Time
Nguồn >>> báo Dân trí
TIN LIÊN QUAN:
Hoa Kỳ khẳng định Senkaku/Điếu Ngư nằm trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. |
|
[22.09.2012 18:41] NĐ: Đến nay, tàu tuần duyên Nhật và tàu công vụ Trung Quốc vẫn đang vờn nhau tại vùng biển gần Senkaku/Điếu Ngư của Nhật Bản. Theo
các chuyên gia, nếu đụng độ nổ ra thì nhiều khả năng Mỹ sẽ vào cuộc.
Giới chức Washington từng nhiều lần khẳng định Senkaku/Điếu Ngư nằm
trong Hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật. |
Mỹ cảnh cáo Trung Cộng chớ 'chia để trị' trong vấn đề Biển Đông |
|
[18.08.2012 03:47] NĐ: Tổ quốc lâm nguy, xin đừng vô cảm, gấp
rút lắm rồi, Việt Nam cần có ngọn cờ hòa hợp dân tộc để đoàn kết các
tầng lớp Nhân dân ở trong nước và trên Thế giới, mới chiến thắng bè lũ
bành trướng Trung cộng xâm lược và bọn tay sai, lật đổ ý thức hệ độc tài
phát xít. |
Bước tiến mới của Mỹ: Cấm vận Ngân hàng thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia (CNPC) của Trung cộng. |
|
[02.08.2012 18:40] NĐ: Cử tri Mỹ rất đồng tình và ủng hộ Tổng
thống Mỹ Obama trong tuyên bố ngày 31/7 đã thông qua lệnh cấm vận mới từ
phía Mỹ nhằm vào ngành dầu khí của Iran, qua đó đưa hai ngân hàng “Ngân
hàng Côn Luân” thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia (CNPC) của Trung cộng và
“Ngân hàng Elaf Islamic” của Irag vào danh sách các ngân hàng bị cấm
vận. Dư luận Quốc tế hoan hô bước tiến mới của Mỹ trong việc cấm vận
Ngân hàng Côn Luân thuộc Tập đoàn dầu khí Quốc gia (CNPC) của Trung
cộng. |
Truyền thông Trung cộng yêu cầu Mỹ 'câm mồm' trong vấn đề Biển Đông. |
|
[07.08.2012 21:53] NĐ: Bành trướng Trung cộng ngày càng ngang
ngược, trắng trợn thực thi bản đồ Lưỡi Bò xâm lược Hoàng Sa - Trường Sa
của Việt Nam. Ở Việt Nam, bọn tay sai thân Trung Cộng đang ra sức đàn áp
người dân yêu nước biểu tình, xuyên tạc sự thật các cuộc biểu tình và
vi phạm nghiêm trọng Nhân quyền, đã bị Quốc tế lên án. |
Người dân Myanmar biểu tình phản đối dự án mỏ đồng Trung Quốc |
|
[13.09.2012 18:43] NĐ: Công trình mỏ đồng gây tranh cãi là dự
án liên kết đầu tư giữa một công ty thuộc quân đội Myanmar với công ty
Wanbao của Trung Quốc. Dự án trị giá 1 tỉ USD và từng bị báo chí Myanmar
tố cáo có dấu hiệu tham nhũng. Bộ khai thác mỏ Myanmar hiện đang kiện
tuần báo Voice của Myanmar về những bài tố giác của báo này. Trong năm
2011, Tổng thống Thein Sein đã quyết định đình chỉ việc xây dựng một đập
thủy điện lớn do Trung Quốc đầu tư nhằm xoa dịu cơn giận dữ của người
dân trong nước. |
Việt
Nam và quỹ đạo Trung Quốc - tác giả Hạ Đình Nguyên, nguyên chủ
tịch Ủy ban tranh đấu Tổng hội Sinh viên Sài Gòn. |
|
[11.09.2012 04:01] NĐ: "Vào thời điểm cheo leo nhất của Việt
Nam, họ chớp thời cơ chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam(1974). Vào
thời kỳ Đặng Tiểu Bình, nhằm lúc Việt Nam khó khăn nhất, họ tiến quân
công khai đánh Việt Nam (1979), chiếm thêm 5 đảo của quần đảo Trường sa
(1988). Trong 10 năm phản bội Việt Nam và kết giao với Mỹ, Đặng đã
nhanh chóng phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa quân sự,
và trở thành một cường quốc thế giới. Và nay, Bắc Kinh quay ra thách thức với Mỹ, giành quyền phân chia trật tự thế giới theo tham vọng của mình." - Hạ Đình Nguyên |
Phụ gia thực phẩm độc hại nhập lậu từ Trung Cộng tràn lan ở các chợ Việt Nam |
|
[25.08.2012 05:13] NĐ: Gần đây, tuy Bộ ngoại giao Việt Nam đã
cực lực lên án, nhưng Đảng cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) vẫn ào ạt
đưa Tàu thủy cở lớn ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam, thực hiện mưu đồ
bành trướng xâm lược Việt Nam. Phụ gia thực phẩm độc hại, mỳ gói ăn
liền, hóa chất chế biến Cà phê,...đang tràn lan tại các chợ của Việt Nam
là mầm họa lớn tiêu diệt sức lực Dân tộc Việt Nam đang được thế lực Tay
sai thân Trung cộng và các phần tử Nhóm lợi ích vì mục địch lợi nhuận
nhập lậu tràn lan vào Việt Nam. |
Đảng cộng sản Trung Quốc trong chiến lược độc chiếm biển Đông bao gồm Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam. |
|
[05.07.2012 18:37] NĐ: Hàng loạt tài liệu, bản đồ chính thức và
bán chính thức của Trung Quốc cho đến đầu thế kỷ 20 đều chỉ vẽ lãnh thổ
Trung Quốc đến đảo Hải Nam. “Hoàng triều nhất thống dư địa tổng đồ”
xuất bản năm 1894, “Đại Thanh đế quốc toàn đồ” xuất bản 1905, tái bản
1910 thể hiện rõ ràng điểm cực nam của Trung Quốc ở bờ nam đảo Hải Nam,
và cuốn Trung Quốc địa lý giáo khoa thư xuất bản 1906 ghi rõ: Điểm cực
nam Trung Quốc là Châu Nhai, Quỳnh Châu (tức Hải Nam). Sợ không chính
xác, cuốn sách này còn nói rõ thêm: điểm cực nam đó ở vĩ tuyến 18o13’
bắc. |
Con đường nam tiến của bành trướng Trung cộng |
|
[28.07.2012 21:06] NĐ: Đảng cộng sản Trung Quốc không từ một
thủ đoạn nào nhằm xâm chiếm toàn bộ Đông Dương. Cái càng Cua bắc Triều
Tiên đang được Trung cộng điều khiển để hăm dọa Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan. Trung cộng đang sử dụng Tay sai thân Trung cộng ở Việt Nam, Lào,
Campuchia trong mưu đồ thâu tóm toàn bộ Đông Dương, đặc biệt là Việt Nam
có vị trí chiến lược và giàu tài nguyên. Gần đây Trung cộng ồ ạt thành
lập Tp.Tam Sa bao gồm cả Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. |
|
|
|
Báo Mỹ: "Trung Quốc thể hiện cơ bắp, biến Myanmar thành tiền đồn" |
|
[24.09.2012 03:28] NĐ: Tiêu điểm chiến lược của Mỹ sẽ từ các
chiến trường Iraq, Afghanistan chuyển tới khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, ở đây Mỹ có 2 đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc, đã mở cánh cửa lớn
tới Myanmar, đồng thời đưa lính thủy đánh bộ tới Australia đồn trú. Tuy
tiêu điểm chiến lược mới làm cho các đồng minh châu Âu “lải nhải”, nhưng
sự kiềm chế đối với Trung Quốc lại được hoan nghênh nhiệt liệt ở châu
Á. |
Nguyễn Quốc Minh |