Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm http://www.ngay-dem.com

“Với tôi, sáng tác nhạc chỉ là ngẫu hứng” - Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo trả lời VOVNews.
25.04.2011

"Những người sáng tác hay sáng tạo cũng vậy, nếu họ không có tâm hồn lãng mạn thì họ sẽ thiếu sức tưởng tượng, sự bay bổng để hình dung một thế giới mới, một thế giới khác mà người sáng tác sẽ mang đến cho công chúng. Tinh thần lãng mạn trong văn học nghệ thuật là vô cùng cần thiết. Ngay cả trong cuộc sống cũng vậy, nếu thiếu sự lãng mạn, con người ta dễ khô cứng, thiếu sự bay bổng và sức sáng tạo." - Nguyễn Trọng Tạo.


 
“Với tôi, sáng tác nhạc chỉ là ngẫu hứng”  

 “Làng quan họ quê tôi” là bài hát đầu tiên ghi dấu một Nguyễn Trọng Tạo nhạc sĩ

Nguyễn Trọng Tạo từ lâu được công chúng biết đến không chỉ với tư cách là một nhà thơ, nhà văn, hoạ sĩ với nhiều tác phẩm gây được tiếng vang trong giới nghệ thuật, mà người ta còn biết đến ông với tư cách một nhạc sĩ với các ca khúc mang âm hưởng dân gian nổi tiếng như: Làng quan họ quê tôi (lời thơ: Nguyễn Phan Hách), Khúc hát sông quê (thơ: Lê Huy Mậu), Đôi mắt đò ngang…

“Làng quan họ quê tôi” là bài hát đầu tiên ghi dấu một Nguyễn Trọng Tạo nhạc sĩ, bởi trước đó, công chúng chỉ biết đến ông với tư cách là một nhà thơ, nhà văn.

Phóng viên VOV có cuộc trò chuyện với nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo về những sáng tác âm nhạc của ông.

Văn chương mới là nghiệp chính

** Sau thành công của “Làng quan họ quê tôi”, âm nhạc được ông đặt ở vị trí nào trong chặng đường sự nghiệp của mình?

Tôi là một nhà thơ, nhưng thực ra đã viết nhạc từ lúc trẻ. Năm 18 tuổi, tôi đã viết ca khúc. Trước năm 1975, tôi đã viết rất nhiều ca khúc cho một đoàn văn công xung kích của bộ đội khu IV.  Khu IV thời đó là tuyến lửa vô cùng ác liệt. Nhiều bài hát của tôi đã vang lên ở vùng đất lửa đó. Những bài hát thời đó của tôi cũng được phát trên Đài TNVN trong chương trình phát thanh văn nghệ quân đội và nhận được nhiều giải thưởng.

Nhưng phải đến năm 1978, khi tôi viết “Làng quan họ quê tôi”, mọi người mới biết đến tôi với tư cách nhạc sĩ. Sau cuộc chiến tranh đó, tôi đã trở về Hà Nội và bài hát đã được vang lên, được công chúng đặc biệt yêu thích ngay từ lần phát sóng đầu tiên ở chương trình Câu lạc bộ âm nhạc của Đài TNVN.

** Lúc đó nhạc sĩ bao nhiêu tuổi? Được biết, khi sáng tác “Làng quan họ quê tôi”, nhạc sĩ chưa đặt chân đến vùng quê quan họ Bắc Ninh?

Lúc đó tôi chưa đến 30 tuổi. Trong sáng tạo nghệ thuật, có nhiều cách để đi thực tế, người ta có thể làm thơ về miền Nam, làm thơ về châu Âu mà người ta chỉ ở Việt Nam… Nhà văn Nguyễn Khải đã từng viết một cuốn ký sự về Hoà Vang, mà ông chưa hề đặt chân đến Hoà Vang. Ông ở miền Bắc và chỉ được nghe kể về vùng đất này.

Riêng với tôi, đối với vùng đất Bắc Ninh, miền quan họ quyến rũ đó, tuy chưa đến lần nào đến trước khi viết bài hát đó, nhưng phải nói rằng, tôi đã được tiếp xúc nhiều với quan họ, từ những điệu hát quan họ được phát qua Đài, được nghe qua đĩa, được nghe qua các buổi biểu diễn văn nghệ, xem phim… những tư liệu đó gây cho tôi ấn tượng về miền quan họ, về âm nhạc quan họ. Đặc biệt, tôi có đọc một số cuốn sách văn hoá viết về quan họ, viết về lịch sử vùng đất quan họ, về nguồn gốc của dân ca quan họ. Phải nói rằng, những cuốn sách đó đã thu hút tôi, tạo cho tôi có cảm hứng viết về miền đất này. Nhưng phải đến khi nhà thơ Nguyễn Phan Hách đưa cho tôi bài thơ “Làng quan họ”, cảm hứng âm nhạc trong tôi mới thực sự xuất hiện. Và tôi đã phổ nhạc bài thơ ấy để có được “Làng quan họ quê tôi”.

Nghe một số ca khúc của Nguyễn Trọng Tạo


** Sau thành công của bài hát này, công chúng đã biết tới ông không chỉ là nhà văn, nhà thơ hay hoạ sĩ, mà còn biết đến ông với tư cách là một nhạc sĩ. Vậy thơ, nhạc, hoạ - đâu là nghiệp chính của ông?

Phải khẳng định là sự lựa chọn của tôi là văn chương, không phải âm nhạc. Tôi vào quân đội thời chiến tranh, làm thơ, viết văn, làm báo, và sau này khi lựa chọn trở lại con đường đại học, tôi vẫn lựa chọn vào trường viết văn Nguyễn Du (tôi học khoá đầu tiên). Lựa chọn đó của tôi là rất rõ ràng và có thể nói rằng, sự nghiệp thơ ca của tôi cho đến bây giờ có thể nói cũng đã có những đóng góp nhất định cho nền thơ ca Việt Nam cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21. Con đường thơ văn mà tôi lựa chọn là con đường quan trọng nhất trong cuộc đời tôi. Còn âm nhạc có thể xem như một sự ngẫu hứng.

Tất nhiên, về âm nhạc, không học thì không thể làm được một cách chuyên nghiệp. Người ta quan niệm khác nhau về âm nhạc chuyên nghiệp: người sáng tác thì phải viết được giao hưởng, phải học ở các nhạc viện lớn, uy tín, nơi đào tạo ra những nhạc sĩ có tên tuổi. Ở Việt Nam, nhiều nhạc sĩ không chỉ học ở các nhạc viện quốc gia, mà còn học ở các nhạc viện ở nước ngoài, họ đã sáng tác giao hưởng và đã có những thành công nhất định. Tuy nhiên, nhạc giao hưởng ở Việt Nam vẫn chưa được phổ biến. Chính điều đó mà những nhạc sĩ Việt Nam, kể cả những người học để sáng tác giao hưởng, vẫn cố gắng để viết được những ca khúc đến với công chúng. Trịnh Công Sơn là một ví dụ. Anh ấy chỉ cần học để viết một ca khúc, để sáng tác cho được một ca khúc, tôi nghĩ điều ấy không quá khó khăn đối với những người say mê âm nhạc.

Tôi nghĩ mình cũng là người viết ca khúc như thế. Lúc đầu thì tự học, về sau, tôi được một người anh đã từng tốt nghiệp sáng tác ở trường âm nhạc Việt Nam, cùng trong quân đội với nhau, anh truyền lại cho tôi các hình thức cũng như thủ pháp sáng tác trong âm nhạc, đặc biệt là cách thức sáng tác một ca khúc. Thời đó, tôi cũng đã viết cả nhạc múa, liên khúc hợp xướng lớn và cũng giành được một số giải thưởng. Tuy nhiên, sáng tác âm nhạc với tôi vẫn chỉ là sự ngẫu hứng mà thôi.

** Trong những danh xưng như nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, hay hoạ sĩ, ông thích được gọi bằng danh xưng nào hơn?

Như đã nói ở trên là tôi lựa chọn văn chương, nhưng mọi người gọi tôi bằng danh xưng nào thì tôi cũng vẫn vui: gọi bằng nhà thơ hay nhạc sĩ đều được, thậm chí khi tôi viết những bài tiểu luận, phê bình, người ta lại gọi tôi là nhà phê bình cũng không sao, bởi mình làm gì thì họ gọi như thế. Tuy nhiên, tôi cũng là hội viên Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Hội Nhạc sĩ… nhưng những vị trí ấy tôi tham gia vì nó mang tính nghề nghiệp và chuyên môn để được cùng sinh hoạt nghề nghiệp với các anh chị em trong nghề.

Không lãng mạn, Nguyễn Trọng Tạo sẽ khó sáng tạo

** Ông coi âm nhạc là sự ngẫu hứng. Vậy 2 ca khúc “Làng quan họ quê tôi” và “Khúc hát sông quê” của ông trong năm 2010 đã được xếp vào danh sách 20 bài hát hay viết về đề tài tam nông, ông có thấy bất ngờ với sự bình chọn này không?

Với tôi, giải thưởng đó vừa bất ngờ mà cũng không bất ngờ. Bất ngờ bởi đó là cuộc bình chọn tương đối khó khăn, trong một khoảng thời gian rất rộng 60 năm, trong khi kho tàng âm nhạc của ta cũng có rất nhiều ca khúc hay về đề tài tam nông. Tuy nhiên, tôi cũng không quá bất ngờ khi theo dõi trên các trang mạng bình chọn, đã thấy xuất hiện 2 bài hát của mình. Nhưng đến khi biết cả 2 bài cùng được lựa chọn, quả là một bất ngờ lớn với tôi, bởi rất nhiều nhạc sĩ chuyên nghiệp, suốt đời làm nhạc, họ cũng có những bài hát rất hay, nhưng ca khúc của họ lại không được lựa chọn vào trong 20 bài hát. Tất nhiên, kết quả này còn tuỳ thuộc vào sự bình chọn của thính giả.

** Với “Khúc hát sông quê”, một lần nữa, nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo đã chứng minh khả năng khai thác và sử dụng nhuần nhuyễn chất liệu dân gian. Ông có nghĩ đây là thế mạnh của mình không?

Tôi cho rằng, trong âm nhạc, quan trọng là ngôn ngữ âm nhạc. Người nhạc sĩ phải tạo cho tác phẩm của mình một ngôn ngữ âm nhạc. Bài hát có phần lời và phần nhạc, nhưng nếu không chú ý đến ngôn ngữ âm nhạc, cuối cùng người ta chỉ nhớ đến lời ca mà không nhớ đến bài hát. Hay nếu phổ nhạc cho một bài thơ, có những bài thơ hay, công chúng đã thuộc rồi. Nhưng nếu khi phổ nhạc, người nhạc sĩ không tạo cho nó một ngôn ngữ âm nhạc độc đáo, công chúng sẽ ngay lập tức chê bài hát dở hơn bài thơ. Do vậy, mỗi nhạc sĩ đều phải rất chú trọng việc lựa chọn ngôn ngữ âm nhạc trong sáng tác của mình.

Riêng tôi cho rằng, dùng chất liệu âm nhạc của Việt Nam để tạo nên những tác phẩm âm nhạc Việt Nam là rất quan trọng. Nếu hay, nó sẽ khó lẫn với tác phẩm âm nhạc nước ngoài vì âm nhạc Việt Nam mang những nét đặc trưng của Việt Nam, của các vùng miền ở Việt Nam.

Tôi lựa chọn chất liệu âm nhạc dân gian cho “Khúc hát sông quê” là chất liệu miền Trung, có một chút Nghệ Tĩnh, một chút Huế, có cả những nét chung của miền Bắc và miền Nam. Vì thế, âm nhạc của bài hát này vẫn mang màu sắc miền Trung nhưng người miền Bắc và miền Nam vẫn thích, bởi họ thấy giống với quê hương mình. Tôi nghĩ rằng, đã là nhạc sĩ sáng tác, đặc biệt nhạc mới, chỉ nên lấy tinh chất của dân ca để thổi vào bản nhạc một cảm xúc có tính ký thác riêng của nhạc sĩ.

** Những tâm tư, tình cảm của người con xa quê đã được ông đưa vào “Khúc hát sông quê” ra sao?

Ai cũng có một quê hương. Tình cờ khi tôi đọc bài thơ của nhà thơ Lê Huy Mậu và thấy có một sự đồng cảm. Tôi và anh Mậu cùng là đồng hương Nghệ An, tuổi thơ của chúng tôi đều gắn bó với những con sông. Khi viết “Khúc hát sông quê”, tất nhiên là tôi viết về quê tôi, nhưng tôi cũng nghĩ về quê của anh Mậu đồng thời cũng nhớ đến rất nhiều dòng sông ở các miền quê mà tôi đã đi qua trong các cuộc chiến tranh.

** Ông được mọi người yêu mến và biết đến nhiều qua những bài thơ, đặc biệt là những bài thơ tình. Có thể nói ông là một người rất lãng mạn. Sự lãng mạn ấy có đi vào trong âm nhạc của ông không?

Những người sáng tác hay sáng tạo cũng vậy, nếu họ không có tâm hồn lãng mạn thì họ sẽ thiếu sức tưởng tượng, sự bay bổng để hình dung một thế giới mới, một thế giới khác mà người sáng tác sẽ mang đến cho công chúng. Tinh thần lãng mạn trong văn học nghệ thuật là vô cùng cần thiết. Ngay cả trong cuộc sống cũng vậy, nếu thiếu sự lãng mạn, con người ta dễ khô cứng, thiếu sự bay bổng và sức sáng tạo.

Tôi làm khá nhiều thơ tình, và được công chúng biết đến. Trong âm nhạc tôi cũng có những bài hát rất lãng mạn, những bài tình ca, như “Đôi mắt đò ngang”, “Con dế buồn”.

Sẽ có nhiều bất ngờ về Nguyễn Trọng Tạo

** Thời gian này,  ông đang ấp ủ những sáng tác mới của mình ở lĩnh vực nào?

Tôi vẫn tranh thủ làm thơ, bởi đến một tuổi nào đó, làm thơ ngày càng khó hơn. Có lần tôi hỏi nhà thơ Chế Lan Viên, khi ông 60 tuổi là “dạo này anh làm thơ so với hồi trẻ thế nào?”, ông trả lời rất vui: “ngày xưa thì làm được một bài thơ dài, khi đã ngoài 60 tuổi, chỉ còn làm được 3-4 câu. Đấy là nói vui thôi. Đã ngoài 60 rồi, sẽ phải xuống dốc thôi, nhưng cố không để bị xuống thẳng đứng”. Người ta làm một việc gì đó đều phải cố gắng cho tới cùng.

** Còn những dự định dành cho âm nhạc thì sao, thưa nhạc sĩ?

Tôi đang dự định làm một đĩa riêng. Vừa rồi, có ca sĩ đề nghị cho làm một đĩa gồm 10 bài hát nhạc nhẹ của tôi vì ca sĩ ấy cho rằng, những bài hát nổi tiếng của tôi hiện nay đều là những bài mang phong cách dân gian. Ca sĩ ấy thích những bài phong cách nhạc nhẹ của tôi (trong đó khá nhiều bài chưa công bố) và muốn làm đĩa riêng về những ca khúc này. Tôi cũng đang chuẩn bị cho dự án và nếu CD được ra đời, chắc sẽ có nhiều bất ngờ về một Nguyễn Trọng Tạo.

** Cảm ơn cuộc trò chuyện của nhạc sĩ./.

                                                Thanh Hà
Nguồn : VOV



Thực trạng đất nước và những vấn đề nổi cộm trước mắt ở Việt Nam.

[23.04.2011 03:35]
..."Từ khoảng 10 năm lại đây chưa bao giờ đời sống khó khăn bức xúc như hiện nay. Thêm vào đó, tham nhũng vẫn diễn biến, tội phạm, tệ nạn xã hội tăng, bất công xã hội tràn ngập khắp nơi... gây nên khủng hoảng lòng tin, tâm lý bất mãn, rất dễ dẫn đến mất ổn định.
Các mặt tình hình trên đây, nói thẳng ra, là hậu quả của 10 năm lãnh đạo của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và 5 năm điều hành của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng"- Nguyễn Trọng Vĩnh.

Các quan chức Việt Nam, chỉ có bà Nguyễn Phương Nga là biết đến vụ án chấn động thế giới : Tiến sĩ luật Cù Huy Hà vũ ?

[09.04.2011 21:11]
...Phát ngôn của bà Nguyễn Phương Nga là đại diện cho ai đây khi mà các quan chức được nêu trong đơn kêu kiện đều không hay biết đến vụ án Cù Huy Hà Vũ như luật sư Nguyễn Thị Dương Hà và bốn luật sư bào chữa đã đệ đơn khẳng định Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là không có tội, cần hủy bỏ bản án, trả tự do ngay cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, còn những kẻ bắt giam và tham gia phiên tòa xét xử hôm 4/4/2011 là vi phạm luật Tố tụng nghiêm trọng cần được làm rõ theo pháp luật hiện hành

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ bị ăn cá mè Trường Giang

- chuyện vui thật mà như đùa của Nguyễn Quốc Minh

Ngày 1/4/2011, trân trọng giới thiệu
bạn đọc mẫu chuyện vui thật mà như
đùa. Ai có thấy được quyến sách luật
bị đánh rơi thì nhặt hộ, đừng có để
như tở rơi "Tiếp thị" ngoài đường.



Giải thưởng Nobel Hòa bình Quốc tế năm 2011 sẽ dành cho Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ

[27.03.2011 20:49]
Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - Người con của xứ sở địa linh nhân kiệt Hà Tĩnh đang được dân tộc Việt Nam tôn vinh : kiên cường - Bất khuất - Anh dũng - Thấu lý - Đạt tình !
Vụ án chấn động cả thế giới được công bố xét xử vào ngày 24/3/2011 đã đình hoãn chuyến sang ngày 4/4/2011 với 5 luật sư bào chữa . Riêng luật sư Nguyễn Thị Dương Hà bị rút khỏi danh sách luật sư bào chữa. Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ sẽ giống như Lưu Hiếu Ba.

Nguyên Phó chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở Sài Gòn nói : Vụ xử Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là " Trơ trẽn "

[12.04.2011 02:39]
"Bây giờ rất nhiều người người ta đã nói rồi. Các tập đoàn lợi ích nó đang chi phối chính quyền. Vì vậy mà vì một lý do nào đó người ta muốn bảo vệ cái ghế, bảo vệ cái vị trí của người ta.
"Thành ra người ta cứ khăng khăng thực hiện theo cái ý đồ mặc dầu biết rằng cái đó nó đi ngược lại cái xu thế chung hiện nay."- Lê Hiếu Đằng .

Quý vị bật loa để nghe toàn bộ trả lời phỏng vấn BBC của ông Lê Hiếu Đằng >>>

TUYÊN BỐ CỦA CÁC NHÀ VĂN - NHÀ THƠ NỔI TIẾNG VỀ VIỆC THÀNH LẬP MỘT HỘI NHÀ VĂN MỚI VIỆT NAM, TỰ TRANG TRẢI MÀ KHÔNG SỬ DỤNG ĐẾN NGUỒN CHI NGÂN SÁCH-TIỀN THUẾ CỦA DÂN.

[11.01.2011 19:10]
Nghị quyết Trung ương 8b khóa 6 ( từ hơn 20 năm trước đã ghi rõ : "Trong giai đoạn mới cần thành lập các Hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về nghề nghiệp và đời sống nhân dân, hoạt động theo hướng ích nước lợi nhà, tương thân tương ái. Các tổ chức này được thành lập theo

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT NĂM 2010. CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2011

[31.12.2010 20:08]
CHÚC MỪNG NĂM MỚI 2011

Năm 2010 có nhiều sự kiện đáng nói.
Ngày Đêm trân trọng giới thiệu một số hình ảnh nổi bật các sự kiện trong năm 2010 đã được đăng tải trên các trang mạng thay cho món quà nhỏ tới các quý vị, các bạn gần xa trên Quả đất đang quay quay .
Hy vọng, Chủ nghĩa Tin học- Xã hội Tin học đã xuật hiện tại Mỹ trong năm 2010 sẽ đưa Nhân loại ngày càng Tự do, dân chủ, giàu mạnh, văn minh.
Kính chúc quý vị, các bạn một năm luôn dồi dào sức khỏe và gặp nhiều may mắn, với sức bật mạnh, đạp bằng mọi sóng gió để ắp đầy giàu có, hạnh phúc ! - Nguyễn Quốc Minh.

ĐỘNG TRỜI TỪ MỘT BIÊN BẢN HỘI THẢO KHOA HỌC TẠI HÀ NỘI CỦA NHỮNG NHÀ TRÍ THỨC KHÔNG ĐẾN NỖI DỐT NÁT.

[27.11.2010 05:01]
Các nhà kinh tế học thảo luận về Dự thảo Văn kiện, nhưng thực tình không nhằm vào sửa Văn kiện. Ta chỉ chuyển cho Ban Văn Kiện, họ có sửa hay không là việc của họ. Trách nhiệm của nhà nghiên cứu là nói trung thực, thẳng thắn, với tinh thần xây dựng...
Dù không được chấp nhận, nhưng ít ra cũng lưu vào văn bản, lưu lại hậu thế rằng năm 2010 có một số nhà kinh tế đã nói như vậy, để hậu thế biết rằng, hóa ra đất nước cũng còn những trí thức không đến nỗi dốt nát


Lời khuyên chân tình - Điều trần và thỉnh cầu của Bauxite Việt Nam về vụ Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.

[12.01.2011 19:48]
Luật sư Nguyễn Thị Dương Hà ( vợ TS luật Cù Huy Hà Vũ) đã liên tiếp gửi đơn tố cáo lên các cấp về sự bắt bớ trái pháp luật đối với TS luật Cù Huy Hà Vũ, nhưng đến nay vẫn chưa được các cơ quan pháp luật trả lời và thụ lý hồ sơ vụ án


Biết lắng nghe phản biện là rất quan trọng- Đặng Quốc Bảo.

[09.01.2011 20:13]
Trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, ông Đặng Quốc Bảo –nguyên Ủy viên T.Ư Đảng khóa IV, Trưởng ban Khoa giáo T.Ư, nguyên Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn – đã chia sẻ với Báo Thanh Niên :

Tôi lên tiếng vì lợi ích chung của đất nước - Tiếng nói đồng tình của đại đa số nhân dân Việt Nam.

[29.10.2010 19:49]
Trưng cầu ý dân về dự án Bauxite Tây Nguyên do trang mạng Dân Trí khởi xướng từ ngày 26-10-2010 đã kết thúc vào ngày 29-10-2010. Kết quả biểu quyết được ghi nhận trên mạng là :
Đồng ý với ý kiến Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên: 3427 (7%)
Đồng ý với kiến nghị của các nhân sĩ, trí thức : 43518 (91%)
Ý kiến khác : 655 (2%)
Đến nay danh sách bản kiến nghị dừng khai thác dự án Bauxite Tây Nguyên là : 2408 người.
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước là một trong những nhân sỹ đã ký tên vào bản danh sách kiến nghị dùng dự án Bauxite Tây Nguyên.

Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị

[07.12.2010 21:00]
...Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi.
Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.- Nguyễn Văn An.

Việt Nam 'cần cải cách chính trị' - Lời khuyên chí tình của một người bạn lớn !

[30.10.2010 20:20]
Ngạn ngữ Nga có câu : Cái gì đến, nó sẽ đến.
Gần một thế kỷ xây dựng trên học thuyết Mak-Lê, cuối cùng Liên Xô - thành trì XHCN đã bị sụp đổ, đồng loạt các nước tiến lên thể chế Đa đảng, kinh tế phát triển, dân chủ không ngừng được phát huy, người dân thực sự làm chủ lá phiếu bầu đại biểu Quốc hội mà đảng đại diện cho mình.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton nói : "Việt Nam có rất nhiều tiềm năng, và chúng tôi tin rằng cải cách chính trị và tôn trọng nhân quyền là một phần không thể thiếu để phát huy hết tiềm năng đó.", theo tôi đó không chỉ lời khuyên của một người bạn thông minh mà còn là nguyện vọng của đại đa số nhân dân Việt Nam trong xu thế Hội nhập, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, dành lại Hoàng Sa mà Trung Quốc đã xâm chiếm trái phép 1975 bất chấp luật pháp Quốc tế.

Phỏng vấn một người không còn muốn vào Đảng.

[09.01.2011 18:42]
"Tôi viết bài này trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, những mong gửi tới Đại hội một thông điệp. Tôi đã gửi bài này qua cổng điện tử trang web của Đảng cộng sản VN, kèm theo một lá thư gửi đồng chí Tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Nội dung bức thư có đoạn: Nếu là một...


Diễn biến hòa bình và tuyên truyền của các thế lực

phản động chống Việt Nam ?

Mời quý vị ghé coi một
số hình ảnh lạ về các
 thế lực phản động chống
 Việt Nam.






Cái tủ lạnh CCCP - Truyện Clip của Nguyễn Quốc Minh.

[06.11.2008 23:46]
.....Cái tủ lạnh . CCCP ( Xê Xê Xê Pê). Xây xước . Lau lau . Mừng mừng . Tủi tủi . Từ giã Hà Nội . Về quê . Xình xịch tàu hoả . Vượt qua núi trọc . Rừng cháy . Trơ gốc . Qua những cánh đồng . Mấy thế kỷ nay . Người nông dân . Tự hào chổng mông . Đít cao hơn trời . Cuốc bàn . Cấy lúa . Gặt hái . Cắt rạ . Nhặt khoai lang . Nhưng , gạo xuất khẩu . Nhì , ba thế giới ...

LĂNG MỘ NHÀ THƠ PHÙNG QUÁN TẠI HUẾ ĐÃ HOÀN THÀNH .

[10.01.2011 07:21]
Hơn 300 văn nghệ sĩ, trí thức và những người Việt mến mộ Phùng Quán ở Việt Nam, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ba Lan, Úc, Thụy Sĩ .v.v..,đã nhiệt tình góp cát đá xây lăng mộ nhà thơ Phùng Quán- bà Vũ Bội Trâm ở Thủy Dương, Huế . Đầu tháng 1 năm 2011, lăng mộ đã được xây dựng xong tại khu nghĩa trang Ngoại Viên Hưng, phía Tây Thủy Dương cách Huế 6 km về phía nam. Đúng 11 giờ ngày 9 tháng 01 năm 2011, Lễ cải táng, an táng Nhà thơ Phùng Quán và cô giáo Vũ Thị Bội Trâm đã được tổ chức đúng nghi thức truyền thống và nghiêm trang tại khu nghĩa trang Ngoại Viên Hưng, Huế.
Tố Hữu - Vụ án chưa được khởi tố ? Tuy phong trào Nhân văn - Giai phẩm đã được minh oan. Nhưng hàng trăm nhà văn, nhà thơ tài giỏi như: Hoàng Cầm, Trần Dần, Hữu Loan, Hoàng Hưng, Phùng Quán... bị đàn áp giả man, bắt bớ, tù đày oan sai thì đời đời, người người khắc tâm ghi nhớ và nguyền rủa Tố Hữu và những kẻ khác gây ra

Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ - khúc xương khó nuốt ?

.







Danh sách bằng dỏm khóa học bằng MBA của đại học ma IMPAC (năm 2006-2007) tại trường Đại học Quốc gia Hà Nội .

[17.01.2011 20:04]
Sự đổ vở Vinashin chỉ là cái móng tay nếu so với Quốc nạn do các quan chức dùng bằng dỏm gây ra. Sẽ ra sao, khi các bậc "Cha mẹ" dùng bằng dỏm để mua bán chức vị, dương dương tự đắc "Tấm gương" bế dắt con cháu lên nấc danh lợi làm cho trí tuệ dân tộc Việt Nam đi dần tới bờ vực của sự ngu si, yếu kém, lạc hậu để cho cái lưỡi bò của chủ nghĩa bành trướng dễ bề liếm láp.

Trường ĐHQG Hà Nội liên kết với trường ngoại 'dỏm' ? Tân Chủ tịch và tân Phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh dùng bằng dỏm.Khi quan chức đua nhau lấy bằng dỏm vì danh lợi ?

[30.07.2010 20:43]
Bằng dỏm muôn năm .
Nay lại cả một trường như trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã liên kết với dỏm nước ngoài cấp trên 300 bằng dỏm cho các quan chức Việt Nam... thì hết nói.

Bằng tiến sỹ dỏm muôn năm.Phó bí thư tinht ủy Yên Bái - học lấy bằng tiến sỹ chỉ sau 6 tháng. Các bằng tiến sỹ dỏm đó lại có người cả gan khẳng định có chữ ký của Ngoại trưởng,... Mỹ ?

[27.07.2010 04:45]
Ai cũng biết, đầu năm 2.000, ở Việt Nam sau một đêm ngủ dậy, hàng ngàn phó tiến sỹ được "đào tạo" thời kỳ XHCN bổng nhiên trở thành Tiến sỹ chẳng cần thi cử. Sự thật đó là hàng ngàn tiến sỹ dỏm được nhà nước Việt Nam cho đó là đổi mới để chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường.Hàng loạt tiến sỹ dỏm đó lại "bước lên" phó GS.TS, Giáo sư .TS và kềm cặp , hướng dẫn nghiên cứu sinh để đẻ ra hàng loạt tiến sỹ dỏm mới cùng với hàng loạt luận văn tiến sỹ cuối cùng chỉ để trong ngăn kéo, còn phát minh thì dành cho mấy bác, mấy chú Nông dân nhà quê chân bùn tay lấm. Cứ thế : Tiến sỹ dỏm muôn năm...

URL của bản tin này::http://www.ngay-dem.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=727

© Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm contact: qm.ngaydem@yahoo.com