Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm http://www.ngay-dem.com

Ác ý nào từ “độ trễ” giảm lãi suất cho vay ? - tác giả: Nhà báo Phạm Chí Dũng
06.05.2013

NĐ: " “Thống đốc đừng tưởng dân không biết gì” – như một lời nhắc nhở đầy mỉa mai của một đại biểu trong một kỳ họp quốc hội cách đây không quá lâu.
Những con số của Ngân hàng nhà nước cứ liên tiếp tung ra, nhảy múa và vẫn tiếp tục đánh đố xã hội khi chẳng kèm theo một tiêu chí minh bạch nào về chân đứng của chúng.
Chân đứng của Thống đốc và Ngân hàng nhà nước dù vẫn có thể vững chãi trong Chính phủ, nhưng chắc chắn đã rệu rã từ lâu trong lòng dân và đặc biệt “suy thoái nghiêm trọng” trong tâm hồn những con nợ bất đắc dĩ." - Nhà báo Phạm Chí Dũng.

 
 Ác ý nào từ “độ trễ” giảm lãi suất cho vay ? - tác giả: Nhà báo Phạm Chí Dũng

Những chỉ đạo của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước đã trở nên quá nhàm chán và trơn tuột trong vòng một năm rưỡi qua, và cái được xem là “độ trễ” của giảm lãi suất cho vay càng làm cho người ta có cảm giác về một thực tồn ác ý đang được duy trì và biến diễn cho đến khi các doanh nghiệp không còn cựa quậy được nữa.

 “Độ trễ” một năm rưỡi ?

Thời gian đã tròn bốn tháng từ khi nghị quyết 02 của Chính phủ về một số biện pháp tháo gỡ khó khăn ra đời, nhưng dường như vẫn chưa có gì được “tháo gỡ”.

“Doanh nghiệp mòn mỏi chờ hỗ trợ” hay “doanh nghiệp chết như ngả rạ” là những tiêu ngữ mang tính tán thán rất cao, lại đã xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo chí.

Tuy thế, tình thương không làm xúc động lợi nhuận.

Các ngân hàng vẫn cố tình treo cao lãi suấ cho vay một cách đầy ác ý. Cách đây hơn một tháng, khi trần lãi suất huy động được kéo giảm thêm một lần nữa, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng lại một lần đưa ra lời hứa hẹn về việc giảm lãi suất cho vay. Thế nhưng, một lần nữa hứa hẹn này lại kèm theo điều kiện “giảm lãi suất cho vay cần phải có độ trễ từ 2 đến 3 tháng”.

Cái được gọi là “độ trễ” ấy thực ra đã kéo dài từ cuối năm 2011 đến nay. Không khó gì để người ta kiểm điểm lại năm đầu tiên của suy thoái, mà vào thời điểm cuối năm 2011 số doanh nghiệp phải phá sản và giải thể đã được tiết lộ là 49.000.

Còn giờ đây, số doanh nghiệp lâm vào tình trạng “ruộng khô lúa cháy” – như một ví von đến cay đắng của chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, đã lên đến 100.000 – mới chỉ theo con số công bố của Ủy ban thường vụ quốc hội vào đầu năm 2013.

“Độ trễ” của việc giảm lãi suất cho vay đã đóng góp “một bộ phận không nhỏ” vào cái chết như thế còn hơn cả cay đắng của hàng trăm ngàn doanh nghiệp, lồng trong tâm thế tiền ngồn ngộn trong ngân hàng nhưng doanh nghiệp không thể vay được.

Cho dù một số gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đã được Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng nhà nước tung ra vào giữa năm ngoái, song theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp hoạt động thực tiễn, tới giờ này tình hình tiếp cận được “nguồn vốn vay giá rẻ” vẫn không khả quan hơn bao nhiêu.

Trong khi đó, thời gian cứ trôi đi, và mỗi khoảnh khắc của thời gian đều mang lại một vết cứa lòng thấm thía cho những kẻ khát vốn.

“Thuốc độc”

Nếu vào năm 2011 và nửa đầu 2012, những kẻ khát vốn đã phải lao theo mặt bằng lãi suất cho vay đến 18-20%, thậm chí có lúc lãi suất cho vay còn được đẩy lên đến 23-25%, thì dù sao khi đó niềm hy vọng tiêu thụ hàng hóa vẫn còn được giữ ở một mức độ nào đó.

Nhưng tròn một năm trước đây, cũng vào tháng Năm, vào thời điểm mà Thống đốc Nguyễn Văn Bình điều trần trước Quốc hội về tỷ lệ nợ xấu ‘bỗng dưng’ nhảy vọt lên 10% – quá cách biệt so với tỷ lệ  này chỉ 3,4% được Ngân hàng nhà nước công bố vào tháng 11/2011, thì vấn đề sức mua của thị trường cũng trở nên tiêu tán một cách nghiệt ngã.

Không thể thỏa hiệp với mặt bằng lãi suất cho vay quá cao, nhiều doanh nghiệp đã phải chấp nhận phương án “lãn công”, tạm dừng hoạt động, cho công nhân tạm nghỉ việc hoặc tệ hơn thế là thẳng tay đẩy công nhân ra đường.

Trong hai cái tết 2011 và 2012, dù không có số liệu thống kê chính thức nào được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, song phản ánh của báo chí đều cho thấy có nhiều ngàn công nhân thậm chí không đủ tiền để mua vé tàu xe về quê ăn tết. Nhiều người trong số họ đã phải chọn cách ở lại thành phố chỉ để… ngủ.

Những tiêu cực, khi vượt qua giới hạn của nó, luôn có thể mang lại hình ảnh dã man.

Trong khi đó, khối ngân hàng thương mại vẫn khá ung dung với nguồn lợi nhuận tích lũy từ những năm tháng trước, cho dù vào cuối năm 2012 họ đã bị chao đảo bởi tình trạng tồn ứ vốn mà hầu như không cho vay được.

Nửa cuối năm 2012 cũng chứng kiến vòng quay vốn xã hội chỉ còn có 0,8 lần, theo con số báo cáo. Thế nhưng con số này là quá thấp so với vòng quay 2 lần của những năm trước đó.

Vòng quay vốn lại phản ánh thực trạng sức mua xã hội. Không thể lưu thông một cách đều đặn, vốn bị tắc nghẽn không chỉ ở khâu sản xuất và kinh doanh mà còn lan sang cả khâu tiêu dùng. Tình trạng găm tiền của người dân là phổ biến, nhưng còn phổ biến hơn là nhiều gia đình không còn tiền để găm giữ. Tất cả chi tiêu sinh hoạt đều phải tính toán một cách đầy cẩn trọng, trong bối cảnh mặt bằng giá cả hàng tiêu dùng giảm một tăng hai.

Trong khung cảnh đầy u ám như thế, việc tiếp tục vay và hơn nữa là vay với lãi suất khá cao chính là “một cách để tự sát”, hoặc “doanh nghiệp uống thuốc độc” – như báo chí thường mô tả bóng bẩy và đau đớn.

Ác ý

Cho tới quý 4/2012, đã khá phổ biến tâm lý “không biết vay để làm gì” của nhiều doanh nghiệp. Đối với họ, vấn đề không còn tập trung quá nhiều vào lãi suất cho vay, bởi dù muốn hay không, mặt bằng lãi suất cho vay cũng vẫn còn treo ở mức khá cao, từ 16- 18%, chứ không phải như báo cáo của Ngân hàng nhà nước là đã giảm về 13-15%.

“Thống đốc đừng tưởng dân không biết gì” – như một lời nhắc nhở đầy mỉa mai của một đại biểu trong một kỳ họp quốc hội cách đây không quá lâu.

Những con số của Ngân hàng nhà nước cứ liên tiếp tung ra, nhảy múa và vẫn tiếp tục đánh đố xã hội khi chẳng kèm theo một tiêu chí minh bạch nào về chân đứng của chúng.

Chân đứng của Thống đốc và Ngân hàng nhà nước dù vẫn có thể vững chãi trong Chính phủ, nhưng chắc chắn đã rệu rã từ lâu trong lòng dân và đặc biệt “suy thoái nghiêm trọng” trong tâm hồn những con nợ bất đắc dĩ.

Với các doanh nghiệp bất đắc dĩ như thế, điều đáng lo nhất vào thời điểm này không còn là chuyện lãi suất, mà là làm sao tiêu thụ được hàng tồn kho, cứu vớt được đồng nào hay đồng nấy. Tỷ lệ hàng tồn kho ở nhiều ngành nghề lại vẫn treo cao đến 20-30%, không kém thua thế năng ngất ngưởng của lãi suất cho vay.

Tới giờ này, sau một năm rưỡi kêu gào giảm lãi suất cho vay, hầu hết các doanh nghiệp khát vốn đã không còn quá mặn mà với việc vay vốn. Nhưng cũng vào chính lúc này, khối ngân hàng thương mại và những nhóm lợi ích nằm trong lòng nó mới giãy nảy khi không biết làm cách nào để đẩy vốn tồn ứ ra thị trường.

Thế nhưng điều kỳ quái là bất chấp sự đe dọa cận kề, nhiều ngân hàng thương mại vẫn nhất quyết không chịu giảm lãi suất cho vay, lồng trong bầu không khí cái được coi là tinh hoa của Ngân hàng nhà nước đang trở nên bất lực.

Thông tin mới nhất về việc Ngân hàng Vietcombank phải giảm mạnh lãi suất huy động xuống còn 6% chỉ là một hệ quả tất yếu – hệ lụy từ việc treo cao lãi suất cho vay khiến tắc nghẽn tín dụng, biến chứng thành những cú chữa cháy bất tuân quy luật.

Những chỉ đạo của người đứng đầu Ngân hàng nhà nước cũng đã trở nên quá nhàm chán và trơn tuột trong vòng một năm rưỡi qua.

Cái được xem là “độ trễ” của giảm lãi suất cho vay mà người còn giữ được chức danh thống đốc khất hẹn lại càng làm cho người ta có cảm giác về một thực tồn ác ý đang được duy trì và biến diễn cho đến khi các doanh nghiệp không còn cựa quậy được nữa.

Câu hỏi cuối cùng vẫn luôn là vì sao và vì ai mà lại tồn tại đến mức khó tin cái ác ý đó ?

                                         Phạm Chí Dũng


Nguồn >>> ABS
                                >>> Nhà báo Phạm Chí Dũng
TIN LIÊN QUAN:

TRONG KHI ĐOÀN THANH TRA CHÍNH PHỦ ĐANG THANH TRA NHNN CHƯA HỀ CÔNG BỐ KẾT LUẬN THÌ PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYÊN XUÂN PHÚC ĐÃ SỚM CÓ ĐÁNH GIÁ TỐT NHNN ?

[05.05.2013 22:57]
Một điều trớ trêu, khi Đoàn thanh tra của Chính phủ đang tiến hành thanh tra trách nhiệm về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của NHNN đối với hoạt động kinh doanh vàng, huy động và cho vay vốn bằng vàng từ tháng 1-2009 đến hết tháng 3-2013, chưa hết nữa thời gian quy định, chưa có công bố kết quả thanh tra đúng sai, vi phạm như thế nào đối với NHNN thì đã có bài " Đánh giá của Chính phủ về Ngân hàng Nhà nước" của phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đăng trên báo chí.


Thị trường vàng Việt Nam: Nguy cấp ! Điều hành vàng: Thất bại !

NĐ:“Theo tôi, Thanh tra Chính phủ cần xác minh cái lợi - hại của đấu thầu vàng. Rất mong qua đợt thanh tra này sẽ tìm ra nguyên nhân gây nên sự biến động vô lý của thị trường vàng. Đấu thầu không giúp cải thiện thị trường vàng. Hãy trả lại vàng về đúng thị trường và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp có nguồn ngoại tệ chính đáng tham gia chế tác, kinh doanh tăng cung thực chất cho thị trường” - TS. Nguyễn Thị Hiền.
"Tôi mong thanh tra làm rõ các vấn đề như lượng vàng nhập vào Việt Nam là bao nhiêu? Vàng lậu đi vào bằng con đường nào. Có ai bao che, tiếp tay hay không? Về điều hành của NHNN, thanh tra cần làm rõ việc tổ chức đấu thầu vàng để làm gì? Tại sao lại gây ra tình hình độc quyền? Các chính sách pháp luật quản lý thị trường vàng có lợi cho ai? Có “lợi ích nhóm” trong này hay không? Tôi ví cứ điều hành vàng theo cách đấu thầu thì Bộ Xây dựng có thể đấu thầu xi măng, Bộ NN&PTNT thì đấu thầu gạo… hay sao?” - TS. Lê Đăng Doanh.




Hoan hô Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chúc Tết không nhắc tới Đảng cộng sản Việt Nam và mấy từ XHCN

[12.02.2013 23:58]
NĐ: " Đón chào năm mới Quý Tỵ - 2013 chính là thời điểm để một lần nữa, mỗi gia đình, mỗi người Việt Nam chúng ta khắc sâu công ơn dựng nước và giữ nước của các bậc tiền nhân. Biết bao mồ hôi, xương máu của các thế hệ người Việt Nam nối tiếp nhau kiên cường chiến đấu, hy sinh, lao động sáng tạo, hiến dâng cho Tổ quốc cuộc đời mình để đất nước được như ngày hôm nay. Trách nhiệm của chúng ta là kế thừa xứng đáng sự nghiệp rạng rỡ của cha ông, phải xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước ta ngày càng thêm giàu đẹp, vững bền."

Ai nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố.

[15.12.2012 18:43]
NĐ:“Bây giờ đừng có “chụp mũ” nhau, ví dụ người ta nói gì khác ý mình là mình “chụp mũ” người ta, cái đó lỗi thời, lạc hậu lắm rồi. Nó làm thụt lùi sự phát triển của đất nước”, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, quan trọng là việc thực hiện lấy phiếu tín nhiệm thế nào cho thực chất, hiệu quả. “Coi chừng sẽ có tình trạng “chạy” phiếu, “vận động” phiếu. Nếu vận động mà được ông tốt phiếu nhiều, ông xấu phiếu ít thì tốt quá. Chỉ sợ là “vận động” theo kiểu móc ngoặc với nhau, được anh, được tôi thì hết sức lo lắng”, Chủ tịch nước bày tỏ.

TỪ ĐẢNG CỘNG SẢN BAN ĐẦU ĐẾN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HIỆN NAY ?

[27.12.2012 20:23]
NĐ:" Chỉ có một con đường sáng là lãnh đạo quay lại với dân, dựa vào, kiên quyết thật sự loại trừ tham nhũng, thực hiện dân chủ, tin tưởng trí thức yêu nước, trọng dụng nhân tài, phát huy tinh thần tự lực tự cường, thực hiện chính sách ngoại giao độc lập tự chủ, không chỉ hữu hảo với Trung Quốc mà quan hệ mật thiết với các nước lớn như Ấn, Nga, Nhật, Mỹ vì lợi ích chung, tăng cường quốc phòng, vũ trang, giáo dục phát huy truyền thống dũng cảm kiên cường của lực lượng vũ trang. Có như thế mới giữ được độc lập chủ quyền để đưa đất nước tiến lên, tránh được nguy cơ trở thành thuộc địa kiểu mới của chủ nghĩa bành trướng Đại Hán." - Nguyễn Trọng Vĩnh

Nhóm lợi ích nhân danh ổn định chính trị - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh trả lời báo chí nước ngoài.

[06.09.2012 17:43]
NĐ: “Kinh nghiệm cho thấy thất bại thường là đứa con hoang, thí dụ như ngay vụ Vinashin cũng không ai đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân và cũng chưa xác định được trách nhiệm cá nhân”. "Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết, nhân danh ổn định chính trị - xã hội" - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh


Đừng “đổ” cho báo chí khó khăn của ngân hàng !

NĐ: "Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình cố tình không biết thực trạng hàng loạt doanh nghiệp phá sản và ngưng hoạt động, hàng triệu lao động không có thu nhập đang thất nghiệp và Vàng được loại ra khỏi rổ để tính CPI, Nợ xấu chất cao, các Doanh nghiệp ngắc ngoải không tiếp cận được vốn vay, trong khi NH lại đổ dồn đi mua Trái phiếu Chính Phủ để tăng đạt chỉ tiêu Tín dụng cuối năm đã làm cho Chỉ số Lạm phát tụt xuống là lẽ đương nhiên...

< TS Nguyễn Trí Hiếu




Photo Sharing and Video Hosting at Photobucket

Cần sớm loại bỏ Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình để thay đổi tư duy về quản lý Tiền tệ & Thị trường vàng.

[26.12.2012 20:22]
NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012.
Cấm vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ngụy biện và tiếp tục chống lại Nghị quyết của Quốc Hội về quản lý vàng

[24.12.2012 19:10]
NĐ: Bà Trần Thị Quốc Khánh, Ủy viên thường trực Ủy ban Khoa học Công nghệ - Môi trường của Quốc hội cho biết, tại kỳ họp 4 bà đã có văn bản chất vấn Thống đốc về việc Quyết định 1623 cho phép sản xuất kinh doanh vàng miếng SJC đã bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, trình tự thủ tục, đánh giá tác động văn bản trong ban hành văn bản pháp luật hay chưa? Vừa qua Thống đốc đã có công văn trả lời, trong đó chỉ nói về Nghị định 24 của Chính phủ mà không nói về Quyết định 1623.

Quốc Hội vẫn khẳng định Nghị quyết: "bảo đảm giá vàng trong nước sát với giá thế giới"

[23.11.2012 19:46]
NĐ: Liên quan tới thị trường vàng, vấn đề đang được dư luận hết sức quan tâm vì nhiều tháng qua giá trong nước đắt hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng, Quốc hội tiếp tục yêu cầu khắc phục bất cập trong quản lý và ổn định thị trường vàng, nhằm bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp về tài sản của người dân.
Như vậy, những gì mà thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã làm và phát ngôn trong phiên chất vấn đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác

[16.11.2012 19:00]
NĐ:" Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng...
Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội

[14.11.2012 19:20]
NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012.
Cấm vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phải chịu trách nhiệm hình sự về các thương hiệu Vàng miếng bị làm giả, nhái và rối loạn thị trường vàng ?

[12.11.2012 04:34]
NĐ:Đó là cẩu hỏi và cũng là câu trả lời của người dân Việt Nam hiện nay. Năm tổ chức được NH Nhà nước cấp phép sản xuất vàng miếng trước đây là NH ACB, Công ty vàng NH Phương Nam, Công ty vàng NH Sacombank, Công ty vàng NH Nông nghiệp, Công ty PNJ đã chủ động bàn giao khuôn đúc cho NH Nhà nước TP.HCM niêm phong quản lý do họ không được sản xuất vàng miếng nữa. Sự minh bạch này đồng nghĩa với việc dồn trách nhiệm pháp luật cho ông thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình, đang đi ngược nền kinh tế thị trường hàng hóa là nguyên nhân làm rối loạn thị trường vàng miếng, để xảy ra tình trạng vàng miếng giả, nhái ngày một tràn lan gây thiệt hại vô cùng lớn cho nền kinh tế Việt Nam.

Chất vấn Thống đốc ngân hàng Nguyễn Văn Binh về “lợi ích nhóm”

[11.11.2012 02:44]
NĐ: Trong năm 2012, "Cục máu đông Nợ xấu" do các NHTM gây ra là nguyên nhân chính băng hoại nền kinh tế Việt Nam, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới. Đặc biệt, Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa.
Muốn có cú huých để phát triển nền kinh tế và khôi phục uy tín trong quan hệ thương mại với Quốc tế, đã đến lúc Quốc Hội phải tiệt trừ những kẻ đứng đầu Nhóm lợi ích Ngân hàng, Giao thông Vận tải,... nói một đằng lam một nẻo gây nguy kiệt Quốc gia Việt Nam.

Nợ xấu và Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình ? 

[31.10.2012 21:39]
NĐ: "Trong lúc nợ xấu thực sự của Việt Nam còn đang tranh cãi thì có thể nghĩ rằng, Thống đốc Bình đang mắc món “nợ xấu” khác thuộc phạm trù nguy hiểm ở cả ba nhóm: Nhóm 3: dưới chuẩn về hiểu biết; Nhóm 4: khiến người ta có quyền nghi ngờ về trình độ cầm cân nẩy mực cho nền kinh tế và; Nhóm 5: khả năng mất vốn đã bỏ ra cho cái ghế." - Hiệu Minh

ĐBQH Nguyễn Bá Thanh truy Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về nợ xấu

[31.10.2012 20:06]
NĐ: Nếu có đổ vỡ kinh tế thì do ngân hàng. Ngoài nguyên nhân chính của nợ xấu là bất động sản đóng băng, ông Thanh cho biết, có một vấn đề lớn hơn, đó là nâng khống giá trị tài sản thế chấp lên để cho vay. Khu đất trị giá thực chỉ 200 tỷ đồng, ngân hàng định giá nâng lên 800 - 1.000 tỷ đồng và cho vay 600 tỷ. Nhưng khi rao bán 100 tỷ đồng mà không ai mua thì mất luôn 500 tỷ đồng. Đây chính là nợ xấu, chưa nói đến trước đó cả người đi vay, người cho vay đều bỏ túi chục tỷ đồng

"Nguồn gốc nợ xấu từ các ngân hàng thương mại mà ra thì các ngân hàng phải tự mình giải quyết " - chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành khẳng định.

[02.11.2012 04:17]
NĐ: Tôi hoàn toàn không đồng tình với việc thành lập công ty mua bán nợ xấu mà Quốc hội đang đề cập đến. Không việc gì nhà nước phải lập ra công ty đó. Nhiều lắm thì Nhà nước đứng ra với vai trò “bà đỡ” cho một công ty mua bán nợ do tư nhân đầu tư. Bởi lẽ, đã là nợ xấu thì mua với giá nào là hợp lý, không thể mua “cam thối” bằng giá của “cam tốt” được.

Ai gây ra thị trường vàng rối ren ?

[28.10.2012 05:17]
NĐ: Nếu quản lý tốt, có chính sách hay, người dân sẽ chẳng buồn giữ vàng, họ sẽ giữ tiền, rồi bỏ tiền vào làm ăn. Thậm chí lúc đó NH Nhà nước có thể phát triển một thị trường vàng cao cấp hơn, chẳng hạn như vàng tài khoản, “vàng giấy” (người dân mua vàng nhưng không cầm miếng vàng, thay vào đó là giấy chứng nhận sở hữu vàng...).Cứ mãi loay hoay với cái kiểu quản lý áp đặt, làm khó, cấm cản thì NH Nhà nước đã đi quá xa khi hạn chế hoặc vô hiệu hóa một quyền hợp pháp của người dân, đó là được sở hữu vàng.


Kẻ chịu trách nhiệm về nợ xấu và độc quyền vàng miếng SJC ?

[08.10.2012 02:48]
NĐ: "Căn bệnh Nợ xấu Ngân hàng đã di căn phát tán và thị trường Vàng miếng độc quyền SJC đã làm băng hoại nền kinh tế Việt Nam gây ra những tổn thất nặng nề cho hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị phá sản, dừng hoạt động, Ngân sách nhà nước bị thất thu cực lớn, còn người dân thiệt hại vô cùng trong hoang mang khi mua bán, cất trử và gửi vàng.

Sốt vàng và câu hỏi về cơ chế độc quyền

[05.10.2012 03:54]
NĐ: TS Phạm Đỗ Chí - nguyên Chuyên gia Kinh tế và Đầu tư cao cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng: Tình hình hiện nay gây khó khăn, tạo tâm lý bất ổn cho cả doanh nghiệp và một số lượng lớn dân cư giữ vàng. Trước mắt, khi giá vàng của các thương hiệu khác ngoài SJC giảm mạnh, người dân sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất và sau đó khó khăn sẽ đè nặng lên các doanh nghiệp, nhất là áp lực về vốn và giải quyết việc làm cho người lao động tham gia sản xuất vàng miếng.

Ngừng huy động, vàng sẽ càng nóng ? 

[09.10.2012 23:00]
NĐ: Những chủ trương, chỉ thị, công văn, phát ngôn... đầy mu mơ của ông Nguyễn Văn Bình từ ngày nhậm chức Thống đốc NHNN (3-8-2011) càng làm rối rắm trong quản lý tiền tệ. Cục máu đông Nợ xấu tín dụng ngân hàng đang phình ra và thị trường Vàng miếng đang rối loạn vênh giá nội ngoại đẩy giá lên cao do chủ trương tai hại là độc quyền vàng miếng SJC một cách giả tạo để nhóm lợi ích Ngân hàng hốt tiền làm giàu bất chính, làm đổ bể hàng trăm ngàn doanh nghiệp, thất thu lớn cho ngân sách, gây thiệt hại cho người dân trong việc mua - bán - thanh toán - cất trử - gửi tiền, vàng là không hề nhỏ. Gần đây, Quốc tế đã xếp Thống đốc Nguyễn Văn Bình trong 10 thống đốc kém nhất Thế giới và hạ bậc một loạt các Ngân hàng thương mại của Việt Nam, làm cho uy tín Việt Nam tiếp tục giảm sút trên thương trường Quốc tế.

TS.Lê Xuân Nghĩa lú lẫn đáng ngờ, phát ngôn tầm bậy khi nói về "Lộ trình" đúng hướng trong "Cuộc chiến" châm dứt vàng hóa, Đôla hóa.

[07.11.2012 18:38]
NĐ: Trong năm 2012, Quốc tế đã xếp Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình là một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới. Từ chủ trương sai trái độc quyền vàng miếng SJC, quy định trần lãi suất huy động và ảo tưởng trong việc nghiêm cấm Vàng làm chức năng phương tiện thanh toán, hiểu sai cơ bản về chủ trương Vàng hóa, Đôla hóa của Chính phủ mà Thống đóc NHNN Nguyễn Văn Bình đang đi ngược lại nền kinh tế thị trường hàng hóa. Sự phụ họa của TS. Lê Xuân Nghĩa trong bài "Tiến tới chấm dứt gửi và cho vay ngoại tệ" trên báo Đầu tư là một sự lú lẫn đáng ngờ.

Hàng trăm thủy thủ của Vinashin & Vinalines vất vưởng ở nước ngoài kêu cứu

[27.12.2012 17:34]
NĐ: Không chỉ những con tàu ma khổng lồ của Vinashin & Vinalines đang biến thành rác biển, mà nay còn hàng trăm thủy thủ Việt Nam đang lênh đênh mắc kẹt tại các nước kêu cứu vì không tiền lương, tàu bị nợ không hoạt động đang bị đói rét cùng cực đe dọa đến mạng sống từng ngày. Lãnh đạo Vinashin & Vinalines cũng như Bộ sậu tham nhũng của Nhóm lợi ích trong Vụ án kinh tế Thế kỷ XXI tại Việt Nam phải trả lời ngay trước công luận và giải thoát gấp sự đày ải hàng trăm thủy thủ vô tội đang bị tra tấn vì đói rét.

Những con tàu "ma khổng lồ" của Vinashin đang biến thành rác biển

[05.12.2012 03:05]
NĐ: Nói một đằng làm một nẻo, tham nhũng quá trời vẫn một mực cho mình trong sạch nhưng lại luôn đổ tội cho "thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội" là giọng lưỡi tráo trở lừa đảo đầy tinh vi xảo quyệt của Bộ sậu giặc Nội xâm. Thế lực này đang ngồi trên pháp luật, tung hoành đổi trắng thay đen, bắt tay với bọn bành trướng Trung Cộng, vi phạm nhân quyền, đàn áp bắt bớ giam tù những người dân vô tội, phá hoại nền Kinh tế - Văn hóa - Giáo dục - Xã hội Việt Nam. Hàng trăm ngàn tỷ đồng là máu thịt của Nhân dân Việt Nam đã bị thế lực đen đổ vào Tập đoàn Vinashin nay đang trở thành đống rác biển.

Hoàng Trung Hải giúp Trung Cộng chiếm vị trí yết hầu của Việt Nam. Sai lầm nghiêm trọng của Ban Quản lí Khu Kinh tế Vũng Áng Hà Tĩnh

[13.12.2012 20:46]
NĐ: Vũng Áng (Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) là khu vực nước sâu nằm ở cửa phía Nam vịnh Bắc Bộ. Từ đây, có thể khống chế tàu thuyền ra vào cảng Hải Phòng cũng như giao thông đường biển với toàn miền Bắc, tiếp cận thuận lợi các mục tiêu phòng thủ chiến lược trên Biển Đông như đảo Cồn Cỏ, Hòn Mê, Hòn Khói … Vị trí này nằm ở chân núi Hoành Sơn dọc Quốc lộ 1, vị trí yết hầu của cả nước, có thể chia cắt giao thông Bắc – Nam.

URL của bản tin này::http://www.ngay-dem.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1489

© Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm contact: qm.ngaydem@yahoo.com