Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm http://www.ngay-dem.com

Nghị định 71/CP về xe "chính chủ" là Sai luật, không khả thi, mà chỉ vì cái túi tham của Nhóm lợi ích
25.11.2012

NĐ: Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội: phân tích kỹ về mặt pháp lý, có thể thấy Nghị định 71/CP đã không bảo đảm được yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tính khả thi trong nội dung phạt hành chính hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện và cho rằng mức phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước
 Nghị định 71/CP về xe "chính chủ": Sai luật, không khả thi

Bà Lê Thị Nga, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nhận định như vậy và cho rằng mức phạt quá cao đã làm cho người dân phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước



Bà Lê Thị Nga,Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội

* Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng các nghị định có quy định về xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện, nhất là Nghị định 71/CP đã trái thẩm quyền hoặc vi hiến khi cản trở quyền sở hữu tài sản của công dân, bà nhận định như thế nào?

- Bà Lê Thị Nga: Việc xử phạt chủ phương tiện (ô tô, xe máy...) không chuyển quyền sở hữu không phải là vấn đề mới mà đã được quy định trong các nghị định xử phạt hành chính về giao thông đường bộ như: Nghị định số 15/2003, Nghị định số 152/2005, Nghị định số 146/2007, Nghị định số 34/2010 và mới nhất là Nghị định số 71/2012.
 
Về hành vi vi phạm, đối tượng bị phạt, thẩm quyền xử phạt, Nghị định 71 không có gì thay đổi so với các nghị định cũ. Thay đổi lớn nhất là tăng mức phạt (ô tô từ 1 - 2 triệu đồng lên 6 - 10 triệu đồng, xe máy từ 50.000 đồng - 100.000 đồng lên từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng).
 
*Phóng viên: Vì sao một quy định được Chính phủ đưa ra từ năm 2003 mà nay lại bị dư luận phản ứng như vậy ?

- Bà Lê Thị Nga:Thông tin về kết quả cuộc họp giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an ngày 19-11 vừa qua vẫn khẳng định các quy định này là đúng pháp luật.

Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã đưa ra một quy trình khá chặt chẽ tại chương V để bảo đảm các nghị định có chất lượng tốt, thực sự là sản phẩm trí tuệ của tập thể Chính phủ. Trong đó, khâu thẩm định của Bộ Tư pháp có thể coi là người gác cổng của Chính phủ đối với việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.

Tuy nhiên, phân tích kỹ về mặt pháp lý, có thể thấy Nghị định 71/CP đã không bảo đảm được yêu cầu của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tính khả thi trong nội dung phạt hành chính hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện.

* Phóng viên: Nghị định này không bảo đảm yêu cầu ở điểm gì, thưa bà ?

- Bà Lê Thị Nga:

Thứ nhất, việc giao CSGT có thẩm quyền xử phạt là không đáp ứng được yêu cầu bảo đảm “sự phù hợp giữa quy định dự thảo với điều kiện thực hiện”. Các nghị định trên đều giao CSGT có thẩm quyền xử phạt hành vi không chuyển quyền sở hữu phương tiện giao thông. Muốn phạt được thì trong hàng triệu trường hợp vi phạm giao thông mỗi ngày, CSGT phải xác định ai là người chủ đích thực của phương tiện chưa chuyển quyền. Việc giao CSGT nhiệm vụ “truy tìm” chủ xe thông qua việc giữ người điều khiển vi phạm vừa không đúng với chức năng là lực lượng tuần tra, kiểm soát nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vừa không khả thi.

Thứ hai, không thể yêu cầu công dân khi sử dụng phương tiện giao thông phải mang theo giấy tờ chứng minh việc mình mượn, thuê phương tiện đó vì không hợp pháp và không phù hợp với tập quán, văn hóa ứng xử của người Việt.

Thứ ba, quyền sở hữu của chủ phương tiện giao thông có thể bị điều chỉnh bởi luật dân sự và luật hành chính. Dưới góc độ dân sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về đương sự và sự kiện pháp lý xuất hiện nghĩa vụ chứng minh là khi có tranh chấp quyền sở hữu. Còn dưới góc độ hành chính, nếu xử phạt hành chính vì lý do không chuyển quyền thì nghĩa vụ chứng minh thuộc người có thẩm quyền xử phạt. Như vậy, việc bắt công dân chứng minh chiếc xe đang đi là mượn hay mua nhưng chưa làm thủ tục vào thời điểm họ vi phạm luật về giao thông nhằm làm căn cứ xử phạt vi phạm hành chính là không đúng pháp luật.

* Phóng viên: Bà nhìn nhận thế nào về mức phạt xe không “chính chủ” theo Nghị định 71/CP ?

- Bà Lê Thị Nga: Số tiền 1,2 triệu đồng/xe máy, đối với người khá giả là không lớn nhưng đối với người nghèo, người dân nông thôn, sinh viên... là không nhỏ; còn 10 triệu đồng/ô tô thì kể cả người khá giả cũng là một vấn đề. Mức phạt quá cao đã làm cho nhiều người dân có phản ứng cực đoan với chính sách của Nhà nước và người trực tiếp thực thi hoặc tìm cách lách luật, trong đó không loại trừ việc chung chi cho CSGT.

                                 Cần xem xét lại

Bà Lê Thị Nga cho rằng phương án do một vài chuyên gia của Bộ Tư pháp và Bộ Công an đưa ra là tạm hoãn thi hành việc xử phạt chủ phương tiện giao thông không chuyển quyền sở hữu là giải pháp “hoãn binh” chứ không phải là sự thừa nhận tính thiếu khả thi của Nghị định 71/CP. “Chính phủ cần sớm xem lại Nghị định 71/CP. Ủy ban Pháp luật, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội nên phối hợp giám sát và tổ chức một phiên giải trình về việc tuân thủ các quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong việc ban hành nghị định trên” - bà Nga kiến nghị.

                             THẾ DŨNG (thực hiện)

Nguồn >>> NLĐ

TIN LIÊN QUAN:

Nhóm lợi ích nhân danh ổn định chính trị - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh trả lời báo chí nước ngoài.

[06.09.2012 17:43]
NĐ: “Kinh nghiệm cho thấy thất bại thường là đứa con hoang, thí dụ như ngay vụ Vinashin cũng không ai đứng ra chịu trách nhiệm cá nhân và cũng chưa xác định được trách nhiệm cá nhân”. "Hiện nay đã hình thành một tầng lớp đặc quyền, đặc lợi, cản trở mọi cải cách cần thiết, nhân danh ổn định chính trị - xã hội" - Tiến sỹ Lê Đăng Doanh
* Quan chức QH nói thẳng về 'cái sai' của xử phạt xe không chính chủ (GDVN)

Sự ngụy biện và dối trá của Đinh La Thăng trước công luận trong vụ bổ nhiệm tay chân tại Vinalines'

[30.05.2012 18:48]
NĐ: Ngụy biện và dối trá để che đậy hành vi "Chạy làng" cho Dương Chí Dũng thoát tội tại Vinalines, Đinh La Thăng lại lộng quyền phát ngôn bừa: "Việc thanh tra Vinalines là theo kế hoạch chứ không phải thanh tra đột xuất do có dấu hiệu sai phạm. Hiện, không có quy định là đơn vị đang bị thanh tra thì tạm dừng điều động, bổ nhiệm cán bộ. Ngoài ra, tập thể Vinalines khi đó có thể nói là mất đoàn kết cần thay một vị trí chủ chốt.

Tại sao “Sông Tranh 2” và “Cảng tỷ đô“ khi chưa có đánh giá tác động môi trường mà vẫn làm ?

[21.10.2012 05:17]
NĐ: "Tôi rất thích vòng 01, càng to tôi càng thích. Nhưng, trong khoa học tôi rất sợ "Cả Vú lấp miệng... tôi" - TS, Trần Đình Bá.

"Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình phát biểu theo Logic của Thống đốc chứ không theo Logic cuộc sống" - Đại biểu Trần Du Lịch khẳng định tại Quốc Hội.

[13.11.2012 02:31]
NĐ: Theo giõi qua màn hình VTV1, mỗi một cử tri quan tâm đến Nợ xấu & sự rối loạn thị trường do chủ trương độc quyền Vàng miếng SJC, gây tổn thất lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua không khỏi giật mình vì sự ngây ngô của ông Nguyễn Văn Bình - một trong 10 thống đốc Ngân hàng kém nhất Thế giới, khi trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc Hội Việt Nam.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đang chống lại Nghị quyết của Quốc Hội

[14.11.2012 19:20]
NĐ: "Với những gì ông thống đốc Nguyễn Văn Bình đã làm hơn một năm nay, nói một đằng, làm một nẻo thì thực sự đã đánh mất lòng tin của đại đa số Nhân dân Việt Nam và uy tín Quốc tế khi ông ta được xếp vào một trong mười Thống đốc kém nhất Thế giới năm 2012.
Cấm vàng làm chức năng thanh toán trong nghị định 24, cấm các NHTM huy động vàng trong dân và độc quyền vàng miếng SJC là ngu xuẩn, phi nền kinh tế thị trường sẽ tạo ra buôn bán chui, bán lậu gây ra "đục nước, béo cò" cho các Nhóm lợi ích làm giàu bất chính, Ngân sách thất thu về lĩnh vực kinh doanh vàng do sự rối loạn từ chủ trương độc quyền Vàng miếng đang đi ngược nền kinh tế thị trường, gây bất ổn kinh tế ngày một trầm trọng hơn." - Nguyễn Quốc Minh, chuyên viên cao cấp Ngân hàng.

Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã hiểu chưa đúng, viện dẫn không chính xác

[16.11.2012 19:00]
NĐ:" Khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình lên nhậm chức, đã có hi vọng những biện pháp điều hành sẽ bớt hành chính. Nhưng có vẻ những biện pháp hành chính lại nhiều hơn, nghiêm ngặt với người dân hơn, từ chuyện trần lãi suất, chỉ một thương hiệu SJC đến cấm huy động vàng...
Tôi cho rằng công cụ hành chính thì dễ làm nhưng chỉ nên sử dụng trong một số trường hợp rất hãn hữu. Nếu lạm dụng và biến nó thành một công cụ chính sách được ưa thích sử dụng thì vấn đề chỉ bị dồn nén lại mà không thể giải quyết tận gốc rễ. Đến khi “vượt quá sức chịu đựng” thị trường sẽ có câu trả lời riêng và khi đó thường hậu quả rất lớn." - Ông Nguyễn Trí Dũng, Nhóm tư vấn chính sách vĩ mô, Ủy ban Kinh tế Quốc hội

Đại biểu Quốc Hội xa lạ với lời mời "Vi hành" của người dân Văn Giang

[18.11.2012 19:41]
NĐ: Ngày Chủ Nhật 18-11-2012, người dân Văn Giang vui mừng bao nhiêu khi Bà Lê Hiền Đức, TS Nguyễn Quang A, Đại tá Nguyễn Văn Cung, Đại tá Nguyễn Đăng Quang, Thạc sĩ Đào Tiến Thi, TS Nguyễn Xuân Diện, một số nhà nghiên cứu xã hội học.. và nhiều bà con, nhà báo có mặt trong chuyến thăm Văn Giang, thì đã thất vọng hoài nghi bấy nhiêu trước sự xa dân của các đại biểu Quốc Hội khi không một ai về dự.

Dự án Ecopark – Văn giang: Tránh luật mới, chạy theo luật cũ vẫn không trôi ?

[08.11.2012 21:27]
NĐ: “Chắc ông Võ còn nhiều việc phải làm để giải quyết hậu quả dự án này, ít nhất ông phải có một tờ trình nữa gửi đến cơ quan chức năng để sửa chữa một số sai lầm” - LS Trần Vũ Hải nói.
Việc ông Đặng Hùng Võ nhận sai trái trong dự án Ecopark - Văn Giang tại cuộc tiếp xúc đối thoại chỉ mới là "cởi nút" cho những bước tiếp theo mà người dân Văn Giang Hưng Yên đấu tranh chống lại thế lực thù địch, Nhóm lợi ích tham nhũng nhân danh ổn định chính trị đi cướp đất đai, phá hoại tài sản của Nhân dân.

Lời nói suông của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không lọt được tai dân !

[15.11.2012 20:07]
NĐ:" Tiếc rằng, trên thực tế vẫn diễn ra “văn hóa chạy chức” nhiều hơn văn hóa từ chức. Nhiều diễn đàn, hội thảo nêu tệ nạn này nhưng chưa hạn chế được. Đặt vấn đề về văn hóa từ chức lúc này tuy muộn mằn nhưng còn hơn không, bởi vì lời nói suông không lọt được tai dân. Với thời đại thông tin ngày nay, con người dễ dàng xác định chân giá trị của cuộc sống. Mọi lời nói không đi đôi với việc làm không có cơ hội để tồn tại dù cho nó được biện minh hay che chắn như thế nào. Cho nên, hãy hành động và tạo ra giá trị. Người làm lãnh đạo chỉ thực sự có giá trị khi chính họ tạo ra được giá trị cho đất nước. Chí ít, hành động từ chức cũng là một giá trị." - Lê Chân Nhân

Tại sao Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng không thể từ chức ? 

[15.11.2012 04:12]
NĐ: Trả lời của ông Thủ tướng theo tôi nghĩ là chính xác. Vấn đề không phải thay đổi ông Thủ tướng, ông Chủ tịch Quốc hội hay Chủ tịch nước mà thay đổi thể chế mới là quan trọng. Cho nên trong tham nhũng thì tham nhũng về quyền lực mới là cái nguy hiểm nhất.
Câu hỏi và cách trả lời tuy khá rõ ràng và đã giải tỏa phần nào thắc mắc của người dân, tuy nhiên, một câu hỏi khác lớn hơn đã nảy sinh: khi Quốc hội không phải là cơ quan quyền lực nhất nước thì ai là người lập lại kỷ cương khi Đảng có khuynh hướng đi ngược lại với quyền lợi nhân dân đất nước ?

Hitler phát điên vì không có xe chính chủ theo lệnh của Đinh La Thăng. 

NĐ: Độc tài, phát xít như Hitler cũng phải gọi Nghị định 71 do Bộ trưởng Bộ Vòng vo Đinh La Thăng khởi soạn đi xe chính chủ là bằng cụ. Ngày nghỉ, quý vị ghé coi Clip vui, để biết Hitler đã điên tiết thế nào khi Nghị định 71 có hiệu lực tại Việt Nam. He he he...

Hóa chất độc hại phá hủy ADN, gây ung thư đang sử dụng tràn lan tại các nhà hàng ăn uống ở Việt Nam

[20.08.2012 01:51]
NĐ:Muốn bệnh ung thư thì hãy vào ăn uống tại các nhà hàng. Kinh hoàng với trò chế biến dùng hóa chất của Trung Cộng để biến Nội tạng động vật thiu thối thành "Thơm ngon" cho khách hàng ưa ăn nhậu.

“MA CHIẾN HỮU” CỦA MẠC NGÔN LÀ XUYÊN TẠC, CHỐNG VIỆT NAM - tác giả: VŨ XUÂN TỬU.

[17.10.2012 05:13]
NĐ: "Ma chiến hữu là một tác phẩm đáng lên án như vậy, tại sao Việt Nam lại cho dịch và phát hành rộng rãi. Trong khi đó, những tác phẩm trong nước thì quản lý tới mức hà khắc. Theo tôi được biết, hàng năm, Trung Quốc vẫn tổ chức kỷ niệm rầm rộ cuộc chiến kia, nhưng phía Việt Nam lặng ngắt. Nếu bắt buộc phải đề cập, thì phải nói chệch đi là cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc! Thậm chí, biểu tình phản đối Trung Quốc trắng trợn xâm phạm biển đảo, cũng bị coi là phản động và đàn áp. Có điều gì đã xảy ra ở Thành Đô khiến Việt Nam sợ hãi làm vậy, hay cũng bị “ma chiến hữu” bắt mất hồn ?"

Giải thưởng Nobel Văn học 2012 trao nhầm người ?

[12.10.2012 06:12]
NĐ: Ông Mạc Ngôn tên thật là Quản Mô Nghiệp, là phó chủ tịch Hiệp hội các nhà văn Trung Quốc và là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng).
Ông Quản Mô Nghiệp, người từng được các giải thưởng như Mao Thuẫn của Trung Quốc và đề cử giải Man Asian 2007.
Ông Quản Mô Nghiệp là người tán dương Mao Trạch Đông, ủng hộ Đặng Tiểu Bình tấn công Việt Nam và cổ vũ cho chủ nghĩa bành trướng của Đảng cộng sản Trung Quốc xâm lược các nước láng giềng và Biển Đông trong đó có Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. Hiện nay, ông Quản Mô Nghiệp là sáng tác viên bậc 1 của Cục chính trị - Bộ Tổng tham mưu Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.
Ủy ban Giải thưởng Nobel đã loan báo: "Giải Nobel Văn học năm 2012 được trao tặng nhà văn Mạc Ngôn, với văn phong kết hợp chủ nghĩa hiện thực ảo với văn học dân gian, lịch sử và đương đại."

URL của bản tin này::http://www.ngay-dem.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=1329

© Nguyen Quoc Minh - Doanh nhân Ngày Đêm contact: qm.ngaydem@yahoo.com